• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cà phê và cuộc sống

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cà phê và cuộc sống




    Cà phê và cuộc sống


    Cà phê là một loại đồ uống màu đen có chứa chất caffein. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Hai dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê chồn) của Indonesia và Việt Nam. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.
    Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không phải là giải khát, mặt dù người dân Mỹ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.

    Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ café của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, café có gốc từ kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và kahveh đến từ qahwa của tiếng Ả Rập.
    Trong nhiều ngôn ngữ, café còn dùng để chỉ "quán cà phê".


    [IMG]Link[1].jpg[/IMG]

    Một quán cà phê cổ ở Palestine

    Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.
    Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

    Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát.



    Quả cà phê

    Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman (Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) đồ uống này càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Trong những quán nhỏ ở vùng tiểu Á, Syria và Ai Cập người ta gặp nhau để thưởng thức loại đồ uống kì lạ. Kể từ năm 1532 các quán cà phê luôn đông nghịt khách. Vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê.

    Ở Constantinople (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia. Năm 1650 ở Oxford và năm 1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm 1672. Vào năm 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được 500 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất. Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig (1694).

    Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau đó người ta đã nghĩ tới việc gieo trồng nó ở các vùng đất thích hợp khác.
    Những người Hà Lan đã cho trồng cây cà phê trên các vùng đất thuộc địa của họ. Thống đốc vùng bắc Ấn, van Hoorn, đã cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), sau đó đến đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên đất châu Âu.

    Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, năm 1725 người Pháp mang tới Cayenne, 1720/1723 tới Martinique v.v. Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.
    Ban đầu cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này.

    Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang von Goethe thì có ý tưởng chưng cất cà phê. Về sau nhà hoá học Friedlieb Ferdinand Runge đã chuyển hoá ý tưởng này thành hiện thực, nhờ vậy mà ông tìm ra caffein.

    Vào những thời kỳ khủng hoảng, người nghèo không có đủ tiền mua cà phê, họ phải uống các loại đồ uống giả cà phê để thay thế.
    Ngày nay, ở một số nước người ta coi việc uống cà phê như một thức uống phổ thông (cà phê thường có hàm lượng Cafein thấp) và ăn kèm bánh trái hoặc hoa quả.

    Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù cũng phục vụ những thức uống khác.

    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #31

    Đành từ chối ly cà phê em trao




    Xin đừng mời tháng tư một ly cà phê
    Ta sợ hoa xoan mất ngủ
    Dẫu bỏ muỗng đường vào câu hát cũ
    Chẳng làm ngọt môi nhau.
    Đành từ chối ly cà phê em trao
    Kẻo mất ngủ cả một đời xa xứ

    Xưa trót uống một ngụm môi thiếu nữ
    Có ai ngờ không ngủ suốt mười năm.

    Nhỏ xuống tháng tư từng giọt đắng long tong
    Quán thời gian không bán ngày xa cũ
    Ký ức bồn chồn bên tháng tư vần vũ
    Xoan không nói gì chỉ tím phía người đi...


    (Chu Minh Khôi)










    .


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 09-04-2010, 08:58 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #32


      Ly cà phê, phạt!

      Mời em một ly cà phê,
      Ngọt đường và thơm mùi sữa,
      Em từ chối uống giọt cà phê thơm lựng,
      Cúi đầu, ngoảnh mặt…
      Vô…tình…tí…tách…giọt…cà…phê…


      Hè ấy xa rồi, cánh hoa hồng mất ngủ,
      Cũng đã hơn hai mươi năm không đụng giọt cà phê,
      Nhưng mùi thơm vẫn còn đâu đó…
      Mùi thơm con gái, giọt cà phê…
      Vị đăng đắng đầu môi, chát lưỡi lúc ra về!
      Dù rằng không uống,
      Dù chỉ là một giọt!


      Em-màu-trắng, giọt cà phê nâu đắng!
      Em-ngọt-ngào, cà phê đắng đời anh!
      Em và cà phê cả hai cùng thơm lựng,
      Em và tình đầu, không mặn, nhưng…cay!


      Nhớ gì không anh, khi mùa hè lại đến?
      Em từ chối cà phê nhưng lại chọn chanh đường,
      Chua ngọt tình đời em đây nếm đủ,
      Từ chối cà phê nhưng vị đắng vẫn còn,
      Vị đắng đầu đời, dù…nay…đã…qua…rồi…thời thiếu nữ…


      Hơn hai mươi năm, cay đắng mối tình đầu,
      Hôm nay giọt cà phê lại rơi từ trong đáy mắt,
      Tí tách, tí tách, giọt cà phê…
      Trong ly cà phê phạt!!!


      UKH

      Apr 12, 2010



      Comment

      • #33


        Báo cáo các bác là cái môn này (CAFE) em nghiện sâu ạh. Em xin Spam một bài cũ góp vui, các bác đừng chê thơ em cục gạch nhé. hihi.

        CAFÉ ĐÊM SÀI GÒN


        Đêm Sài gòn gió cuộn tóc em
        Ly cafe
        giấu bao điều ko nói được
        Phải đâu cafe lúc nào cũng đắng
        để câu chuyện trao nhau mãi nhạt đầu môi


        Tiếng cười em ướp lạnh nụ hôn tôi
        Rám má đào không phải là nơi men cafe chờ đợi
        Một phút ngây say, một người bổi rối
        Đêm Sài gòn, lơ đễnh, đồng loã kẻ ăn gian


        Ly café đêm này chậm rãi khô khan
        Sông Sài gòn,
        có bao nhiêu cây cầu
        sao phà chiều không hôm nào vắng
        Góc phố, con đường không trả ta về tĩnh lặng
        Xa quá, Sài gòn ơi.



        SG 07/2008
        "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
        HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

        Comment

        • #34

          Thấy bà con hăng hái uống cà phê, tớ cũng xin góp một phần cà phê cho thêm ngọt cuộc đời nhá!

          Viên kẹo cà phê!

          Hộp kẹo hình trái tim, Valentine năm ấy…
          Em mở ra, rồi mắt tròn mắt dẹt,
          Những viên kẹo nhiều màu, trong giấy màu lấp lánh,
          Như những hạt châu sa, lấp lánh ánh sao trời…

          Rồi anh lại cười cười, nụ cười gian xảo,
          Nụ cười của quỷ Satan…
          Nhưng Satan này hiền lành như đất!

          Thử đi em kẹo ngọt lắm mà,
          Ơ kìa, anh trao em nhiều quá!
          Ăn vào rồi, làm sao em trả?
          Món nợ kẹo đời, hay món nợ đời anh?

          Viên kẹo hình trái tim, ăn vào rồi đêm về mất ngủ!
          Ơ kìa, có ai ăn kẹo rồi về, lại mãi soi gương?
          Ơ kìa, có ai ăn kẹo rồi rúc rích cười cả đêm?
          Ăn viên kẹo lạ, nhiều đêm liền mất ngủ!

          Viên kẹo đầu đời có vị ngọt cà phê!
          Ai nói cà phê đắng????
          ….

          UKH
          Apr 13, 2010

          Tặng NTT….

          Comment

          • #35

            * Mến chào các bạn!
            Cho U U xin một góc cafe để cùng thưởng thức với các bạn nhé! uyên ương cũng mê coffee lắm nè! Chúc các bạn ngày an vui và khoẻ khoắn.







            Cà Phê Bạn ...



            Mời bạn nhé ! tách cafe buổi sáng
            Rất đậm đà, đầy hương vị thơm ngon
            Hãy thanh thảng, cùng thả bộ .. véo von ...
            Như cánh chim tung tăng vào buổi sáng

            Cà phê bạn, ôi thật là lai láng
            Thật nồng nàn, thật ấm áp đi thôi !
            Ta bên nhau quấn quýt mãi chẳng rời
            Vườn tuyệt vời .. hãy ca vui thoải mái

            Dìu nhau đi, ấm tình và mãi mãi
            Vườn ân tình, ta quên hết âu lo
            Cùng san sẻ .. những nỗi niềm .. nhỏ to ...
            Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống (st)

            Cafe bạn cho ta niềm vui sống
            Là sức mạnh vượt qua những đau thương
            Nâng đỡ ta - an ủi .. khi chán chường
            Là gối êm, giải sầu khi trò chuyện ...


            Uyên Ương


            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom