• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nhà văn người Mỹ J.D.Salinger đã qua đời.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhà văn người Mỹ J.D.Salinger đã qua đời.

    Nhà văn người Mỹ J.D.Salinger đã qua đời.

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Nhà văn người Mỹ J.D.Salinger, nổi tiếng với tác phẩm “Bắt trẻ đồng xanh” vừa qua đời hôm 27/1 ở tuổi 91 tại nhà riêng của mình tại New Hampshire, Mỹ.

    Salinger sinh ngày 1/1/1919 ở Bronx. Ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ thời trung học và đã có vài truyện được in trong khoảng đầu những năm 1940, trước khi ông tham gia vào Thế chiến II. Năm 1948, truyện ngắn được đánh giá cao "A Perfect Day for Bananafish" (Tạm dịch: Ngày hoàn hảo cho cá chuối) của ông được trên tạp chí Người New York. Đây chính là nền tảng cho nhiều tác phẩm của ông sau này.

    Tiểu thuyết "Bắt trẻ đồng xanh" được xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951 và lập tức gây ra tranh cãi lớn vì đã sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Nhân vật chính của "Bắt trẻ đồng xanh", Holden Caulfield, đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ.

    Trong lần xuất bản đầu tiên, "Bắt trẻ đồng xanh" chủ yếu dành cho độc giả là người lớn nhưng sau đó cuốn tiểu thuyết đã được đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học của nhiều nước nói tiếng Anh và cũng được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới. Mỗi năm có trung bình khoảng 250.000 bản sách của tác phẩm được bán ra, tính tổng cộng đến nay là khoảng 65 triệu ấn bản. Tác phẩm này đã được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923 đến nay.
    Thành công của "Bắt trẻ đồng xanh" khiến J.D. Salinger trở thành tâm điểm chú ý. Sau "Bắt trẻ đồng xanh", ông có "Nine Stories" (9 câu chuyện, 1953) - một tuyển tập truyện ngắn, "Franny and Zooey" (1961), hai tiểu thuyết ngắn "Raise High the Roof Beam, Carpenters" và "Seymour: An Introduction" (1963). Tác phẩm cuối cùng của ông, tiểu thuyết ngắn "Hapworth 16, 1924" xuất hiện trên Người New York vào 19/ 6/1965.

    Thịnh Nguyễn
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    ...nhân vì nhắc đến Salinger và Bắt trẻ đồng xanh , chợt nhớ đến bài này , mong được góp thêm...Thanks.



    "Buổi Chiều Hạ Lan", nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn và một vài câu chuyện nhỏ



    Tôi đọc ở đâu đó là muốn học làm văn sĩ thì phải tập viết những gì mình thích. Tôi đã có kế hoạch là sẽ ra quân và đánh lớn với cái truyện ngắn: Buổi Chiều Hạ Lan của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, nhưng mỗi lần muốn ra quân thì tay lại cứ run rẩy và tôi lại phải dặn lòng là hôm nào đẹp trời, khí hậu mát mẻ và đầu óc tỉnh táo thì sẽ ngồi sát vào bàn và viết không nghỉ về kỷ niệm của tôi với cái truyện ngắn đầu tay của ông nhà văn có nhiều truyện ngắn mà tôi thích này.

    Tôi vốn nghĩ rằng nếu có một tên cà vơ cà vất ở một chân trời xa tít nào đó viết rằng hắn đọc Buổi Chiều Hạ Lan khoảng 30 năm trước, và 30 năm sau với kiến thức học hỏi thêm khi thưởng thức những tác phẩm ngoại quốc đại loại của John Steinbeck, Ernest Hemingway . . . và cả J. D. Salinger nữa; mà Buổi Chiều Hạ Lan vẫn còn là truyện ngắn số một của hắn ta, thêm vào đó nếu bài viết cũng có vài mẫu chuyện vui bên cạnh thì bài văn này cũng phải được ít nhất một người thích và nở một nụ cười, và người đó là nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn.

    Tôi đọc Buổi Chiều Hạ Lan trên tuần báo Tuổi Ngọc vào khoảng cuối năm 1972, nhân vật được tả trong truyện có tác phong vui quá, đọc đoạn ông tả mấy tay sinh viên thích cờ bạc mà cứ như là tên tôi được đăng lên báo, vui thật. Vài tháng sau nhân dịp trường cho nghỉ tết tôi mang quyển Tuổi Ngọc theo và đưa cho Mỹ, tên bạn nghệ sĩ của tôi xem. Rất tiếc là tên này không tìm thấy sự sống động của câu chuyện như tôi. Tôi tự an ủi là có lẽ tên này không thuộc nhóm dân mà trên trán có con xì như nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn tả về tôi và những người bạn trong gia đình mê cờ bạc nên không thấy cái hay, cái vui mà tôi tìm thấy mặc dầu hai chúng tôi đều có cuộc sống rất ư là nghệ sĩ. Vâng hai tên chúng tôi có cuộc sống rất ư là nghệ sĩ trên phương diện lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm, thích lang thang, la cà ở các quán cà phê, còn nguồn kiến thức thì chúng tôi lấy từ báo mua, báo mướn và cả báo ... mượn, và điều làm chúng tôi mang nặng nét nghệ sĩ là lúc nào cũng thiếu tiền. Chúng tôi sống cuộc đời lang bạt kỳ hồ chẳng khác nào nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, có điều là nhà văn thì viết truyện, đăng báo và trở thành người nghệ sĩ thật sự chứ không như những những nghệ sĩ nửa vời lúc nào cũng túng tiền nhưng không bao giờ viết báo, viết truyện như hai đứa tôi. Bởi vậy đôi lúc vui đùa tôi thường bảo rằng nghệ sĩ như chúng tôi thì thuộc tiểu nhánh: nghệ sĩ chân . . . phụ.

    Đó là chuyện tôi mê Buổi Chiều Hạ Lan của thời: "ngày xưa còn bé". Chuyện cận đại là cách đây 5, 7 năm gì đó, tên Quân từ xứ Texas gọi cho tôi biết là hắn sắp sửa về Sài Gòn nghỉ vacation chừng ba tuần với gia đình và hỏi tôi có nhắn gởi gì cho Mỹ hay không? Cứ như là một nghệ sĩ chân chính, tôi viết cho người bạn 20 năm không liên lạc cứ như là tình bạn của chúng tôi không thiếu vắng một ngày, tôi không còn nhớ là tôi đã nhập đề lá thư như thế nào chứ phần thân bài thì tôi nhờ hắn đi tìm mua các tuyển tập truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn để tôi nghiên cứu xem thử lối viết văn của một nhà văn mà tôi thích nhất sau khi đọc sách của ông ta trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng văn của Hoàng Ngọc Tuấn như thế nào. Nhà văn mà tôi nói là J. D. Salinger với quyển sách mà tôi chấm là số một của tôi là The Catcher In The Rye mà tôi đã đọc vài năm trước.

    Quà Sài Gòn gởi qua cho tôi là bốn tuyển tập những truyện ngắn mà Hoàng Ngọc Tuấn viết trước năm 1975 và được tái bản vào năm 1996. Tôi đọc lại từng truyện một và chỉ thấy Buổi Chiều Hạ Lan là truyện ngắn duy nhất mà nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn biến thân mình thành cậu bé Holden Caufield của The Catcher In The Rye, dĩ nhiên có sự hoán đổi một chút vì nhân vật của chính bản chỉ là một anh học trò đệ nhất cấp còn nhân vật của câu truyện viết từ cảm hứng (sau khi đọc tác phẩm The Catcher In The Rye của J. D. Salinger) là anh chàng sinh viên văn khoa. Đọc lại Buổi Chiều Hạ Lan sau một phần tư thế kỷ tôi vẫn thấy nó nhí nhảnh và dễ thương như khi đọc lần đầu, trong truyện này nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn cũng có nhắc đến " cái thằng Caufield đáng yêu ". (*)

    Gần đây diễn đàn DacTrung có đăng bài phỏng vấn của tuần báo Tuổi Ngọc với nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn vào năm 1972, có lẽ là cùng số báo khi tác phẩm đầu tay Buổi Chiều Hạ Lan của ông được đăng tải. Trong bài phỏng vấn này ông ta cũng cho biết là: Ông ta thích Saroyan, mến Salinger, phục Dostoievsky nhưng chẳng mê ai cả. Vậy mà không biết lý do gì cô bạn học ngày xưa của tôi khi thảo luận về Hoàng Ngọc Tuấn cứ nằng nặc bảo là chính Hoàng Ngọc Tuấn nhận là văn của ông ta chịu ảnh hưởng của J. D. Salinger.

    Điều tôi muốn trình bày là khi đọc quyển The Catcher In The Rye, 20 năm sau khi đọc bài viết Buổi Chiều Hạ Lan tôi thấy cái truyện ngắn này là sự cảm hứng của nhà văn khi đọc một quyển sách hay, và một sáng tác độc đáo được ra đời với một sự tuyệt vời. Tôi đã tìm tòi và thấy rằng những tác phẩm sau Buổi Chiều Hạ Lan ông ta viết với văn phong riêng biệt của ông ta.

    Tôi nghe tin ông vừa làm một chuyến đi xa, đi thật xa nên chạy vào DacTrung viết vội vài dòng để mong rằng ông có được một nụ cười. Ông không được cười về lối viết văn của tôi mà tôi mong rằng ông hài lòng là có một độc giả chấm tác phẩm đầu tay của ông là số một, và sau khi so sánh với The Catcher In The Rye thì bảng điểm của người độc giả đó vẫn là: Sách số một: The Catcher In The Rye, truyện ngắn số một: Buổi Chiều Hạ Lan.

    Viết thay một lời chào vĩnh biệt với nhà văn, hãy mỉm cười ông nhé.

    SongCon

    (dactrung.net )
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 30-01-2010, 07:33 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom