Những sợi tơ già
Nguyệt Lâm
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Kiều là con một, lúc mới sinh ông nội đặt tên là Thuý Kiều. Ba Kiều nói: Sao Tía đặt tên Kiều, để cả đời nó lận đận sao? Ông nội hứ một tiếng rồi nói: Tao thấy tên đẹp thì đặt, bày đặt mê tín dị đoan.
Năm Kiều ba tuổi, ba bị bệnh qua đời. Bà Tư ở lại nhà chồng làm dâu thêm năm năm thì bên ngoại kêu về chia ruộng đất, bà Tư được chia năm công vườn và năm công ruộng, bà vội xin bên chồng được dẫn con về bên ngoại làm ăn, ông nội Kiều đồng ý, ông cho người sang cất cho bà Tư một căn nhà nhỏ lợp ngói, vách ván.
Bà Tư vừa làm ruộng vừa làm vườn nuôi con, khi Kiều học hết cấp hai đòi sang Cần Thơ học cấp ba, bà Tư cho Kiều sang Cần Thơ ở trọ đi học. Kiều như cá gặp nước tha hồ đi chơi ăn diện như gái ở thị thành. Hết năm lớp mười, Kiều kêu bà Tư đưa cho mình năm chỉ vàng đi lên Sài Gòn học uốn tóc, đi chưa được ba tháng Kiều trở về khóc lóc với bà Tư.
- Má ơi, con lỡ dại mà bây giờ không ai chịu nhận hết. Bà Tư thương con, giận cho mình quá dễ dãi để đời con bây giờ phải khổ. Bà chấp nhận tiếng xấu bắt Kiều ở nhà chờ ngày sinh nở. Khi hay tin Kiều sinh một đứa con gái ông nội Kiều nói:
- Con không cha như nhà không nóc.
Con gái Kiều được đặt tên là Huệ, một tay bà Tư ẵm bồng chăm sóc, khi Huệ được năm tuổi, Kiều để con cho bà Tư, đi theo bạn bè xuống Rạch Giá làm ăn. Kiều gá nghĩa với một dân chài ở đây, Năm Tây chưa vợ nổi tiếng thay tình như thay áo, anh luôn tìm những cô gái đẹp chài mồi hứa hẹn sẽ dẫn cho đi vượt biên rồi khi chán chê bỏ con người ta một cách phũ phàng.
Kiều chân ướt chân ráo theo bạn bè xuống Rạch Giá mở quán cà phê chưa được mấy tháng đã sa vào tay của Năm Tây, những người bạn làm ăn với Kiều không biết có ai bị Năm Tây lừa gạt chưa mà từ từ họ bỏ về quê hết, chỉ còn Kiều trụ lại cái quán cà phê. Từ ngày gá nghĩa vợ chồng với Kiều Năm Tây không dám cua gái công khai, dân chài ở xứ này đưa lưng cho gió biển, khi vào đất liền là tụ tập nhậu nhẹt, cà phê, đánh đề, mua vé số làm niềm vui.
Cả đời lam lũ mà nghèo vẫn cứ nghèo nên cố bám víu vào sự may rủi hy vọng có ngày đổi đời. Năm Tây dẫn bạn dân chài về quán mình, Kiều thầu ghi đề, bán vé số, sau đó nộp phơi cho chủ thầu đề ăn hoa hồng. Từ ngày ông Tám trúng một tờ vé số độc đắc dân xóm chài đổ xô mua vé số, đánh số đề, Kiều làm ăn khá hơn trước.
Kiều sống ở Rạch Giá được năm năm nhưng cũng chỉ đủ ăn và đủ tiền cho Kiều đánh tứ sắc mỗi ngày, Năm Tây bày vẽ Kiều về quê kiếm vốn lên tự thầu đề may ra mới giàu được, Kiều nghe êm tai vội về quê bắt bà Tư bán ruộng vườn lấy tiền đưa cho mình đi Rạch Giá làm ăn. Bà Tư bấm bụng nghe theo giao giấy tờ ruộng đất cho Kiều làm gì thì làm, Kiều bán đi năm công ruộng và bốn công vườn chỉ chừa lại một công vườn quanh nhà rồi ôm tiền đi xuống Rạch Giá.
Bà Tư không còn ruộng còn vườn, mỗi đêm bà thức dậy lúc một giờ sáng đánh bánh lọt, bánh lọt của bà được làm bằng gạo ngon, gạo ngâm với nước tro gòn và vôi Càn Long, sau đó tẻ nước thật kỹ mới đem xay thành bột, bà chia làm hai phần, phần bột trắng để thấy sự trong vắt của con bánh lọt, phần còn lại bà xay cùng lá dứa thành màu xanh mượt. Khi đánh xong bánh lọt bà Tư nạo dừa vắt lấy nước cốt, đường cát trắng bà thắng với một bó lá dứa thơm lừng, làm xong là trời gần sáng, bà Tư đưa bánh lọt xuống ghe chèo ra chợ xã.
Tám Đề Bô thấy bà vội đem qua một góc nước đá, bà Tư vừa múc bánh lọt vừa đập nước đá không nghỉ tay. Cả chợ xã ai cũng nghiền bánh lọt của bà Tư, nó không mềm mà dòn, cọng bánh lọt không đục mà trong vắt, nước cốt dừa của bà không thắng để sống béo ngậy, ăn muỗng bánh lọt vào miệng thấy vừa dòn vừa dai, vừa béo vừa ngọt và thơm lừng mùi lá dứa, bà Tư bán chưa được bảy giờ đã hết vèo bánh lọt. Bà Tư bán bánh lọt nuôi cháu ngoại được hai năm thì nghe tin dữ, Kiều thầu đề vỡ nợ bị bắt giam.
Từ đó mỗi ngày sau khi bán xong bánh lọt bà vội về làm một mâm bánh tầm để trưa mang đi bán dạo, hai bà cháu phải sống dè xẻn để dành tiền đi thăm nuôi Kiều, bà con trong xóm ai thấy cũng tội nghiệp cho bà Tư, họ nói kiếp trước bà mắc nợ Kiều kiếp này bà phải làm trả nợ.
Không biết từ bao giờ, cái tên xóm Đài Loan ai ai cũng biết tới. Nhà dì Bảy gả con gái thứ hai sang Đài Loan chưa được hai năm mà đã cất nhà lớn, bây giờ xóm đã lên đời xa xa gần gần nhà lớn màu mè loè loẹt. Phong trào lấy chồng Đài Loan lại tạo cơ hội cho Kiều.
Huệ, con gái Kiều mười sáu tuổi, chưa đủ tuổi làm hôn thú, Kiều nghe theo lời bày vẽ của người đi trước bắt Huệ đi học tiếng Hoa, bà Tư và Huệ phản đối dữ dội nhưng Kiều vẫn kiên quyết. Kiều mong ngóng từng tháng từng ngày, khi Huệ vừa đủ tuổi Kiều dẫn con đi giao cho mối lo gả chồng Đài Loan. Đi trình diễn lần đầu Huệ đã "đậu", Huệ được một người Đài Loan bốn mươi tuổi chọn. Sau đám cưới Huệ đi Đài Loan, tiền cưới còn lại bao nhiêu Kiều cất giữ hết, Kiều chỉ biết đi đánh bài và ngày ngày mong chờ tin của Huệ ở xứ Đài.
Chồng của Huệ làm công nhân nên Huệ được chồng xin cho vào công ty của mình làm, lãnh lương tháng đầu tiên Huệ vội gửi tiền về cho má và bà ngoại. Kiều mừng ra mặt đi khoe khắp xóm, bà Tư thì ngồi khóc, miệng nhai trầu than thở, lo sợ cháu ngoại có một thân một mình nơi xứ người không ai giúp đỡ. Mỗi lần Huệ gọi điện về bà Tư ríu rít hỏi: "Con có khoẻ không, chồng con có lo cho con không, lúc này con mập hay ốm. Đừng gởi tiền cho ngoại, ngoại còn đi mua bán được".
Còn Kiều thì hỏi: "Con làm lương được bao nhiêu, gởi thêm ít tiền cho má. Con của bà hai Tánh vừa gởi cho bả cả trăm triệu. Cháu ngoại bà năm Lúa mới gởi tiền về cho bả mua truyền hình, đầu máy". Huệ gọi điện về báo tin mình có thai bà Tư vừa mừng vừa lo ngủ không được, Kiều thì bực mình ra mặt, lầm bầm: "Thứ đồ ngu, mới qua chưa làm ăn gì lại lo đẻ".
Kiều ngồi thừ người ra. Kiều không hiểu tại sao con mình lại thay đổi tánh tình như vậy. Hôm nay nó gọi điện thoại về hỏi Kiều:
- Má thương con hay má thương tiền?
Thời gian gần đây nó gọi điện thoại về chỉ nhằm nói chuyện với ngoại, tiền gởi nó chia ra phần của Kiều lúc nào cũng ít hơn của bà Tư, mặc dù Huệ biết sau đó bà Tư cũng đưa cho Kiều cất giữ hết. Hay nó đang cân đo công nuôi dưỡng, Kiều giao Huệ cho má nuôi dưỡng từ lúc nhỏ, chắc nó thương bà ngoại hơn thương mẹ. Lòng Kiều dâng lên nỗi sợ, Kiều sợ bà Tư chết bất tử thì chắc Huệ sẽ bỏ mình.
Bà Tư chỉ cảm mà Kiều đã lo rối rít, lối xóm ai cũng ngạc nhiên, lần đầu tiên Kiều tự ý đi nấu cháo thịt bằm và mang đến tận giường bắt bà Tư phải ăn cho hết chén cháo. Bà Tư ăn xong chén cháo người đổ mồ hôi dầm dề, bà thấy người khoẻ hẳn. Kiều tự tay lấy thuốc đưa bà Tư uống.
Kiều lo cho bà Tư mà lòng không khỏi bực tức, ức lòng khi bà vẫn từ chối những lời Kiều xúi xin Huệ tiền sắm sửa nhà cửa. Kiều lo lắng quan tâm săn sóc cho bà Tư nên có người cho rằng Kiều muốn bán luôn cái nhà của bà Tư, có người nói người già không biết trước được, có lẽ bà Tư đã gần đất xa trời nên khiến Kiều thay đổi tính tình biết lo cho bà Tư, người tin vào đạo lý làm người thì cho rằng ông trời ngó lại nên bà Tư được sống những ngày hạnh phúc của tuổi già.
Hàng ngày bà Tư vẫn ngồi đánh những con bánh lọt bên xanh bên trắng để tạo thành một món ăn ngon mà cả chợ xã ai ai cũng nghiền, ai ai cũng sợ bà không còn đủ sức để làm bánh lọt nữa. Cả đời bà Tư lam lũ không biết khổ cực là gì, sướng hay khổ bà không quan tâm, bà như con tằm đang cố nhả hết những sợi tơ già của cuộc đời mình.
Nguyệt Lâm
Năm Kiều ba tuổi, ba bị bệnh qua đời. Bà Tư ở lại nhà chồng làm dâu thêm năm năm thì bên ngoại kêu về chia ruộng đất, bà Tư được chia năm công vườn và năm công ruộng, bà vội xin bên chồng được dẫn con về bên ngoại làm ăn, ông nội Kiều đồng ý, ông cho người sang cất cho bà Tư một căn nhà nhỏ lợp ngói, vách ván.
Bà Tư vừa làm ruộng vừa làm vườn nuôi con, khi Kiều học hết cấp hai đòi sang Cần Thơ học cấp ba, bà Tư cho Kiều sang Cần Thơ ở trọ đi học. Kiều như cá gặp nước tha hồ đi chơi ăn diện như gái ở thị thành. Hết năm lớp mười, Kiều kêu bà Tư đưa cho mình năm chỉ vàng đi lên Sài Gòn học uốn tóc, đi chưa được ba tháng Kiều trở về khóc lóc với bà Tư.
- Má ơi, con lỡ dại mà bây giờ không ai chịu nhận hết. Bà Tư thương con, giận cho mình quá dễ dãi để đời con bây giờ phải khổ. Bà chấp nhận tiếng xấu bắt Kiều ở nhà chờ ngày sinh nở. Khi hay tin Kiều sinh một đứa con gái ông nội Kiều nói:
- Con không cha như nhà không nóc.
Con gái Kiều được đặt tên là Huệ, một tay bà Tư ẵm bồng chăm sóc, khi Huệ được năm tuổi, Kiều để con cho bà Tư, đi theo bạn bè xuống Rạch Giá làm ăn. Kiều gá nghĩa với một dân chài ở đây, Năm Tây chưa vợ nổi tiếng thay tình như thay áo, anh luôn tìm những cô gái đẹp chài mồi hứa hẹn sẽ dẫn cho đi vượt biên rồi khi chán chê bỏ con người ta một cách phũ phàng.
Kiều chân ướt chân ráo theo bạn bè xuống Rạch Giá mở quán cà phê chưa được mấy tháng đã sa vào tay của Năm Tây, những người bạn làm ăn với Kiều không biết có ai bị Năm Tây lừa gạt chưa mà từ từ họ bỏ về quê hết, chỉ còn Kiều trụ lại cái quán cà phê. Từ ngày gá nghĩa vợ chồng với Kiều Năm Tây không dám cua gái công khai, dân chài ở xứ này đưa lưng cho gió biển, khi vào đất liền là tụ tập nhậu nhẹt, cà phê, đánh đề, mua vé số làm niềm vui.
Cả đời lam lũ mà nghèo vẫn cứ nghèo nên cố bám víu vào sự may rủi hy vọng có ngày đổi đời. Năm Tây dẫn bạn dân chài về quán mình, Kiều thầu ghi đề, bán vé số, sau đó nộp phơi cho chủ thầu đề ăn hoa hồng. Từ ngày ông Tám trúng một tờ vé số độc đắc dân xóm chài đổ xô mua vé số, đánh số đề, Kiều làm ăn khá hơn trước.
Kiều sống ở Rạch Giá được năm năm nhưng cũng chỉ đủ ăn và đủ tiền cho Kiều đánh tứ sắc mỗi ngày, Năm Tây bày vẽ Kiều về quê kiếm vốn lên tự thầu đề may ra mới giàu được, Kiều nghe êm tai vội về quê bắt bà Tư bán ruộng vườn lấy tiền đưa cho mình đi Rạch Giá làm ăn. Bà Tư bấm bụng nghe theo giao giấy tờ ruộng đất cho Kiều làm gì thì làm, Kiều bán đi năm công ruộng và bốn công vườn chỉ chừa lại một công vườn quanh nhà rồi ôm tiền đi xuống Rạch Giá.
Bà Tư không còn ruộng còn vườn, mỗi đêm bà thức dậy lúc một giờ sáng đánh bánh lọt, bánh lọt của bà được làm bằng gạo ngon, gạo ngâm với nước tro gòn và vôi Càn Long, sau đó tẻ nước thật kỹ mới đem xay thành bột, bà chia làm hai phần, phần bột trắng để thấy sự trong vắt của con bánh lọt, phần còn lại bà xay cùng lá dứa thành màu xanh mượt. Khi đánh xong bánh lọt bà Tư nạo dừa vắt lấy nước cốt, đường cát trắng bà thắng với một bó lá dứa thơm lừng, làm xong là trời gần sáng, bà Tư đưa bánh lọt xuống ghe chèo ra chợ xã.
Tám Đề Bô thấy bà vội đem qua một góc nước đá, bà Tư vừa múc bánh lọt vừa đập nước đá không nghỉ tay. Cả chợ xã ai cũng nghiền bánh lọt của bà Tư, nó không mềm mà dòn, cọng bánh lọt không đục mà trong vắt, nước cốt dừa của bà không thắng để sống béo ngậy, ăn muỗng bánh lọt vào miệng thấy vừa dòn vừa dai, vừa béo vừa ngọt và thơm lừng mùi lá dứa, bà Tư bán chưa được bảy giờ đã hết vèo bánh lọt. Bà Tư bán bánh lọt nuôi cháu ngoại được hai năm thì nghe tin dữ, Kiều thầu đề vỡ nợ bị bắt giam.
Từ đó mỗi ngày sau khi bán xong bánh lọt bà vội về làm một mâm bánh tầm để trưa mang đi bán dạo, hai bà cháu phải sống dè xẻn để dành tiền đi thăm nuôi Kiều, bà con trong xóm ai thấy cũng tội nghiệp cho bà Tư, họ nói kiếp trước bà mắc nợ Kiều kiếp này bà phải làm trả nợ.
Không biết từ bao giờ, cái tên xóm Đài Loan ai ai cũng biết tới. Nhà dì Bảy gả con gái thứ hai sang Đài Loan chưa được hai năm mà đã cất nhà lớn, bây giờ xóm đã lên đời xa xa gần gần nhà lớn màu mè loè loẹt. Phong trào lấy chồng Đài Loan lại tạo cơ hội cho Kiều.
Huệ, con gái Kiều mười sáu tuổi, chưa đủ tuổi làm hôn thú, Kiều nghe theo lời bày vẽ của người đi trước bắt Huệ đi học tiếng Hoa, bà Tư và Huệ phản đối dữ dội nhưng Kiều vẫn kiên quyết. Kiều mong ngóng từng tháng từng ngày, khi Huệ vừa đủ tuổi Kiều dẫn con đi giao cho mối lo gả chồng Đài Loan. Đi trình diễn lần đầu Huệ đã "đậu", Huệ được một người Đài Loan bốn mươi tuổi chọn. Sau đám cưới Huệ đi Đài Loan, tiền cưới còn lại bao nhiêu Kiều cất giữ hết, Kiều chỉ biết đi đánh bài và ngày ngày mong chờ tin của Huệ ở xứ Đài.
Chồng của Huệ làm công nhân nên Huệ được chồng xin cho vào công ty của mình làm, lãnh lương tháng đầu tiên Huệ vội gửi tiền về cho má và bà ngoại. Kiều mừng ra mặt đi khoe khắp xóm, bà Tư thì ngồi khóc, miệng nhai trầu than thở, lo sợ cháu ngoại có một thân một mình nơi xứ người không ai giúp đỡ. Mỗi lần Huệ gọi điện về bà Tư ríu rít hỏi: "Con có khoẻ không, chồng con có lo cho con không, lúc này con mập hay ốm. Đừng gởi tiền cho ngoại, ngoại còn đi mua bán được".
Còn Kiều thì hỏi: "Con làm lương được bao nhiêu, gởi thêm ít tiền cho má. Con của bà hai Tánh vừa gởi cho bả cả trăm triệu. Cháu ngoại bà năm Lúa mới gởi tiền về cho bả mua truyền hình, đầu máy". Huệ gọi điện về báo tin mình có thai bà Tư vừa mừng vừa lo ngủ không được, Kiều thì bực mình ra mặt, lầm bầm: "Thứ đồ ngu, mới qua chưa làm ăn gì lại lo đẻ".
Kiều ngồi thừ người ra. Kiều không hiểu tại sao con mình lại thay đổi tánh tình như vậy. Hôm nay nó gọi điện thoại về hỏi Kiều:
- Má thương con hay má thương tiền?
Thời gian gần đây nó gọi điện thoại về chỉ nhằm nói chuyện với ngoại, tiền gởi nó chia ra phần của Kiều lúc nào cũng ít hơn của bà Tư, mặc dù Huệ biết sau đó bà Tư cũng đưa cho Kiều cất giữ hết. Hay nó đang cân đo công nuôi dưỡng, Kiều giao Huệ cho má nuôi dưỡng từ lúc nhỏ, chắc nó thương bà ngoại hơn thương mẹ. Lòng Kiều dâng lên nỗi sợ, Kiều sợ bà Tư chết bất tử thì chắc Huệ sẽ bỏ mình.
Bà Tư chỉ cảm mà Kiều đã lo rối rít, lối xóm ai cũng ngạc nhiên, lần đầu tiên Kiều tự ý đi nấu cháo thịt bằm và mang đến tận giường bắt bà Tư phải ăn cho hết chén cháo. Bà Tư ăn xong chén cháo người đổ mồ hôi dầm dề, bà thấy người khoẻ hẳn. Kiều tự tay lấy thuốc đưa bà Tư uống.
Kiều lo cho bà Tư mà lòng không khỏi bực tức, ức lòng khi bà vẫn từ chối những lời Kiều xúi xin Huệ tiền sắm sửa nhà cửa. Kiều lo lắng quan tâm săn sóc cho bà Tư nên có người cho rằng Kiều muốn bán luôn cái nhà của bà Tư, có người nói người già không biết trước được, có lẽ bà Tư đã gần đất xa trời nên khiến Kiều thay đổi tính tình biết lo cho bà Tư, người tin vào đạo lý làm người thì cho rằng ông trời ngó lại nên bà Tư được sống những ngày hạnh phúc của tuổi già.
Hàng ngày bà Tư vẫn ngồi đánh những con bánh lọt bên xanh bên trắng để tạo thành một món ăn ngon mà cả chợ xã ai ai cũng nghiền, ai ai cũng sợ bà không còn đủ sức để làm bánh lọt nữa. Cả đời bà Tư lam lũ không biết khổ cực là gì, sướng hay khổ bà không quan tâm, bà như con tằm đang cố nhả hết những sợi tơ già của cuộc đời mình.