• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tuyển Tập Trạng Quỳnh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tuyển Tập Trạng Quỳnh

    Tuyển Tập Trạng Quỳnh

    Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), quê quán Nghệ An là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời bấy giờ đã để lại nhiều giai thoại trong lịch sử.


    %%%%%%%%%%%%%%%%%%%

    Bức tranh ngũ quả.

    Hằng năm, cứ đến dịp rằm trung thu là trong triều lại mở cuộc thi gọi là "Thi ngũ quả". Ðây là dịp cho bọn quyền quí giầu có ở kinh thành Thăng Long tha hồ mà tung tiền ra hầu đoạt lấy giải cao nhất của nhà vua. Thế nhưng, lần thi này thì thật khó.

    Chẳng hiểu sao dạo gần đây Chúa Trịnh lại mắc cái chứng sợ nắng, sợ gió. Chúa ngồi ngự lãm sau mức màn rủ, bởi thế việc chấm thi hầu như giao lại cho bà Chúa tùy quyền quyết định, thế nên việc cho điểm lại càng rắc rối và khó khăn hơn các kỳ thi trước! Trong kỳ thi này, Quỳnh tuy chả có lắm tiền như thiên hạ, nhưng cũng xin tham dự. Lại còn nói trước với bạn bè rằng mình sẽ đoạt giải cao nhất.

    Vào cuộc thi, mọi người đua nhau bày ra các thú trái cây ngon lạ. Trong lúc đó, mọi người thấy Quỳnh vẫn chỉ hai tay không, cổ áo giắt một tờ giấy cuộn tròn. Tuy kinh ngạc trước cảnh tượng ấy nhưng chẳng ai thừa giờ mà chú ý đến Quỳnh, ai cũng mải chăm chút cho mâm quả dự thi của mình trước đã.

    Lúc đến lượt mình, Quỳnh rút cuộn giấy ấy ra, trải phẳng trước mặt Chúa và bà chính cung. Thì ra đó là một tấm tranh vẽ hình một thiếu nữ rất trẻ, dáng yêu kiều, khoả thân, nằm nghiêng mình, chân hơi co, chân duỗi thẳng, đôi bàn tay úp lại đặt dưới ngực. Dưới bức tranh có đề hàng tựa: Mâm ngũ quả rằm.

    Ðợi một lát cho mọi người ngắm bức tranh xong, Quỳnh thưa với Chúa:

    Kính xin Chúa thưởng ngoạn và cho điểm "Mâm ngũ quả," của thần ạ!

    Chúa nghiêm mặt:

    Ngươi nghĩ sao mà dám đó là mâm ngũ quả?

    Quỳnh lặng lẽ lùi xa mấy bước, dùng cây quạt tay thước, điểm lướt qua bức tranh. Trước hết, chỉ vào đầu thiếu nữ trong hình rồi nói:

    Ðây là dẽ nhãn.

    Chỉ vào ngực, Quỳnh tâu:

    Ðây là một cặp đào tơ.

    Ðến những ngón tay nuột nà kia, Quỳnh bảo:

    Đó là trái phật thủ.

    Chỗ cuối cùng, Quỳnh lấy cán quạt khoanh một vòng, nói:

    Ðây là múi mít mới bóc, hãy còn thơm phức!

    Không hiểu Chúa nghĩ thế nào mà thích chí cười nắc nẻ

    -----------------------
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 30-01-2010, 11:42 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Tuyển Tập Trạng Quỳnh

    Câm điếc.

    Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

    Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước.

    Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

    "Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân"

    (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

    "Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức"

    (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

    Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen:

    Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất!

    Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

    - Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

    - Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

    - Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khăm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

    - Ta cho phép, quan cứ nói.

    - Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

    - Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

    - Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".

    - Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

    - Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".

    Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.

    __________________
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 30-01-2010, 11:43 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Tuyển Tập Trạng Quỳnh

      Câu đố.

      Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi. Ðương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên là Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến nhéo tai, bảo:

      - Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho:

      - Lợn cấn (1) ăn cám tốn.

      Quỳnh đối ngay:

      - Chó khôn (2) chớ cắn càn.

      Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:

      - Trời sinh ông Tú Cát (3)

      Quỳnh lại đối:

      - Ðất nứt con bọ hung

      Ông Tú phải lỡm, tịt mắt. Mọt người cười ầm cả lên.



      %%%


      (1) Cấn là quẻ cấn, Tốn là quẻ tốn trong bát quái. đây lấy nghĩa lợn cấn (chửa) mà ăn tốn cám.
      (2) Khôn là quẻ khôn, Càn là quẻ càn cũng trong bát quái, đây lấy nghĩa con chó khôn chớ cắn càn, cắn bậy.
      (3) Cát còn có nghĩa là tốt; hung còn có nghĩa là xấu.

      __________________
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 30-01-2010, 11:42 PM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Tuyển Tập Trạng Quỳnh

        Cây nhà lá vườn.

        Quỳnh nhiều lần thất lễ với chúa, nên trước Chúa quý trọng bao nhiêu thì sau lại ghét bấy nhiêu. Quỳnh thấy Chúa ghét, lại càng trêu tợn.

        Một lần, Chúa sai lính đến kéo đổ nhà Quỳnh. Quỳnh thấy lính đến thì bảo:

        - Chúa sai các anh đến kéo đổ nhà ta thì các anh cứ việc kéo, không được reo, được cười, ai mà reo cười thì ta cắt lưỡi,

        Nghề kéo nặng thì phải reo hò, không dô ta, không hò khoan đố ai kéo được. Bọn lính phải chịu về không.

        Lại một lần nữa, Chúa sai lính đến ỉa giữa nhà Quỳnh. Quỳnh cầm dao ra bảo lính:

        - Chúa sai các anh đến ỉa giữa nhà ta, thì cứ việc ỉa, nhưng cấm đái, anh nào mà đái ta cắt dái đi.

        Ỉa ai mà nhịn đái được, bọn lính phải cắp đít về. Có một vài anh láo, nghe thấy thế, đái ở trước nhà, rồi mới đến ỉa, lại đem gáo dừa đề phòng. Quỳnh thấy nó lập mưu trước, đành chịu nhưng trong bụng căm lắm, bèn kiếm cách xược lại Chúa. Ít lâu sau, Quỳnh đi mua một cây cải thật to sai người đem dâng, làm cơm chúa xơi. Khi Quỳnh vào hầu, Chúa hỏi:
        cải đâu mà to lạ thế và khen ngon.

        Quỳnh thưa:

        - Cải nhà trồng, trước nó không to mấy, nhờ độ nọ Chúa sai lính đến ỉa nhà thần, thần đem phân ấy bón cho, nên lớn bổng lên thế. Cây nhà lá vườn đem dâng để chúa xơi.

        Chúa Trịnh tái mặt lại.
        __________________


        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Tuyển Tập Trạng Quỳnh

          Ăn trộm mèo

          Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.

          Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra. Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:

          Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!

          Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.

          Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.

          Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.

          Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.

          Quỳnh nói:
          Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.

          Rồi lạy tạ đem mèo về.
          __________________
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 30-01-2010, 11:43 PM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            Tuyển Tập Trạng Quỳnh

            Cấy rẽ ruộng bà Chúa Liễu.

            Nhà Quỳnh nghèo, thấy đền Sòng lắm ruộng tốt, Quỳnh mới đến xin Chúa Liễu cho cấy rẽ, Chúa vốn ham lợi nên bằng lòng.

            Quỳnh khấn vái xin âm dương để xem ý Chúa Liễu thuận lấy bao nhiêu, phần nào . Năm đầu, Chúa Liễu lấy ngọn thì Quỳnh trồng rặt khoai lang. Đến vụ, Quỳnh dỡ lấy củ, còn bao nhiêu dây, ngọn thì đem nộp Chúa.

            Năm thứ hai, xin âm dương, thấy Chúa Liễu thuận lấy gốc, Quỳnh trồng toàn lúa. Đến mùa, Quỳnh gặt lấy bông, còn bao nhiêu gốc rạ đem nộp cho Chúa.

            Chúa Liễu hai lần mắc lỡm, tức lắm nhưng đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin gieo quẻ, Chúa bảo lần này lấy cả gốc lẫn ngọn, còn Quỳnh khúc giữa, Quỳnh giả vờ kêu ca:

            Chị lấy thế thì em còn được gì nữa!

            Quỳnh khấn đi khấn lại mãi, Chúa vẫn nhất định không nghe. Quỳnh về, xoay ra trồng toàn ngô. Đến kỳ thu hoạch, bao nhiêu bắp Quỳnh bẻ hết, còn ngọn và gốc thì đem nộp cho Chúa.

            Chúa Liễu mắc mưu Quỳnh ba lần, không biết làm thết nào được, đành đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy Quỳnh đã kiếm được cái vốn kha khá rồi.
            __________________
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              Tuyển Tập Trạng Quỳnh

              Chọi gà.

              Bọn quan thị, gà thật không có (1) mà lại cứ hay chọi gà. Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, chọi thử một vài cựa chơi. Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối, nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai đi bắt gà về sẽ chọi. Bên láng giềng có một con gà trống thiến, Quỳnh mượn mang về.

              Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan thị đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Vừa giao mỏ được một vài nước, thì gà quan thị đá cho gà trống thiến một cựa vào bụng vỡ hầu lăn cổ chết ngay. Quan thị vỗ tay reo:


              Thế mà đồn rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả!

              Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ nói:


              Các ngài nói phải, trước gà tôi chọi hay lắm, nhưng từ khi tôi thiến đi, thì nó đốn đời ra thế!

              Rồi ôm gà mà than thở:


              "Khốn nạn thân mày, gà ôi! Tao đã bảo thân phận mày không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại con ngứa nghề làm gì cho đến nỗi thế! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thương nữa, gà ôi!"

              Các quan thị nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng.

              (1) ý chỉ bọn hoạn quan
              __________________
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                Tuyển Tập Trạng Quỳnh

                Chúa ngủ ngày.

                Một buổi trưa, Quỳnh vào hầu Chúa, không thấy Chúa ở cung, hỏi thị vệ, thì ra Chúa đương giấc. Quỳnh không được tiếp, sẵn bút nghiên, đề ngay hai chữ vào tường rồi trở ra về.

                Lúc Chúa dậy ra công đường, thấy ở tường có hai chữ "ngọa sơn" nét mực hãy còn ướt, không biết ai đề và cũng không biết nghĩa làm sao, hỏi thị vệ mới hay Quỳnh đề. Ðến buổi hầu chiều, đông đủ các quan, Chúa hỏi, không ai tán được, phải triệu Quỳnh đến.

                Quỳnh đến, Chúa hỏi. Quỳnh thưa:

                - Hai chữ ấy có nghĩa gì sâu sắc đâu, hạ thần cứ lấy nghĩa đen mà viết, không dám có ý tứ gì hiểm hóc cả.

                - Cứ cắt nghĩa cho ta nghe, không hề chi mà ngại.

                Quỳnh ngập ngừng mãi, mới nói:

                Chữ "ngọa" nghĩa là "nằm", "nằm" hẳn không ai nằm không, tất phải ngáy, chữ "sơn" nghĩa là "núi", "núi" ắt phải có đèo, vậy hợp hai chữ làm một thì nghĩa là "ngáy đèo".

                Cả triều thần ai cũng cười. Chúa cũng bật cười. Tan hầu, các quan trách Quỳnh:

                May mà Chúa rộng lượng, chứ không thì hôm nay ông mất đầu!

                Quỳnh cười không nói gì.
                __________________
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #9

                  Tuyển Tập Trạng Quỳnh

                  Dê đực chửa

                  Quan tư thiên xem thiên văn, thấy về địa phận tỉnh Thanh có một ngôi sao sáng, chắc ở đấy có người tài, nhưng không biết làng nào, mới tâu vua. Vua giao cho đình thần xét. Có một vị tâu:

                  - Xin tư cho tỉnh thần Thanh Hoá sức mỗi làng phải tiến một con dê đực chửa, hạn một tháng, không có thì trị tội.

                  Trát về đến làng, các cụ kỳ lão lo sốt vó, nhất là ông thân sinh ra Quỳnh lại càng sợ, ông ta là huynh thứ trong làng, tất phải tội trước. Ông ta về phàn nàn nhà vua đòi những chuyện oái oăm.

                  Quỳnh thấy bố buồn rầu mới hỏi:

                  - Hôm nay thầy có việc gì mà không được vui?

                  Ông bố đương bực mình liền mắng:

                  - Việc làng, việc nước, trẻ con biết gì mà hỏi?

                  Quỳnh nhất định hỏi cho ra, ông bố phải kể thực cho nghe. Quỳnh nghe xong, thưa:

                  - Con tưởng việc gì, chứ việc ấy thì thầy không phải lo! Nhà vua bắt mua một con, chứ bắt mua mười con cũng có. Xin thầy cứ ra nhận lời với làng, chồng cho con trăm quan tiền để con đi mua. Không thì mình chịu tội cho cả làng.

                  Ông bố thấy con nói thế, lạ lắm, nhưng nghĩ bụng: "Ta thử nghe trẻ con xem sao!" mới đánh liều ra nhận với làng, làm tờ cam đoan, đem tiền về bảo con đi mua.

                  Sáng sớm, hai bố con khăn gói, cơm nắm, vác chục quan tiền ra Thăng Long mua dê. Đến nơi, Quỳnh nói với bố hỏi dò xem hôm nào vua ngự chơi phố. Hôm đó, Quỳnh dậy thật sớm, lén xuống dưới cổng cửa Đông nằm chực.

                  Đợi đến quá ngọ, nghe tiếng xe ngựa quan quân đi xình xịch trên cổng, Quỳnh liền khóc oà lên. Vừa lúc xa giá đi qua, vua nghe tiếng trẻ khóc mà không thấy người, sai lính đi tìm, lôi được Quỳnh ở dưới cống lên. Vua hỏi:

                  - Sao mày lại chui xuống cống?

                  Quỳnh giả vờ không biết là vua, nói:

                  - Thưa ông, tôi thấy xe ngựa đông, sợ chết chẹt nên tránh xuống cống.

                  - Thế tại sao khóc?

                  - Thưa ông, mẹ tôi chết đã ba năm nay mà mãi không thấy bố tôi đẻ để có em mà ẵm nên tôi khóc!

                  - Thằng này mới dở hơi chứ! Làm gì có đàn ông đẻ bao giờ?.

                  - Thưa ông, mới rồi tôi thấy các cụ làng tôi rủ nhau đi mua dê đực chửa để tiến vua. Dê đực chửa được thì chắc bố tôi cũng đẻ được.

                  Vua và các quan đi hộ giá đều bật cười, biết đứa bé này có tài, ứng vào ngôi sao sáng, liền thưởng tiền và tha cho dân làng không phải cống dê đực chửa nữa.
                  __________________
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    Tuyển Tập Trạng Quỳnh

                    Làm thơ ăn xin.

                    Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồng đốc thúc kẻ làm thuê.

                    Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.

                    Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.

                    Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:

                    - Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!

                    Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:

                    - Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!

                    Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:

                    Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua,

                    Nắng cực cho nên phải mất mùa.

                    Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị,

                    Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.

                    Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.

                    Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.

                    __________________
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      Tuyển Tập Trạng Quỳnh

                      Lỡm quan thị.

                      Có một ông quan thị đại nịnh thần, được Chúa Trịnh yêu lắm. Ông ta thường đến chơi nhà Quỳnh, thấy sách gì cũng mượn xem, mà ít khi trả. Quỳnh ghét cay ghét đắng, định chơi xỏ một bận cho chừa. Quỳnh bèn lấy giấy trắng đóng thành quyển sách để sẵn. Một hôm, thấy bóng quan thị đằng xa, Quỳnh giả vờ cầm sách xem, đợi khi ông ta đến nơi thì giấu đi. Quan thị thấy Quỳnh giấu, ngỡ là sách lạ, đòi xem Quỳnh bảo:

                      Sách nhảm có gì mà xem.

                      Quan thị năn nỉ mãi cũng không được, về tâu với Chúa. Chúa đòi Quỳnh sang hỏi. Quỳnh đám chắc là đòi về chuyện quyển sách, mới lấy bút viết mấy câu vào sách bỏ vào tráp khoá lại, rồi sang hầu. Quả nhiên như thế. Quỳnh tâu:

                      Không có sách gì lạ, chắc thị thần tâu man với Chúa đó.

                      Chúa thấy Quỳnh chối, lại càng tin là Quỳnh có sách lạ, bắt phải đem trình. Quỳnh sai người về đem tráp sang, mở ra, chỉ thấy có một quyển sách mỏng. Quỳnh rụt rè không dám đưa. Chúa bảo:

                      Cứ đưa ta xem. Nếu sách lạ thì ta thưởng, mà có phải sách can phạm thì ta cũng xá cho, đừng ngại.

                      Quỳnh đưa ra. Chúa mở ra xem, chỉ thấy có mấy câu:

                      "Chúa vị thần viết: Vi cốt tứ địch, vi cốt tứ địch. Thị thần qui nhị tấu viết: Thần phong chỉ phát, thần phông chỉ phát".

                      Chúa ngẫm lại không biết nghĩa ra làm sao, bảo Quỳnh cắt nghĩa thì Quỳnh rụt rè tâu:

                      Sách ấy là sách nhảm nhí của tiểu thần chỉ xem khi buồn, sợ cắt nghĩa ra rác tai Chúa!

                      Chúa nhất định không nghe, bắt Quỳnh cắt nghĩa cho được.

                      Quỳnh vâng lệnh tâu với Chúa, câu ấy nghĩa là:

                      "Chúa hỏi thị thần rằng: làm xương cho sáo, làm xương cho sáo. Thị thần quỳ mà tâu rằng: "Tôi may ngón tóc, tôi may ngón tóc".

                      Quỳnh cắt nghĩa, nhưng chúa vẫn chưa hiểu ra, lại hỏi:

                      Đã đành nghĩa đen là như thế, nhưng ý tứ thế nào?

                      Quỳnh tủm tỉm cười không dám nói. Chúa và quan thị đứng hầu bên càng gặng hỏi. Quỳnh mới tâu:

                      Xin chúa đọc đảo lại thì ra nghĩa, nhưng mà tục lắm. Bấy giờ Chúa với quan thị mới biết Quỳnh lỡm, bảo Quỳnh mang sách về.

                      Quỳnh ra, quan thị chạy theo trách Quỳnh nhạo cả Chúa, thực là người vô phu, vô quân.

                      Quỳnh đáp lại rằng:

                      Ngài bảo tôi là vô phu, vô quân thì bọn thường thị đời Hậu Hán là gì? Tôi đã giấu mà ngài cứ nịnh để đòi ra cho được thì lỗi tại ai?

                      Quan Thị tịt mất.
                      __________________
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #12

                        Tuyển Tập Trạng Quỳnh

                        Miệng nhà quan.

                        Trên đường về kinh đô, có một hàng bán nước cho khách, lại là quán trọ cho những kẻ lỡ độ đường. Chiều hôm ấy, có một ông khách vào quán. Khách ăn mặc xoàng xĩnh, chiếc áo the dài đã sờn cũ, quần cháo lòng khâu vài chỗ, trông khách ra vẻ một nho sinh. Tuy nhiên, nếu ai nhìn kỹ khuôn mặt, sẽ thấy ánh lên vẻ uy nghi, ngạo nghễ. Khách bước vào quán nhưng chả ai chú ý đến cả, vì với cách ăn mặc như thế thì rõ ràng là một kẻ nghèo. Ngồi ở bàn bên cạnh khách là một viên quan bản hạt, dáng bệ vệ, miệng nhai trầu tóp tép, cạnh đó có lính hầu đứng quạt cho ông ta.

                        Viên quan nhai xong miếng trầu, nhổ bã đánh toẹt xuống đất. Bỗng anh hàn sĩ kia mon men lại gần, nhặt miếng bã trầu kia lên nhìn với vẻ quan sát rất kỹ. Quan thấy thế khó chịu và kinh ngạc, bèn lớn giọng hỏi một cách khinh bỉ:

                        Thằng kia, mày là ai, ở đâu tới?

                        Nho sĩ đáp:

                        Bẩm ông, tôi là học trò nghèo, đi kiếm chỗ dậy học.

                        Quan cười mỉa:

                        Chà! Học trò nghèo đến nỗi phải đi nhặt bã trầu à?

                        Nho sĩ nọ xoa tay thưa:

                        Bẩm quan, tôi thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép," bởi thế muốn nhặt bã trầu của quan xem thử có đúng không ạ?

                        Biết mình bị xỏ, quan quát:

                        Hay lắm! Mày đã tự xưng là học trò, vậy ta truyền cho mày phải đối lại câu mày vừa nói. Ðối được thì thôi, bằng không tao, cho một trận dừ đòn!

                        Nho sĩ ra vẻ sợ hãi, thưa:

                        Câu ấy thật khó quá, khó quá...

                        Quan đắc chí, thét:

                        Thế thì lính đâu, đè nó xuống!

                        Anh nho sĩ kia vội vàng thưa:

                        Thôi thì tôi xin mượn tạm một câu cách ngôn dân gian để đối, có được không ạ?

                        Quan bảo:

                        Muốn mượn cách gì mặc mày, nhưng phải đối cho chỉnh!

                        Anh kia đứng dậy, hắng giọng đọc:

                        Ðồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm!

                        Viên quan trố mắt kinh ngạc, đứng chết lặng cả người, trong lòng không khỏi khâm phục. Sau đó, đổ giận làm vui, bảo lính mở bọc lấy trầu tươi mời anh học trò kia ăn. Lại khẩn khoản mời nho sĩ ngồi chung bàn mà dùng chè, đối ẩm. Qua câu chuyện, quan mới sợ hết hồn khi biết ra mình đang ngồi với Trạng Quỳnh.
                        __________________
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        Working...
                        X
                        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom