• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

HỔ QUYỀN TRIỀU NGUYỄN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • HỔ QUYỀN TRIỀU NGUYỄN

    HỔ QUYỀN TRIỀU NGUYỄN


    Ngô Minh


    Cuộc đấu voi- hổ ở Hổ Quyền- tranh Do Ky Hoàng

    Có thể nói trên phương diện thể thao, Việt Nam là nước có nhiều trò thi đấu sử dụng cầm thú nhất thế giới. Phổ biến là chọi gà, chọi chim, đến chọi trâu ở Đồ Sơn, đưa voi ở Tây Nguyên. Độc đáo nhất là trò đấu hổ - voi dưới triều Nguyễn. Đến nay có lẽ châu Á và cả thế giới nữa đến nay chỉ còn có một đấu trường đấu hổ duy nhất còn tồn tại ở Huế. Đấu trường đó gọi là Hổ Quyền, một di tích quý còn nguyên vẹn trong quần thế Di tích làm nên Di sản thế giới Huế.





    Cửa voi vào và đường lên khán đài


    Theo sử sách thì đấu hổ là trận kịch chiến giữa voi và hổ do triều đình tổ chức cho vua , hoàng tộc, các quan lại và thần dân xem nhân những ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán hay Đại khánh thọ Vua để tôn vinh sức mạnh vương triều. Thực chất xem trận đấu giữa voi và hổ là xem voi giết hổ, vì theo quan điểm của các vua chúa Nguyễn voi tượng trưng cho sức mạnh đế chế, cho lẽ phải , lẽ thiện. Vua cưỡi voi lên tế Đàn Nam Giao, Nguyễn Huệ Quang Trung cưỡi voi ra Bắc đại phá quân Thanh... Còn hổ tượng trưng cho cái ác , cho lực lượng đối địch. Nên trong sâu xa, tổ chức một cuộc tử chiến giữa voi và hổ là triều đình có ngầm ý răn dạy về sức mạnh vương quyền, bài học về cái thiện thắng cái ác.




    Đội Kinh Tượng của Nhà Nguyễn trong Hổ Quyền (Ảnh tư liệu)

    Đấu hổ đã có ở Phú Xuân từ thời các chúa Nguyễn ( 1558 - 1575), kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Trận đấu hổ -voi cuối cùng được tổ chức dưới thời vua Thành Thái ( 1904). Còn Hổ Quyền ( trường đấu hổ) được xây dựng vào năm Canh Dần ( 1830) theo lệnh vua Minh Mạng. Hổ Quyền được xây dựng ở đồi Long Thọ ở Tây Nam Kinh thành Huế cạnh Điện Voi Ré ( Long Châu Miếu) , là điện thờ và ghi công trạng các con voi chiến dưới thời Gia Long.

    Vị trí hiện nay ở thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, cạnh đường Bùi Thị Xuân, Huế . Bia đá khắc gắn ở bên ngoài tường thành Hổ Quyền còn ghi câu chữ Hán nội dung là :" Xây dựng vào ngày tốt, tháng giêng năm Minh Mạng thứ 11" ( tức tháng 2.1830). Hổ Quyền được sửa chữa và xây cao thêm dưới thời vua Thành Thái. Đến nay di tích Hổ Quyền vẫn tồn tại như kiến trúc ban đầu.

    Theo nhà Huế học Phan Thuận An thì các trận đấu giữa voi và hổ trước khi chưa xây dựng Hổ Quyền thường diễn ra ở Cồn Dã Viên ( đảo ở phía bờ nam theo đường tàu hỏa qua Sông Hương, nơi có tháp nước hiện nay) hoặc trên khoảnh đất bên bờ sông Hương trước Kinh Thành. Một người Pháp đã thuật lại trong một bài viết của mình là vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát và các quan trong triều đã đi trên 12 chiếc thuyền, đến đậu gần cồn Dã Viên để xem đấu hổ. Trong trận đấu kéo dài cả ngày này 40 con voi chiến của Triều đình đã giết chết 18 con cọp dữ ! .

    Một người Pháp khác tên là Michel Đức Chaigneau trong hồi ký của mình cũng thuật lại chuyện đấu hổ ở Huế , nhưng vào thời Gia Long ( 1802-1819). Trận đấu diễn ra trên khoảnh đất bên bờ sông Hương trước Kinh thành. Triều đình bắt lính cầm khí giới đứng thành vòng tròn làm hàng rào đấu trường. Con cọp hôm đó đã bị bẻ răng nanh và buộc dây vào cột rất chặt. Nhưng khi thấy voi xông vào nó chồm lên hung dữ làm sợi dây đứt tung. Hổ tát cho nài voi rơi xuống đất. Ông nài liền bị voi lúng túng dẫm chết. Con cọp làm cho nhiều lính làm hàng rào bị thương. Vua tôi đang xem trận đấu bị một phen thất kinh hồn vía.

    Trận đấu hổ năm 1829 rất nguy hiểm cho tính mạng của vua Minh Mạng Hôm đó là Lễ Tứ tuần Đại Khánh nhà vua. Trận đấu voi-cọp tổ chức bên bờ sông Hương trước Kinh thành. Nhà vua ngự xem trên chiếc thuyền Rồng đậu sát bờ. Con cọp cũng đã được "thắt dây bảo hiểm" ( tức buộc dây vào cọc ) . Vào trận quyết chiến, mãnh hổ đã giật tung sợi dây trói lao xuống sông Hương và bơi như tên bắn về phía thuyền Vua ngự. Quan quân vệ binh hốt hoảng, mặt cắt không còn hột máu. Vua Minh Mạng lúc đó không có vũ khí trong tay, liền vớ vội cây sào chống trả và đẩy lùi con thú dữ . Sau trận đấu hổ thất kinh đó, nhà vua mới xuống chiếu xây dựng Hổ Quyền vào năm sau ( 1830).

    Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên vòng tròn gồm hai lớp tường. Tường trong cao 5,9 mét, dày ở đáy là 1,1 mét, đỉnh là 0,5 mét. tường ngoài cao 4,75 mét xây bằng gạch vồ, đá Thanh, vôi vữa. Giữa 2 lớp tường là lớp đất dày 4 mét ở đỉnh . Chu vi vòng ngoài Hổ Quyền 140 mét, đường kính lòng chảo 44 mét. Trong lớp tường đất ở phía Bắc Hổ Quyền có 5 ô chuồng cọp có cửa sắt thông với đấu trường. Khán đài vua ngồi quay về hướng nam. Chênh về phía Tây là cửa voi vào. Khi đấu người ta dắt hổ đã bị bẻ răng nanh vào sân, trị trói vào cột và cho voi vào. Trận đấu diễn ra cho đến khi voi giết được hổ thì kết thúc.



    Hổ Quyền với 5 cổng thông cửa chuồng




    Một chuồng nhốt Hổ trước khi thi đấu

    Hổ Quyền là khu Di tích có lịch sử hình thành thú vị và hấp dẫn. Khách du lịch đến Huế sẽ được đứng trên khán đài hoặc vào sân để quan sát một đấu trường tiêu khiển xưa vẫn còn nguyên vẹn. Các cửa hổ vào, voi vào vẫn còn. Chỉ có mặt sân đấu trường do 105 năm qua không có trận đấu voi-hổ nào, nên cỏ mọc nhiều.



    Toàn cảnh bên trong Hổ Quyền




    Cổng giữa - lối vào của voi tại Hổ quyền

    Đầu năm 2009 này, nhóm chuyên gia của Trường Công nghệ văn hóa sau đại học thuộc Viện khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc - KAIST đã thực hiện dự án phục dựng Di tích Hổ Quyền bằng công nghệ kỹ thuật số 3D. Một bộ phim nổi 3 chiều ( gọi là phim mô hình 3D) tái hiện lại toàn cảnh kiến trức Hổ Quyền, cách xây dựng trường đấu hổ như thế nào và cảnh vua và quan, triều thần, cả các thị vệ đi xem trận đầu bằng diễn viên đóng . Đặc biệt bằng bằng kỹ xảo điện ảnh như đồ họa vi tính bộ phim đã tái hiện về cảnh quyết đấu giữa voi và hổ như từng xảy ra xưa rất sống động. Đây là một hình thực bảo tồn , trùng tu di tích hiện đại nhất giúp cho người xem như được dự xem trận đấu voi- hổ thực ngày xưa.


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 19-02-2010, 11:32 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Thăm Hổ Quyền nhân năm con Hổ

    Thăm Hổ Quyền nhân năm con Hổ

    (Theo VOV )


    Hổ Quyền là một kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích cố đô Huế, độc đáo và duy nhất ở Việt Nam, thậm chí là cả châu Á.

    Lịch sử đã ghi nhận, dưới thời Nguyễn, ở Huế, những cuộc đấu giữa voi và hổ thường được triều đình tổ chức, trước là nhằm rèn luyện tính dũng cảm và kỹ năng chiến đấu cho voi chiến - một lực lượng quan trọng trong hệ thống tổ chức quân sự (tượng binh); sau là để giải trí cho Vua, quan và các tầng lớp quý tộc cũng như dân chúng.

    Trước khi có Hổ Quyền, các cuộc đấu của voi và hổ thường được tổ chức trên các bãi đất trống trước kinh thành, bên bờ sông Hương hoặc ở đảo (cồn) Dã Viên trên sông Hương. Tuy nhiên các cuộc đấu ở địa hình tự nhiên này đều không đảm bảo an toàn. Năm 1829, trong một cuộc đấu ở bờ Bắc sông Hương, hổ dữ đã ra khỏi khu vực đấu và tấn công vua Minh Mạng. Tuy được quan quân ứng cứu kịp thời; nhưng nhà vua nhận thấy không thể tiếp tục tổ chức các cuộc đấu theo cách cũ. Đúng vào năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng cho xây dựng Hổ Quyền - một trường đấu riêng cho voi và hổ.

    Hổ Quyền nằm ở bờ Nam sông Hương, thuộc thôn Trường Đá, xã Thuỷ Biều, thành phố Huế. Đây là một kiến trúc lộ thiên, không có mái che; được xây bằng gạch theo lối kiến trúc thành quách. Mặt bằng công trình có hình vành khăn, bao gồm hai lớp tường trong và ngoài, ở giữa hai lớp tường là đất đầm chặt. Chiều cao lớp tường trong là 5,9m, lớp tường ngoài là 4.75m. Lớp tường ngoài nghiêng 1 góc 10 độ theo phương đứng tạo thành thế chân đế vững chắc. Chu vi vòng tường ngoài của Hổ Quyền là 140m, đường kính trong sân đấu trường là 44m. Cổng chính của Hổ Quyền là lối vào cho Voi, rộng gần 2m, cao 4m; được xây cuốn vòm xuyên qua hai lớp tường thành. Ở hai bên cổng có hai lối lên mặt thành (khán đài). Bên phải là lối lên của quan lại, binh lính và dân thường; bên trái là lối lên khán đài danh dự của nhà Vua, hoàng tộc và quốc thích đại thần. Khán đài danh dự này là một khối kiến trúc vuông vức lồi ra khỏi vòng thành ngoài, cao hơn khán đài thường, quay mặt hướng Đông Nam. Phía sau khán đài (mặt trước Hổ Quyền) có một tấm biển bằng đá gắn trên tường thành có ghi chữ Hán: “Hổ Quyền”. Khán đài này cũng không có mái che, chỉ dựng mái tạm và sử dụng ô, lọng khi Vua ngự.

    Đối diện cổng vào cho Voi, phía bên kia là 5 chuồng cọp (hổ) thông với sân đấu. Những chuồng cọp này được lợi dụng bởi khoảng trống giữa hai vòng thành. Hai phía trong ngoài chuồng cọp có hệ thống cửa sập từ trên xuống để nhốt/ thả hổ ra sân đấu.

    Trong các cuộc đấu, Voi luôn được coi là đại diện cho nhà Vua, cho sức mạnh triều đình; còn Hổ đại diện cho cái xấu và các thế lực chống đối. Voi được tạo điều kiện tốt nhất, còn hổ bị bỏ đói, bẻ nanh vuốt để làm giảm sức mạnh. Tất nhiên phần thắng luôn thuộc về voi, nhưng cũng nhiều lần hổ đã gây thiệt hại đáng kể, như việc có lần quật ngã và giết chết quản tượng. Trận đấu cuối cùng được ghi nhận diễn ra năm 1904, dưới thời vua Thành Thái. Sau đó vì các điều kiện kinh tế, chính trị và nhiều lý do khác, các trận đấu không được tổ chức nữa. Hổ Quyền trở nên hoang phế hơn một thế kỷ, cho tới ngày hôm nay.

    Dẫu vậy, thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt và cả chiến tranh không làm Hổ Quyền bị phá huỷ nhiều như các kiến trúc khác ở Huế. Hiện trạng Hổ Quyền được đánh giá là tương đối nguyên vẹn, chỉ hư hại một số hạng mục nhỏ hoàn toàn có khả năng, có tư liệu phục hồi như cửa, lan can, các chi tiết trang trí… Công trình đặc biệt thuộc loại hình di tích quý hiếm của Quốc gia hiện đã được lập dự án trùng tu và được khởi động vào tháng 2/2009. Nằm kế bên (cách khoảng 400m) và có quan hệ mật thiết với Hổ quyền là Điện Voi Ré (Long Châu Miếu), là nơi thờ những con Voi có công với nhà Nguyễn, là di tích gắn liền với đội Kinh Tượng triều đình.

    Cùng với việc trùng tu Hổ Quyền và điện Voi Ré, một phần khá quan trọng trong dự án là tái tạo những trận thư hùng giữa Voi và Hổ… bằng công nghệ 3D. Đây chắc chắn sẽ là một điều thú vị và hấp dẫn cho du khách tới thăm Hổ Quyền vào năm con Hổ./.



    Đội Kinh Tượng của Nhà Nguyễn trong Hổ Quyền (Ảnh tư
    liệu)


    Hổ Quyền, với cổng giữa là lối ra vào đấu trường của voi


    Vòng tường thành hình cung phía ngoài của Hổ Quyền, trên là lan can tường hoa



    Trên mặt tường thành, dưới lan can có những đầu thoát nước của hệ thống thoát nước với hoa văn hình mặt hổ



    Lối đi lên khán đài dành cho quan lại, binh lính và dân chúng,bên phải cổng chính



    Khối kiến trúc nhô ra khỏi tường thành, nằm bên trái cổng là khu vực khán đài danh dự dành cho Vua và Hoàng tộc



    Lối lên khán đài danh dự



    Phần giật cấp (4 bậc) ở khán đài dành cho vua so với khán đài bình thường



    Tấm bia khắc chữ Hán "Hổ Quyền" ở mặt sau khán đài danh dự



    Phần khán đài dành cho quan lại và dân chúng. Phần tường trong nhô cao như một lan can đặc



    Đấu trường hình vành khăn



    Các chuồng hổ (5 chuồng) nhìn từ trên khán đài



    Một chuồng nhốt hổ - nằm giữa hai vòng tường thành; nhìn từ trên khán đài xuống



    Một cửa chuồng hổ nhìn sang cổng voi qua đấu trường



    Du khách tham quan Hổ quyền



    Một du khách thích thú thử vào vai hổ



    Điện Voi Ré (Long Châu miếu), nơi thờ những con voi có công với nhà Nguyễn, là di tích gắn liền với đội Kinh tượng của triều đình và là kiến trúc quan hệ mật thiết với Hổ quyền
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3


      Hổ quyền là đấu trường giữa hai loài thú mạnh mẽ nhất của rừng xanh là voi và hổ. Mỗi năm một lần cuộc đấu giữa voi và hổ được tổ chức. Đó là một ngày hội tưng bừng của Huế. Ngày hội nhằm giải trí, tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân nào yêu thích cũng được tới xem tự nhiên, không có ngăn cấm gì.

      Theo các cụ kể lại, các quan võ là những người hào hứng nhất trong ngày hội, vì hổ và voi đấu nhau, chúng đều có những miếng thế thủ và tấn công đối phương của riêng mình. Các quan võ quan sát kỹ từng miếng ấy để chuyển hóa, cách tân nó thành ra những miếng võ rất lợi hại cho nghề võ cổ truyền và cho riêng mình.

      Ngày hội Hổ quyền cả kinh thành tưng bừng. Trên sông Hương có thuyền rồng chỉ vua quan ngược dòng từ Nghinh Lương Đình lên thôn Trường Đá. Đường bộ dân tấp nập theo đường ven sông từ Nam Huế lên xã Thủy Biều.
      Ai cũng đều có tâm trạng náo nức để xem hổ và voi - hai mãnh thú của rừng xanh đấu nhau ra sao.

      Xung quanh vòng tường trong có những chuồng nuôi voi và nuôi hổ. Việc nuôi voi và nuôi hổ cũng rất kỳ công.
      Người chăm sóc chúng phải nghiên cứu kỹ xem thức ăn của chúng như thế nào để cho ăn thật đầy đủ, giữ nguyên vẹn được sức khỏe của mãnh thú, có vậy cuộc thi đấu mới sôi động.

      Và trong quá trình nuôi dưỡng phải quan sát để xem con thú nào có sức khỏe tương đương nhau, để khi đấu, mở cửa chuồng cho chúng ra. Trận đấu tương sức như vậy mới thấy hết miếng võ của chúng. Nếu để một con khỏe đánh một con yếu, thì chỉ mấy miếng, con yếu đã chạy sẽ mất hứng thú.

      Việc tổ chức các cuộc đấu giữa voi và hổ ban đầu có mục đích rèn luyện tính chiến đấu cho voi, về sau như là một loại hình giải trí tiêu khiển.

      Trong ngày thi đấu, dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường vua đi qua. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Có một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bến sông.






      Tái hiện cảnh Vua và quan lại đang xem voi hổ thi đấu tại Hổ Quyền


      Đúng giờ Ngọ, vua ngự thuyền rồng từ Nghênh Lương Đình, dọc theo sông Hương để lên bến Long Thọ. Vua lên kiệu che bốn lọng và bốn tàn vàng, đi trước là Ngự lâm quân, Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần; tiếp theo là đội nhạc cung đình.

      Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, cho nên voi luôn giết chết và chà nát hổ.

      Trận đấu cuối cùng được ghi nhận dưới triều Nguyễn, do vua Nguyễn là người tổ chức, cũng là người điều khiển, vừa là khán giả rất nhiệt tình cổ vũ cho trận đấu được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Đây cũng là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính được nhiều người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.
      Có thể thấy việc tổ chức các cuộc huyết đấu giữa voi và hổ trước hết xuất phát từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội xứ Đàng Trong, sau mới được nâng dần lên thành trò giải trí tiêu khiển. Xét trên nhiều mặt, đấu trường Hổ Quyền của nhà Nguyễn vẫn mang tính nhân đạo hơn những đấu trường nô lệ đẫm máu của các đế chế Phương Tây.

      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 19-02-2010, 12:04 PM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom