• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Phong Dao Hoa Tình(khám phá nét đẹp)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phong Dao Hoa Tình(khám phá nét đẹp)

    Khám phá nét đẹp của Phong Dao Hoa Tình



    Trong việc nghiên cứu về văn học dân gian, đặc biệt là Hồ Xuân Hương, từ nguồn gốc thế tục, sự xuất thân, để tìm ra quê hương, bản quán, năm sinh, năm mất, các

    bài thơ đích thực của bà, ngoài hiệu quả công việc đạt được là khơi thông dòng chảy trong thơ bà bị người đời chặn đứng 200 năm, cũng là tìm ra năm sinh và năm mất của bà (1767- 1833) tôi còn tìm ra một mảng

    tín ngưỡng phồn thực khác - mang nặng ý nghiã và tính chất của một nền văn minh nông nghiệp ở Việt Nam, đó chính là một phần trong cuốn "Phong dao hoa tình".

    Mảng tín ngưỡng phồn thực này theo xét đoán của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, còn xuất hiện trước cả nhà nước Phong kiến và Nho giáo, trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền văn học Việt

    Nam, phản ánh tình cảm, lối sống của người Việt, đi ngược lại tư tưởng, lề luật chính thống mà xã hội phong kiến ban hành cho họ một cách vô cùng khắc nghiệt - nhất là trong ca dao, hò vè, câu đố. Cũng bởi sinh ra

    trong thời điểm này, Hồ Xuân Hương đã mang trong mình phong cách "hoa tình" trên.

    Trước hết là tiêu chuẩn chọn chồng của các bậc cha mẹ dặn con, hay mơ ước chung của các nàng dâu khi bước vào cuộc đời làm vợ:

    Chẳng giàu thì phải đẹp giai

    Chẳng thông kinh sử, phải dài...cái kia

    Sự thật thà như...đếm này hẳn gây ra cú xốc giật mình trong quan niệm của người đọc. Ai hay quan niệm này từng ngự trị suốt mấy nghìn năm truyền thống mà bản thân mình:" văn chương chữ nghĩa bề bề", lại bỏ

    qua, giờ nếu may mắn tìm lại được - cũng bị câu thơ ám ảnh đến mê mẩn hồn.

    Một loạt câu khác đã từng được nhắc tới như:

    Người xinh, tiếng nói cũng xinh

    Người giòn cái...tỉnh, tình, tinh...cũng giòn

    Hay:

    Nước da mai mái, trai gái đều tài

    Cũng là sự xem mặt mà bắt hình dong khác:

    Chân dài, eo thắt,

    Cháu chắt đầy nhà

    Đáo để hơn, không dừng lại việc miêu tả bên ngoài, mà đi sâu vào từng ngóc ngách bản thể ở cả hai giới Nam và nữ:

    Lưng chữ cụ

    Vú chữ tâm

    Và :

    Xấu dây

    Tốt củ

    Sướng đủ

    Một đời

    Ngoài sự nhận xét mang tính phô bày, dưới bề dày kinh nghiệm, còn là sự phồn thực, hóm hỉnh, hoang sơ...mà ai đọc xong cũng phải bật cười vui vẻ vì tính khám phá, phát hiện của nó, rất "phong dao" và đặc biệt...hoa tình(!)

    Trước nỗi éo le, ngang trái của tình đời, trước những cuộc hôn nhân bị đánh tráo, bởi luật lề hà khắc của chế độ đa thê phong kiến: Cha mẹ đặt đâu, con nằm đấy, người phụ nữ uất ức thốt lên:

    Đục chẳng vừa cán

    Bọc chẳng vừa đôi

    Chàng còn bỏ xó cho tôi chết già

    ... Mở đường cho thiếp tôi ra

    Cũng như những người đàn bà trong thơ Hồ Xuân Hương: Quản bao miệng thế lời chênh lệch. Không có nhưng mà có mới ngoan. Trong cả chuỗi bài: Không chồng mà chửa; Bỡn bà lang khóc chồng; Dỗ người đàn
    bà khóc chồng; Đá ông chồng bà chồng; Cái nợ chồng con; Lấy chồng chung; Những người đàn bà góa bụa, chết chồng này không chịu âm thầm náu mình trong bóng tối, mà đòi hỏi một sự giải toa

    Chẳng được thịt cá cơm canh

    Chỉ là lưng rau, đĩa muối

    Cúng anh tôi đi lấy chồng

    Hỡi anh chồng cũ tôi ơi,

    Khôn thiêng trở dạy...ăn xôi, nghe kèn

    Suối vàng, xin chớ có ghen

    Để cho người khác cầm quyền phu thê...

    Không vượt qua được những lời thèo đảnh, thị phi của người đời, cũng như cái vòng kim cô bao lâu quấn quanh đầu, những người quả phụ này đành phải bộc lộ nỗi than khóc, chán chường của mình trước bàn thờ chồng, cũng là trước thế thái nhân tình bao lâu vẫn giành cho họ :

    Miệng khóc, tay bế thần vì,

    Tay gạt nước mắt, tay thì nén nhang

    Bởi đâu nên nỗi lỡ làng

    Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật, ta thử xem hình ảnh người chồng cũ hiện ra dưới lời than của họ như thế nào :

    Nếp nhà áo mũ cân đai

    Em lấy cậu cả ốm o, ngáp dài

    Đạo vợ chồng là sự trao xương, gửi thịt, là sự thỏa nguyền về nhau, đáng tiếc trong những trường hợp "tréo ngoe" này, thay vì cần phải "dài cái kia" trong quan hệ vợ chồng, lại chỉ là một sự ốm o ngáp dài. Người đàn bà đau đớn xót xa cho thân phận làm vợ mà thực chất là "làm vì" của mình hiện tại, nên sau khi ông chồng cũ chết...mất ngáp rồi, liền ao ước, khát khao:

    Chi bằng lấy chú thuyền chài

    Nó vò, nó bóp, nó đè, nó đâm

    Nói một cách hết sức công bằng thì chân dung người chồng trong xã hội phong kiến là một chân dung tồi tệ nhất thế giới, bởi tư tưởng "chồng chúa, vợ tôi" . Trong khi người phụ nữ bị cái cùm công, dung, ngôn, hạnh khoác trên người, phải một lòng, một dạ thủy chung với chồng:

    Thân em như tấm lụa đào

    Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

    Thì người đàn ông bạc bẽo lại cho mình cái quyền chung chạ, xé mình ra hàng năm, bảy mảnh:

    Đàn ông một trăm lá gan

    Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.

    Đến nỗi "Phong dao hoa tình" phải đúc kết đầy cay đắng :

    Phận làm trai : năm thê, bảy thiếp

    Phận làm gái: một kiếp, một cu

    Trước thân phận vợ lẽ, chồng chung, người phụ nữ chẳng dám vùng lên phản kháng, lại chỉ biết than thân trách phận một mình :

    Được hầu non như ếch gặp mưa rào

    Coi vợ cũ như chó nằm trong cũi

    Không bình đẳng bình quyền với chồng trên cương vị xã hội, mà ngay cả chốn buồng the cũng vậy, người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào tính ích kỷ nhất thời của chồng, lúc hứng lên là:

    Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng ,

    Mất tiền mua thúng thì đựng cho đầy

    Mất tiền mua chúng em đây

    Thì anh hành hạ...bõ ngày cưới xin

    Lúc khoái cảm nguội lạnh...thì mặc, dù người vợ luôn khao khát được hòa trộn, yêu thương, theo lẽ công bằng của vũ trụ, luật âm dương của trời, đất:

    Cái thằng chồng em nó chẳng ra gì

    Đêm ngủ nó gáy khì khì

    Một giấc đến sáng còn gì là xuân

    Chị em ơi hoa nở mấy lần ?

    Sức sống mãnh liệt của tình yêu, sự bảo toàn giống nòi, bản năng con người được thể hiện rõ nét trong những câu sau :

    Trăm năm trong cõi người ta

    Muốn sống thì phải cho ra cho vào

    Chẳng tin lên hỏi Nam Tào

    Nam Tào cũng bảo phải vào phải ra

    Còn ngờ lên hỏi cây đa

    Cây đa cũng bảo phải ra lẫn vào

    Mặt trăng xa tít non cao

    Chị Hằng, anh Cuội có vào, có ra ?

    Dám thừa nhận tình dục là ngọn nguồn khởi thủy, là bản năng sống còn của loài người, là cái đẹp không thể thiếu được trong quan hệ vợ chồng - đó chính là một sự dũng cảm trong "Phong dao hoa tình". Vì thế trong cả thể loại câu đố - yếu tố phồn thực, bản năng, cách "đố tục giảng thanh" luôn được đề cập tới :

    (Cái chiếu)

    Xưa kia em trắng như ngà

    Bởi chàng ngủ lắm em đà nên thâm,

    Lúc khỏe chàng đấm, chàng đâm

    Đến khi mệt lử, chàng nằm lên trên

    hay

    Thân em là gái xuân xanh

    Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời?

    Mỗi người một nước, một nơi

    Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên

    Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam, bao gồm cả Phong dao hoa tình, tục ngữ, câu đố v.v...ngày một giàu thêm như lớp thạch nhũ bám trên nền hang động. Bài viết này chỉ là một
    sự khơi gợi rất nhỏ, là minh chứng về một kho tàng vô cùng nhiều mặt, đa dạng và phong phú của văn hoá dân gian, rất mong còn có dịp được đề cập đến...

    Tác Giả Trần Bình Minh (Văn Hóa - Nghệ Thuật )

    "Phong Ba Bão Táp Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam "




    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom