• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

PHẠM THIÊN THƯ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • PHẠM THIÊN THƯ



    Nhà Thơ Phạm Thiên Thư
    PHẠM THIÊN THƯ tên thật Phạm Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 xuất thân trong một gia đình Đông y. Quê cha: xã Đình Phùng, Kiên Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã Trung Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951), Sài Gòn, TPHCM (1954- nay)

    Từ 1964-1973: Tu sĩ PG, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân - Tâm)

    Tác phẩm đã in:
    Thơ Phạm Thiên Thư (1968)
    Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương)
    Động Hoa Vàng (Thơ) 1971)
    Đạo ca (Nhạc Phạm Duy)
    Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh, 1972
    Kinh Thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú)
    Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ)
    Kinh Hiếu; Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu) gồm 12.000 câu lục bát
    Ngày xưa người tình (thơ)
    Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975.

    Các nhạc bản: Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền thoại trên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm Duy), Như cánh chim bay (Nhạc Cung Tiến), Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc mộc (Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn), Động Hoa vàng (Nhạc Trần Quang Long)....

    Tác phẩm dự định xuất bản: Hát ru lịch sử (Trường ca lục bát); Bốn chục ngàn câu châm ngôn; Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt - tiếu liệu pháp); Huyền ngôn tâm bút; Điện cong Phathata dưỡng sinh, Vua núi vua nước (Sơn Tinh Thủy Tinh)


    NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ


    Người thi hoá kinh Phật

    Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo.

    Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc.

    Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ...

    Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....

    ... Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
    Ừ, thì mình ngại mưa mau
    Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
    Sông này chảy một dòng thôi
    Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...

    ... Ta về rũ áo mây trôi
    Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...

    ... Thì thôi! Tóc ấy phù vân
    Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương

    ... Mai anh chết dưới cội đào
    Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...
    (Động Hoa Vàng)

    Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn như những chàng trai mới biết yêu:

    ...Em làm trang tôn kinh
    Anh làm nhà sư buồn
    Đêm đêm buồn tụng đọc
    Lòng chợt nhớ vương vương
    Đợi nhau từ mấy thuở
    Tìm nhau cõi vô thường
    Anh hóa thân làm mực
    Cho vừa giấy yêu đương...
    (Pháp Thân)

    Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với một chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương:

    ... Anh trao vội vàng
    Chùm hoa mới nở
    Ép vào cuối vở
    Muôn thuở còn vương...

    Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng:

    ... Đôi mày là Phượng cất cao
    đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
    tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
    tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây


    ... Dù mai lều cỏ chân trời
    khói hương lò cũ khóc người trong thơ
    em còn ửng má đào tơ
    tóc xưa dù có bây giờ sương bay...

    Đôi khi tình yêu nồng nàn đến nỗi “con vạc đậu bờ kinh” cũng ghẹo nhà sư ỡm ờ trần tục:

    ...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
    Cớ sao lận đận cái hình không hư
    Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
    Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
    (Động Hoa Vàng)


    Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975 ông còn thực hiện cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai đoạn nhà thơ lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên non tìm động hoa vàng” như Nguyễn Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Từ 1981 – 1983 ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TPHCM. Phạm Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng!
    HÀ THI
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 04-03-2010, 02:44 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #16

    Độc huyền - Phạm Thiên Thư

    Độc huyền

    Khép mắt ta nhìn em
    Thấy hình hài diễm lệ
    Đứng trên ngàn sóng bể
    Trấn át ngàn phong ba

    Tà áo trắng kiêu sa
    Đôi mắt huyền như ngọc
    Đôi môi thuyền độc mộc
    Chở thơm khoang đào hoa

    Mái tóc dài thướt tha
    Cài đóa hồng tuệ nhật
    Phải em là sự thật
    Từ một ngày rất xa

    Mở mắt ta nhìn ra
    Thấy em là nốt nhạc
    Trên dây tình ngơ ngác
    Em là một điểm âm

    Em nạm vàng chữ Tâm
    Trên nền đêm biêng biếc
    Em là con cá diếc
    Trong tim ta dòng sông

    Ẩn trong sợi tơ đồng
    Em ngân từng cung điệu
    Năm ngón hồng kỳ diệu
    Anh rung thành tiếng tim

    Mở mắt ta nhìn thêm
    Thấy chính mình vô ngã
    Thấy em xanh thảm mạ
    Anh xoè cánh hạc bay

    Ta tình cờ ra đây
    Cũng như là tất cả
    Trên dây tình kỳ lạ
    Hội tròn một điểm ngân
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 06-11-2011, 03:57 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #17

      Hát ru Việt sử thi của Phạm Thiên Thư

      Thứ Hai, 08 Tháng hai 2010, 11:02 GMT+7




      Sau cơn bạo bệnh run lẩy bẩy tay chân thập tử nhất sinh, tưởng chừng “mất ngôn ngữ” ở năm cuối cùng của thế kỉ trước, bằng phép màu kì diệu của phương pháp Phathata (Pháp-thân-tâm) do ông nghĩ ra và kiên trì tự luyện tập, ông đã dần dần hồi sinh và tiếp tục làm thơ. Báo xuân Giáo Dục TP.HCM năm 2009 đã giới thiệu bài thơ mới của ông Lều cỏ hoa sim, lời của kẻ mới “đầu thai”, đọc thật thích. Báo xuân Giáo Dục TP năm nay xin giới thiệu với bạn đọc tác phẩm dài hơi Hát ru Việt sử thi của Phạm Thiên Thư sắp xuất bản nhân chào mừng ngàn năm Thăng Long Hà Nội.

      Nhà thơ Phạm Thiên Thư là tác giả của những thi phẩm nổi tiếng bằng thể thơ lục bát mềm mại uyển chuyển của dân tộc: Động hoa vàng (Phạm Duy phổ nhạc), Đoạn trường vô thanh (Hậu Kiều, giải nhất trường ca, Sài Gòn 1973), Kinh hiền ngu (Thi hóa kinh Phật theo thể thơ lục bát dài nhất Việt Nam, xác lập kỉ lục)…

      Cũng bằng dòng suối ngọt ngào của thể thơ lục bát đã từng rót qua cánh đồng ca dao bất duyệt của dân tộc mình, qua siêu thức hát ru, Phạm Thiên Thư đã bộc lộ khát vọng muốn ru người đọc “Bớt khổ, dưỡng sinh, đại đồng” như trong lời mở đầu Đôi dòng siêu thức.

      Hát ru cho mạnh dưỡng sinh
      Vào câu vô thức cho tình nghìn thu
      À ơi! Cho cháu lời ru
      Cất từ cái thuở sương mù cha ông
      Chim Hồng chim Lạc qua sông
      Bay qua Việt sử từng dòng là thơ
      Đêm đêm nhịp võng trăng mờ
      Trăng soi câu hát ru hờ con tim
      Tay bà hóa cánh chim lên
      Nhẹ đưa nhịp võng ru-thuyền tương lai
      Lòng bà thành chiếc võng đay
      Hồn quê thơm điệu ru nầy, à ơi!
      Mai sau khôn lớn làm người
      Đi lên chân bước tuyệt vời mênh mông.

      Hát ru Việt sử thi dài 3.325 câu thơ lục bát (chưa kể Đôi lời thư giản: Kinh ca dao-dưỡng sinh-Phathata, với 26 trang cuối sách). Qua tầng tầng lớp lớp những bài hát ru nối tiếp nhau xuyên suốt trường kì lịch sử dân tộc từ thuở sương mù hình thành và quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước của cha ông ta xưa, Phạm Thiên Thư đã khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc về ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh xương máu để giành độc lập tự do cho dân tộc:

      Thà chết-cho sử thêm son
      Hơn sống nô lệ cúi lòn ngoại bang.

      Hát ru về Trưng Vương:

      Mình voi hai vị nữ vương
      Uy nghi giáp bạc, giáp vàng như hoa
      Giáo gươm nhật nguyệt sáng lòa
      Điều quân toàn tướng đàn bà ngựa dong.

      Hát ru quân sử:

      Hy sinh vì nước vì non
      Kể chi già trẻ, sống còn phải toan
      Hội cờ họp bến Bình Than
      Trái cam bóp nát-can tràng tuổi thơ.

      Hát ru kháng chiến 10 năm đánh giặc Minh của nghĩa quân Lê Lợi ở núi rừng Lam Sơn như là lời hát ru mới năm nào:

      Con nằm chiếc võng dù căng
      Võng từng theo bố rừng chăng tháng ngày
      Che mưa, che nắng, che mây
      Ngắm trăng qua vạt vải dày màu xanh
      Có đêm vượt núi quân hành
      Súng là người bạn, võng thành người yêu
      Theo chân bốt nát, đồn tiêu
      Tưởng đâu Lê Lợi cờ reo đại ngàn
      Võng thành mây biếc ngụy trang
      Ngày mờ khói xám, đêm vang đạn hồng
      Bây giờ con lại nằm trông
      Ngủ đi chút dậy cho bông hoa quì
      Mẹ con ra chợ mua gì
      Bố còn một cánh tay ghì ôm con
      Một chân vuông, một chân tròn
      Ngày về bố chỉ nguyên còn trái tim
      À ơi! Con ngủ cho im
      Ru con trang sử thi tìm hồn thơ.

      Hát ru Việt sử thi có những khúc hát ru đẹp về lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam, về sự giao thoa dung hòa tinh hoa của Nho giáo, Lão giáo của Trung Quốc và Phật giáo của Ấn Độ:

      Lý triều tam giáo đồng nguyên
      Gôm tinh hoa lại làm nên sức mình.

      Vốn từng là nhà sư thông tuệ về Phật giáo Việt Nam, thi hóa thành công nhiều kinh Phật, nên tác giả đã có những khúc hát ru phơi diễn đạo Phật thật hay:

      Đạo theo những cánh buồm cao
      Du tăng Đông Độ ghé vào Giao Châu
      Tạo nên nề nếp ban đầu
      Càng yêu dân tộc, càng sâu sức thiền
      Bụt ra-Cô Tấm thành tiên
      Nắm xương cá bống cũng nên phượng hồng.

      Một ngấn tích son của Phật giáo Việt Nam là nhập thế trong lòng dân tộc, giúp dân giúp nước cứu đời. Khúc hát ru về Thiền Sư Vạn Hạnh cho ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất thân của vua Lý Thái Tổ và nghĩa ân từ nhà chùa:

      Ngày xưa có một cảnh chùa
      Có thầy Vạn Hạnh già nua bạc đầu
      Thầy trầm tư lẽ nhiệm mầu
      Làm sao hiện hóa Giao Châu diệu huyền
      Giúp sao cho vạn đời lên
      Cho nhân sinh hóa uyên tuyền một phương
      Tìm trong kinh sử cho tường
      Tìm trong thiền đạo con đường hội thông
      Chăm lo dạy dỗ tiểu đồng
      Lòng thầy như ngọn lửa hồng sáng soi
      Tre già cho lớp măng coi
      Dạy người để cứu giống nòi lầm than
      Dạy con nuôi Lý Khánh Vân
      Là Lý Công Uẩn tinh thần sáng cao
      Rõ ràng một bậc anh hào
      Thầy đem nhật nguyệt gửi vào tuổi thơ
      Truyền võ nghệ, giảng binh thơ
      Thiền tâm, học thuật mong chờ rồng bay
      Biết bao tâm huyết đêm ngày
      Con đường Vạn Hạnh trao tay một người
      À ơi! Đi kiếm cả đời
      Mong sao gặp được như người mà trao

      Hát ru Việt sử thi đưa người đọc về với từng bước chân lịch sử hào hùng, tô thắm truyền thống văn hóa lâu đời sáng ngời chủ nghĩa nhân văn của dân tộc. Qua đó, Phạm Thiên Thư còn phơi diễn những kiến giải thâm thúy, mới lạ, thật thú vị:
      Hát ru về Phù Đổng Thiên Vương như là hát ru về lòng dân:

      Lòng người khiến ngựa sắt phi
      Trúc tre cũng biết đền nghì nước non.

      Hát ru về sự tích trầu cau như là hát ru về những phẩm chất cao quí trong tâm hồn người dân Việt:

      Thẳng gì-Hơn những thân cau
      Mềm gì-Hơn những dây trầu leo quanh
      Cứng gì-Hơn đá non xanh
      Trầu, cau, vôi quyện đỏ vành môi tươi.

      Hát ru về bánh dày bánh chưng mà Lang Liêu được vua cha truyền ngôi như là hát ru về đạo pháp trị đời giúp dân:

      Bệ rồng lệnh đã ban ra
      Các con thi cỗ để mà truyền ngôi
      Việc nầy hẳn ý xa xôi
      Cỗ là pháp đại trị đời giúp dân.

      Bởi vì, theo nhà thơ:

      Bánh tròn như một mặt trời
      Bánh vuông như ruộng lúa ngời nương xanh
      “Tròn vuông” là nghĩa trọn tình
      Cũng là đạo sống thực hành nguyên sơ.

      Hát ru về cổ tích Tấm Cám như là hát ru về diệu kì hóa thân.
      Hát ru về thần Kim Quy như là hát ru về trí thức Việt giúp dân giúp nước:
      Ngày xưa có thần Kim Quy
      Người cầm qui cách khác chi khuôn vàng
      Hẳn là trí thức Văn Lang
      Giúp dân giúp nước chẳng màng lợi danh.


      Hát ru về Từ Thức về trần (Có thể tách riêng thành 1 truyện thơ đặc sắc) như là hát ru về triết lý sáng tạo của người Việt. Bởi vì theo tác giả, cõi tiên không có nhân nghĩa, cái đẹp và giàu sang vô hồn, cái tuyệt đích hết ước mơ, không còn tinh thần sáng tạo:

      Thế là từ bỏ cõi tiên
      Về trần kiếm cái sâu bền nhân gian
      Người nghệ sĩ của Việt Nam
      Cái tôi biến mất còn trang tuyệt vời
      Ông cha gửi cái không lời
      Nằm trong cổ tích truyền đời cháu con
      Cần chi tạc đá sườn non
      Trái tim để lại không mòn biển dâu...

      Thực ra, Hát ru Việt sử thi đã được Phạm Thiên Thư thai nghén và phát thảo từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ XX. Tác giả đã có quá trình nghiên cứu, truy đọc tài liệu lịch sử nước nhà thật dày công. Đọc những chú thích về niên đại, về địa chính, về hoàn cảnh xuất thân và hành trang những gương anh hùng và những nhân vật văn hóa theo từng bước chân lịch sử Việt, ta mới thấy tác phẩm là một công trình nghiêm túc như thế nào! Kể chuyện lịch sử bằng văn vần đã là khó. Do vậy, bên cạnh những câu thơ mang tính chất diễn nôm lịch sử nhắc nhớ lại lịch sử nước nhà, tác phẩm Hát ru Việt sử thi đã thi hóa lịch sử Việt, mang lại cho người đọc, nhất là bạn đoc trẻ tuổi con cháu chúng ta, những khúc hát ru ngọt ngào tình tự dân tộc, ru hồn ta lớn lên...
      Trần Thoại Nguyên
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 04-03-2010, 08:15 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #18

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post


        Mãi tới tháng 8/2005, người ta mới tìm được nguyên mẫu của bài thơ. Bà Hoàng Thị Ngọ đang sống tại Mỹ. Bà bật mí cho giới báo chí rằng, ngày bà còn đi học, có một chàng trai hay đi theo. Nhưng chàng làm thơ cho mình, chứ không phải làm thơ theo đuổi Ngọ để rồi… vì không được mà bỏ vào chùa đi tu!!! Có lẽ nhà thơ chỉ muốn ca tụng cái tên bình dị Hoàng Thị Ngọ để nâng tứ thơ lên, chứ hai người… có gì đâu! Sau 10 năm ra trường thì hai người cũng có dịp gặp lại nhau, khi ấy bài hát Ngày xưa Hoàng Thị đã trở nên nổi tiếng. Nhưng cũng chỉ thế thôi.

        .
        Chẹp ! lại ba cái vụ này....

        Em tan trường về
        Trường tan em về...


        Ngoài bà nhà văn HDT chủ tờ báo NM ở Little Saigon tự nhận vơ mình là cô Hoàng Thị Ngọ thì đồng thời cũng có một bà cũng nhà văn , cũng chủ toà báo NS tên là NTMN cũng ra sức dành dựt cái danh xưng HTNgọ là tui .." Ổng Phạm Thiên Thư ngày xưa đeo theo tui như đĩa đói mỗi lúc tui tan học ... Yêu thì rủ mẹ người ta đi xi nê , ăn kem hay vô sở thú xem cọp ,coi khỉ ....Chứ ai đời cứ lũi thủi đi theo sau giống như áp tải tù binh làm bà con cô bác dị nghị tui đây mắc cỡ muốn chít "

        Đại loại những câu chuyện như thế hai bà nhà văn trên tha hồ viết bài rồi tự đăng trên báo của mình thi nhau dzằng xé "thiền sư " Phạm Thiên Thư .... Làm nỗ ra bút chiến chửi bới thúi rùm cho bà con ngưởi chơi , Sau đó các ông nhà văn cũng ngứa mồn cũng tham gia điều tra . Rốt cuộc 2 bà nhà văn trên thực sự ra là .... Hoàng Thị Nghé Ọ .

        Còn cô Hoàng Thị Ngọ theo cách nhìn của MM Đặc chắc là 1 cô gái với nhan sắc thược cỡ Xờ ơ âu sắc ... Chứ chẵng có gì thanh cao và thoát tục đâu

        Vui...
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #19

          ...Mít nhỏ thử nghĩ xem , nếu bác Phạm Duy ko phổ nhạc bài Còn một chút gì để nhớ - có bao nhiêu người biết đến một Vũ Hữu Định tài hoa ...tương tự cũng thế với Ngày xưa Hoàng thị ... của Phạm Thiên Thư .

          Và còn biết bao nhiêu bài thơ phổ nhạc của các nhạc sĩ khác ( kể ra bao giờ mới đủ - chỉ e lạc đề ! ) ...

          Thơ phổ nhạc đạt đến "trình độ " nào , ấy là một chữ DUYÊN giữa thi sĩ và nhạc sĩ , tâm hồn đồng điệu đến với nhau và khán thính giả là người được "hưởng " cái Duyên ấy . Vậy chưa đủ sao ta ? .
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 05-03-2010, 08:47 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #20

            Thuyền trăng
            Thuyền trăng
            Phạm Thiên Thư

            Như con người thái cổ
            Nhìn trăng ta rùng mình
            Ước chi là bến đỗ
            Ôm cánh thuyền thuỷ tinh

            Sao như bầy hải âu
            Bay quanh thuyền ánh sáng
            Chở khối tình quá vãng
            Xuôi về đâu – về đâu

            Ta không là sông sâu
            Mà nghe hồn sóng vỗ
            Ta không là bến đỗ
            Mà sao tình vấn vương

            Tà áo trắng như sương
            Ai theo thuyền đâm độ
            Nỗi sầu ta nở rộ
            Như ngàn hương – ngàn hoa

            Từ một thời rất xa
            Mịt mù trong dã thoại
            Đêm nay ta gặp lại
            Trái tim mình trong trăng.
            Sống trên đời

            Comment

            • #21

              Trang Nghiêm
              Trang Nghiêm
              Phạm Thiên Thư

              Em như nụ bưởi
              Vừa chín thơm bay
              Anh khoa bàn tay
              Tôn vinh dâu bể

              Dáng em lau gầy
              Vươn từ khổ đế
              Mỉm cười thơ ngây
              Trang nghiêm cõi này

              Em là nụ lệ
              Là hạt rượu say
              Giữa chán chường đầy

              Dáng em thấp thoáng
              Mấy pho thơ dầy
              Như khói như mây
              Sống trên đời

              Comment

              • #22

                Biết Đâu - Phạm Thiên Thư

                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom