• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Dòng Thơ Đường

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Dòng Thơ Đường


    Khuê Oán - Vương Xương Linh


    閨怨
    王昌齡

    閨中少婦不知愁, 春日凝妝上翠樓。
    忽見陌頭楊柳色, 悔教夫婿覓封侯。


    Phiên Âm

    Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

    Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

    Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

    Hối giao phu tế mịch phong hầu.


    Tạm dịch nghĩa :


    Phòng khuê thiếu phụ không biết sầu là gì
    Ngày xuân ngưng trang điểm bước lên lầu thuý
    Chợt thấy sắc dương liễu ở đầu đường
    Hối tiếc đã khuyên chồng đi tìm để được phong tước hầu.



    Dịch Thơ Quốc Âm của LaiQuangNam

    Khuê Oán

    Khuê phòng nàng biết chi sầu,
    Ngày xuân ngưng phấn thuợng lầu thúy sang.
    Đầu đàng…chợt sắc liễu dương,
    Giục chàng bén chốn quan trường làm chi !

    Laiquangnam

    Chú Vài Từ

    1- Khuê trung ,phòng khuê của người phụ nữ trong chốn đài các;
    2- Ngưng trang : là trang điểm hoàn tất, ngày xưa theo lễ thì người phụ nữ quyền quý không được đề gương mặt không điểm trang ra mắt chồng, nhất là các bà hậu ,bà phi đối với vua .Trong Việt ngữ chữ " ngưng " có hai nghĩa một là dừng đột ngột, hai là dừng khi đã xong việc .
    3- Thúy là lầu thúy, lầu có ánh ngọc xanh, thường nhà cực giàu có mới có
    4- Dương liễu , dương liễu là hai cây cùng họ mới nhìn hơi giống nhau, nhưng dương cây lá cứng ( chỉ đàn ông ) liễu cây lá mềm, rũ ( chỉ người phụ nữ ).
    5- Sắc , là cảnh tượng, hình thái ,
    6- thướng , tiếng Việt " thượng lên", là trèo lên một cách háo hức .


    ****************


    Khuê oán, là bài thơ thuộc dòng thơ biên tái, là tác phẩm nổi tiếng của Vương Xương Linh, người được khen là Thi Thiên tử thời Thịnh Đường. Ông dùng chữ cân nhắc, chắc lọc và rất tài hoa trong dòng tuyệt cú. Bài thơ này đối với học sinh Việt Nam nghe rất quen thuộc vì nhắc họ nhớ đến câu thơ dịch tài hoa của bà Đoàn thị Điểm trong Chinh phụ ngâm ngày xưa .

    Lúc ngoảnh mặt ngắm màu dương liễu
    Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
    Chẳng hay muôn dặm ruổi rong
    Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng? (1)

    (Chinh Phụ Ngâm )



    (1) Nguyên tác của Ôn Như Hầu Đặng Trần Côn

    Hồi thủ trường đê dương liễu sắc
    Hối giao phu tế mịch phong hầu
    Bất thức ly gia thiên lý ngoại
    Quân tâm hữu tự thiếp tâm phầu.


    nguồn : NewVietart


    %%%%%%%%%%%%%%%%

    Vương Xương Linh tự là Thiếu Bá, người đất Giang Ninh, tỉnh Giang Tô. Đậu Tiến sỹ, làm chức Hiệu thư lang, sau bị biếm chức ra làm quan úy tại Long Tiêu. Gặp lúc loạn lạc, ông bị Thứ sử Lư Khưu Hiển vì tư thù giết chết. Vương Xương Linh nổi tiếng thơ hay được gọi là Thi thiên tử cũng như Vương Duy là Thi Phật, Lý Bạch là Thi Tiên, Đỗ Phủ là Thi Thánh. ông có để lại một thi tập gồm 5 bài, Khuê oán là một trong các bài thơ đó.


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-02-2011, 07:02 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Đề Đô Thành Nam Trang

    Hoa Đào Năm Ngoái Còn Cười Gió Đông



    Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có một đoạn thơ tả lại cảnh lúc Kim Trọng trở lại vườn xưa cảnh cũ nơi mà Kim Trọng và Thúy Kiều đã nhiều lần hò hẹn tâm tình với nhau :

    "Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
    Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Xập xè én liệng lầu không
    Cỏ lau mặt đất, rêu phong dấu giầy
    Cuối tường gai góc mọc đầy
    Đi về này những lối này năm xưa ....."

    Thật ra trong ngôi vườn tình ái hò hẹn giữa Kim Trọng và Thúy Kiều năm xưa chưa chắc đã có cây đào nở rộ đầy hoa đang cười bỡn cợt với gió đông (gió xuân) lơi lả ... Mà dù có cây đào đi chăng nữa cũng không là nét đặc trưng biểu tượng trong những vần thơ trữ tình nầy :

    "Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông .."

    mà chính Nguyễn Du đã muốn nhắc nhở lại cái điển tích của Thôi Hộ " Đào hoa y cựu tiếu đông phong ..." trong bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang “ như một yếu tố ngôn ngữ chủ yếu làm phương tiện để dẫn dắt độc giả vào cái nhận thức hiện tại : cảnh xưa vẫn còn đó... nhưng người đẹp nay còn đâu ? .. Cái tài hoa khéo léo của Nguyễn Du là ngoài cái biểu tượng chính " hoa đào năm ngoái" còn mang thêm những hình tượng ngôn ngữ để bổ sung cho nhận thức "cảnh đó người đâu ?" , tạo nên một bức tranh trữ tình lãng mạn và gợi sầu gợi cảm vô cùng qua những hình ảnh chất liệu như : cỏ, lau, song, vách, trăng, mưa, én, rêu, dấu giầy, tường gai v.v... đã gây ra những ấn tượng sâu sắc, nguồn cảm xúc dào dạt, nồng nàn, xao động lòng người …

    Nói đến mùa Xuân là nói đến nhựa sống căng tràn, là nói đến tình yêu lai láng dạt dào của những mối tình tuyệt đẹp giữa kẻ nam và người nữ . Bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang” của Thôi Hộ là một giai thoại văn học nói lên một mối tình xuân muôn thuở nầy.. Bài thơ còn có tên là “Đề Tích Sở Kiến Xứ “ (Thơ đề chỗ trông thấy năm trước) .

    Chuyện kể rằng chàng sĩ tử Thôi Hộ đi thi bị hỏng, nhân tiết thanh minh đi du xuân ở phía nam thành Đô, thấy một trang trại cây cối xanh tươi tốt đẹp, ghé lại gõ cửa xin nước uống, thì gặp một tuyệt sắc giai nhân đứng dựïa cành đào, ưng ửng má hồng, e lệ chẳng nói năng chi, mà chàng trai Thôi Hộ thì đắm đuối nhìn … Hoa đẹp mà người cũng đẹp thay! Cảnh vật tươi sáng rực rỡ, tinh khôi, đầy mộng mơ đã quyến rũ và làm say đắm thi nhân trước cảnh đẹp người xinh … Thôi Hộ từ giã bịn rịn ra về, năm sau cũng nhân tiết thanh minh ghé lại trang trại cũ đi tìm người xưa, cảnh vẫn không thay đổi, cây đào vẫn còn đó đùa cợt với gió xuân, mà người đi đâu vắng, cửa đóng then cài.. Thôi Hộ bồi hồi thương nhớ mà cảm xúc viết thành bài thơ đem gài vào cánh cửa … Một thời gian sau, Thôi Hộ thương nhớ quá, cầm lòng không đậu, trở lại chốn cũ, thì nghe tiếng khóc trong nhà vang rạ. Chàng gõ cửa , thì một ông già đi ra, nhìn chàng và hỏi : “ Người có phải là Thôi Hộ không ? Con gái tôi đã đọc bài thơ mà tương tư da diết, sầu khổ, không ăn uống và đã chết rồi …” Thôi Hộ hối hận vô cùng, chàng quỳ bên giường nàng, ôm xác nàng mà khóc lóc thảm thiết, khan vái và lay nàng dậy … Trời đã cảm thương cho mối tình chung thủy .. nàng đã hồi tỉnh và hai người đã kết duyên vợ chồng …. Một cuộc tình đẹp đã thành giai thoại và tương truyền mãi đến đời sau ..


    Đề Đô Thành Nam Trang

    Khứ niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong

    Thôi Hộ


    Dịch nghĩa:

    Năm ngoái, ngày này ở trong cánh cửa này
    Mặt người và hoa đào cùng chiếu ánh hồng cho nhau
    Mặt người không biết đã đi đâu rồi
    Hoa đào vẫn như xưa còn cười với gió đông (gió xuân)



    Đề Thơ Ở Nam Trang Thành Đô

    Năm ngoái hôm nay cũng cửa nầy
    Hoa đào má phấn đỏ hây hây
    Người đi đâu mất, còn hoa đó
    Ghẹo gió đông cười hoa ngất ngây

    Hải Đà cảm dịch


    Cửa nầy năm ngoái hôm nay
    Hoa đào ưng ửng đỏ hây má hồng
    Biết tìm đâu nữa chân dung
    Hoa đào bỡn cợt gió đông gọi về

    Hải Đà cảm dịch


    Trong một bài thơ "Sơn Phòng Xuân Sự" (Chuyện xuân ở nhà trên núi) của Sầm Tham cũng có hai câu thơ thể hiện những hình ảnh ước lệ tượng trưng như trong bài thơ của Thôi Hộ : người đã xa vắng rồi, cảnh vật hình như vẫn lãnh đạm vô tình ... nhưng hai cái hình tượng nhận thức đối nghịch đó đã có năng lực tạo ra một cảm xúc mãnh liệt, một tình cảnh xao xuyến, bồi hồi, chua xót phân ly đầy nhớ thương và luyến tiếc ....

    Lương viên nhật mộ loạn phi nha
    Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia
    Đình thụ bất tri nhân khứ tận
    Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa

    Sầm Tham


    Vườn chiều nhốn nháo quạ vờn bay
    Đôi mái nhà xiêu thấp thoáng đây
    Người vắng sân cây đâu có biết
    Xuân về hoa cũ nở thơm đầy

    Hải Đà cảm dịch


    Bài thơ trữ tình lãng mạn của Thôi Hộ, hàm súc mang nhiều hình ảnh linh động và ý tình thắm thiết, đã đúng như định nghĩa Thơ mà Lamartine đã nói : “Thơ là sự hiện thân cho những gì sâu sắc thầm kín nhất của con tim và huyền diệu thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, và khơi động những hình ảnh tươi mát sống động nhất, âm thanh tuyệt vời nghệ thuật nhất trong thiên nhiên ..” Bài thơ cô đọng bốn câu của Thôi Hộ là một sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc, hình tượng, ý tình , âm thanh, nhịp điệu và nhạc tính đã gây sự rung động và mẫn cảm, biểu tượng một thế giới cảm xúc, làm xao xuyến tâm hồn người đọc khôn nguôi …
    Hải Đà



    Thơ phóng tác:

    (dựa theo ý thơ Đề Đô Thành Nam Trang – Thôi Hộ)

    Hoa Đào Năm Ngoái

    Tôi đã gặp em trước cổng nầy
    Ngày nầy năm ngoái gió xuân bay
    Ánh dương phơi phới hồng đôi má
    Ưng ửng đào hoa em ngất ngây

    Lẳng lặng nhìn em ánh mắt sâu
    Môi thơm ngan ngát lộc xuân đầu
    Trăm năm tơ ngãi là em đó
    Gặp gỡ làm chi để kiếp sầu

    Cầm tay chẳng nói một lời sao
    Tiễn biệt chia xa luống nghẹn ngào
    Có phải lương duyên trời đã định
    Mỏng manh phai nhạt sắc hương đào

    Tôi trở về đây đứng đợi mong
    Hương xưa tìm lại phấn xuân hồng
    Người đâu ? Còn lại hoa đào đó
    Cười cợt vô tình với gió đông

    Vương Ngọc Long

    (dactrung.com)

    ===========

    Đề Tích Sở Kiến Xứ

    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=slg6jn5dHGY&translated=1"]YouTube- Đề Tích Sở Kiến Xứ[/ame]
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 28-01-2010, 09:13 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post

      (dựa theo ý thơ Đề Đô Thành Nam Trang – Thôi Hộ)

      Hoa Đào Năm Ngoái

      Tôi đã gặp em trước cổng nầy
      Ngày nầy năm ngoái gió xuân bay
      Ánh dương phơi phới hồng đôi má
      Ưng ửng đào hoa em ngất ngây

      Lẳng lặng nhìn em ánh mắt sâu
      Môi thơm ngan ngát lộc xuân đầu
      Trăm năm tơ ngãi là em đó
      Gặp gỡ làm chi để kiếp sầu

      Cầm tay chẳng nói một lời sao
      Tiễn biệt chia xa luống nghẹn ngào
      Có phải lương duyên trời đã định
      Mỏng manh phai nhạt sắc hương đào

      Tôi trở về đây đứng đợi mong
      Hương xưa tìm lại phấn xuân hồng
      Người đâu ? Còn lại hoa đào đó
      Cười cợt vô tình với gió đông

      Vương Ngọc Long

      (dactrung.com)

      ===========

      Đề Tích Sở Kiến Xứ

      YouTube- Đề Tích Sở Kiến Xứ
      Bác Sưu tập những bài thơ nay ở đâu mà quá xuất sắc. Slide show cũng tuyệt vời nữa. Tiếp tục làm nữa đi Bác. Vạn tạ!

      Comment

      • #4

        Tĩnh Dạ Tứ - Lý Bạch

        Cảm ơn UKH đã ghé vào đây.

        Ko dám - ko dám nhận là sưu tập đâu -. Chỉ vì thỉnh thoảng trong vài bài thơ , bản nhạc có nhắc đến một "nguồn "đã có tự ngày xưa xưa lắm. Tôi chỉ dẫn " nguồn " về đây , để ai cũng có dịp nhớ lại thôi. Chẳng hạn như trong bài Thu hát cho người - nhắc đến "hoàng hạc "....hoặc bài Hương Xưa nhắc đến " Phạm Thái - Quỳnh Như "...Còn nhiều nhiều...., mong có dịp nhắc dùm UKH chút gì của ngày xưa ( hôm trước lời chúc của UKH làm tôi phát khiếp , xách guốc chạy hơn chạy đua...).

        Cho tôi được nhắc lại bài Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch và Nguyện Cầu của Vũ Hoàng Chương với UKH.....Chúc UKH vui.


        %%%%%%%%%%%%%%%%%%%






        Tĩnh dạ tứ - Một thân lữ khách!

        Lý Bạch là nhà thơ lớn thời Đường, là một ngôi sao sáng chói trên thi - văn - đàn Trung Quốc. Người ta thường gọi Ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lý Bạch), Lý Dương Băng trong "Thảo đường tập tự" đã có câu nói bất hủ về thiên tài Lý Bạch "Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân" (hàng ngàn năm chỉ có một mình ông mà thôi) Lý Bạch đã để lại hơn một ngàn bài thơ có một ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử văn học Trung Quốc, phổ thông và được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, cũng như nhiều học giả trên thế giới đã dày công nghiên cứu thi ca Lý Bạch. Thơ của Ông rất tự nhiên, không chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc, có sức truyền cảm quyến rũ một cách lạ lùng.

        Lý Bạch là thiên tài của những bài thơ Tuyệt Cú (4 câu 5 chữ), ngắn gọn, nhưng cô đọng, hàm súc, đầy đủ, là những tuyệt tác bất hủ được lưu truyền trong nhân gian từ đời này qua đời khác.

        Bài thơ Tĩnh Dạ Tứ (Xúc Cảm Đêm Trăng) của Lý Bạch là một kiệt tác tuyệt vời trong thế giới Đường Thi trùng trùng điệp điệp… Hình thức cô đọng thâm thúy của bài thơ ngũ tuyệt 20 chữ nay là một thử thách lớn lao mà thi nhân phải đương đầu vì "ngôn bất tận ý" (lời không nói hết được ý) và thi nhân phải dùng ngôn từ tương ứng như thế nào để có thể vừa miêu tả cảnh vật và diễn đạt một ấn tượng dạt dào, một cảm xúc lai láng.

        Lý Bạch là một người có tài, nhưng lại là người ít may mắn trên đường công danh sự nghiệp. Ông là người hay đi đây đó, làm thân lữ khách nơi quán trọ tha phương, xa nhà, xa quê, xa gia đình bạn bè… Và bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" đã diễn tả nỗi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, cái nỗi niềm tha phương nhớ nhà da diết, khi màn đêm hoang vắng đã buông phủ bốn bề, trong khung cảnh tịch liêu, cô đơn, của người viễn khách một mình một bóng canh thâu… nhìn qua khung cửa, xa xa, chập chờn mộng ảo, là vầng trăng tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo... đã làm cho nhà thơ chạnh lòng thương nhớ quê hương. Bài thơ đã bộc lộ những xúc cảm sống động, dạt dào, rung lên những âm vang tha thiết của nhạc điệu trữ tình…

        Trong sách Nghệ khái, Lưu Huy Tải đã nói: "Thơ tứ tuyệt dễ làm, không có chữ thừa, nhưng tạo được cái dư vị thật là khó". Cái "dư vị" trong bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch chỉ là cảnh sắc "vô tình" của màn đêm huyền ảo với trăng, sương chập chùng, nhưng rất là "hữu tình" đã đem lại những cảm xúc nao nao xót dạ, đã đưa người thơ đi tìm lại những mảnh ký ức, hồi tưởng của cố quận, sông xưa, núi cũ, quê nhà. Người phương xa vẫn canh cánh nặng nợ tình quê…

        Tĩnh Dạ Tứ

        Sàng tiền minh nguyệt quang

        Nghi thị địa thượng sương

        Cử đầu vọng minh nguyệt

        Đê đầu tư cố hương!


        %%%%%%%%%

        Xúc Cảm Đêm Trăng

        Giường khuya trăng chiếu bời bời

        Sương rơi phủ đất ngỡ đời chiêm bao

        Ngẩng đầu trăng sáng trên cao

        Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào... cố hương!

        Hải Đà


        Bức tranh thu đã được tô đẹp bằng một vầng trăng thu huyền ảo… Trăng soi lồng lộng trên sóng nước bập bềnh biến dòng sông thành một dải lụa vàng óng ả. Điểm đặc trưng quan trọng đối với vầng trăng trong thơ Lý Bạch là ánh trăng trong trắng, lung linh tỏa sáng, thêm màn đêm lạnh lẽo bao phủ không gian vô tận và con người nhỏ bé, khiến cảm xúc của con người sản sinh bộc phát ngẫu nhiên, mang những sắc thái tinh tế khó mà diễn tả.
        Trong một đêm trăng vắng vẻ nhà thơ Lý Bạch nằm trong thư phòng, bóng trăng khe khẽ len qua khung cửa sổ rọi sáng đầu giường, trong một không gian tịch mịch giữa đêm, hồn thơ đã nhập vào hồn trăng bay lâng lâng vào một cõi mộng ảo vô cùng… đã đi từ trạng thái mơ hồ đến tỉnh thức.

        Ánh trăng sáng vời vợi trên bầu trời cao kia, tỏa những tia sáng lặng lẽ, êm ái huyền diệu trên chiếc giường ngủ, rất gần gũi và thân thiết với nhà thơ làm sao, và đó cũng chính là vầng trăng mà Lý Bạch đã mải mê ngắm trên núi Nga My trong những ngày niên thiếu ở quê nhà. Những tia sáng của trăng chập chờn mờ ảo đã làm nhà thơ ngỡ ngàng như sương khói bao phủ đầu giường, nhìn trăng mà lòng buồn vời vợi, ngỗn ngang trăm mối tơ lòng…

        Sương và Trăng làm nổi bật sự trống vắng vô tận, làm tăng thêm khung cảnh u uẫn đìu hiu của trời đêm cô liêu, đã đem lại những cảm giác mông lung hư hư thật thật… quanh quất đâu nay: sương là trăng, hay trăng là sương. Trong cái ngây ngất chếnh choáng của màn đêm mờ ảo, nhà thơ đã tài hoa hữu hình hóa cái huyền diệu của trăng và sương…

        Cái tĩnh lặng của không gian bàng bạc trong bài thơ đã tràn ngập cảm xúc, nội tâm và tư duy khó mà diễn tả. Hình ảnh màn sương "ngờ ngợ" phủ trắng nền đất trong trời đêm đã mở ra một khoảng không gian tịch liêu cô quạnh mông lung, làm gia tăng nỗi cô đơn của người thơ. Nhà thơ đã dùng những hình tượng dựng cảnh, nhưng thật ra là muốn ngụ tình, gửi gắm những tâm sự thầm kín của tác giả.


        ************************

        Bài liên hệ:

        Nguyện Cầu

        Vũ Hoàng Chương

        ta còn để lại gì không

        kia non đá lở này sông cát bồi

        lang thang từ độ luân hồi

        u minh nẻo trước xa xôi dặm về

        trông ra bến hoặc bờ mê

        ngàn thu nửa chớp bốn bề một phương

        ta van cát bụi trên đường

        dù nhơ dù sạch đừng vương gót này

        để ta tròn một kiếp say

        cao xanh liều một cánh tay níu trời

        nói chi thua được với đời

        quản chi những tiếng ma cười đêm sâu

        tâm hương đốt nén linh sầu

        nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi

        đêm nào ta trở về ngôi

        hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian

        một phen đã nín cung đàn

        nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm

        Vũ Hoàng Chương

        (Rừng Phong - 1954)


        NHÂN ĐỌC THƠ LỆ CHI
        LẠI NHỚ ĐẾN NGUYỆN CẦU CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG

        Trong giờ phút này khi tôi đọc Tĩnh Lặng Vô Ngôn của Lệ Chi thì tâm trí tôi bừng sáng, hôm qua tôi vừa đọc bài thơ Nguyện Cầu của thi sĩ Vũ Hòang Chương. Bài thơ hay, người thi sĩ chắc đã đọc kinh Phật. Tạ ơn tác giả Lệ Chi và bài Tĩnh Lặng Vô Ngôn đã đưa tôi tới gần với kinh Phật và quê hương của chính tôi.

        Đạo Phật đã chỉ ra một cảnh giới tuyệt vời của không biên giới. Tại sao tôi cứ mãi chấp cảnh sống đây hay sống kia. Tại sao không là những hạt sương, hay là dòng nước trong để nhận ánh sáng huyền diệu của trăng. Tôi trong giây phút nầy cảm nhận được quê hương tâm linh là chân tâm sẽ không còn thổn thức như Lý Bạch trong bài
        Tĩnh Dạ Tứ:

        Sàng tiền minh nguyệt quang
        Nghi thị địa thượng sương
        Cử đầu vọng minh nguyệt
        Đê đầu tư cố hương


        Trước giưòng trăng muôn hướng
        Mặt đất phủ đầy sương
        Ngửng đầu nhìn trăng sáng
        Cúi đầu nhớ cố hương


        Vì hơn nửa đời ngừơi, tôi vẫn mãi như thi sĩ họ Vũ nói:

        Tâm hương đốt nén linh sầu
        Nhớ quê dằng dặc ta sầu đó thôi

        Trước khi đó tôi cứ ngỡ thi sĩ muốn nói về một quê hương thực thể mà thi sĩ đả bỏ lại khi di nam. Nhưng không người đả nói đến một quê hương vĩnh cửu của cõi chân tâm vậy mà:

        Lang thang từ độ luân hồì
        U minh nẻo trước xa xôi dặm về

        Ừ, thì ra thế một cái gì rất gần mà cũng rất xa từ bao nhiêu kiếp, trải qua bao nhiêu lần tái sinh, bao nhiêu quê hương, bao nhiêu gia đình bè bạn, bao nhiêu thua thiệt với đời, ngừơi chỉ đợi:

        Đêm nào ta trở về ngôi
        Hồn thơ sẻ hết luân hồi thế gian

        Tôi bất chợt nhìn ra cửa sổ, bên ngoài kia những bông tuyết nhẹ rơi lất phất, đẹp tinh khiết, đẹp mỏnh manh, như một kiếp người. Những bông tuyết kia là hình ảnh của những em bé thơ trong trẻo hồn nhiên và một lúc nữa đây khi đọng xuống lâu dần sẽ tan vào bùn đất lầy lội như đời người qua những thăng trầm của cuộc sống. Dòng đời vẫn trôi chẩy, kiếp người rồi tái sinh và vẫn đi:

        Ta van cát bụi bên đường
        Dù nhơ dù sạch đừng vương gót nầy

        Thi sĩ đã học Phật nhưng thi sĩ chưa muốn nhập vào vì lẽ đó người vẩn còn muốn một kiếp say:

        Để ta tròn một kiếp say
        Cao sanh liều một cánh tay níu trời
        Nói chi thua được với đời
        Quản chi những tiếng ma cười thâu đêm

        Thật là lạnh buốt khi tôi đọc những giòng thơ này, bằng nén trầm hương tỏa tôi kính cẩn gởi đến thi sĩ và những bằng hữu tôi đã quen và chưa quen một đất trời ấm áp từ bi khi Thế Tôn ngài nói với Phổ Hiền Bồ Tát trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh (phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát thứ 28):

        Thương với người đời sinh lòng từ
        Ngày đêm tự mình nương pháp ở
        Nguyện các thế giới thường an ổn
        Phúc trí vô biên lợi quần sanh
        Bao nhiêu tội nghiệp thẩy đều tiêu trừ

        Xin hương thơm ngàn đời của lời kinh Pháp hoa theo gió muôn phương bay đến tâm hồn chúng sinh đang còn trong phiền não vô tận. Xin lời kinh như đánh pháp cổ, như thổi pháp loa kéo con người mau ra khỏi vòng nhân qủa trầm luân.

        Tôi chấp tay nguyện cầu nơi đây tha thiết với một tâm từ đang bừng nở, cầu nguyện một cỏi người an tịnh sáng ngời chính pháp đến mọi sinh linh vô tình và hữu tình.

        Cuối năm Mậu Tý
        Nhã Lan Thư
        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-07-2010, 06:18 PM.
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Cám ơn Bác CONHAKO về bài viết này. Thật hay! Tuyệt cú thơ dùng chữ Hán để viết nên bao hàm nhiều ý tứ trong một chữ. Trong khi đó chữ quốc ngữ không thể diễn tả như thế được. Ý kiến Bác thì sao?

          UKH

          Comment

          • #6

            .
            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
            Cám ơn Bác CONHAKO về bài viết này. Thật hay! Tuyệt cú thơ dùng chữ Hán để viết nên bao hàm nhiều ý tứ trong một chữ. Trong khi đó chữ quốc ngữ không thể diễn tả như thế được. Ý kiến Bác thì sao?

            UKH

            ..đã nói bác dẫn "nguồn " thôi mờ , câu hỏi ấy xin nhường cho các tâm hồn thơ chọn cho mình cách thể hiện. Có bao người làm thơ , là bấy nhiêu...

            nhớ hồi xưa đi học , thầy cô bắt học viết thơ Đường bằng Hán tự - giờ còn sợ (nhưng vẫn nhớ đấy ! )

            mong được đọc thêm thơ UKH . Chào .

            Cho bác nhắc một tí về thơ Đường :


            %%%%%%%%%%%%%%%%%

            Các thời kỳ trong Thơ Đường

            Thơ Đường là một thành tựu lớn nhất, là đỉnh cao sáng chói của mấy nghìn năm lịch sử Văn học Trung Quốc. Mỗi một bài thơ Đường là một bức tranh sống động với các màu sắc hài hòa, có âm vang kỳ diệu và sức truyền cảm tuyệt vời, gợi mở, quyến rũ và đi thẳng vào lòng người đọc, để lại những suy tư trầm lắng và rung động không nguôi …

            Đường Thi là sự kết tụ mỹ thuật, tinh hoa văn học nghệ thuật….Mỗi một bài thơ Đường nổi tiếng xứng đáng là viên ngọc quí vô giá lung linh sáng chói, chẳng bao giờ phai nhạt qua cơn bụi lốc mịt mù và gió bão của thời gian và không gian vô tận….

            Bộ Toàn Đường Thi ấn hành vào năm 1707 chia làm 30 tập, gồm 900 quyển, với hơn 49.000 của ngót hơn 2200 thi sĩ . Thơ Đường có thể nói đã trải qua gần 300 năm (618-907). Dựa vào sự biến chuyển của các triều đại nhà Đường, có thể chia ra làm 3 thời kỳ tóm tắt như sau với những sắc thái riêng biệt, đặc trưng của thi ca, và phong cách, trường phái của các nhà thơ :


            Thời Sơ Đường (618-713):

            Mang phong cách của thời Lục Triều … thi vị cung đình, lời lẽ hoa mỹ ca ngợi vua chúa (thời Võ Tắc Thiên cầm quyền, mua chuộc kẻ sĩ, văn nhân tài tử để làm thơ tán tụng nhà vua ..) hoặc thi ca tình cảm ủy mị, phần nhiều chú trọng về hình thức hơn là nội dung .. thơ theo đúng những qui luật về thanh điệu và biền ngẫu.

            Tuy nhiên trong giai đoạn nầy có sự xuất hiện “Sơ đường tứ kiệt” , tức là bốn nhà thơ trẻ Vương, Dương, Lư, Lạc, vì ảnh hưởng của chinh chiến, ly loạn, nên thơ văn của họ gần thực tế hơn, phản ảnh được đời sống đau thương, thực trạng xã hội đương thời, hoặc những hình ảnh oai hùng ở chốn biên cương, hay bày tỏ thái độ uẩn ức đối với chế độ phong kiến đương thời.

            Thời Sơ Đường còn có những nhà thơ nổi tiếng như Trần Tử Ngang đề cao khuynh hướng “phục cổ”, Trương Cửu Linh với những bài thơ tình cảm nhẹ nhàng, hoặc Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư với những bài thơ diễn tả tình cảm tha thiết hoặc tả cảnh thiên nhiên với bút pháp tài hoa và điêu luyện. Họ đã kết hợp được trường phái hiện thực với lãng mạn .


            Thời Thịnh Đường (713-846) :

            Với sự lên ngôi của Lý Long Cơ (tức Đường Minh Hoàng) đã đề ra sự “phục bích” (dựng lại bức tường cũ), nhắc lại sự việc lật đổ Võ Tắc Thiên (705) và Lý Long Cơ diệt Vi Hậu (713) để khôi phục nhà Đường. Đường Minh Hoàng là nhà vua có nhiều tài năng, là một nghệ sĩ (tự nhuận sắc khúc Nghê Thường), say mê ca múa thi văn, quí trọng văn nhân thi sĩ, đã lập ra Văn Học quán, nơi chốn để đàm đạo thảo luận thơ văn ..

            Văn họcTrung Quốc vào thời kỳ nầy đã có cơ hội phát triễn rực rỡ muôn màu, muôn sắc. .. Đây là thời kỳ đã đưa thơ Đường lên đỉnh cao chói lọi. Đại diện cho thời Thịnh Đạt nầy có thể nói có bà nhà thơ rất nổi tiếng, đó là Lý Bạch, Vương Duy và Đỗ Phủ. Lý Bạch với phong cách hào phóng đại diện cho dòng thơ lãng mạn bay bổng tự nhiên, đôi khi siêu thoát ra ngoài thực tế .

            Thơ Vương Duy (còn là một họa sĩ có tài) man mác hương vị thiền, thanh đạm hồn nhiên, chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Thiền Tông.. Đỗ Phủ đại diện cho dòng thơ hiện thực trữ tình, mang những tư tưởng Khổng Mạnh của một kẻ sĩ đứng đắn nhận thức được trách nhiệm đối với vua, nước và dân.

            Hơn nữa bản thân của Đỗ Phủ cũng sống trong cảnh cơ hàn nghèo khó. Thời kỳ thi ca của Đỗ Phủ cũng là giai đoạn cảnh thái bình thịnh trị trôi qua, khi Đường Minh Hoàng say mê nhan sắc Trương Quý Phi, bỏ bê công việc triều chính và chiến tranh nhiễu nhương xẫy ra, và chính Đỗ Phủ đã dùng ngọn bút tài ba của mình để miêu tả những hoàn cảnh xà hội tang thương trong giai đoạn nầy …

            Trong khi Vương Duy có những dòng thơ chịu ảnh hưởng Phật Giáo, thơ Lý Bạch man mác màu sắc Đạo Tiên, thì thơ Đỗ Phủ tiêu biểu tinh thần Nho Giáo, mang tính chất hiện thực của thời đại ..Cho nên người ta thường gọi Vương Duy là Thi Phật, Lý Bạch là Thi Tiên và Đỗ Phủ là Thi Thánh ..

            Thời kỳ Thịnh Đường còn có Mạnh Hạo Nhiên với những dòng thơ thanh thoát và chân thật, chịu ảnh hưởng triết lý Lão Trang . Thơ Vương Xương Linh với những bài xuất sắc diễn tả về cảnh cung đình biên tái. Những nhà thơ khác nổi tiếng trong thời kỳ nầy như Cao Thích, Sầm Tham, Vương Hàn, Vương Chi Hoán và Thôi Hiệu (Hoàng Hạc Lâu) .Vương Kiến và Trương Tịch nổi tiếng về các loại thơ nhạc phủ …

            Bạch Cư Dị đại diên cho dòng hiện thực phê phán vì ông đã trải qua một giai đoạn lịch sử đen tối với chế độ quan liêu phong kiến đồi trụy và Bạch Cư Dị đã dùng thi ca với những lời lẽ giản dị thành thực để mạnh dạn đấu tranh và tố cáo những hành vi áp bức, và sự bất công trong xã hội, tố cáo sự bóc lột của bonï quan lại quý tộc. Thơ của ông phản ảnh được nỗi lòng và nỗi trầm luân thống khổ của dân chúng trước thế sự thời cuộc ba chìm bảy nổi ..

            Cùng thời với ông có những nhà thơ khác như Hàn Dũ, Mạnh Giao, Giả Đảo, Trương Kế (Phong Kiều Dạ Bạc) v.v.. Mỗi nhà thơ có một phong cách tài hoa điêu luyện khác nhau, mỗi người một vẻ không sao kể xiết trong thời kỳ thịnh đạt nầy.


            Thời Vãn Đường (846-907) :

            Thời kỳ nầy nhà Đường đã xuống dốc, xã hội suy thoái, hỗn loạn, nhiều cuộc nổi dậy khắp nơi vì quan lại tham nhũng, sưu cao thuế nặng . Nền văn học Trung Quốc cũng bị chuyển biến theo và thơ văn mang tính cách tiêu cực, đề cao tình yêu trai gái lãng mạn thoát vòng lễ giáo, hoặc những bài thơ vịnh sử phê phán gay gắt giai cấp quan liêu thống trị, sự tệ hại của vua quan, nỗi đau khổ của dân nghèo cô thế . Giai doạn nầy có những nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Mục, Ôn Đình Quân, Lý Thường Ẩn , Vương Vũ Xứng…

            Phân loại các nhà thơ Đường theo trường phái khác nhau có thể nói là khó khăn và phiến diện vì những nhà thơ có thể vừa miêu tả sự hiện thực trong xã hội mà cũng có những bài thơ phóng khoáng trữ tình, nghĩa là thể hiện nhiều khuynh hướng khác nhau … Đề tài trong thơ Đường có những nội dung rất đa dạng và phong phú .. có rất nhiều hình thức diễn đạt phóng khoáng từ những đề tài về an nhàn ẩn dật, vui thú điền viên, tả cảnh thiên nhiên, đến những bài thơ nói về cung đình, biên tái, chiến chinh, những đề tài liên quan đến xã hội, cảnh nghèo đói áp bức, nỗi bất công của phụ nữ, những bài thơ tâm tình, tình bè bạn thiên nhiên, đến tình yêu nam nữ, rồi những đề tài vịnh sử, hoặc những bài thơ mang hương vị Thiền, đạo giáo v.v.. không sao kể xiết ..

            Việc nghiên cứu, sưu khảo và dịch thuật thơ Đường đòi hỏi công phu của tác giả dịch thơ, phải tìm hiểu xuất xứ, nội dung, từ ngữ, điển tích, và nắm vững niêm luật bằng trắc, phép đối ngẫu v.v.. của các thể loại thơ Đường.. và mỗi dịch giả thể hiện một phong cách riêng biệt khi chuyển hóa qua một bài thơ Việt ..

            Mỗi tác giả có một cách nhìn khác nhau cũng như sự cảm nhận tình ý, và cái hay cái đẹp của một bài thơ Đường dưới các lăng kính đa dạng, nên mỗi tác giả có cách dịch thơ khác nhau, mỗi người một vẻ … nhưng phần đông các bản dịch đều diễn tả được đúng hình thức và nội dung của bài thơ gốc, thể hiện đúng ba nguyên tắc phiên dịch "tín, đạt, nhã " …



            (DTHOI.com )
            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 30-01-2010, 08:24 AM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              Xuân giang hoa nguyệt dạ


              春 江 花 月 夜

              春 江 潮 水 連 海 平
              海 上 明 月 共 潮 生
              灩 灩 隨 波 千 萬 里
              何 處 春 江 無 月 明

              江 流 宛 轉 繞 芳 甸
              月 照 花 林 皆 似 霰
              空 里 流 霜 不 覺 飛
              汀 上 白 沙 看 不 見

              江 天 一 色 無 纖 塵
              皎 皎 空 中 孤 月 輪
              江 畔 何 人 初 見 月
              江 月 何 年 初 照 人

              人 生 代 代 無 窮 已
              江 月 年 年 望 相 似
              不 知 江 月 待 何 人
              但 見 長 江 送 流 水

              白 云 一 片 去 悠 悠
              青 楓 浦 上 不 勝 愁
              誰 家 今 夜 扁 舟 子
              何 處 相 思 明 月 樓

              可 憐 樓 上 月 徘 徊
              應 照 離 人 妝 鏡 台
              玉 戶 帘 中 卷 不 去
              擣 衣 砧 上 指 還 來

              此 時 相 望 不 相 聞
              愿 逐 月 華 流 照 君
              鴻 雁 長 飛 光 不 度
              魚 龍 潛 躍 水 成 文

              昨 夜 閒 潭 夢 落 花
              可 憐 春 半 不 還 家
              江 水 流 春 去 欲 盡
              江 潭 落 月 復 西 斜

              斜 月 沉 沉 藏 海 霧
              碣 石 瀟 湘 無 限 路
              不 知 乘 月 几 人 歸
              落 月 搖 情 滿 江 樹

              張 若 虚

              "Xuân giang hoa nguyệt dạ" là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là "chỉ một thiên tuỵêt diệu, đủ xứng đáng là đại gia" (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là "Thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi" (Thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong).

              Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư và "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị.


              Mạn đàm "Xuân giang hoa nguyệt dạ":

              Nhà thơ Trương Nhược Hư (660 – 720) người ở Dương Châu. Ông cùng với Hạ Tri Chương, Trương Húc, Bao Dung được gọi là "Ngô trung tứ sĩ" vì Hạ Tri Chương tự xưng là Tứ Linh cuồng khách, Trương Húc cùng với Lý Bạch, Bùi Uẩn múa kiếm làm thơ và tự xưng là tam tuyệt, nên bốn nhà thơ nầy quy tụ lại với danh xưng để ngạo với đời. Phong cách thơ ông trong sáng hoa lệ, giàu chất trữ tình, Ông có vị trí quan trọng giai đọan thi ca thời Sơ Đường.

              Thơ ông thất lạc gần hết. "Toàn Đường thi" chỉ ghi lại được hai bài thơ của ông là "Đại Đáp Khuê Mộng Hoàn" và "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ".

              Bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" này cũng đủ để Trương Nhược Hư trở thành bất tử. Tại Nhật Bản hai bài thơ Đường nầy được yêu thích nhất có lẽ nó mang hình ảnh thấp thoáng đâu đó trên xứ sở Phù Tang.


              Xuân giang hoa nguyệt dạ là một bức tuyệt tác tổng hợp cảnh vật, tình cảm, triết lý vào trong một đêm xuân có (trăng) sáng, trên con (sông), bên cạnh một rừng (hoa). Câu chuyện đi từ cảnh xa cho đến gần, cảnh vĩ đại cho dến cảnh đơn thuần (con trăng), cảnh chuyển qua tình, từ triết lý nhân sinh đi tới nội tâm của con người rồi của chính mình, một lúc nào đó cảnh và người hòa hợp với nhau, không còn phân biệt.

              Lồng trong câu chuyện, mặt trăng là vai chính, từ lúc mới lên cùng với thủy triều, cho đến lúc lừng lững giữa trời không, cho đến lúc lặng xuống, cho ta hình ảnh rõ ràng của một du khách (trên sông) qua một đêm không ngủ, lặng nhìn trăng sáng, thưởng thức trọn vẹn một Xuân giang hoa nguyệt dạ.

              Nét bút tả cảnh tả tình của thi nhân thật là huyền diệu. Còn gì huy hoàng thơ mộng hơn cho bằng lặng lẻ nhìn vũ trụ từ từ hiện ra trước mắt mình qua hìn ảnh của một mặt hồ mênh mông, và ánh trăng vằng vặc. Còn gì thẫn thờ hơn cái ngẫn ngơ của linh hồn trước một thiên nhiên vô cùng, bí mật, còn gì cô đơn hơn con thuyền lẽ loi trên mặt sông, không biết về đâu. Còn gì thương nhớ vô vàn hơn nỗi tương tư của hai người xa cách chỉ còn biết nhờ trăng gởi cho nhau nỗi thân tình tới người yêu.

              Còn gì bàng hoàng hơn giây phút cuối cùng của câu chuyện, có ai như mình không nhĩ, ngồi đây với bao nhiêu nỗi niềm, muốn bao trùm cả vạn vật, nhớ đến câu: "Tịch dương vô hạn hảo, Chỉ thị cận hoàng hôn" mà bàng hoàng ngẩn ngơ...

              Âm luật tiết tấu trong bài thơ cũng rất đặc sắc, diễn tả tâm trạng của thi nhân trong đêm đó, không kịch liệt, không ai oán, không cấp xúc, mà là mộng ảo, ôn nhu, hòa hài, tình cảm thâm trầm mà nhiệt liệt, tự nhiên, bình hòa như máu chạy trong tim, nhịp theo quy luật, tiết tấu. Cả bài có 36 câu, 4 câu lại đổi vần, bình trắc đổi nhau vận dụng, như một bài nhạc đi theo tình cảm trong thơ.







              Xuân giang hoa nguyệt dạ

              Trương Nhược Hư

              Xuân giang triều thủy liên hải bình,
              Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh.
              Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý,
              Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh.

              Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện,
              Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển.
              Không lý lưu sương bất giác phi,
              Đính thượng bạch sa khan bất kiến.

              Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,
              Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.
              Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt ?
              Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân ?

              Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
              Giang nguyệt niên niên vọng tương tự.
              Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân,
              Đãn kiến trường giang tống lưu thủy.

              Bạch vân nhất phiến khứ du du,
              Thanh phong giang thượng bất thăng sầu.
              Thùy gia kim dạ biên chu tử,
              Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?

              Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,
              Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.
              Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,
              Đảo y châm thượng phất hoàn lai.

              Thử thời tương vọng bất tương văn,
              Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.
              Hồng nhạn trường phi quang bất độ,
              Ngư long tiềm dược thủy thành văn.

              Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
              Khả liên xuân bán bất hoàn gia.
              Giang thủy lưu xuân khứ dục tận,
              Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà.

              Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,
              Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.
              Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
              Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.


              --Dịch Nghĩa--

              Thủy triều lên, mặt sông xuân ngang mặt bể,
              Trên bể, trăng sáng cùng lên với thủy triều .
              Lấp loáng theo sóng trôi muôn ngàn dặm,
              Có nơi nào trên sông xuân là không sáng trăng ?

              Dòng sông lượn vòng khu cồn hương thơm,
              Trăng chiếu rừng hoa ngời như hạt tuyết .
              Trên sông sương trôi tưởng như không bay
              Bãi sông cát trắng, nhìn chẳng nhận ra

              Sông và trời, một màu không mảy bụi,
              Ngời sáng trong không, vầng trăng trơ trọi
              Người bên sông,ai kẻ đầu tiên thấy trăng ?
              Trăng trên sông, năm nào đầu tiên rọi xuống người ?

              Người sinh đời đời không bao giờ ngừng
              Trăng trên sông năm năm ngắm vẵn y nguyên
              Chẳng biết trăng trên sông chiếu sáng những ai
              Chỉ thấy sông dài đưa dòng nước chảy

              Mây trắng một dải, vẩn vơ bay
              Cây phong biếc xanh trên bờ buồn khôn xiết
              Người nhà ai đêm nay dong con thuyền nhỏ
              Người nơi nao trên lầu trăng sáng đương tương tư ?

              Đáng thương cho trên lầu vầng trăng bồi hồi
              Phải chiếu sáng đài gương người biệt ly
              Rèm nhà ngọc cuốn lên rồi, trăng vẫn không đi
              Phiến đá đập áo lau đi rồi, trăng vẫn cứ lại

              Giờ đây cùng ngắm trăng mà không cùng nghe tiếng nhau
              Nguyện theo ánh đẹp vầng trăng trôi tới chiếu sáng bên người
              Chim hồng nhạn bay dài không thể mang trăng đi
              Cá rồng lặn nhảy, chỉ khiến làn nước gợn sóng

              Đêm qua thanh vắng, mơ thấy hoa rơi,
              Đáng thương cho người đã nửa mùa xuân chưa về nhà
              Nước sông trôi xuôi, xuân đi sắp hết
              Trăng lặn trên bãi sông, trăng xế về tây

              Trăng xế chìm dần lẩn trong sương mù mặt bể
              Núi Kiệt Thạch, sông Tiêu Tương đường thẳm không cùng
              Chẳng biết nhân ánh trăng đã mấy người về
              Trăng lặn, rung rinh mối tình, những cây đầy sông


              Chú thích :

              * Chày đập áo [Đảo y châm ], là dụng cụ để đập áo khi giặt.
              * Ngư long là con cá lớn sống trong nước, cá kình,cụ Nguyễn Trãi thì cho đó là một giống thú rất lớn sống trong nước.
              * Lì là giữ yên vị trí ,vị thế cũ.
              * Kiệt Thạch, là núi Kiệt thạch ở vùng biên giới phía bắc ở huyện Xương Lê, Tiêu Tương là hai dòng sông Tiêu và Tương hợp lưu ở Hà Nam và chảy vào Động Đình Hồ.


              %%%%%%


              --Bản dịch của Khương Hữu Dụng--

              Đêm hoa trăng trên sông xuân

              Sông xuân triều dậy mặt biển bằng,
              Trên biển trăng cùng triều nước dâng.
              Dờn dợn vời theo muôn dặm sóng,
              Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng.

              Quanh co sông lượn cồn hương chảy,
              Trăng chiếu vườn hoa như tuyết rải.
              Tầng không sương tỏa tưởng không bay,
              Cát trắng bên doi nhìn chẳng thấy.

              Trong suốt trời sông suốt một màu,
              Trên sông vằng vặc một trăng cao.
              Ai người đầu đã trông trăng ấy ?
              Trăng ấy soi người tự thuở nao ?

              Người cứ đời đời sinh nở mãi,
              Trăng đã năm năm sông nước giãi.
              Soi ai nào biết được lòng trăng,
              Chỉ thấy sông dài đưa nước chảy,

              Mây bạc lưng chừng trôi đến đâu,
              Cành phong xanh bến biết bao sầu.
              Đêm nay ai mảng buông thuyền đó,
              Ai ở lầu trăng nhớ chốn nào ?

              Trăng lầu quanh quẩn đáng thương ôi !
              Soi mãi đài gương kẻ lẻ đôi.
              Cửa ngọc cuốn rèm xua vẫn ở ;
              Hòn châm đập áo xóa liền soi.

              Chừ đây cùng ngóng , bẵng tăm hơi ;
              Mong quyến theo trăng đến rọi người.
              Bay mỏi, nhạn khôn mang ánh được,
              Vẫy ngầm, cá chỉ vẫy tăm thôi.

              Đêm qua thanh vắng mộng hoa rơi,
              Nhà chửa về, xuân quá nửa rồi !
              Nước cuốn xuân đi trôi sắp hết,
              Vòm sông trăng lại xế sang đoài.

              Trăng khuất mù khơi chìm chậm chậm,
              Dòng Tương non Kiệt ngàn muôn dặm.
              Nương trăng mấy kẻ nhớ về theo,
              Trăng lặn xao tình cây nước gợn.






              --Bản dịch của Tản Đà--

              Đêm trăng hoa trên sông xuân

              Sông xuân sáng nước liền ngang bể,
              Vầng trăng trong mặt bể lên cao.
              Ánh trăng theo sóng đẹp sao!
              Sông xuân muôn dặm chỗ nào không trăng?
              Dòng sông chảy quanh rừng hoa ngát,
              Trăng soi hoa như tán trập trùng.
              Sương bay chẳng biết trong không
              Trên soi cát trắng nhìn không thấy gì.
              Trời in nước một ly không bụi.
              Mảnh trăng trong ròi rọi giữa trời.
              Thấy trăng thoạt mới là ai?
              Trăng sông thoạt mới soi người năm nao?
              Người sinh mãi, kiếp nào cho biết,
              Nhìn trăng sông năm hệt không sai.
              Trăng sông chẳng biết soi ai,
              Dưới trăng chỉ thấy sông dài nước trôi.
              Đám mây trắng ngùi ngùi đi mãi,
              Rặng phong xanh một dải sông sầu.
              Đêm nay ai đó, ai đâu?
              Chiếc thuyền để nhớ trên lầu trăng soi.
              Trăng thờ thẫn nơi người xa ngóng,
              Chốn đài gương tựa bóng thương ai.
              Trong rèm cuốn chẳng đi thôi,
              Trên bàn đập áo quét rồi lại ngay.
              Cùng nghe ngóng lúc nay chẳng thấy,
              Muốn theo trăng trôi chảy đến chàng.
              Hồng bay, ánh sáng không màng,
              Nước sâu cá quẫy chỉ càng vẩn tăm.
              Đêm nọ giấc trong đầm hoa rữa,
              Ai xa nhà xuân nửa còn chi!
              Nước sông trôi mãi xuân đi,
              Trăng tà lặn xuống bên kia cánh đầm.
              Vầng trăng lặn êm chìm khói bể,
              Đường bao xa non kệ sông Tương.
              Về trăng mấy kẻ thừa lương,
              Trăng chìm lay bóng đầy hàng cây sông.




              Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ - Cổ điển vũ
              Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 19-08-2010, 04:30 AM.
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân

                Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân

                Nguyên tác: Lý Bạch




                宣州謝朓樓餞別校書叔雲

                棄我去者
                昨日之日不可留
                亂我心者
                今日之日多煩憂
                長風萬里送秋雁
                對此可以酣高樓
                蓬萊文章建安骨
                中間小謝又清發
                俱懷逸興壯思飛
                欲上青天覽明月
                抽刀斷水水更流
                舉杯銷愁愁更愁
                人生在世不稱意
                明朝散髮弄扁舟
                ____________


                Tuyên Châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân

                Khí ngã khứ giả
                Tạc nhật chi nhật bất khả lưu
                Loạn ngã tâm giả
                Kim nhật chi nhật đa phiền ưu
                Trường phong vạn lý tống thu nhạn
                Đối thử khả dĩ hàm cao lâu
                Bồng lai văn chương Kiến An cốt
                Trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát
                Cụ hoài hứng dật tráng tứ phi
                Dục thướng thanh thiên lãm minh nguyệt
                Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu
                Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu
                Nhân sinh tại thế bất xứng ý
                Minh triêu tản phát lộng biên chu.


                Dịch nghĩa:


                Tuyên Châu trên lầu Tạ Diểu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân

                Bỏ ta mà đi

                Ngày của ngày qua không giữ được

                Làm rối lòng ta

                Ngày của ngày nay biết bao chuyện ưu phiền

                Gió dài vạn dặm đưa cánh nhạn thu bay đi

                Trước cảnh ấy chỉ có thể say trên lầu cao

                Văn chương Bồng Lai có cái cốt cách Kiến An

                Trung gian lại có ông Tiểu Tạ phong cách tuyệt vời

                Mang đầy hứng khởi, ý tứ hùng tráng bay lên

                Muốn lên đến trời xanh để nắm bắt vầng trăng sáng

                Rút đao chém xuống nước nước càng chảy mạnh

                Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm

                Con người ta ở nơi trần thế nếu chưa thoả ý

                Sớm mai xoã tóc luớt chiếc thuyền nhỏ rong chơi.



                --Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--


                Bỏ ta mà đi

                Ngày của ngày qua giữ lại gì ?

                -Chỉ lòng ta rối

                Ngày nay ngày của bao phiền toái.

                Vạn dặm gió thu cánh nhạn khơi

                Lầu cao trước cảnh gợi say thôi

                Kiến An thi tứ Bồng lai vận

                Tiểu Tạ phong lưu nét tuyệt vời.

                Hùng tráng ý văn đầy hứng khởi

                Muốn lên trời thẳm nắm trăng soi

                Rút đao chém nước trôi càng mạnh

                Nâng chén tiêu sầu chẳng được vơi.

                Trần thế con người chưa thỏa ý

                Sớm mai tóc xõa lướt thuyền chơi.



                English--



                Seven-character-ancient-verseLi Bai

                A FAREWELL TO SECRETARY SHUYUN
                AT THE XIETIAO VILLA IN XUANZHOU


                Since yesterday had to throw me and bolt,
                Today has hurt my heart even more.
                The autumn wildgeese have a long wind for escort
                As I face them from this villa, drinking my wine.
                The bones of great writers are your brushes, in the School of Heaven,
                And I am a Lesser Xie growing up by your side.
                We both are exalted to distant thought,
                Aspiring to the sky and the bright moon.
                But since water still flows, though we cut it with our swords,
                And sorrows return, though we drown them with wine,
                Since the world can in no way answer our craving,
                I will loosen my hair tomorrow and take to a fishingboat.







                ******************

                nghe vài câu đầu của bài hát này trong phim Bao Công , có thấy quen quen ko....các vị....


                Mộng Uyên Ương Hồ Điệp




                Zuo ri xiang na dong liu shui Li wo yuan qu bu ke liu
                Jin ri luan wo xin duo fan you
                Chou dao duan shui shui geng liu Ju bei xiao chou chou geng chou
                Ming chao qing feng si piao liu
                You lai zhi you xin ren xiao You shei ting dao jiu ren ku
                Ai qing liang ge zi hao xin ku
                Shi yao wen yi ge ming bai Hai shi yao zhuang zuo hu tu
                Zhi duo zhi shao nan zhi zu
                Kan si ge yuan yang hu die bu ying gai de nian dai
                Ke shi shei you neng bai tuo ren shi jian de bei ai
                Hua hua shi jie yuan yang hu die
                Zai ren jian yi shi dian He ku yao shang qin tian
                Bu ru wen rou tong mian


                Dịch nghĩa


                Ngày hôm qua như dòng nước chảy về đông
                Mãi xa ta không sao giữ lại được
                Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta
                Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
                Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm
                Gió sớm mai thổi đi bốn phương
                Xưa nay chỉ thấy người nay cười
                Có ai nghe thấy người xưa khóc đâu
                Hai tiếng ái tình thật cay đắng
                Muốn hỏi cho rõ hay giả vờ ngây ngô
                Chỉ có thể biết nhiều hay ít
                Sao có thể biết cho đủ
                Giống như đôi uyên ương bươm bướm trong những năm tháng khó khăn này
                Ai có thể thoát được mối sầu nhân thế
                Trong thế giới phù hoa đó
                Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ
                Đôi uyên ương đã yêu nhau sao còn muốn lên tận trời xanh?
                Chi bằng hãy cùng ngủ yên trong sự dịu êm


                Tiếng Việt

                Thời gian vẫn cứ trôi âm thầm
                Như dòng sông nước trôi xa dần
                Sao nỗi đau trong lòng ta vẫn đây
                Làm sao giữ nước thôi xuôi dòng
                U buồn nâng chén thêm u buồn
                Ai biết mai đây đời mình về đâu
                Tình yêu đến thắm trên môi cười
                Khi tình đi mắt ai vương lệ
                Ôi biết sao cho vừa tình thế nhân
                Lòng sao mãi vấn vương tơ tình
                Nhân tình kia biết sao cho vừa
                Ôi luyến lưu thôi đành tình làm ngơ
                Hỡi ơi tình yêu như bướm hoa, như cánh mây trôi bềnh bồng
                Tình yêu ơi ta có mấy ai qua mà không một lần khổ đau
                Trần gian đắm chìm lợi danh chói lòa
                Thôi đừng mơ mộng trời mây
                Thôi đừng xa rời người ơi,
                Hãy đưa nhau tới mộng bình yên!


                Uyên ương hồ điệp mộng (Can't let you go ) - Richard Clayderman




                .



                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 13-06-2010, 10:43 AM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #9

                  Khúc Giang nhị thủ - Đỗ Phủ

                  .



                  曲江二首

                  一片花飛減卻春,風飄萬點正愁人。
                  且看欲盡花經眼,莫厭傷多酒入唇。
                  江上小堂巢翡翠,花邊高塚臥麒麟。
                  細推物理須行樂,何用浮名絆此身。

                  朝回日日典春衣,每日江頭盡醉歸。
                  酒債尋常行處有,人生七十古來稀。
                  穿花蛺蝶深深見,點水蜻蜓款款飛。
                  傳語風光共流轉,暫時相賞莫相違。

                  杜甫

                  Phiên âm :

                  Khúc Giang nhị thủ

                  Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân ,
                  Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân .
                  Thả khan dục tận hoa kinh nhãn ,
                  Mạc yếm thương đa tửu nhập thần .
                  Giang thượng tiểu đường sào phỉ thuý ,
                  Hoa biên cao trũng ngoạ kỳ lân .
                  Tế suy vật lý tu hành lạc ,
                  Hà dụng phù danh bạn thử thân .


                  Triều hồi nhật nhật điển xuân y ,
                  Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy .
                  Tửu trái tầm thường hành xứ hữu ,
                  Nhân sinh thất thập cổ lai hi .
                  Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện ,
                  Điểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi .
                  Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển ,
                  Tạm thời tương hưởng mạc tương vi .

                  Đỗ Phủ

                  Dịch nghĩa :


                  Khúc Giang

                  Mỗi mảnh hoa bay làm bớt đi một ít xuân

                  Gió đưa muôn cánh hoa làm buồn lòng người

                  Hãy nhìn tận hết hoa bay trước mắt

                  Đừng buồn cho lắm mà đưa rượu vào môi

                  Nhà nhỏ trên sông , chim phỉ thuý làm tổ

                  Gò cao bên luống hoa , kỳ lân còn nằm

                  Suy nghĩ kỹ chuyện đời , cũng nên vui thú

                  Sao dùng cái danh hão huyền buộc tấm thân này



                  Ngày ngày tan triều về đem cầm áo xuân

                  Mỗi ngày ở đầu sông , rượu uống thật say mới về

                  Nợ tiền rượu là chuyện thường đâu cũng có

                  Đời người sống đến 70 tuổi , xưa nay hiếm thấy

                  Xuyên qua hoa , bướm hiện ra mờ mờ

                  Điểm mặt nước , chuồn chuồn bay chập chờn

                  Truyền ngữ nói tháng ngày đi qua rất nhanh

                  Vậy hãy cùng nhau thưởng thức chớ nên bỏ qua


                  ***

                  Thơ Đỗ Phủ đã nhập vào đời sống người Việt


                  Người Việt mình phần phần đông đã từng nghe qua một câu thơ có ý nói về sự sống của con người, đó là câu : “ Nhân sinh thất thập cổ lai hy.”
                  Câu này với cái nghĩa thật đơn giản là con người sống được bảy mươi tuổi đã là hiếm có. Đó là sự nhận xét có phần đúng với đời sống con người của thời xa xưa, khi mà đời sống loài người còn quá nghèo nàn, lạc hậu và cũng là thơì kỳ mà nền văn minh của nhân loại chưa được phát triển.

                  Tuy nhiên câu thơ này đã được truyền tụng thật rộng rãi trong nhân gian nước ta, làm cho ai cũng biết đến, thậm chí nó trở thành như một mẫu mực : Ai sống được từ 70 tuổi trở lên thì khi từ giã cõi đời được người đời tôn vinh là THỌ ( sống lâu), còn sống dưới 60 tuổi thì chỉ được coi là hưởng dương mà thôi.

                  Nhưng, điều đặc biệt là mấy ai đã biết xuất xứ của câu thơ này, từ đâu mà có, được rút ra từ bài thơ nào và ai là tác giả ? Cho nên có lẽ chúng ta cũng cần nên tìm hiểu để biết xem sao?
                  Thì đây chính là một câu thơ trong bài KHÚC GIANG II của nhà thơ Đỗ Phủ - một trong ba nhà thơ nổi tiếng, được người đời xưng tụng là ba thi hào Trung Quốc dưới đời nhà Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.


                  Khúc Giang II

                  Triệu hồi nhật nhật điển xuân y
                  Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy
                  Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
                  Nhân sinh thất thập cổ lai hy
                  Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
                  Điểm thủy thanh đình khoản khoản phi
                  Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển
                  Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.


                  Nhà thơ Tản Đà của ta đã dịch :

                  Khỏi bệ Vua ra, cố áo hoài
                  Bên sông say khướt, tối lần mai
                  Nợ tiền mua rượu đâu không thế ?
                  Sống bảy mươi năm đã mấy người ?
                  Bươm bướm luồn hoa phơ phất lượn
                  Chuồn chuồn rỡn nước lửng lơ chơi.
                  Nhắn cho: quang cảnh thường thay đổi
                  Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài”
                  ( trích báo Ngày Nay, số ra ngày 19-12-1937)


                  Đỗ Phủ sinh năm 712 dưới triều đại nhà Đường Trung Quốc, tại làng Đỗ Lăng, phủ Kinh Triệu tỉnh Thiểm Tây, vì vậy người ta còn gọi ông là Đỗ Thiếu Lăng hay Đỗ Công Bộ vì ông đã có chức vụ Công bộ viên ngoại lang.
                  Đỗ Phủ có tên tự là Tử Mỹ là người đươc nổi tiếng thông minh và hay chữ từ thuở nhỏ . Khi mới lên 9 tuổi ông đã viết được chữ Đại tự - Một thứ bút pháp rất khó viết của thời Sơ Đường. Bản tính của Đỗ Phủ thích ngao du sơn thủy đó đây. Năm 19 tuổi (730 ) ông đã đi xuống đất Hoàng Hà, qua Tuần Hà, sang Hoài Âm, ghé Dương Châu rồi đến Trường An, sau đó lần xuống Giang Nam, Cô Tô rồi vượt sông Tiền Đường đến Viêm Khê đậu thuyền dưới núi Thiên Mụ thuộc huyện Tân Xương tỉnh Chiết Giang.
                  Năm 33 tuổi, Đỗ Phủ đến Lạc Dương rồi làm quen và kết bạn thi hữu với Lý Bạch, nhưng sau đó vì thời cuộc và đời sống ông đành chia tay với Lý Bạch mà trở lại cuộc sống rày đây mai đó. Ông đã liên tục rong ruổi cuộc sống trên các phần đất thuộc các nước Ngô, Việt, Triệu, Tề…

                  Sau mấy năm ngao du, ông quay trở về quê mình để dự khoa thi tiến sĩ. Tiếc thay đời Đỗ Phủ dù học giỏi tài cao nhưng lại không mặn nồng với con đường khoa bảng nên thi đã không được chấm đậu !

                  Trước sự không may đó, cộng thêm chứng kiến cảnh khoa trương hưởng lạc của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, và những chuyện tham quan ô lại lộng hành sanh ra cảnh tranh dành phản loạn như chuyện Phạm Dương tiết độ sứ An Lộc Sơn đem quân cướp ngôi nhà Đường, rồi đến chuyện con An Lộc Sơn là An Khánh Tự đứng lên giết cha xưng Đế …, Đỗ Phủ chán nản thời thế và tiếp tục ngao du. Càng ngao du Đỗ Phủ càng lâm vào cảnh bần cùng thêm và Đỗ Phủ đã chiụ đựng trong suốt hơn 10 năm trời ,có lúc tận cùng đến nỗi nghe tin con chết vì thiếu ăn mà không phương giúp đỡ! Phải chăng vì cuộc sống bần hàn như vậy càng khiến cho thơ của Đỗ Phủ càng thêm thâm thúy và kiệt xuất chăng ?

                  Cuối cùng, Đỗ Phủ cũng đã tạo được cho mình một chỗ để dừng chân giang hồ tại đất Thành Đô, đó là Đỗ Phủ Thảo Đường hay còn gọi là Thành Đô Thảo Đường mà ngày hôm nay hậu thế còn có nơi lai vãng viếng thăm di tích của thi nhân nổi danh này.

                  Đỗ Phủ mất năm 59 tuổi tại Hồ Nam vẫn trong sự nghèo cùng, gia đình không đủ tiền làm đám tang đành phải đặt linh cữu ở Nhạc Dương thuộc tỉnh Hoài Nam. Mãi sau đến đời cháu mới được người cháu là Đỗ Tư Nghiệp đến Nhạc Châu mang linh thần về mai táng tại chân núi Thủ Dương tức là gần mộ ông cha là Đỗ Dự và Đỗ Thẩm Ngôn.

                  Đỗ Phủ có hai người con trai là Tông Văn và Tông Vũ. Đỗ Tư Nghiệp là con của Tông Vũ.
                  Khi Đỗ Tư Nghiệp đưa linh thần Đỗ Phủ qua Kinh Châu, trên đường đi đã gặp thi sĩ Nguyên Chấn, một thi sĩ lừng danh lúc bấy giờ, Nguyên Chấn đã viết một bài minh đề trên mộ Đỗ Phủ nói rằng:“ Từ khi có thi nhân đến giờ, không có ai vĩ đại bằng Tử Mỹ”.

                  Tôi viết bài này để kỷ niệm chuy ến đi Trung Quốc do A.V Travel tổ chức đã đến thăm Thành Đô Thảo Đường của thi sĩ và xúc động với những di tích còn đó !

                  California cuối thu năm 2006.
                  * Lê Hoàng &Hồng Mai.


                  ***
                  Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 27-11-2010, 12:00 AM.
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    Dòng Thơ Đường

                    .




                    VƯƠNG HÀN 王翰 (687 – 726)
                    • 涼 州 詞


                      LƯƠNG CHÂU TỪ


                    Trong dòng thơ biên tái, bài Lương châu từ của Vương Hàn là bài nổi tiếng nhất, nhất là đối với Người Việt mình. Bài Lương châu từ có thể là bài thơ Đường được dịch ra tiếng nôm sớm nhất. Đối với Người Việt câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” một câu thơ trong nguyên tác đã trở thành gần như câu thơ thuần Việt. Với bài Lương châu từ của Vương Hàn có khi số người yêu thích nó còn cao hơn bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu.

                    Vương Hàn 王翰,(687 – 726) tự Tử Vũ người tỉnh Sơn Tây- sống vào thời Thịnh Đường. Năm 710 ông đậu tiến sĩ và ra làm quan. Bài từ này Vương Hàn làm năm 713 khi Ông bị đày ra Lương Châu vì tật hay nói thẳng của mình.

                    Nguyên tác chữ Hán


                    涼 州 詞

                    葡萄美酒夜光杯,
                    欲飲琵 琶馬上催。
                    醉臥沙場君莫笑,
                    古來征戰幾人回。


                    Phiên âm


                    • LƯƠNG CHÂU TỪ
                    • Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
                      Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
                      Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
                      Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
                    Chú Vài Từ & Tạm Dịch Nghĩa

                    Lương Châu là một địa danh chỉ vùng đất thuộc tỉnh Cam Túc, nằm ở phía tây nước Tàu giáp giới biên giới Liên xô cũ .

                    Câu 1- “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi”

                    a)-Rượu bồ đào (rượu nho) vốn là rượu tiến vua của các nước phía tây Tần thời đó. Dân nước ta ngày ấy phải làm cu li gánh vải từ Giao châu tiến cho vua Đường!,nước ta còn bị gọi là AN NAM đô hộ phủ, một phủ huyện của một thời ô nhục vì vong quốc.

                    b)-dạ quang bôi là chén phát quang khi có ánh sáng chiếu vào.Đây là đặc sản bằng thạch anh của vùng Hồ, chỉ các nước thuộc phía tây nước Tàu, đó là nhóm các nước có nhiều người theo đaọ Hồi, ngày nay là những nước giáp giới với Turmekistan, Ubekistan. Có người Tàu còn cho rằng “dạ quang bôi “là chén làm bằng ngọc lưu ly(!&?), nôm na là một loại chén quý bằng ngọc dành cho hàng nguyên soái.

                    c)-dạ quang bôi, theo nghĩa đen là “chén ánh lên ánh sáng ban đêm chiếu rọi “.

                    d)-Có người còn giải thích “Dạ quang bôi” là thành ngữ chỉ sự “cạn chén” sao cho người đối diện có thể thấy ánh sáng đêm chiếu vào đáy cốc của mình, bây giờ gọi là “dô! dô! 100% “, rồi người uống úp ngược ly xuống .

                    Câu 2-“Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.”

                    e) Mã thượng là trên mình ngựa. Thôi là thôi thúc .
                    “Mã thượng thôi” còn là cụm từ thành ngữ có nghĩa là “lè lẹ lên!” .
                    Laiquangnam nghĩ đây là cách chơi chữ của người xưa. Vừa về âm ,vừa về ý, hai ý tương phản cùng song hành trong ba tiếng “Mã thượng thôi.”.Tài hoa!.

                    f) Tì bà : : một loại đàn đặc chủng của người Hồ, người chiến binh kỵ mã dùng cây đàn tì bà hình tam giác nhỏ gọn đeo trên vai, dây lớn và căng rất thẳng, Đàn tì có âm vực cao , có thể át tiếng gió hú trong sa mạc. Đàn tì bà này được dùng thay cho tiếng kèn, tiếng khèn quân lệnh. Tùy theo cách gảy nhanh chậm , cao thấp, mà binh sĩ biết mình phải làm gì. Đó là lệnh tiến, lệnh thoái, xung phong hay lệnh rút lui. Tì Bà của Tàu được người Tàu thi vị hóa là nó làm bằng cây ngô đồng, Tàu “nổ” cho cố vào! Để xứng với chén lưu ly.

                    Theo bạn thì câu : “Dục ẩm tì bà mã thượng thôi “, thì tiếng Tì bà trong bài là của ai vậy?, của bên Tàu ( phía thi nhân ), hay bên Hồ (đối kháng với Tàu ). Nếu tì bà là của Hồ, thì nó hàm ý ”lè lẹ đi mấy cha, tụi nó tới kìa !“. Điều này tương ứng với bài Cổ tòng quân hành của Lý Kỳ trong cùng trang web NVA này , Mã thượng thôi!. Nếu tiếng tì bà là của phía lính Tàu, rõ ràng họ đang phấn khích dô dô 100%. , nghĩa là người Tàu trong màu áo lính chiến trong bài đang thắng trận. Theo laiquangnam có lẽ là của địch, thì ý thơ câu 2 mới nhất quán về giòng thơ biên tái, một dòng thơ phản chiến, than thở về cuộc sống gian khổ của người lính vùng Lương Châu. Mời bạn đọc lại lần nữa , -“Dục ẩm! tì bà! mã thượng thôi.! “Ước gì!... lưng ngựa, thúc khan ! đàn tì!”.Mới định nhắp môi mà địch đã tới rồi, là chiến binh Lương Châu người lính Tàu dày dặn kinh nghiệm còn lạ gì tài bắn cung tên của người Hồ là bá chấy! mã thượng thôi.!

                    Câu 3 “Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu”

                    g) Chữ “ Quân” trong câu này là mắt thơ , nó được dùng như là từ YOU trong tiếng Anh , là một từ ngôi thứ hai trung tính, tiếng Việt chúng ta không có từ tương đương . Huynh thì có thể trung tính, nhưng lại dùng cho người đàn ông.

                    Quân mạc tiếu “ You chớ cười”, You đây là ai?, là người chỉ huy, là người đang dấu mặt?, là khách thơ ? , hay là chính người thiếu phụ trong khuê phòng. Cười nụ ?, “You chớ cười”, You cười cái gì ? _cười vì người chiến binh sợ chết cho nên họ phải uống để quên ?, Cười vì Họ cần uống để thêm chút can đảm trước giờ xuất trận. Có thể lắm ! Thơ Đường ! Xin đọc thêm lịch sử của Tàu ở giai đoạn này. Tàu xâm lăng láng giềng và bị láng giềng xâm lăng lại . Xin đọc lại bài Cổ tòng quân hành của Lý Kỳ để biết sự ác liệt của chiến trường Lương Châu từ. Chính câu thứ ba, phủ nhận lời giả thích “dạ quang bôi” là chén ngọc lưu ly, một loại chén hạt mít, ngọc quý lấy đâu cho to mà làm chén lớn. Chén hạt mít mà uống cho say thì chiến trường hẳn êm ả lắm! Trong Chinh phụ ngâm từ câu 289 đến câu 292 khi cụ Đặng Trần Côn có viết về nỗi khiếp sợ của nàng thiếu phụ khi nghĩ đến chàng nay đang ở vùng Ngọc môn quan, một của ải nhìn vào vùng Lương Sơn , nàng chưa từng đến nhưng nghe tên cũng đà khiếp đảm, nói chi người trong cuộc.

                    Trông bốn bề chân trời mặt đất
                    Lên xuống lầu thấm thoát đòi phen
                    Lớp mây ngừng mắt ngại nhìn
                    Biết đâu chinh chiến là miền Ngọc Quan
                    (Chinh Phụ ngâm )


                    Câu 4 , “ Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi “ ,

                    Một câu thơ kinh điển mang tính nhân loại! .

                    Dịch thơ Quốc Âm
                    • Lương Châu Từ

                      Bồ đào sánh chén dạ quang!
                      Thèm chi !
                      …lưng ngựa, thúc khan đàn tì !
                      _Sa trường!
                      _say bẹp!
                      _cười chi (!&?)
                      Xưa nay chinh chiến!,
                      … người đi mấy về !

                      LaiQuangNam


                    Xin giới thiệu một bản dịch áp sát nguyên thể của cụ Bùi khánh Đản dành cho người thưởng ngoạn theo trường phái cổ điển .

                    Bài Hát Lương Châu

                    Bồ đào , rượu rót chén lưu ly
                    Muốn uống , tỳ bà giục ngựa đi
                    Bãi cát say nằm , chê cũng mặc
                    Xưa nay chinh chiến mấy ai về .

                    Bùi khánh Đản


                    nguồn : NewVietArt
                    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-07-2010, 06:17 PM.
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      .
                      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                      Tặng bài ni cho CO! Chúc CO luôn vui hỉ!

                      Vi thảo đương tác lan
                      Tg: Lý Bạch

                      Vi thảo đương tác lan
                      Vi mộc đương tác tùng
                      Lan u hương phong viễn
                      Tùng hàn bất cải dung.


                      UKH
                      Jun 1, 2010
                      Cảm ơn UKH thật nhìu nhìu , CO thích bài này nên tìm nguyên bản về cho mãn nhãn ......




                      .
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #12

                        Ô hô !Ô hô ! M Mít nhỏ nhập cốc chưa xuống núi , CO đem về vài bài Đường thi cho các bạn thích Cổ thi đọc đỡ buồn !!!


                        ***



                        Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế

                        Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

                        Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

                        Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

                        Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

                        *********

                        Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều

                        Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
                        Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
                        Con thuyền đậu bến Cô Tô
                        Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

                        (Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà)


                        Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều

                        Trăng tà tiếng quạ vẳng sương rơi
                        Sầu đượm hàng phong giấc lửa chài
                        Ngoài lũy Cô Tô chùa vắng vẻ
                        Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai

                        (Bản dịch ra tiếng Việt của Trần Trọng San)


                        Sương dầy quạ réo ánh trăng rơi
                        Sầu ngủ bờ phong rọi lửa chài
                        Đêm tối Cô Tô ngoài lũy vắng
                        Chuông chùa vọng đến mạn thuyền ai

                        (Shiroi)

                        .
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        • #13

                          .

                          Vọng Nguyệt Hoài Viễn - Trương Cửu Linh






                          Vọng nguyệt hoài viễn

                          Trương Cửu Linh

                          Hải thượng sinh minh nguyệt

                          Thiên nhai cộng thử thì

                          Tình nhân oán dao dạ

                          Cánh tịch khởi tương ti

                          Diệt chúc liên quang mãn

                          Phi y giác lộ ti

                          Bất kham doanh thủ tặng

                          Hoàng tẩm mộng giai ky


                          Dịch Thơ (bản dịch Hải Đà)


                          Nhìn Trăng Nhớ Phương Xa

                          Trăng sáng trên biển cả
                          Cuối trời rạng rỡ soi
                          Sầu hận tình ly xứ
                          Đêm dài nhớ khôn vơi
                          Đèn tàn thương ánh tỏ
                          Áo mặc đẫm sương rơi
                          Tặng người tay khó vốc
                          Đành hẹn giấc mơ thôi …


                          .
                          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 19-08-2010, 05:10 AM.
                          ----------------------------

                          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                          Comment

                          • #14



                            Nguyệt hạ độc chước

                            Lý Bạch

                            Hoa gian nhất hồ tửu

                            Độc chước vô tương thân

                            Cử bôi yêu minh nguyệt

                            Đối ảnh thành tam nhân

                            Nguyệt kí bất giải ẩm

                            Ảnh đồ tuỳ ngã thân

                            Tạm bạn nguyệt tương ảnh

                            Hành lạc tu cập xuân

                            Ngã ca nguyệt bồi hồi

                            Ngã vũ ảnh linh loạn

                            Tỉnh thì đồng giao hoan

                            Tuý hậu các phân tán

                            Vĩnh kết vô tình du

                            Tương kỳ mạc phân tán


                            Dịch nghĩa :

                            Uống rượu một mình dưới trăng

                            Giữa hoa một hồ rượu
                            Một mình rót uống không người thân
                            Nâng chén mời trăng sáng
                            Cùng bóng mình thành ba người
                            Trăng không biết uống rượu
                            Bóng thì theo thân mình
                            Tạm kết bạn với trăng và bóng
                            Vui cho kịp với ngày xuân
                            Ta hát trăng cũng bồi hồi
                            Ta múa trăng cũng quay cuồng
                            Khi tỉnh cùng vui với nhau
                            Say rồi đều tan tác
                            Tình giao kết buộc nhau lại mãi chi
                            Hẹn hò nhau trên tít Vân Hán (sông Ngân Hà)


                            .
                            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 20-08-2010, 06:14 AM.
                            ----------------------------

                            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                            Comment

                            • #15

                              .




                              Nguyệt dạ

                              Đổ Phủ


                              Kim dạ Phu Châu nguyệt

                              Khuê trung chỉ độc khan

                              Dao liên tiểu nhi nữ

                              Vị giải ức Tràng An

                              Hương vụ vân hoàn thấp

                              Thanh huy ngọc tý hàn

                              Hà thời ỷ hư hoảng

                              Song chiếu lệ ngân can



                              Dịch nghĩa


                              Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay
                              Trong phòng khuê chỉ một người đứng nhìn
                              Ở xa thương cho con gái bé bỏng
                              Chưa hiểu nỗi nhớ Trường An
                              Sương thơm làm ướt mái tóc mai
                              Ánh trăng trong sáng làm giá lạnh cánh tay ngọc
                              Bao giờ được tựa bên màn mỏng
                              Để trăng chiếu cả đôi ta cho ngấn lệ ráo khô?


                              Đêm sáng trăng


                              Châu Phu này lúc trăng soi
                              Buồng the đêm vắng riêng coi một mình
                              Đoái thương thơ dại đầu xanh
                              Tràng An chửa biết đem tình nhớ nhau
                              Sương sa thơm ướt mái đầu
                              Cánh tay ngọc trắng lạnh màu sáng trong
                              Bao giờ tựa bức màn không
                              Gương soi chung bóng lệ dòng dòng khô

                              (Bản dịch của Tản Đà)



                              Đêm trăng

                              Đêm nay Phu Châu sáng
                              Mình em ngắm trăng khuya
                              Nỗi nhớ Trường An ấy
                              Thương con chửa biết gì
                              Sương thơm làn tóc đẫm
                              Ánh lạnh cánh tay tê
                              Bao giờ cùng soi bóng
                              Đôi mình ngấn lệ se.

                              (Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom