NGƯỜI XƯA & HOA MAI
Trong một bức tranh ta tưởng tượng, có lẽ nên tưởng tượng là phấn tiên trên giấy nhung, cụ Tiên Điền vẽ cảnh cuối xuân bên Tàu:
Ngày xưa, không ai đem cây mai trồng trong chậu, như thế là giam hãm cái khí tiết thanh cao của mai. Cây mai là của trời đất, ủ sương, phơi nắng, dãi dầu cùng thảo mộc sơn khê. Chợt gặp người lính trạm bên đường, ta bẻ vội một cành mai, thay lá thư gởi thăm bạn cố tri. Hoa mai còn tượng trưng cho phái đẹp nên những bức tranh vẽ hoa mai bao giờ cũng có cành giao nhau thành chữ “nữ”.
Có những tác phẩm lấy hoa mai làm rường cột cho câu chuyện như Nhị độ mai, Mai đình mộng ký… Ngoài ra từ văn chương bác học của các đại danh đến văn chương bình dân, hoa mai được nhắc đến rất nhiều, trong nhiều sự hòa hợp, hơn hẳn các loài hoa khác.
Mai đi với trúc:
Đi tìm một nhành mai, ai đã võ vẽ đọc thơ đều cúi đầu khi gặp Mãn Giác thiền sư:
Trong Vang bóng một thời, truyện viết về thú chơi thả thơ, ông Nguyễn Tuân dẫn câu:
Lúc nhỏ, mỗi khi trời tạnh mưa, nhìn dấu chân mèo chân gà đi trên sân ướt, cha tôi hay đọc câu đối, tôi không biết của người hay của ai:
Vế trên thật hay: Sau cơn mưa, trước sân, dấu chân mèo in hình hoa mai, dấu chân gà in hình lá trúc.
Cái nhìn của tác giả thật sắc sảo, kết hợp giữa hình ảnh thực tế gần gũi ngay trước mắt là dấu chân mèo, dấu chân gà với ước lệ của thi và họa: hoa mai và lá trúc.
Tái bút: Ở trên tôi có nhận xét về câu đối này: “Vế dưới bình thường”. Nay thấy không phải là bình thường. Mờ sáng ngày 17-9-2009 (29 tháng 7 năm Kỷ Sửu âm lịch) tôi đi bộ dọc bờ sông Chùa (một phụ lưu của sông Đà Rằng trong phạm vi thành phố Tuy Hòa) chợt nhìn lên bầu trời, thấy còn vầng trăng mỏng, thật mỏng, chỉ là một đường cong, và chỉ duy nhất một ngôi sao cạnh đó, rõ ràng là tinh hình đạn tử nguyệt hình cung. Vế này tuy không xuất sắc như vế trên nêu lên hình ảnh dấu chân mèo và dấu chân gà, cũng chứng tỏ khả năng quan sát của tác giả thật độc đáo.
Trong một bức tranh ta tưởng tượng, có lẽ nên tưởng tượng là phấn tiên trên giấy nhung, cụ Tiên Điền vẽ cảnh cuối xuân bên Tàu:
- Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Một bức tranh khác, ta tưởng tượng là tranh thủy mặc, bác Vũ Đình Liên vẽ cảnh đầu xuân ngoài Bắc:
- Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
. . .
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Ngày xưa, không ai đem cây mai trồng trong chậu, như thế là giam hãm cái khí tiết thanh cao của mai. Cây mai là của trời đất, ủ sương, phơi nắng, dãi dầu cùng thảo mộc sơn khê. Chợt gặp người lính trạm bên đường, ta bẻ vội một cành mai, thay lá thư gởi thăm bạn cố tri. Hoa mai còn tượng trưng cho phái đẹp nên những bức tranh vẽ hoa mai bao giờ cũng có cành giao nhau thành chữ “nữ”.
Có những tác phẩm lấy hoa mai làm rường cột cho câu chuyện như Nhị độ mai, Mai đình mộng ký… Ngoài ra từ văn chương bác học của các đại danh đến văn chương bình dân, hoa mai được nhắc đến rất nhiều, trong nhiều sự hòa hợp, hơn hẳn các loài hoa khác.
Mai đi với trúc:
- Mai khai phú quý, trúc báo bình an
- Thờ ơ gió trúc mưa mai
- Chắc rằng mai trúc lại vầy
- Một nhà sum họp trúc mai
- Ai đi đường ấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
- Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ hạc là người quen
- Hỡi người mình hạc xương mai
Ở miền thị tứ tìm ai chốn này?
Mai đi với tuyết:
- Mai cốt cách tuyết tinh thần
- Gió đưa liễu yếu mai oằn
Liễu yếu mặc liễu mai oằn mặc mai
- Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
- Xem thơ biết ý gần xa
Mai hòa vận điểu điểu hòa vận mai
Đi tìm một nhành mai, ai đã võ vẽ đọc thơ đều cúi đầu khi gặp Mãn Giác thiền sư:
- Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước, một nhành mai)
Ngải Tuấn Mỹ, đời nhà Thanh có câu đối tặng Phó sứ Việt Nam Nguyễn Tư Giản đã được truyền tụng rộng rãi:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Trong Vang bóng một thời, truyện viết về thú chơi thả thơ, ông Nguyễn Tuân dẫn câu:
- Mộ thượng mai khai xuân hựu lão
Đình biên hạc khứ khách không hoàn
Lúc nhỏ, mỗi khi trời tạnh mưa, nhìn dấu chân mèo chân gà đi trên sân ướt, cha tôi hay đọc câu đối, tôi không biết của người hay của ai:
Võ hậu đình tiền, miêu túc mai hoa, kê túc trúc
Dạ thanh thiên thượng, tinh hình đạn tử, nguyệt hình cung
Vế trên thật hay: Sau cơn mưa, trước sân, dấu chân mèo in hình hoa mai, dấu chân gà in hình lá trúc.
Cái nhìn của tác giả thật sắc sảo, kết hợp giữa hình ảnh thực tế gần gũi ngay trước mắt là dấu chân mèo, dấu chân gà với ước lệ của thi và họa: hoa mai và lá trúc.
Tái bút: Ở trên tôi có nhận xét về câu đối này: “Vế dưới bình thường”. Nay thấy không phải là bình thường. Mờ sáng ngày 17-9-2009 (29 tháng 7 năm Kỷ Sửu âm lịch) tôi đi bộ dọc bờ sông Chùa (một phụ lưu của sông Đà Rằng trong phạm vi thành phố Tuy Hòa) chợt nhìn lên bầu trời, thấy còn vầng trăng mỏng, thật mỏng, chỉ là một đường cong, và chỉ duy nhất một ngôi sao cạnh đó, rõ ràng là tinh hình đạn tử nguyệt hình cung. Vế này tuy không xuất sắc như vế trên nêu lên hình ảnh dấu chân mèo và dấu chân gà, cũng chứng tỏ khả năng quan sát của tác giả thật độc đáo.
Trần Huyền Ân
Comment