• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Dòng Thơ Đường

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Dòng Thơ Đường


    Khuê Oán - Vương Xương Linh


    閨怨
    王昌齡

    閨中少婦不知愁, 春日凝妝上翠樓。
    忽見陌頭楊柳色, 悔教夫婿覓封侯。


    Phiên Âm

    Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

    Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

    Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

    Hối giao phu tế mịch phong hầu.


    Tạm dịch nghĩa :


    Phòng khuê thiếu phụ không biết sầu là gì
    Ngày xuân ngưng trang điểm bước lên lầu thuý
    Chợt thấy sắc dương liễu ở đầu đường
    Hối tiếc đã khuyên chồng đi tìm để được phong tước hầu.



    Dịch Thơ Quốc Âm của LaiQuangNam

    Khuê Oán

    Khuê phòng nàng biết chi sầu,
    Ngày xuân ngưng phấn thuợng lầu thúy sang.
    Đầu đàng…chợt sắc liễu dương,
    Giục chàng bén chốn quan trường làm chi !

    Laiquangnam

    Chú Vài Từ

    1- Khuê trung ,phòng khuê của người phụ nữ trong chốn đài các;
    2- Ngưng trang : là trang điểm hoàn tất, ngày xưa theo lễ thì người phụ nữ quyền quý không được đề gương mặt không điểm trang ra mắt chồng, nhất là các bà hậu ,bà phi đối với vua .Trong Việt ngữ chữ " ngưng " có hai nghĩa một là dừng đột ngột, hai là dừng khi đã xong việc .
    3- Thúy là lầu thúy, lầu có ánh ngọc xanh, thường nhà cực giàu có mới có
    4- Dương liễu , dương liễu là hai cây cùng họ mới nhìn hơi giống nhau, nhưng dương cây lá cứng ( chỉ đàn ông ) liễu cây lá mềm, rũ ( chỉ người phụ nữ ).
    5- Sắc , là cảnh tượng, hình thái ,
    6- thướng , tiếng Việt " thượng lên", là trèo lên một cách háo hức .


    ****************


    Khuê oán, là bài thơ thuộc dòng thơ biên tái, là tác phẩm nổi tiếng của Vương Xương Linh, người được khen là Thi Thiên tử thời Thịnh Đường. Ông dùng chữ cân nhắc, chắc lọc và rất tài hoa trong dòng tuyệt cú. Bài thơ này đối với học sinh Việt Nam nghe rất quen thuộc vì nhắc họ nhớ đến câu thơ dịch tài hoa của bà Đoàn thị Điểm trong Chinh phụ ngâm ngày xưa .

    Lúc ngoảnh mặt ngắm màu dương liễu
    Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
    Chẳng hay muôn dặm ruổi rong
    Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng? (1)

    (Chinh Phụ Ngâm )



    (1) Nguyên tác của Ôn Như Hầu Đặng Trần Côn

    Hồi thủ trường đê dương liễu sắc
    Hối giao phu tế mịch phong hầu
    Bất thức ly gia thiên lý ngoại
    Quân tâm hữu tự thiếp tâm phầu.


    nguồn : NewVietart


    %%%%%%%%%%%%%%%%

    Vương Xương Linh tự là Thiếu Bá, người đất Giang Ninh, tỉnh Giang Tô. Đậu Tiến sỹ, làm chức Hiệu thư lang, sau bị biếm chức ra làm quan úy tại Long Tiêu. Gặp lúc loạn lạc, ông bị Thứ sử Lư Khưu Hiển vì tư thù giết chết. Vương Xương Linh nổi tiếng thơ hay được gọi là Thi thiên tử cũng như Vương Duy là Thi Phật, Lý Bạch là Thi Tiên, Đỗ Phủ là Thi Thánh. ông có để lại một thi tập gồm 5 bài, Khuê oán là một trong các bài thơ đó.


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-02-2011, 07:02 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #16

    Mình cũng bon chen góp với CO một bài nhé. Bài này mình chỉ biết, thích và hay dùng có một câu thôi "Nhất tướng công thành vạn cốt khô", nhưng may quá vừa mới kiếm ra bản gốc lẫn bản dịch Hán văn nữa. Lẽ dĩ nhiên là tài hèn sức mọn nên không dám dịch thêm thơ Đường, sợ thơ của mình bị biến thành đường...Thổt nốt mất....Hihihi....

    己亥歲二首-曹松

    澤國江山入戰圖,
    生民何計樂樵蘇。
    憑君莫話封侯事,
    一將功成萬骨枯。


    Kỷ Hợi tuế nhị thủ-Đào Tùng

    Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,
    Sinh dân hà kế lạc tiều tô.
    Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
    Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

    Comment

    • #17

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
      Mình cũng bon chen góp với CO một bài nhé. Bài này mình chỉ biết, thích và hay dùng có một câu thôi "Nhất tướng công thành vạn cốt khô", nhưng may quá vừa mới kiếm ra bản gốc lẫn bản dịch Hán văn nữa. Lẽ dĩ nhiên là tài hèn sức mọn nên không dám dịch thêm thơ Đường, sợ thơ của mình bị biến thành đường...Thổt nốt mất....Hihihi....

      己亥歲二首 - 曹松

      澤國江山入戰圖,
      生民何計樂樵蘇。
      憑君莫話封侯事,
      一將功成萬骨枯。

      Kỷ Hợi tuế nhị thủ-Đào Tùng

      Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,
      Sinh dân hà kế lạc tiều tô.
      Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
      Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

      " Đò có lưng ! "... Vốn liếng Hán tự của CO cũng chìm đáy sông tự hồi nào dzồi , chẳng qua không thể quên những bài thơ tuyệt đẹp í , nên mượn về gửi vào đây , nhưng cũng nhiều người như mình nên bài thơ thỉnh thoảng " thất bổn "...

      Cho phép CO thêm đoạn dịch nghĩa vào bài thơ của UKH nhe , thực ra bài này cũng mới thấy lần đầu ,trên Google cũng có vài bản ko giống nhau...


      己亥歲惑事
      曹松

      澤國江山入戰圖,
      生民何計樂樵蘇。
      憑君莫話封侯事,
      一將功成萬骨枯。

      __________

      Kỷ Hợi tuế hoặc sự
      Tào Tùng - Đường

      Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
      Sinh dân hà kế lạc tiều tô
      Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
      Nhất tướng công thành vạn cốt khô

      Dịch nghĩa:

      Sông núi nơi này rơi vào cảnh chiến tranh
      Đâu là cảnh an lạc cắt cỏ đốn củi của người dân
      Xin người đừng nói tới chuyện phong hầu
      Một viên tướng nên công đổi bằng vạn bộ xương trắng
      _____________

      Chú thích:

      Tào Tùng sau sự biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh thời Đường Huyền Tông, nhìn cảnh sinh dân lầm than mà cảm thán viết nên bài này...

      (*) Trạch quốc: vùng sông nước đầm lầy, chỉ vùng bờ nam sông Trường Giang...

      (*) Tiều: đốn củi, tô: cắt cỏ

      (*) nhập chiến đồ: xuất hiện trên bản đồ chiến trận, ý nói rơi vào cảnh chiến tranh


      **********************************


      己亥歲二首 - 曹松

      泽国江山入战图
      生民何计乐樵苏
      凭君莫话封侯事
      一将功成万骨枯

      Kỷ Hợi tuế nhị thủ - Tào Tùng, đời Đường.

      Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
      Sinh dân hà kế nhạc tiều tô
      Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
      Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

      Non nước giang sơn hóa chiến trường
      Muôn dân sao sống cảnh an lương
      Vua cao chớ nói phong hầu tước
      Một tướng danh thành, vạn máu xương.
      (hieusol dịch)



      Tặng UKH bài này nhe...





      Giai nhân ca - Lý Diên Niên

      Bắc phương hữu giai nhân,
      Tuyệt thế nhi độc lập.
      Nhất cố khuynh nhân thành,
      Tái cố khuynh nhân quốc.
      Ninh bất tri, khuynh thành dữ khuynh quốc,
      Giai nhân nan tái đắc.

      Phỏng dịch:

      Phương Bắc có một người đẹp
      Nhan sắc không ai sánh bằng
      Nhìn một lần là thành quách nghiêng ngả
      Nhìn lần nữa thì đất nước đảo điên
      Biết mà chi , nghiêng thành hay nghiêng nước
      Giai nhân khó lòng mà có lại được.

      Dịch thơ - Aficio + hieusol

      Phương Bắc có giai nhân,
      Xinh tươi nhất cõi trần.
      Liếc nhìn, thành quách đổ
      Nhìn thêm, quốc gia vong
      Mặc kệ thành nghiêng hay nước mất
      Giai nhân mấy khi gặp lại được ?


      .
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #18

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
        .





        Câu 1- “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi”

        a)-Rượu bồ đào (rượu nho) vốn là rượu tiến vua của các nước phía tây Tần thời đó. Dân nước ta ngày ấy phải làm cu li gánh vải từ Giao châu tiến cho vua Đường!,nước ta còn bị gọi là AN NAM đô hộ phủ, một phủ huyện của một thời ô nhục vì vong quốc.

        b)-dạ quang bôi là chén phát quang khi có ánh sáng chiếu vào.Đây là đặc sản bằng thạch anh của vùng Hồ, chỉ các nước thuộc phía tây nước Tàu, đó là nhóm các nước có nhiều người theo đaọ Hồi, ngày nay là những nước giáp giới với Turmekistan, Ubekistan. Có người Tàu còn cho rằng “dạ quang bôi “là chén làm bằng ngọc lưu ly(!&?), nôm na là một loại chén quý bằng ngọc dành cho hàng nguyên soái.

        c)-dạ quang bôi, theo nghĩa đen là “chén ánh lên ánh sáng ban đêm chiếu rọi “.

        d)-Có người còn giải thích “Dạ quang bôi” là thành ngữ chỉ sự “cạn chén” sao cho người đối diện có thể thấy ánh sáng đêm chiếu vào đáy cốc của mình, bây giờ gọi là “dô! dô! 100% “, rồi người uống úp ngược ly xuống .

        nguồn : NewVietArt
        Câu a) người viết về học lại lịch sử...

        Câu b ) Đây là loại ngọc Hòa Thiền , xuất hiện ở vùng Hotan. Ngọc được tìm thấy trên các con sông cạn hay suối sau mỗi mùa mưa ( Theo truyền thuyết chỉ có các cô gái đồng trinh lội suối không mặc quần mới dễ tìm được ngọc chất lượng cao hơn những người khác Thường loại ngọc mềm màu trắng được xếp chung với Ngọc Nephrite: độ cứng 5,5 - 6 Mors [Ca2(Mg,Fe2+)5(Si8O22)(OH,F)2, được thành tạo cách đây 100 triệu năm ở độ sâu dưới lòng đất 10km, nhiều nước có và dễ tìm thấy. Người thợ ngọc thường khắc những nét ẩn hình phía trong ngọc... Sau khi chế các chất lõng như rựu chẵng hạn vào , đưa ly soi dưới ánh sáng thì các hình khắc được nổi ra , có loại mõng được làm thấu quang thường phát sáng trong bóng tối...



        Thôi dzọt...
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #19

          .




          Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

          Lý Bạch


          黃鶴樓送孟浩然之廣陵

          故人西辭黃鶴樓,
          煙花三月下陽州。
          孤帆遠影碧空盡,
          惟見長江天際流。

          Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

          Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

          Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

          Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.



          Dịch nghĩa

          Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

          Bạn cũ dời chân Hoàng Hạc lâu
          Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu
          Bóng buồm chìm lẫn trong trời biếc
          Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy mau

          (Bản dịch của Trần Trọng San)



          Phía tây bạn biệt Hạc lâu
          Tháng ba trẩy xuống Dương Châu thuận dòng
          Cánh buồm bóng hút màu không
          Trông xa trắng xoá nước sông bên trời

          (Bản dịch của Trần Trọng Kim )


          Hoàng Hạc lầu xưa bạn cũ rời
          Dương Châu hoa khói tháng ba xuôi
          Buồm đơn bóng hút vào xanh biếc
          Chỉ thấy Trường Giang chảy cuối trời

          (Bản dịch của Khương Hữu Dụng)


          Bạn từ lầu Hạc lên đường
          Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
          Bóng buồm đã khuất bầu không
          Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

          (Bản dịch của Ngô Tất Tố)


          .
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #20

            .




            Tương tư - Vương Duy

            相思

            紅豆生南國,
            春來發幾枝。
            願君多采擷,
            此物最相思。

            Hồng đậu sinh nam quốc,


            Xuân lai phát kỷ chi.

            Nguyện quân đa thái hiệt,

            Thử vật tối tương tư.


            Dịch nghĩa

            Tương tư

            Nước nam sinh đậu đỏ
            Xuân về nở cành xinh
            Chàng ơi hái nhiều nhé
            Nhớ nhau tha thiết tình

            (Bản dịch của Hải Đà)


            ( Hồng đậu có hột hình tròn, màu sắc tươi hồng,
            hình dạng đáng yêu, thường làm trang sức trên mái tóc phụ nữ.
            Người xưa lấy cây này biểu tượng cho tình yêu,
            nên mới có tên là cây "tương tư". )



            .
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #21

              .




              Hoạ ưng - Đỗ Phủ


              Tố luyện phong sương khởi,

              Thương ưng hoạ tác thù.

              Song thân tư giảo thỏ,

              Trắc mục tự sầu hồ.

              Điều tuyền quang kham trích,

              Hiên doanh thế khả hô.

              Hà đương kích phàm điểu,

              Mao huyết sái bình vu.


              Dịch nghĩa


              Con ưng vẽ

              Ưng xanh ai khéo vẽ vời,
              Nổi trên lụa trắng, một trời gió sương.
              Gườm gườm đôi mắt liếc ngang,
              Nghiêng nghiêng mình né như đương rình mồi.
              Dây xinh, vòng sáng hẳn hoi,
              Gọi thường bay xuống hiên ngoài cũng nên!
              Bao giờ đánh bọn chim hèn,
              Máu lông tung rắc giữa miền đồng hoang?

              (Không rõ người dịch)

              .
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #22

                .




                Trừ Châu Tây Giản - Vi Ứng Vật

                滁州西澗

                獨憐幽草澗邊生,
                上有黃鸝深樹鳴。
                春潮帶雨晚來急,
                野渡無人舟自橫

                Độc liên u giản thảo biên sinh

                Thượng hữu hoàng ly thâm thụ minh

                Xuân trào đái vũ vãn lai cấp

                Dã độ vô nhân chu tự hoành.


                Dịch nghĩa

                Lạch tây ở Trừ Châu

                Riêng thương cỏ âm thầm mọc bên lạch,
                Trên có cái oanh vàng hót trong cây um tùm.
                Thủy triều mùa xuân đem theo mưa, trời sập tối
                Đò đồng quạnh vắng, con thuyền tự quay ngang.


                Lạch tây ở Trừ Châu

                Xót thương bến nước cỏ xanh vàng,
                Cây rậm cành cao, oanh hót vang.
                Mưa dịp triều xuân, trời sập tối,
                Chiếc đò quạnh vắng tự quay ngang.

                (Bản dịch của Tương Như)


                .
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #23

                  .




                  Bạch Liên - Lục Quy Mông

                  白蓮

                  素 蘤 多 蒙 別 艶 欺
                  此 花 端 合 在 瑤 池
                  無 情 有 恨 何 人 覺
                  月 曉 風 清 欲 墮 時



                  Tố hoa đa mông biệt diễm khi


                  Thử hoa đoan hợp tại Dao Trì

                  Vô tình hữu hận hà nhân giác

                  Nguyệt hiểu phong thanh dục đọa thì.


                  Dịch Thơ


                  Sen Trắng

                  Sắc nõn ai vùi chịu lấn khi
                  Nhưng hoa kết nụ tại Dao Trì
                  Không tình nuốt hận nào ai biết
                  Gió mát trăng non muốn đọa gì ?

                  (Bài dịch của Shiroi)



                  .
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #24

                    .





                    Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ - Giả Đảo

                    Tùng hạ vấn đồng tử

                    Ngôn sư thái dược khứ

                    Chỉ tại thử sơn trung

                    Vân thâm bất tri xứ.


                    尋 隱 者 不 遇

                    松下問童子,
                    言師採藥去。
                    只在此山中,
                    雲深不知處。


                    Dịch Thơ

                    Tìm Ẩn Sĩ Không Gặp

                    Gốc thông hỏi chú học trò
                    Rằng: thầy hái thuốc lò mò đi xa
                    Ở trong núi ấy thôi mà
                    Mây che mù mịt biết là đi đâu.

                    (Tản Đà)


                    Dưới thông hỏi chú tiểu đồng,
                    Rằng :” Thầy hái thuốc, nên không có nhà.
                    Núi này quanh quất không xa,
                    Nhưng mây nhiều, biết đâu là chốn đi.

                    (Trần Trọng San)


                    Dưới tùng hỏi tiểu đồng,
                    Nói: Thầy đi hái thuốc.
                    Chỉ trong dãy núi này,
                    Mây mù không thấy được.

                    (Tương Như)


                    Dưới cội tùng nghe trẻ
                    Rằng thầy hái thuốc xa
                    Chỉ trong vòng núi ấy
                    Mây thẫm khó tìm ra

                    (Shiroi)


                    .
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #25



                      Mười tài tử thời Đại Lịch và những nét đặc sắc trong thơ ca của họ (1)

                      Chúc Minh Hoa




                      Loạn An Lộc Sơn làm tan cảnh tượng thăng bình thời thịnh Đường, từ đó vương triều nhà Đường tụt dần vào con đường suy thoái, văn hoá nghệ thuật trong thời kỳ này do vậy cũng biến đổi sâu sắc. Một mặt, dòng văn học hiện thực mà đại diện là Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… đã phát triển đến mức thành thục, thì mặt khác không ít các nhà thơ “lấy cảnh núi xanh, mây trắng, gió xuân, cỏ thơm làm của riêng mình”, dấy lên một phong trào thơ ca hoa mỹ, điển nhã, xướng hoạ. Những người mà đời sau gọi là “Mười tài tử thời Đại Lịch” chính là những đại biểu tiêu biểu cho dòng thơ ca trong thời kỳ này.


                      Mười tài tử thời Đại Lịch gồm những ai? Có rất nhiều thuyết khác nhau. Theo ghi chép của Diêu Hợp thời Đường trong Cực Huyền tập thì gồm có Lý Đoan, Lư Luân, Cát Trung Phù, Hàn Hoành, Tiền Khởi, Tư Không Thự, Miêu Phát, Thôi Động, Cảnh Vi, Hạ Hầu Thẩm(2). Trong Lư Luân truyện ở sách Tân Đường thư cũng ghi chép gần như thế. Nhưng ở các tài liệu khác như Đường thi kỷ sự của Kế Hữu Công, Tạp chí của Giang Linh Kỷ, Thương Lang thi thoại của Nghiêm Vũ đời Tống, Độc Tuyết Sơn phòng đường thi sao của Quản Thế Minh đời Thanh thì có tăng có giảm. Ngoài mười người kể trên, những người sau đây cũng được gọi là mười tài tử gồm Lang Sĩ Nguyên, Lý Ích, Lý Gia Hựu, Hoàng Phủ Tằng, Hoàng Phủ Nhiễm, Lưu Trường Khanh, Lãnh Triêu Dương, Cát Húc(3)…

                      Thuyết nào đúng thuyết nào sai quả thực khó mà biết được. Diêu Hợp là người thời Đường biên chép thơ Đường, có lẽ là đáng tin hơn. Tác phẩm của Mười tài tử tuy lưu truyền lại rất ít nhưng thời đó lại rất có tiếng tăm, vả mỗi thời mỗi khác không thể dùng nhãn quang bây giờ để phê phán họ được. Người đáng ngờ nhất trong nhóm tài tử là Lý Ích, bởi phong cách thơ của ông hùng hồn sâu lắng khác xa với phong cách thơ của Mười tài tử, nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú ở mảng đề tài biên tái của Lý Ích được xem là đệ nhất từ thời Khai Nguyên về sau, có thể sánh cùng với thơ của Vương Xương Linh và Lý Bạch. Vì Lý Ích là người thân với Lư Luân nhất, lại hay xướng hoạ qua lại với nhau nên người đời Tống, Nguyên xếp ông cùng với Lư Luân và đưa ông vào danh sách Mười tài tử thời ấy (Dung Trai tuỳ bút của Hồng Mại, Ngô Lễ bộ thi thoại của Ngô Sư Đạo), làm thế quả không tránh khỏi khiên cưỡng.


                      Trong Tiền Trọng Văn tậpTứ khố toàn thư tổng mục chép “đến thời Đại Lịch, thi cách đã bắt đầu thay đổi. Cái khí hồn hậu của thời Khai Bảo đã dần dần xa vắng, tuy phong điệu cao vời nhưng hơi đến chỗ phù phiếm, sáo rỗng. Cánh cửa của sự thăng trầm thực là ở Mười tài tử. Lang Sĩ Nguyên là người khởi xướng, cũng có thể gọi ông là người tiêu biểu vậy. Lời thơ ôn hoà đẹp đẽ, uyển chuyển mà không mất đi phong cách của mình, lại giữ được phong thái của các bậc tiền bối”. Lời bình luận này khá công bằng và chính xác. Tác phẩm của mười tài tử tuy khí cách không bằng thời Thịnh Đường, nhưng họ quả là có sự tiếp bước của các bậc tiền bối, trong thơ họ luôn có dáng dấp của tiền nhân.



                      Điểm đặc sắc chủ yếu trong thơ ca của mười tài tử thể hiện ở mấy điểm sau:


                      1. Ký tình sơn thuỷ, vịnh tụng tự nhiên (gởi tình vào sông núi, ca vịnh cảnh thiên nhiên).


                      Mười tài tử đã nối gót Vương Duy, lấy phong cảnh điền viên làm đề tài chủ yếu. Như bài Mộ xuân quy cố sơn thảo đường của Tiền Khởi:


                      谷口春殘黃鳥稀

                      辛夷花盡杏花飛

                      始憐幽竹山窗下

                      不改清陰待我歸


                      Cốc khẩu xuân tàn hoàng điểu hy,

                      Tân di hoa tận hạnh hoa phi.

                      Thuỷ liên u trúc sơn song hạ,

                      Bất cải thanh âm đãi ngã quy.


                      Xuân tàn hang thẳm, vắng oanh vàng,

                      Hoa hạnh, tân di phai sắc hương.

                      Khóm trúc, mừng thay, bên cửa núi,

                      Vẻ xanh chưa đổi, đợi người sang. (4)


                      Thời gian tiến dần, vật - ngã tương thân, trong động có tĩnh, thể hiện cái tình nhàn dật của tác giả.


                      Bài Bách Lâm tự nam vọng của Lang Sĩ Nguyên:


                      溪上遙聞精舍鐘

                      泊舟微徑度深松

                      青山霽後雲猶在

                      畫出西南四五峰


                      Khê thượng dao văn tinh xá chung,

                      Bạc chu vi kính độ thâm tùng.

                      Thanh sơn tễ hậu vân do tại,

                      Hoạch xuất tây nam tứ ngũ phong.


                      Nghe vẳng chuông chùa trên suối khe,

                      Dừng thuyền rẽ lối bóng thông che.

                      Núi xanh mưa tạnh mây còn quyến,

                      Mấy ngọn non nhô mé nam tê.


                      Quả là trong thơ có hoạ dẫn người vào cảnh, độc giả đọc lên tưởng như chính mình đi trong đó, tận mắt thấy cảnh kia. Bài Giang thôn tức sự của Tư Không Thự:


                      釣罷歸來不繫船

                      江村月落正堪眠

                      縱然一夜風吹去

                      只在蘆花淺水邊


                      Điếu bãi quy lai bất hệ thuyền,

                      Giang thôn nguyệt lạc chính kham miên,

                      Túng nhiên nhất dạ phong xuy khứ,

                      Chỉ tại lô hoa thiển thuỷ biên.


                      Thuyền lá câu về chẳng buộc dây,

                      Làng chày trăng xế, giấc nồng say.

                      Cả đêm mặc gió xô trôi dạt,

                      Còn cạnh bờ lau nước liếp đầy.


                      Thanh tân nhàn dật, yên ắng hài hoà, hệt như người nông phu trong nguồn nước Đào hoa, tự do tự tại, chẳng màng thế sự. Các bậc tiền bối đã chỉ ra rằng loại thơ này có sự kế thừa thơ sơn thuỷ mang thiền vị của Vương Duy. Đồng thời ta cũng dễ dàng nhận thấy quả thực nó thiếu đi cái khí hùng hồn hào sảng của thời Thịnh Đường và luẩn quẩn trong cảnh giới khá chật chội, nhỏ hẹp.


                      2. Cách luật quy chỉnh, tự cú tinh công (cách luật chặt chẽ, câu chữ điêu luyện).


                      Đây là điểm đặc sắc thể hiện rõ nhất trong tác phẩm của Mười tài tử. Họ làm thơ rất chuyên chú, thái độ nghiêm túc, tác phẩm của họ rất hay dùng thể thơ cách luật cận thể, âm luật hài hoà, rất ít khi dùng thể ca hành nhạc phủ. Như bài Thù Trình Diên thu dạ tức sự đề tặng của Hàn Hoành:


                      長簟迎風早

                      空城澹月華

                      星河秋一鴈

                      砧杵夜千家

                      節候看應晚

                      心期臥已賒

                      向來吟秀句

                      不覺已鳴鴉


                      Trường điếm nghênh phong tảo,

                      Không thành đạm nguyệt hoa.

                      Tinh hà thu nhất nhạn,

                      Châm chử dạ thiên gia.

                      Tiết hậu khan ưng vãn,

                      Tâm kỳ ngoạ dĩ xa.

                      Hướng lai ngâm tú cú,

                      Bất giác dĩ minh nha.


                      Trải chiếu chờ cơn gió,

                      Bên thành rạng ánh trăng.

                      Ngân hà con nhạn liệng,

                      Châm chử mọi nhà vang.

                      Giấc mộng lòng hò hẹn,

                      Trời thu cảnh muộn màng.

                      Ngâm nga bài tuyệt tác,

                      Quạ sớm bỗng kêu sang.(5)


                      Có âm thanh có màu sắc, thế thuận nối nhau, chương pháp rất tinh tế chặt chẽ.


                      Bài Quy nhạn của Tiền Khởi:


                      瀟湘何事等閑回

                      水碧沙明兩岸苔

                      二十五弦彈夜月

                      不勝清怨卻飛來


                      Tiêu Tương hà sự đẳng nhàn hồi?

                      Thuỷ bích sa minh lưỡng ngạn đài.

                      Nhị thập ngũ huyền đàn dạ nguyệt,

                      Bất thăng thanh oán khước phi lai.


                      Tiêu Tương hà cớ lại về đây?

                      Nước biếc rêu xanh, bãi cát dài.

                      Đàn sắt đêm trăng khoan nhặt khảy (6),

                      Oán hờn khôn xiết, xốn xang bay.




                      Lời đã đẹp mà ý càng hay, bài thơ được xem là thượng phẩm trong thể thất ngôn tuyệt cú.


                      Bài Vân Dương quán dữ Hàn Thân túc biệt của Tư Không Thự:


                      故人江海別

                      幾度隔山川

                      乍見翻疑夢

                      相悲各問年

                      孤燈寒照雨

                      深竹暗浮煙

                      更有明朝恨

                      離杯惜共傳


                      Cố nhân giang hải biệt,

                      Kỷ độ cách sơn xuyên.

                      Sạ kiến phiên nghi mộng,

                      Tương bi các vấn niên.

                      Cô đăng hàn chiếu vũ,

                      Thâm trúc ám phù yên.

                      Cánh hữu minh triêu hận,

                      Li bôi tích cộng truyền.


                      Giang hồ biệt cố nhân,

                      Sông núi cách bao lần.

                      Chợt gặp ngờ như mộng,

                      Thương nhau, hỏi tuổi xuân.

                      Mưa thu, đèn dọi bóng,

                      Khói nhạt, trúc khoe xanh.

                      Thêm hận bình minh đến,

                      Giã từ, chén cứ nâng,



                      Liên đầu tương truyền là thiên cổ danh cú, liên sau cũng tự nhiên, hầu như không có chữ nào không đẹp, cái tình chợt gặp đó rồi li biệt đó được biểu hiện dưới ngòi bút thật ướt át lâm li. Những câu hay lời đẹp trong thơ của mười tài tử có rất nhiều. Như:


                      竹憐新雨後

                      山愛夕陽時


                      Trúc liên tân vũ hậu,

                      Sơn ái tịch dương thời.


                      Mến thay khóm trúc sau mưa tạnh,

                      Yêu lắm sườn non dưới bóng tà.(7)
                      (Tiền Khởi, Cốc Khẩu thư trai ký Dương bổ khuyết)


                      曲終人不見

                      江山數峰青


                      Khúc chung nhân bất kiến,

                      Giang sơn sổ phong thanh.


                      Khúc tàn người chẳng thấy,

                      Trên bến mấy non xanh.
                      (Tiền Khởi, Tỉnh thí Tương Linh cổ cầm)


                      估客晝眠知浪靜

                      舟人夜語覺潮生

                      三湘愁鬢逢秋色

                      萬里歸心對月明


                      Cô khách trú miên tri lãng tĩnh,

                      Chu nhân dạ ngữ giác triều sinh.

                      Tam Tương sầu mấn phùng thu sắc,

                      Vạn lý quy tâm đối nguyệt minh.


                      Thương lái ngủ ngày hay sóng lặng,

                      Bạn sào đêm nói biết triều dâng.

                      Tam Tương tóc bạc màu thu nhuộm,

                      Muôn dặm lòng quê ánh nguyệt tràn.

                      (Lư Luân, Vãn thứ Ngạc Châu)


                      曉月過殘壘

                      繁星宿故關


                      Hiểu nguyệt quá tàn luỹ,

                      Phồn tinh túc cố quan.


                      Trăng sớm, qua luỹ vắng,

                      Sao dày, trọ ải xưa.

                      (Tư Không Thự, Tặc bình hậu tống nhân bắc quy)


                      疏松影落空壇靜

                      細草春香小洞幽


                      Sơ tùng ảnh lạc không đàn tĩnh,

                      Tế thảo xuân hương tiểu động u.


                      Thông thưa bóng ngả che đàn vắng,

                      Cỏ mướt hương đưa ngát động sâu.

                      (Hàn Hoành, Đồng đề Tiên Du quán)

                      …v.v…



                      Có thể thấy sự tu dưỡng về nghệ thuật của họ khá thâm hậu vì vậy có khi ngòi bút khiến người ta kinh ngạc, nhưng cũng có khi không tránh khỏi việc để lộ ngấn tích mài giũa, vì cái nhỏ mà mất cái lớn rồi đi đến chỗ duy mỹ, tuy có câu thơ khiến người ta sửng sốt, kinh ngạc nhưng toàn bài chưa hẳn đã hay. Điều này chính là do phong khí của cả một thời đại tạo ra. Trong Thi tẩu của Hồ Ứng Lân người đời Minh có viết: “Thịnh Đường trở về trước, tuy lời lẽ bình dị nhưng khí tượng ung dung; thời Trung Đường về sau, lời lẽ khéo dần nhưng khí tượng xúc bách…”. Dẫu đó chỉ là lời nói khái quát nhưng cũng không phải không có lý.


                      3. Tình tứ miên mạc, khinh thù thiển xướng (tình ý miên man, nội dung xướng hoạ nông cạn).

                      Đây là đặc điểm quan trọng nhất trong thi ca của Mười tài tử. Thông thường người ta cho rằng phong cách thơ ca thời Vãn Đường đẹp đẽ uỷ mị, thật ra trong tác phẩm của Mười tài tử cũng có rất nhiều câu như thế, chỉ có điều không đến nỗi nhu nhược mềm yếu quá thôi.


                      Bài Thính tranh của Lý Đoan:


                      鳴箏金粟柱

                      素手玉房前

                      欲得周郎顧

                      時時誤拂弦


                      Minh tranh kim túc trụ,

                      Tố thủ ngọc phòng tiền.

                      Dục đắc Chu lang cố,

                      Thời thời ngộ phất huyền.


                      Cần vàng nắn tiếng ngân vang,

                      Ngọc phòng tay nõn nhẹ nhàng lướt sang,

                      Cố lòng lọt mắt Chu lang,(8)

                      Đôi khi giả bộ gảy đàn sai dây.


                      Bài Bái tân nguyệt:


                      開簾見新月

                      即便下階拜

                      細語人不聞

                      北風吹羅帶


                      Khai liêm kiến tân nguyệt,

                      Tức tiện há giai bái.

                      Tế ngữ nhân bất văn,

                      Bắc phong xuy la đái.


                      Mở rèm trăng non sáng,

                      Vội xuống thềm chấp tay.

                      Lời nhỏ nghe chẳng đặng,

                      Dải là gió bấc lay.


                      Bài Khuê tình rằng:


                      月落星稀天欲明

                      孤燈未滅夢難成

                      披衣更向門前望

                      不忿朝來鶴喜聲


                      Nguyệt lạc tinh hy thiên dục minh,

                      Cô đăng vị diệt mộng nan thành.

                      Phi y cánh hướng môn tiền vọng,

                      Bất phẫn triêu lai hạc hỉ thanh.


                      Sao chìm trăng lặn, sắp bình minh,

                      Le lói đèn khuya mộng khó thành.

                      Khoác áo ra sân mong ngóng mãi,

                      Chẳng hờn tiếng hạc vọng đêm thanh.


                      Tình cảm tràn trề, hình tượng sinh động mà truyền thần, chỉ bằng vài nét nhẹ nhàng mà khắc hoạ được tình tứ của người thiếu nữ. Trong đó ít nhiều vẫn có bóng dáng của dân ca, nhưng nó khác với kiểu thơ từ hoa mỹ thơm tho thời Vãn Đường.


                      Lại thêm như bài Tống Lý Đoan của Lư Luân:


                      故關衰草變

                      離別正堪悲

                      路出寒雲外

                      人歸暮雪時

                      少孤為客早

                      多難識君遲

                      掩泣空相向

                      風塵何所期


                      Cố quan suy thảo biến,

                      Li biệt chính kham bi.

                      Lộ xuất hàn vân ngoại,

                      Nhân quy mộ tuyết thì.

                      Thiếu cô vi khách tảo,

                      Đa nạn thức quân trì.

                      Yểm khấp không tương hướng,

                      Phong trần hà sở kỳ.


                      Ải xưa đầy cỏ úa,

                      Li biệt buồn chưa vơi.

                      Anh đến ngoài mây lạnh,

                      Người về chiều tuyết rơi.

                      Mồ côi, làm khách sớm,

                      Nhiều nạn, biết anh chầy.

                      Nuốt lệ nhìn nhau mãi,

                      Phong trần gặp nữa thôi?


                      Lời lẽ thành khẩn, cảm tình thân thiết.


                      Lại như bài Tặng Khuyết hạ Bùi xá nhân của Tiền Khởi:


                      二月黃鸝飛上林

                      春城紫禁曉陰陰

                      長樂鐘聲花外盡

                      龍池柳色雨中深

                      陽和不散窮途恨

                      霄漢長懸捧日心

                      獻賦十年猶未遇

                      羞將白髮對花簪


                      Nhị nguyệt hoàng li phi Thượng lâm,

                      Xuân thành tử cấm hiểu âm âm.

                      Trường Lạc chung thanh hoa ngoại tận,

                      Long Trì liễu sắc vũ trung thâm.

                      Dương hoà bất tán cùng đồ hận,

                      Tiêu hán trường huyền phủng nhật tâm.

                      Hiến phú thập niên do vị ngộ,

                      Tu tương bạch phát đối hoa trâm.


                      Thượng lâm oanh đến tháng hai,

                      Thành xuân cung cấm ban mai mịt mờ.

                      Chuông Trường Lạc vọng ngoài hoa,

                      Long Trì sắc liễu nhạt nhoà trong mưa.

                      Cùng đường uất hận chưa vơi,

                      Sông Ngân vẫn buộc lòng son sắt lòng,

                      Mười năm dâng phú chưa xong,

                      Phơ phơ đầu bạc thẹn cùng trâm hoa.


                      Đây là bài thơ đề tặng, nhưng biểu lộ mối cảm hoài không gặp vận, cực kỳ hàm súc, lời lẽ thê lương. Những bài thơ kiểu này không phải là hiếm thấy trong sáng tác của mười tài tử.


                      Thơ ca của Mười tài tử tuy thoát li hiện thực, điểm xuyết thêm bóng dáng của thời thăng bình, nhưng ở vào hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động, chiến tranh loạn lạc, nỗi thống khổ của nhân dân không phải không khiến họ rung động, trái lại còn có những tác động nhất định. Thỉnh thoảng ta cũng có thể thấy những biểu hiện ấy trong tác phẩm của họ.


                      Như bài Phùng bệnh quân nhân của Lư Luân.


                      行 多 有 病 住 無 糧

                      萬 里 還 鄉 未 到 鄉

                      蓬 鬢 哀 吟 古 城 下

                      不 堪 秋 氣 入 金 瘡


                      Hành đa hữu bệnh trú vô lương,

                      Vạn lý hoàn hương vị đáo hương.

                      Bồng mấn ai ngâm cổ thành hạ,

                      Bất kham thu khí nhập kim sang.


                      Đường dài mắc bệnh không lương,

                      Muôn dặm về quê chửa đến làng.

                      Tóc bạc buồn ngâm bên lũy cổ,

                      Hơi thu xỉa xói vết đao thương.


                      Bài Đại viên trung lão nhân của Cảnh Vi:


                      佣賃難堪一老身

                      皤皤力役在青春

                      林園手種唯吾事

                      桃李成陰歸別人


                      Dung nhẫm nan kham nhất lão thân,

                      Bà bà lực dịch tại thanh xuân.

                      Lâm viên thủ chủng duy ngô sự,

                      Đào lý thành âm quy biệt nhân.


                      Làm thuê khốn đốn một thân già,

                      Đổ sức thanh xuân đến tóc hoa.

                      Gây giống vườn rừng, ta quản hết.

                      Mận đào bóng cả, thuộc người ta.


                      Bài Lộ bàng lão nhân cũng của Cảnh Vi:


                      老人獨坐倚官樹

                      欲語潸然淚便垂

                      陌上歸心無產業

                      城邊戰骨有親知

                      餘生上在艱難日

                      長路多逢輕薄兒

                      綠水青山雖自舊

                      如今貧後复何為


                      Lão nhân độc toạ ỷ quan thụ,

                      Dục ngữ san nhiên lệ tiện thuỳ.

                      Mạch thượng quy tâm vô sản nghiệp,

                      Thành biên chiến cốt hữu thân tri.

                      Dư sinh thượng tại gian nan nhật,

                      Trường lộ đa phùng khinh bạc nhi.

                      Lục thuỷ thanh sơn tuy tự cựu,

                      Như kim bần hậu phục hà vi?


                      Lão già lặng lẽ dựa cây quan,

                      Muốn nói mà sao lệ ứa tràn.

                      Trên lối lòng quê, không sản nghiệp,

                      Bên thành xương trắng, chẳng người thân.

                      Kiếp thừa sống giữa ngày gian khó,

                      Đường thẳm gặp chi kẻ phụ phàng.

                      Nước biếc non xanh tuy vẫn thế

                      Mà nay nghèo khổ biết sao đang?


                      Hoặc tả nỗi thống khổ của thương binh, hoặc tả sự nghèo khó của nông dân, hoặc tả cảnh thê lương thảm thiết của người già cô quả; Lư Luân còn có một bộ phận thơ biên tái, tất cả đều có sự phản ánh đời sống nhân dân, xã hội ở những mức độ khác nhau, có thể thấy dòng thơ hiện thực của Đỗ Phủ có những ảnh hưởng nhất định đối với mười tài tử thời Đại Lịch.


                      Bài Hàn thực của Hàn Hoành rằng:


                      春城無處不飛花

                      寒食東風御柳斜

                      日暮漢宮傳蠟燭

                      輕煙散入五候家


                      Xuân thành vô xứ bất phi hoa,

                      Hàn thực đông phong ngự liễu tà.

                      Nhật mộ Hán cung truyền lạp chúc,

                      Khinh yên tán nhập ngũ hầu gia.


                      (Thành xuân hàn thực ngập hương hoa,

                      Dáng liễu nghiêng nghiêng mặc gió sà.

                      Cung Hán chiều buông truyền thắp nến,

                      Khói mờ lan nhẹ chốn hầu gia.)


                      Mượn chuyện xưa nói chuyện nay, chất nghệ thuật cũng như tính tư tưởng đều rất cao, có thể gọi là “không mất đi ý chỉ của bậc phong nhân”.

                      Nói tóm lại, sáng tác của Mười tài tử có cái được có cái mất, phải nhìn toàn diện mới có thể đánh giá một cách khách quan.ª




                      Thành phố Hồ Chí Minh, 05/2005

                      LÊ QUANG TRƯỜNG dịch và chú thích





                      Chú thích:



                      (1). Nguyên tựa của Chúc Minh Hoa là Đại Lịch thập tài tử bao quát na ta nhân? Tha môn đích tác phẩm hữu hà đặc sắc? in trong Cổ điển văn học tam bách đề, In lần thứ 7, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 11.1999.


                      (2) Lý Đoan (732-792), tự Chính Kỷ, người Triệu Quận (nay gần huyện Triệu, tỉnh Hà Bắc). Lư Luân (748?-800?), tự Doãn Ngôn, người Hà Trung Bồ (nay là Bồ Châu, huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây). Cát Trung Phù (chưa tìm thấy tiểu sử). Hàn Hoành (còn đọc là Hồng, Hoằng, có tài liệu viết Hủ, là nhầm), tự Quân Bình, người Nam Dương, Hà Nam. Tiền Khởi (722-780), tự Trọng Văn, người Ngô Hưng (nay là vùng Hồ Châu, tỉnh Triết Giang). Tư Không Thự (720?-794?), tự Văn Minh, (có chỗ chép là Văn Sơ), người ở Quảng Bình, Hà Bắc. Miêu Phát (chưa tìm thấy tiểu sử). Thôi Động (chưa tìm thấy tiểu sử). Cảnh Vi (730?-790?), tự Hồng Nguyên, người Hà Đông (nay là Bồ Châu, huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây). Hạ Hầu Thẩm (chưa tìm thấy tiểu sử).


                      (3) Lang Sĩ Nguyên (727- khoảng 780) tự Quân Trụ, người Định Châu (nay ở Hà Bắc); Lý Ích (748-827) tự Quân Ngu, người Cô Tang (nay là huyện Vũ Uy, tỉnh Cam Túc); Lý Gia Hựu (719-khoảng 781) tự Tùng Nhất, người Triệu Châu; Hoàng Phủ Tằng (?-785) tự Hiếu Thường, là em của Hoàng Phủ Nhiễm; Hoàng Phủ Nhiễm (716?-770), tự Mậu Chính, người Đan Dương, Nhuận Châu (nay là huyện Đan Dương, tỉnh Giang Tô); Lưu Trường Khanh (725?-khoảng 790), tự Văn Phòng, người ở Hà Gian; Cát Húc (chưa tìm thấy tiểu sử).


                      (4). Các bản dịch thơ dưới đây là của chúng tôi. Bản dịch của các tác giả khác sẽ được ghi chú rõ.


                      (5). Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu. Lê Nguyễn Lưu, Đường thi tuyển dịch, 2 tập, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1997, tập 2, tr. 975-976 chép bài này có tựa là Thù Trình Cận tức sự, kiến tặng của Hàn Hủ.


                      (6) Nguyên văn là Nhị thập ngũ huyền tức là đàn sắt. Theo sách Hán thư, đàn sắt lúc trước có năm chục dây, vua bảo Tố nữ đàn, tiếng ai oán, buồn quá, mới sai phá bỏ chỉ còn hai mươi lăm dây.


                      (7) Bản dịch của Trần Trọng San. Trần Trọng San, Thơ Đường, Tủ sách Đại học Tổng hợp TP. HCM, 1990, tr. 89-90.


                      (8) Chu lang tức Chu Du, người thời Tam quốc. Lúc nhỏ Du là người rất tinh ý với âm nhạc, ai đàn mắc lỗi nhỏ, Du liền biết ngay, mà biết thì ngoái đầu lại. Người đương thời có câu: “Khúc đàn có lỗi, chàng Chu quay đầu”

                      Khoa Văn học và Ngôn ngữ
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #26

                        Giang bạn độc bộ tầm hoa
                        Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê,
                        Thiên đoá vạn đoá áp chi đê.
                        Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
                        Tự tại kiều oanh kháp kháp đề
                        Đỗ Phủ

                        U Châu tân tuế tác
                        Khứ tuế Kinh Nam mai tứ tuyết,
                        Kim niên Kế Bắc tuyết như mai.
                        Cộng ta nhân sự vô thường định,
                        Thả hỉ niên hoa khứ phục lai
                        Trương Duyệt

                        Cảm ngộ
                        Lan nhược tự xuân hạ,
                        Thiên uất hà thanh thanh.

                        U độc không lâm sắc,

                        Chu
                        nhuy xương tử hành
                        Trần Tử Ngang


                        Comment

                        • #27

                          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                          Giang bạn độc bộ tầm hoa
                          Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê,
                          Thiên đoá vạn đoá áp chi đê.
                          Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
                          Tự tại kiều oanh kháp kháp đề
                          Đỗ Phủ

                          U Châu tân tuế tác
                          Khứ tuế Kinh Nam mai tứ tuyết,
                          Kim niên Kế Bắc tuyết như mai.
                          Cộng ta nhân sự vô thường định,
                          Thả hỉ niên hoa khứ phục lai
                          Trương Duyệt

                          Cảm ngộ
                          Lan nhược tự xuân hạ,
                          Thiên uất hà thanh thanh.
                          U độc không lâm sắc,
                          Chu nhuy xương tử hành
                          Trần Tử Ngang



                          Vì Bạn hiền , CO dán bi nhiêu bài thơ cũng được , nhưng về Đường thi diễn dịch thì mười người mười ý , mà ko phải bài dịch nào cũng thấu tình đạt ý của tác giả. Trong thơ cổ , đôi khi " ý tại ngôn ngoại " , phải hiểu về thời của tác giả , đúng hoàn cảnh ra đời của bài thơ...CO lấy nguồn mấy bài này bên Thivien , người dịch ko biết là ai , nên có chút ngần ngừ... Nếu UKH kiếm được trọn bài CO sẽ " vì người " mà thức đêm gõ VNI - gõ trật hoài !

                          Trong trang thơ của Trần Tử Ngang bên Thivien , Cảm ngộ của Trần Tử Ngang có đến 38 bài , Đây là bài thứ hai...



                          ********************

                          幽州新歲作

                          去歲荊南梅似雪,
                          今年薊北雪如梅。
                          共知人事何常定,
                          且喜年華去複來。
                          邊鎮戍歌連夜動,
                          京城燎火徹明開。
                          遙遙西向長安日,
                          願上南山壽一杯。


                          U châu tân tuế tác - Trương Duyệt

                          Khứ tuế Kinh Nam mai tự tuyết
                          Kim niên Kế Bắc tuyết như mai
                          Cộng ta nhân sự vô thường định
                          Thả hỉ niên hoa khứ phục lai
                          Biên trấn thú ca liên dạ động
                          Kinh thành liệu hỏa triệt minh khai
                          Dao dao tây hướng Trường An nhật
                          Nguyện thướng Nam Sơn thọ nhất bôi.

                          Dịch nghĩa

                          Năm ngoái ở Kinh Nam (nay thuộc tỉnh Hồ Quảng), hoa mai trắng như tuyết,
                          Năm nay ở Kế Bắc (nay là Bắc Kinh), tuyết trắng như hoa mai
                          Ở đâu cũng bùi ngùi: việc đời không có gì là nhất định
                          Nhưng hãy mừng: cảnh xuân qua qua rồi lại trở lại
                          Tiếng ca của lính thú ở biên trấn vang mấy đêm liền
                          Lửa đình liệu trong kinh đô cháy rực suốt sáng
                          Xa xa hướng phía tây, trông ngóng mặt trời Trường An
                          Mong được dâng một chén rượu chúc quân vương thọ như Nam Sơn.

                          Năm mới ở U Châu
                          Kinh Nam năm ngoái mai như tuyết
                          Kế Bắc giờ đây tuyết tựa mai
                          Buồn nỗi việc người thay đổi mãi
                          Mừng thay xuân mới trở xoay hoài
                          Biên cương lính hát đêm vang tiếng
                          Đế khuyết đèn chong sáng rực trời
                          Trông ngóng Trường An dâng chén chúc
                          Cùng Nam Sơn đứng vững muôn đời.


                          *****************



                          Giang bạn độc bộ tầm hoa -Đỗ phủ có đến 7 bài.

                          Đây là bài thứ sáu :

                          江畔獨步尋花 其六

                          黃四娘家花滿蹊,
                          千朵萬朵壓枝低。
                          留連戲蝶時時舞,
                          自在嬌鶯恰恰啼。


                          Giang bạn độc bộ tầm hoa kỳ 6 -Đỗ phủ

                          Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê
                          Thiên đoá vạn đoá áp chi đê.
                          Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
                          Tự tại kiều oanh kháp kháp đề.

                          Đi bộ một mình ven sông tìm hoa

                          Bên nhà cô Tứ hoa đầy suối,
                          Ngàn đoá muôn bông ép trĩu cành.
                          Lưu luyến quẩn quanh vờn lũ bướm,
                          Ung dung thánh thót hót hoàng anh.


                          .
                          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-09-2010, 01:11 AM.
                          ----------------------------

                          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                          Comment

                          • #28

                            Cám ơn chị nhé! Em cần bản gốc chữ Hán. Vì hôm qua đọc bài thơ thấy hay nhưng hơi lấn cấn câu sau:
                            "Khứ tuế Kinh Nam mai tứ tuyết,"

                            Hôm nay thấy bản chữ Hán thì mới biết là có nhiều người đánh máy lộn quá

                            Nó là "Tự Tuyết" chứ không phải là "Tứ Tuyết" Người đánh máy là giáo sư trường Khoa học xã hội nhân văn, VN....Hihihi...Em cũng chào thua luôn đó CO à. Tam sao thất bổn đó.

                            Bài nào em thích mờ không có nguyên bản, em để lên, chị kiếm cho em nhé.

                            Em
                            UKH

                            Comment

                            • #29

                              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post

                              感遇 - 陳子昂
                              蘭若生春夏,
                              芊蔚何青青!
                              幽獨空林色,
                              朱蕤冒紫莖。
                              遲遲白日晚,
                              嫋嫋秋風生。
                              歲華盡搖落,
                              芳意竟何成!






                              .


                              Trần Tử Ngang tự Bá Ngọc là một trong những nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ. Ông ra làm quan vào đời Võ Hậu đến chức Thập Di. Bài thơ này tác giả muốn mượn chòm Lan, khóm Nhược để ví với thân phận mình.
                              Lan và Nhược là hai loài cỏ đẹp mọc ở ven rừng. Hoa thì đỏ mà cuống hoa thì tím. Hoa nở liên tục suốt hai mùa Xuân,Hạ. Ðến Thu sang thì hai loại hoa này tàn tạ. Trần Tử Ngang có ý muốn được đời dùng mình song cứ sợ e mình đã quá muộn tài đã tàn rồi chẳng khác nào cánh hoa kia tàn tạ thì hương thơm của thuở còn tươi thắm đâu còn nữa!

                              Hai câu:

                              ” Thôi rồi! Chết cả mùa hoa
                              Hương thơm rốt lại có ra nghĩa gì!”

                              đã nói lên thân phận của một kẻ đã luống tuổi mà vẫn tiếc nuối được giúp ích những gì còn lại cho đời!

                              Không tìm thấy trang này | Quảng Ngãi Nghĩa Thục



                              *****

                              PS :Thế đấy , UKH ạ....



                              .
                              Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-09-2010, 08:20 PM.
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment

                              • #30

                                “Cẩm sắt” của Lý Thương Ẩn

                                .


                                Về bài “Cẩm sắt” của Lý Thương Ẩn – Từ ý nghĩa bài thơ đến tiếng đàn sum họp của Thúy Kiều

                                VĨNH SÍNH






                                Trên đường từ Việt Nam trở về lại Canada, tôi ghé Tokyo, thăm anh bạn cũ đang ốm nặng. Một tối, trước giờ đi ngủ, tình cờ trong nhà có cuốn Ri Shôin (Lý Thương Ẩn; 812?-858), tôi lấy ra xem. Lý sống vào thời vãn Đường Trung Quốc, một thời kỳ có lắm bế tắc về chính trị và xã hội, nhưng chín mùi về văn hóa nghệ thuật. Tuy đỗ đạt cao, Lý không mấy may mắn trên bước hoạn lộ. Thơ Lý được ưa chuộng nhưng nổi tiếng hóc búa. Trong thơ có nhiều điển tích, giàu hình tượng, mà cũng chứa lắm ẩn dụ khó giải mã.


                                “Cẩm sắt” thường được xem là bài thơ hay nhất và cũng là bài thơ khó hiểu nhất của họ Lý. Chả vậy mà nhà thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh đã nhận xét: “Nhất biên Cẩm sắt giải nhân nan” (Bài thơ Cẩm sắt hiểu sao đây!) (1)

                                Tối đó tôi khẽ đọc bài cẩm sắt qua âm Hán Việt. Ngâm chầm chậm hai câu mở đầu “Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền/Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên”, tự dưng tôi thấy xúc động mạnh. Chỉ có hai câu mà họ Lý đã đưa người đọc đến ngay ngưỡng cửa của những dĩ vãng xa xôi, sâu lắng. Ngâm xong cả bài, tuy không nắm hết ý nhưng tôi vẫn cảm thấy những âm hưởng trong Cẩm sắt có sức quyến rũ, có một ma lực lạ lùng.

                                Người dịch, chú thích và bình luận tập thơ Ri Shôin là Takahashi Kazumi (1931- 71), một nhà văn, nhà thơ, và cũng là một nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc xuất sắc nhưng mệnh bạc. Những lời bình của Takahashi như những tia chớp sáng, trong khoảnh khắc một sát na đưa người đọc đi thẳng vào thế giới thẩm mỹ của thơ Lý Thương Ẩn mà các nhà bình luận thơ Đường xưa nay vẫn thường nói tới.

                                Đọc lui đọc lại, tôi như bị thu hút bởi bài thơ. Duyên nọ dẫn đến duyên kia, sau đó cũng do tình cờ, tôi được biết là trong phần cuối Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã mượn bốn câu trong bài thất ngôn bát cú này để diễn tả cảnh Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm cách biệt.

                                Khi so sánh bốn câu trong nguyên tác với đoạn thơ phóng dịch trong Kiều, chúng tôi phát hiện một điều khá kì thú: Tiên Điền tiên sinh đã thay đổi không khí u uất trong nguyên tác thành một bầu không khí đầm ấm, êm ái, tươi sáng cho phù hợp với cảnh sum hợp vui vầy giữa Kiều với Kim Trọng!

                                Mục đích của chúng tôi khi viết bài này là hy vọng được chia sẻ với độc giả một bài thơ hay, đồng thời cũng mong được mạn đàm về một số chi tiết xung quanh bài thơ và đưa ra một số nhận xét về đoạn thơ phỏng dịch trong Truyện Kiều nói trên. Trước hết, ta thử xem qua gốc gác những từ cần giải thích cùng những điển tích trong bài Cẩm sắt.

                                Cẩm sắt

                                Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,

                                Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.

                                Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,

                                Vọng đến xuân tâm thác đỗ quyên.

                                Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,

                                Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.

                                Thử tình khả đãi thành truy ức,

                                Chỉ thị đương thì dĩ vong nhiên.


                                Câu 1) Cẩm sắt: Có người dịch là đàn gấm (2), nhưng trên thực tế là cây đàn sắt có chạm trổ. Đàn sắt là loại đàn lớn làm bằng gỗ cây ngô đồng. Đàn sắt và đàn cầm là hai loại đàn cổ, chữ cầm sắt (3) thường dùng để chỉ vợ chồng hòa hợp, như đàn sắt đàn cầm hòa nhau. Theo Daijigen (Đại từ nguyên), cẩm sắt là mỹ nhân của cây đàn sắt
                                (4). Vô đoan: do đâu, từ đâu, không có lý do.

                                Ngũ thập huyền: Theo truyền thuyết, khi Tố Nữ gảy đàn sắt tế trời theo lệnh vua Phục Hy (5), đàn này có 50 dây. Nhưng vì tiếng đàn quá ai oán não nùng, Phục Hy cấm không cho sử dụng đàn này nữa. Sau đó, vì dân chúng vẫn không chịu tuân lệnh, Phục Hy mới cho phép dùng nửa số dây, từ đó đàn sắt chỉ có 25 dây (theo “Phong thiền thư”, Sử ký của Tư Mã Thiên; hoặc “Giao tự chí”, Hán Thư của Ban Cố đời Hậu Hán) (6).

                                Câu 2) Tru: trụ, trục; hay “con nhạn” đỡ dây đàn (huyền). Hoa niên: Thanh xuân; tuổi trẻ; thời kỳ rạo rực yêu đương. Tư; tứ: nghĩ, nhớ; ở đây dùng theo nghĩa “gợi nhớ”. Mỗi dây đàn, mỗi trục, xui nhớ lại tuổi hoa niên. Đọc hai câu mở đầu, ta không khỏi liên tưởng đến hai câu hát ru con Việt Nam “Hai tay cầm bốn tao nôi / Tao thẳng tao dùi, tao nhớ tao thương” – tuy dân dã mộc mạc nhưng có sức gợi cảm vô cùng mãnh liệt.

                                Câu 3) Trang sinh: tức Trang Chu, nhà tư tưởng thời Chiến Quốc. Sách Trang Tử ghi lại những ngôn thuyết của Trang Tử và những người cùng phái, chủ trương là mọi việc trên đời như lớn nhỏ, khôn dại, sống chết, v.v… chẳng có gì khác nhau cho lắm; xem vô vi, tự nhiên là đạo đức cao nhất.

                                Thuyết giải về sự khó phân biệt giữa tỉnh và mộng, sống và chết, thiên “Tề vật luận” trong Trang Tử viết: “Ngày xưa, Trang Chu chiêm bao thấy mình hóa bướm bay nhởn nhơ, tự lấy làm thích chí, quên mình là Chu. Bất giác tỉnh giấc, thấy hình thù mình vẫn là Chu. Không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu!”

                                Câu 4) Vọng đế: đế hiệu của vua Đỗ Vũ nước Thục cuối đời Chu (nên còn gọi là Thục đế) (7). Tương truyền Vọng đế ra lệnh bộ hạ là Miết Linh đi cứu lũ ở xa nhằm thừa dịp tư tình với vợ của Miết Linh. Sau đó Vọng đế tự hổ thẹn về hành vi bất chính của mình, từ ngôi rồi mai danh ẩn tích. Mỗi năm cứ vào tháng hai âm lịch (Vọng đế rời đất Thục cũng vào tháng này), đêm đêm chim đỗ quyên lại cất tiếng sầu thảm. Bởi vậy, người nước Thục mỗi lần nghe tiếng chim đỗ quyên lại nhớ đến Vọng đế (8). Xuân tâm: lòng xuân, còn có nghĩa như “xuân tình”: tình yêu trai gái, có thể bao hàm hơi hướng tình dục. Nguyễn Du cũng đã dùng chữ “xuân thì” khi phỏng dịch đoạn thơ này trong Truyện Kiều.

                                Câu 5) Thương hải: Biển xanh, còn có nghĩa là biển rộng, biển cả. Thương hải cũng có khi dùng để chỉ tên một biển hư cấu ở cõi tiên. Nguyệt minh châu hữu lê: Theo Văn tuyển (Lý Thiện chú thích), “khi trăng đầy, trai có ngọc (châu), khi trăng khuyết trai không có ngọc” (nguyệt mãn tức châu toàn, nguyệt khuy tức châu khuyết). Theo cuốn Biệt quốc động minh ký thời Lục Triều, ngày xưa có người lặng xuống đáy biển tìm ngọc, lạc vào cung điện của nhân ngư, tìm được bảo ngọc do nước mắt của nhân ngư đọng lại (9). Ngoài ra câu này còn có thể hiểu theo điển tích “thương hải di châu” (hạt ngọc bỏ rơi trong biển cả), ngụ ý là người có tài mà không có chỗ thi thố.

                                Câu 6) Lam Điền: tên một ngọn núi ở Thiểm Tây (Lam Điền sơn), còn gọi là Ngọc Sơn, nổi tiếng có nhiều ngọc quý. Theo Sơn hải kinh, Ngọc Sơn là nơi bà tiên Tây Vương Mẫu ở – chi tiết này khiến người đọc liên tưởng đến một cõi tiên hư cấu, giống như Thương hải trong câu 5 (10) Ngọc sinh yên: Theo Lục dị truyện, con gái Ngô Phù Sai là Tử Ngọc yêu người lính hầu là Hàn Trọng nhưng không được Ngô vương chấp thuận, mang mối bi tình xuống tuyền đài.

                                Một sáng, khi Ngô vương đang dùng lược chải tóc, nhìn ra vườn thấy có viên ngọc lớn màu tím chiếu sáng, phu nhân nghe nói chạy ra vườn, khi vừa ôm chầm hòn ngọc thì ngọc tan thành khói biến mất. Lại có thuyết cho rằng tứ thơ trong câu này lấy từ ý nghĩa câu sau đây của nhà thơ Đái Thúc Lân (732- 789) thời Trung Đường: “Cảnh, đối với nhà thơ, tựa như viên ngọc quý bốc tan thành khói khi Lam Điền ửng nắng, chỉ có thể đứng nhìn từ xa chứ không được lại gần” (thi gia chi cảnh như Lam Điền nhật noãn lương ngọc sinh yên, khả vọng nhi bất khả trí ư mi tiệp chi tiền giã) (11).


                                Hai câu 5 và 6 đối nhau, bởi vậy khi chuyển ngữ chúng tôi đã cố gắng giữ nguyên những chữ đối nhau ở trong câu. Nói một cách khác, khi xem Thương hải là một danh từ riêng; chúng tôi cũng xem Lam Điền là một dnah từ riêng; và khi dịch “Thương hải” như một danh từ chung (biển cả), chúng tôi cũng dịch “Lam Điền” như một danh từ chung (đồng xanh).

                                Hai câu 7 và 8 Khả (đãi): trợ từ có nghĩa là: phải, nên, đáng, có thể, chắc có thể, có lẽ, hình như, hoặc là trợ từ nghi vấn (làm sao có thể…). Võng nhiên: không biết gì cả, ngơ ngác như mất hồn, phôi pha. Câu 7 có thể dịch là “Tình này (giả sử) có thể trở thành một cái gì đáng ghi nhớ?” Chúng tôi đã chọn cách dịch thứ nhất. Câu 8 có nghĩa là “Thì lúc ấy thời gian/ duyên tình cũng đã phôi pha/ tàn phai/ nhạt nhòa”.

                                Sau đây là hai bản dịch bài Cẩm sắt của chúng tôi:

                                Bản dịch 1:

                                Cẩm sắt vì đâu năm chục dây?
                                Mỗi dây mỗi trục nhớ thương đầy.
                                Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
                                Thục đế tình xuân tiếng cuốc chầy.
                                Thương hải trăng thanh châu nhỏ lệ,
                                Lam Điền nắng ấm ngọc tan bay.
                                Tình này ví thử sau còn nhớ,
                                Lúc đã tàn phai với tháng ngày!

                                Bản dịch 2:

                                Cẩm sắt vì đâu ngũ thập huyền?
                                Mỗi dây mỗi trục gợi hoa niên.
                                Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
                                Thục đế xuân tình gửi tiếng quyên.
                                Bể cả trăng thanh châu đẫm lệ,
                                Đồng xanh nắng ửng ngọc tan liền.
                                Tình này ví thử sau còn nhớ;
                                Khi đã qua rồi thưở lứa duyên!

                                Như chúng ta đã thấy, lời thơ trong bài cẩm sắt đượm nét buồn man mác, như chất chứa một “nỗi sầu vạn đợi”. Có người cho rằng Lý đã viết bài thơ này vào những năm cuối đời để khóc người vợ quá cố của mình, có kẻ bảo Lý viết để than tiếc cho người yêu mang tên là Cẩm Sắt. Ngoài ra còn có không biết bao nhiêu giả thuyết khác (12). Có lẽ chúng ta nên hiểu là Lý muốn nói về bản chất mộng ảo, mong manh của cuộc đời và tình yêu, không chỉ của nhà thơ mà của con người nói chung. Những năm tháng đã trôi qua trong cuộc đời (mà trăm năm là giới hạn) như thâu gọn lại trong năm chục sợi dây đàn.

                                Từ mỗi dây, tiếng đàn ngân lên như khơi dậy lại tuổi hoa niên, của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm chưa dễ đã ai quên” (Thế Lữ)! Làm sao phân biệt được thực với mộng? Trang Chu hay con bướm, Thục đế hay chim đỗ quyên, bên nào thực, bên nào mộng? Ngay giữa lúc “Thương hải trăng thanh” thì “châu đẫm lệ”, và ngay khi “Lam Điền nắng ấm” thì “ngọc tan bay”! Và tình yêu, khi muốn ghi nhớ, muốn trân trọng, thì hỡi ôi, lúc đó thời gian đã phôi pha; duyên tình, hương nguyền ngày trước còn đâu nữa! Tất cả đều mong manh, mộng ảo.

                                Cho dầu chúng ta không thể giải thích một cách thỏa đáng tất cả những ẩn dụ trong Cẩm sắt, nhưng vẫn có thể cảm nhận được giá trị của bài thơ, đúng như Lương Khải Siêu (1873-1929) đã nhận xét khi đọc những bài thơ khó giải mã của Lý. Lương viết: “Tôi không hiểu và thậm chí không thể giải thích ý nghĩa của từng câu thơ, nhưng tôi vẫn yêu và vẫn bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thơ họ Lý (13).

                                Cuối cùng chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét về đoạn phóng dịch bốn câu 3, 4, 5,6 của bài Cẩm sắt trong Kiều. Đoạn này nằm trong phần cuối của Truyện Kiều, khi Kiều và Kim Trọng gặp lại sau sau mười lăm năm cách biệt. Kim Trọng nhờ Kiều đánh đàn cho mình nghe, và Kiều đã “Nể lòng người cũ vâng lòng một phen”.

                                Trước đó, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần đầu tiên, hay trong những lần Kiều bị buộc phải gảy đàn cho Thúc Sinh, Hoạn Thư v.v… nghe, thì tiếng đàn của nàng lâm ly, não nùng “nghe ra như oán như sầu phải chăng”. Nhưng lần này, khác hẳn với những lần trước, tiếng đàn của Kiều nghe thật ấm áp, êm ái, trong sáng.

                                Nguyễn Du đã phóng dịch bốn câu trên nhằm diễn tả tiếng đàn sum họp của Kiều như sau:

                                Khúc đâu đầm ấm dương hòa

                                Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh.

                                Khúc đâu êm ái xuân tình,

                                Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?

                                Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,

                                Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!

                                Qua tiếng đàn vui tươi, ấm áp trong đoạn phóng dịch này, người đọc không còn thấy bóng dáng trăn trở hoài nghi của một Trang Chu nguyên sơ trong thiên Tề vật luận (14), tiếng ca của chim đỗ quyên không còn nhuốm máu vì Thục đế – mà chỉ là một giai điệu êm ái gợi nhớ vị quân vương đa tình, những hạt châu không còn đẫm lệ ở Thương hải vào những đêm trăng tỏ, và hạt ngọc kia cũng không còn bốc khói khi ửng nắng ở Lam Điền!

                                Dĩ nhiên Tiên Điền tiên sinh đã không hiểu lầm ý thơ của họ Lý. Do đâu mà chúng ta có thể khẳng định như vậy? Ngoài bản lĩnh của nhà học giả này như ta đã biết, lý do là ngày sau đó, khi Kim Trọng hỏi Kiều: “Tiếng đàn ngày trước sao ai oán, não nùng, mà hôm nay em đàn nghe sao vui thế?”

                                Chàng rằng: Phổ ấy tay nào?
                                Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy”

                                thì Nguyễn Du đã thay nàng Kiều đáp lời:

                                “Tẻ vui bởi tại lòng này
                                Hay là khổ cận đến ngày cam lai?”.

                                Mặc dù phải đối đầu với định mệnh phũ phàng, nghiệt ngã trong suốt mười lăm năm chia cách (“Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa/ Bấy chầy gió táp mưa sa”), Nguyễn Du đã thay Kiều khẳng định phẩm chất đẹp đẽ trong sạch của nàng: “Chữ Trinh còn một chút này”. Chữ Trinh ở đây dĩ nhiên phải hiểu theo nghĩa tinh thần. Kiều cảm kích bởi tấm lòng của người cũ, vì hơn ai hết Kim Trọng hiểu được điều đó, bởi thế Kiều mới nói:

                                “Thân tàn gạn đục khơi trong
                                Là nhờ quân tử khác lòng người ta
                                Mấy lời tâm phúc ruột rà
                                Tương tri dường ấy mới là tương tri!

                                Trong không khí “tình xưa lai láng khôn hàn”, Kim Trọng nhờ Kiều gảy cho nghe một khúc (“Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa”). Đoạn Nguyễn Du phỏng dịch từ Cẩm sắt chính là để diễn tả tiếng đàn của Thúy Kiều lúc đó.

                                Ta hãy thử suy luận. Phải chăng Nguyễn Du đã thay đổi hẳn bầu không khí “một cách sáng tạo” khi phỏng dịch đoạn trên nhằm nói lên rằng: “Tẻ vui bởi tại lòng này” và trong giờ phút tương phùng, Kiều cảm thấy đã được phỉ nguyền (Ba sinh đã phỉ mười nguyền”), hay nói đúng hơn, nàng cảm thấy đã được giải thoát khỏi nghiệp chướng? Chắc hẳn chính vì vậy, nên ngay cả giai điệu lâm ly, u uất của bài Cẩm sắt mà nghe vẫn êm ái, đầm ấm!

                                Bằng chứng cụ thể và hùng hồn nhất về sự cố ý thay đổi một cách sáng tạo của Nguyễn Du có thể tìm thấy ở câu cuối cùng trong sáu câu thơ phỏng dịch. Trong câu này, thiên tài họ Nguyễn đã đảo ngược hiện tượng, biến “Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên” (Lam Điền nắng ấm ngọc tan bay) thành “Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông”, tức “ngọc tan thành khói” trong nguyên tác đã trở thành “ngọc… mới đông” trong Truyện Kiều! Vì “ngọc… mới đông” nên Nguyễn Văn Vĩnh khi chuyển ngữ sang tiếng Pháp, đã dịch câu này là: “Et c’était chaud comme une de ces gouttes qui viennent de se cristalliser en perles sur la plaine de Lam Điền” (15).

                                Trong Truyện Kiều, điều đáng chú ý là Nguyễn Du đã khởi đầu bằng thuyết “tài mệnh tương đố” cũng có xuất xứ từ thơ của Lý Thương Ẩn (“Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương”, tức “Xưa nay tài mệnh thường hay kỵ nhau”, và như chúng ta đã thấy, trong phần kết thúc, Nguyễn cũng đã phóng dịch một đoạn thơ của họ Lý trong khúc đàn cuối cùng của nàng Kiều nhằm chứng minh là “tẻ vui” là “bởi tại lòng này” và niềm vui sẽ có được khi trong lòng không còn bị vướng vất bởi các nghiệp chướng. Theo Nguyễn Du, đánh thức thiện căn, thiện tâm chính là chìa khóa đưa đến sự giải thoát

                                “Thiện căn ở tại lòng ta
                                Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

                                Sự thay đổi nội dung, từ bốn câu thơ trong bài Cẩm sắt sang đoạn phóng dịch trong phần kết thúc Truyện Kiều, nghĩ cho cùng, là một hiện tượng khúc xạ xảy ra khá phổ biến, với mức độ khác nhau khi nước này tiếp thu văn hóa nước kia trong quá trình giao lưu, giao thoa văn hóa.

                                Điều đáng chú ý là trong trường hợp này, thiên tài “Nguyễn Du” đã “Việt Nam hóa” bốn câu thơ trong bài Cẩm sắt một cách điêu luyện nhằm bảo vệ nàng Kiều, nạn nhân của nghịch cảnh xã hội, và chứng minh rằng mặc bao “gió táp mưa sa”, nàng Kiều đã giữ được phẩm giá trong trắng của mình. Như nhiều thức giả đã nhận xét, đành rằng Tố Như tiên sinh đã ít nhiều ký thác tâm sự vào Kiều khi bảo vệ cho nàng (16), tuy nhiên tâm thức “tấm lòng như tuyết như băng”, hoặc “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà Tố Như tiên sinh đã khẳng định qua Kiều nằm ngay trong cốt lõi tâm tình dân tộc của người Việt. Có lẽ vì thế nên Truyện Kiều, ngoài những vần thơ điêu luyện, đã được người Việt – nạn nhân của không biết bao cơn binh lửa cùng nghịch cảnh xã hội – yêu chuộng mãi không thôi.




                                (1)

                                Trích lại từ Wang Chiu-kuei (Vương Thu Quế) “Objective Correlative” in the love Poems of Li Shang-yin (Tương quan khách quan trong những bài thơ tình của Lý Thương Ẩn), Trung tâm Nghiên cứu Ngữ văn Ngoại quốc, Đại học Quốc lập Đài Loan (Taipei: Quỹ Văn Hóa, Gia Tân Thủy Nê Công Ty, 1970), trang 31.

                                (2)

                                Ví dụ, xem Lê Nguyễn Lưu, Đường thi tuyển dịch (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1997), tập 2, trang 1331.

                                (3)

                                Có học giả nhầm tên bài thơ này là Cầm sắt, thay vì Cẩm sắt; ví dụ: Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. Truyện Kiều (Hà Nội: Nxb Giáo dục, 1996, xuất bản lần thứ XIII), trang 234; hoặc Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo và chú thích, Truyện Thúy Kiều (Fort Smith, AR: Nxb Sống mới, không ghi năm in lại), trang 206.

                                (4)

                                Tokyo: Kadokawa Shoten, 1992, trang 1820

                                (5)

                                Có sách ghi là Thái đế. Xem James Liu, The Poetry of Li Shang-yin (Thơ Lý Thương Ẩn). (Chicago: The University of Chicago Press, 1969), trang 51.

                                (6)

                                Trích dẫn lại từ Takahashi Kazumi, Ri Shôin (Lý Thương Ẩn) (Tokyo: Kawade Bunko, 1996), trang 40.

                                (7)

                                Đối với độc giả Việt Nam, tuy cách gọi Thục đế nghe quen tai hơn Vọng đế, nhưng nguyên văn chữ Hán để là Vọng đế thì ta phải theo đúng vậy, khi dịch sang tiếng Việt dĩ nhiên ta có thể chuyển thành Thục đế; chẳng hạn như: Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, sđd, trang 234; Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chú giải, Vương Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh) Sài Gòn: Tủ sách Hương Sơn, 1960), trang 234.

                                (8)

                                Takahashi Kazumi, sđd, trang 40.

                                (9)

                                Như trên

                                (10)

                                Như trên, trang 40-41.

                                (11)

                                Trích lại từ Wang Chiu-kuei, sđd, trang 38.

                                (12)

                                Xem James Liu, Sđd, trang 52-57.

                                (13)

                                Xem Fusheng Wu, The Poetics of Decadence: Chinese Poetry of Southem Dynasties and Late Tang Periods (Thi ca đồi phế: Thơ Trung Quốc vào thời Lục Triều và Vãn Đường) (Albany, NY: State University of New York, 1998), trang 169.

                                (14)

                                Về điểm này, học giả Đặng Thanh Lê cũng đã đưa ra nhận xét tương tự trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1979), trang 141. Cách lý giải trong sách này về ý nghĩa của đoạn phỏng dịch từ Cẩm sắt hay phần “Tái hồi Kim Trọng” nói chung có điểm khác với cách lý giải của chúng tôi.

                                (15)

                                Nguyễn Du, Kim Vân Kiều: Traduction en Francais par Nguyễn Văn Vĩnh (in theo bản của Nhà Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1943: Nxb Văn học, 1994), trang 780. Người viết gạch dưới để nhấn mạnh.

                                (16)

                                Theo quan niệm “Trung thần bất sự nhị quân” (tôi trung không thờ hai vua) ngày trước, việc làm quan cho hai triều (trước làm tôi nhà Lê và sau ra làm quan cho nhà Nguyễn) chắc đã làm Nguyễn Du trăn trở không ít.

                                .
                                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 15-09-2010, 09:40 PM.
                                ----------------------------

                                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom