Mùi hương đàn bà
Đặng Đình Túy
Nó khác là cái chắc, khác hơn mùi hương đàn ông (hương ở đây chỉ có nghĩa là mùi chứ không nên nghĩ là thơm hay thối). Nói vậy chưa đủ. Phải nói là của đàn bà nào, tên gì, cao thấp mập ốm ra sao. Thôi, không nên ởm ờ mãi ; thưa các bạn, đúng vậy, không có mùi hương đàn bà chung chung như vậy đâu, bởi, ngày nay người ta biết rằng “hương mồ hôi” của một người cũng tựa như dấu tay của người ấy, đặc sắc lắm, có một không hai. Đấy là thứ căn cước cá nhân. Rất có thể trong tương lai, trên tấm chứng minh thư nhân dân của bạn sẽ có ghi mục phân chất “mùi” của bạn, trong phần nhân dáng bên cạnh mục ghi bề cao, sức nặng… v…v… Thật ra giới khoa học đã biết điều ấy từ khuya rồi. Ngày bức tường ngăn đôi nước Đức bị phá sập, người ta phát giác trong những kho chứa ở Berlin và Leipzig hàng ngàn mẫu mồ hôi được cất giữ như những hồ sơ của sở phán gián nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Những con chó cảnh sát truy tìm nghi can bằng cách đánh mùi nhờ những vật dụng của khổ chủ , chẳng hạn chiếc mũ mà trong lúc trốn chạy anh ta đã đánh rơi, để tìm theo dấu xem anh ta đi những đâu, trốn ở góc mô, liên lạc với tên phản động nào –loài chó có khứu giác nhuệ hơn con người gấp mười lần (không biết nhuệ hơn thì có ướt át hơn chăng ; ai biết tâm hồn con chó ra sao đâu?)
Tôi chạy hơi vội : định bụng thuật cho hết những chức năng khoa học của khứu giác đã mà mới kể chuyện chó đã vội mơ mình có được khứu giác nhạy của chó để đánh mùi mồ hôi cho nhanh. Phải quay lại thôi : rằng thì là sơ khởi, chúng ta tưởng chỉ có hai lỗ mũi chúng ta làm công tác thu hồi mùi vị thôi, bây giờ nhờ những khám phá khoa học càng ngày càng sâu hơn càng xa hơn càng tỉ mỉ tinh vi hơn, chúng ta biết rằng ngoài mũi còn có những cơ quan khác cũng có cách đánh mùi của chúng. Đại loại, chúng ta nên so sánh một cách dễ hiểu như các bộ phận của nhà nước : mặc dù có bộ công an để dò xét truy tầm bọn phản động nhưng ở các bộ khác cũng vẫn cứ có phần hành riêng lo việc tương tự trong phạm vi riêng của họ. Vậy thì khứu giác không chỉ gồm hai cái lỗ tun hút tọa lạc phía trên cái mồm và được cái vòm thịt bèn bẹt –kiểu mủi Á đông, che chắn bao bọc bên ngoài. Sự vận hành của khứu giác rải rác trong rất nhiều cơ năng khác nhau (kiểu như nhân viên an ninh được biệt phái phân bổ về phục vụ nhiều ngành). Trong số ba mươi nghìn “gien” trong thân xác con người có 350 đơn vị như vậy được sử dụng để thu nhặt “tin tức tình báo” –tức mùi vị, cho dù là phương hay xú. Thí dụ ruột có khả năng đánh mùi gió biển ;nhiếp hộ tuyến trong thân thể phái nam thì thích mùi hoa đổng thảo (violette)… nhưng chung chung với loài người, mùi hương dễ chịu nhất là mùi cam. Người ta bôi nó lên vành tai những kẻ tình nguyện thử nghiệm thì những con người này lăn ra ngủ như chết và còn mơ những giấc mơ đẹp nữa. Và đối với phái nam thì mồ hôi đàn bà cũng mang lại cho họ kết quả tương đương, như vậy có thể kết luận rằng với người đàn ông mùi cam có giá trị ngang với mùi mồ hôi người đẹp. Tinh trùng đàn ông có những lỗ mũi thính, chúng di chuyển theo mùi như những tấm bảng chỉ đường vì trên đầu chúng trị vì những bộ phận cảm thụ mùi hoa …muguet –hoa hình chuông màu trắng mọc ngoài rừng mà ở Pháp người ta có tục lệ tặng nhau trong ngày lễ lao động 1/5 như dấu hiệu chúc may mắn. (Một nhà văn Tây hồi trẻ được xem như thần đồng có tả rằng ngoài đồng hoa muguet rung chuông là vì vậy). Hóa ra người đàn bà trong thời kỳ mắn có mùi hoa muguet (mà nàng không biết và chúng ta cũng chẳng biết). Khi khám phá ra sự việc, nhà khoa học nghĩ rằng khả năng ngăn chận sự thụ thai có thể thực hiện được nếu ta “bịt mũi” bọn tinh trùng côn đồ này lại : không có mùi hoa muguet quyến rũ thì chúng không tìm đến, và sẽ không có em bé thòi ra, đơn giản thế thôi ! Hay khi muốn chửa bệnh ung thu tiền liệt tuyến thì cho nó “ngửi” một mùi hương gì chống lại mùi hương hoa đổng thảo, sự phát triển các tế bào nhiễm bệnh do đó sẽ chậm lại.
Tóm lại tôi có thể đi đến cách giải thích đơn giản của chính tôi –của một kẻ không hiểu gì về khoa học– rằng dù có khả năng thu nhận mùi, chỉ riêng mũi chúng ta là cơ quan khứu giác duy nhất có trạm liên lạc trực tiếp lên não để báo tin ; các cơ quan khác chúng âm thầm thu nhận rồi âm thầm phản ứng (cái tụi vô kỷ luật quá) chứ không qua trung gian não bộ. Thật đáng tiếc ta đã không thể lắng nghe những lời thì thầm tỉ tê của chúng. Những thí nghiệm cũng cho thấy điều đó. Tại những nơi công cộng như phòng chờ của thầy thuốc, phòng tiếp khách của sở thuế, các nhà khoa học thử đánh dấu một số ghế mà những kẻ tình nguyện thử nghiệm thuộc phái nam đã ngồi thì gần như các bà khi đến sà ngay vào ghế ấy dù họ không hề có ý thức gì về việc lựa chọn đó. Một thí dụ khác : các cô gái trình diễn vũ khỏa thân trong các hộp đêm, cô nào dùng nhiều thuốc ngừa thai sẽ không nhận được nhiều tiền thưởng của phái nam là vì thuốc đã diệt mất mùi đàn bà quyến rũ. Tất cả các nhận định trên đây cho thấy thân xác con người đã âm thầm đánh mùi và đã hành động theo những tấm bảng chỉ đường được những bộ phận mang khứu năng trong nó dẫn dắt.
Cho tới chỗ này, những điều tôi thuật lại không mang theo chút hơi hướm thơ mộng bay bướm nào vì chúng chỉ nằm dưới mắt quan sát của nhà khoa học. Tôi buộc lòng phải kể sơ qua, phỏng theo một bài viết đăng trên tuần báo Le Point của Pháp. Trái lại điều tôi sắp đề cập đến sẽ ướt át và nồng nàn hơn nhiều. Xin đặt nơi đây một dấu ngoặc tỏ lòng tri ân tác giả một bài viết trên blog về Mùi đàn bà (Scent of a woman), tựa một cuốn phim Mỹ. Tôi không dám tự tiện giới thiệu trang blog với bạn khi tôi chưa xin phép tác giả nên lại phải thuật sơ lược truyện phim. Trung tá hồi hưu Frank Slate ở chung với vợ chồng người cháu gái để được săn sóc vì ông, trong một buổi huấn luyện quân sự đã sơ xuất gây tai nạn tự làm mù mắt mình. Trong một dịp lễ lạc, vợ chồng cô cháu đi chơi xa nên đăng báo tìm người thay thế giúp đỡ ông. Một cậu học sinh nghèo muốn kiếm chút tiền còm, đã nhận lời. Cậu là một đứa trẻ ngoan có lòng nhân nên dù ông cựu trung tá rất khó tính khi vui khi buồn bất thường cậu vẫn chịu đựng được và còn cảm thấy có trách nhiệm săn sóc con người tàn tật đó. Những sự việc diễn tiến về sau đã giúp thắt chặt mối thiện cảm giữa ông già và cậu trẻ nhưng cái đinh của câu chuyện là khứu giác bén nhậy của người mù có một quá khứ ăn chơi hào hoa (và, tất nhiên, yêu rất nhiều đàn bà) đã tạo ra cái scène mê ly hấp dẫn khi ông trung tá và cậu trẻ vào một nhà hàng, đánh được mùi nước hoa thơm của một người con gái ngồi cô đơn nơi bàn kế cận. Thật ra cô đang chờ người yêu. Khi ban nhạc nhà hàng dạo bản tango, kỷ niệm của quá khứ hào hoa sống dậy, trung tá Slate đã trổ tài tán tỉnh đưa đươc người đẹp ra sàn nhảy cùng ông. Sự việc quan trọng chỉ gồm chừng ấy và chừng ấy đã đủ để ru chúng ta vài chục phút đê mê hầu quên nhẵn mọi phiền bực hàng ngày. Nghệ thuật đạt đến mục đích khiêm tốn ấy đã là quá cần thiết cho đời người chúng ta với những hoạn nạn, ưu tư, nhàm chán đè nặng mỗi phút mỗi giây. Và chúng ta cám ơn cái mũi ông cựu trung tá.
Patrick Suskind, một nhà văn Đức dựng truyện Nước hoa, câu chuyện về một kẻ sát nhân (Das Parfum, die Geschichte eines Morders) còn tạo cho nhân vật mình một khứu năng lạ lùng hơn nữa. Anh chàng Jean-Babtiste Grenouille được sinh ra không có mùi trong chính da thịt mình nhưng lại có một khứu giác rất nhuệ cho phép anh ta nhận ra những mùi hương khó bắt nhất và phân tích ra được từ mỗi hương liệu làm nên. Anh ta cũng có một ký ức tinh tường về những mùi mà anh ta đã đánh được nên có thể “sắp xếp”, hòa hợp chúng để tạo hương thơm. Từ Paris, qua nhiều đưa đẩy của định mệnh, Grenouille trôi giạt về miền nam nước Pháp ở mạn Grasse nơi người ta ướp hoa để sản xuất dầu thơm. Anh ta học các kỹ thuật tạo hương nhưng nhận ra rằng chưa có mùi hương nào hơn được mùi của một thiếu nữ bán hoa quả lần đầu anh ta gặp khi còn ở Paris. Anh ta theo đuổi cô cho đến khi cô về túp lều xiêu vẹo của cô, muốn ôm cô để hít mùi khiến cô sợ hãi toan la lên. Để ngăn cô ta tru tréo anh bịt miệng cô đến nổi cô ngạt thở chết. Mùi hương cô ám ảnh anh ta đến nổi, cuối cùng khi đã thành thạo kỹ thuật ướp tẩm, anh ta quyết định bắt cóc các cô gái trinh dùng họ rút tinh chất chế tạo ra thứ nước hoa đặc biệt. Anh ta đã giết tất cả là 24 cô gái, cô gái chót thứ hai mươi bốn sẽ dùng để hòa với các tinh chất của các cô khác hầu trở nên loại nước hoa siêu nhân, tuyệt tác của J.B. Grenouille, cô này chính là cô con gái yêu quí của quan đệ nhị tổng tài Antoine Richis. Những vụ mất tích liên tục những cô gái trinh xinh đẹp đã gây không khí căng thẳng trong vùng và quan tổng tài, trong khi điều tra vụ án hiểm hóc này đã đẩy suy luận của mình tới chỗ tin rằng cô con gái Laure cưng quí của ông rồi cũng sẽ trở thành nạn nhân như những cô gái đáng thương khác. Dù đã cố sức ngăn chận, vị trách nhiệm hành chánh của vùng Grasse này với uy quyền và tiền bạc thừa mứa đã không ngăn nổi anh chàng không-có-mùi-da-thịt người lẻn vào phòng cô gái, thủ tiêu cô và chế ra lọ nước hoa cuối rồi mang nó hòa vào những lọ của 23 cô gái trước để đạt tới mục đích tạo một loại nước thơm siêu nhân kịp khi nhà chức trách tìm đến bắt anh ta. Nhưng nhờ thứ nước hoa kỳ diệu này đã khiến mọi người mất hết lý trí và tôn sùng thay vì kết tội anh ta. Sau đó anh ta trở về Paris nơi anh ta chào đời giữa chợ cá hôi thối và bọn hạ dân bị quyến rũ vì mùi nước hoa cho đấy là một thứ thiên thần nên xúm lại bao lấy tranh giành xâu xé anh ta cho đến chết. Câu chuyện khá hấp dẫn nhưng đầy chết chóc oan trái ; có một khứu giác nhạy kiểu đó chẳng phải là điều đáng mong.
Trái lại có những cái mũi khác cũng bén nhạy nhưng mang lại cho ta những điều thú vị, thí dụ mũi cụ Nhất Linh. Trong số tác phẩm của người anh cả của nhóm Tự lực văn đoàn, tôi đặc biệt thích Bướm trắng vừa lãng mạn lại vừa sâu sắc. Anh chàng Trương, nhân vật chính của câu chuyện, yêu cô Thu. Dù tư tưởng anh ta có cao siêu, hoài bảo có to lớn đến đâu, trong chuyện tình Trương cũng chỉ nhỏ bé tầm thường như bất cứ một anh con trai ngớ ngẩn nào, cũng rình rình rập rập lén lén lút như mèo ăn vụng bột. Một lần nhìn thấy Thu đi vào buồng và khi trở ra mặc một chiếc áo khác, chàng Trương ta liền đục ngay vào nơi ấy, nhìn thấy chiếc áo lụa vừa mới được thay ra còn vắt bên thành giường, chàng a tới ôm chiếc áo đưa lên hít. Tất nhiên là cô Thu của Nhất Linh còn mặc nhiều chiếc áo khác không buộc phải may bằng lụa nhưng chiếc áo mà nàng thay ra và Nhất Linh sẽ đạo diễn để ông Trương có cơ hội chui vào đánh mùi thì nhất định phải là chiếc áo lụa. Trời ạ, không có thứ hàng nào …sensuel hơn lụa đâu ! Satin ư ? Nó hào nhoáng quá, nó có bề mặt nhưng thiếu bề sâu, vả lại satin sân khấu lắm. Lụa mới nền. Lụa mới tình tứ. Lụa mới kín đáo.Và lụa mới gây …dục cảm. Cụ Nhất Linh còn bảo là mùi áo cay cay. Cũng đúng nữa. (Hỡi các đấng nam nhi biết mê gái và có cơ hội ngửi mồ hôi người đẹp, quí vị có chịu nhận rằng nó hơi cay cay hăng hăng không ?) Lại xin trở lại với mô tả khoa học : hàng ngày chúng ta thải ra khoảng 10 lít mồ hôi phát xuất từ ba triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể, nhưng trên mặt da chúng ta có bọn vi khuẩn chúng phá hủy chất ắc-xít nhờn đó vì vậy mồ hôi chúng ta có mùi ắc-xít butyrique và ắc-xít formique. Quả thật là nó cay cay ; Nhất Linh không nói rõ là Trương hít nhằm chỗ nào. Chưa hết, tôi còn xin trích dẫn một nhà văn khác : Milan Kundera. Trong cuốn L’Insoutenable légèreté de l’être (dịch là gì nhỉ, tôi tạm múa gậy bắt chước kiểu Bùi Giáng : “Cái nông nổi không thể biện giải của kiếp nhân sinh”) Anh chàng bác sĩ Thomas có vợ rồi ly dị, trong một chuyến công tác về vùng quê cách thủ đô 200 cây số đã vào một quán giải khát gọi ly nước và làm quen với cô gái ngây thơ Tereza. Không hiểu sao cô nàng kết anh ta ngang xương, cô tiếp chuyện rồi sau đó khi anh ra ga, cô đi theo tiễn đưa.
Vài tuần sau, cô lên thủ đô tìm đến tận nhà anh, hiến thân. Rủi thay đêm đó cô ngã bệnh nằm lại nhà anh suốt tuần. Còn những điều khác nữa tôi không kể hết, (bốn năm trăm trang chớ đâu phải ít) chỉ xin thuật lại cảm giác Thomas khi ngắm nhìn cô gái xa lạ bổng dưng đến gõ cửa nhà mình để ân ái rồi sau đó sinh bệnh, cảm giác vừa bàng hoàng trước những sự việc bất ngờ vừa nhận ra mình có thể mềm lòng trước một kẻ gần như không quen biết (nên nhớ quan niệm “chơi qua rồi bỏ” của anh chàng bác sĩ hơi cynique này) M. Kundera viết : “Cô ta say ngủ. Chàng quì gối bên cạnh. Hơi thở vì sốt của cô dồn dập và chàng nghe tiếng rên nhẹ. Chàng ép mặt mình vào mặt cô và thì thầm những lời trấn an trong giấc ngủ. Một chặp sau, chàng tưởng như cô thở đều hơn, khuôn mặt cô hướng về chàng. Chàng nhận ra từ đôi môi cô mùi nồng của cơn sốt và chàng hít nó vào tuồng như muốn xâm nhập vào cõi sâu kín thân mật của thân thể cô. Lúc bấy giờ chàng tưởng tượng rằng cô đã ở bên chàng từ hàng nhiều năm qua và cô sắp chết. Đột nhiên, chàng bổng tin rằng cô sẽ không qua khỏi cơn đau. Chàng nằm xuống bên cô để cùng chết với cô. Tin vào điều mình nghĩ, chàng vùi mặt bên cạnh khuôn mặt cô trên gối như thế thật lâu”… Mùi nồng cơn sốt chắc chắn không phải là thứ hương ngào ngạt, cũng chẳng là nhẹ nhàng hoa bưởi hoa cau. Nhưng nó thịt da, sống động, gần gũi, ma túy…
Tôi chỉ mới kể chuyện cận đại và hiện đại nhưng tự thuở xa xưa, đấng quân vương khóc người yêu thương cũng đã nói đến những sâu kín thân mật đó : “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/Xếp tàn y lại để dành hơi”. Hơi ấy mới là hơi thiệt, hơi xịn, hơi từ da thịt Bằng-Phi-thiên-nhiên-một-tòa, chứ mùi mà mà ông trung tá Slate đánh được chỉ là mùi nước hoa nhân tạo, dỡm ! Nó có thể dễ chịu hơn nhưng nó đâu có sâu kín thân cận bằng ?
Đặng Đình Túy
Tôi chạy hơi vội : định bụng thuật cho hết những chức năng khoa học của khứu giác đã mà mới kể chuyện chó đã vội mơ mình có được khứu giác nhạy của chó để đánh mùi mồ hôi cho nhanh. Phải quay lại thôi : rằng thì là sơ khởi, chúng ta tưởng chỉ có hai lỗ mũi chúng ta làm công tác thu hồi mùi vị thôi, bây giờ nhờ những khám phá khoa học càng ngày càng sâu hơn càng xa hơn càng tỉ mỉ tinh vi hơn, chúng ta biết rằng ngoài mũi còn có những cơ quan khác cũng có cách đánh mùi của chúng. Đại loại, chúng ta nên so sánh một cách dễ hiểu như các bộ phận của nhà nước : mặc dù có bộ công an để dò xét truy tầm bọn phản động nhưng ở các bộ khác cũng vẫn cứ có phần hành riêng lo việc tương tự trong phạm vi riêng của họ. Vậy thì khứu giác không chỉ gồm hai cái lỗ tun hút tọa lạc phía trên cái mồm và được cái vòm thịt bèn bẹt –kiểu mủi Á đông, che chắn bao bọc bên ngoài. Sự vận hành của khứu giác rải rác trong rất nhiều cơ năng khác nhau (kiểu như nhân viên an ninh được biệt phái phân bổ về phục vụ nhiều ngành). Trong số ba mươi nghìn “gien” trong thân xác con người có 350 đơn vị như vậy được sử dụng để thu nhặt “tin tức tình báo” –tức mùi vị, cho dù là phương hay xú. Thí dụ ruột có khả năng đánh mùi gió biển ;nhiếp hộ tuyến trong thân thể phái nam thì thích mùi hoa đổng thảo (violette)… nhưng chung chung với loài người, mùi hương dễ chịu nhất là mùi cam. Người ta bôi nó lên vành tai những kẻ tình nguyện thử nghiệm thì những con người này lăn ra ngủ như chết và còn mơ những giấc mơ đẹp nữa. Và đối với phái nam thì mồ hôi đàn bà cũng mang lại cho họ kết quả tương đương, như vậy có thể kết luận rằng với người đàn ông mùi cam có giá trị ngang với mùi mồ hôi người đẹp. Tinh trùng đàn ông có những lỗ mũi thính, chúng di chuyển theo mùi như những tấm bảng chỉ đường vì trên đầu chúng trị vì những bộ phận cảm thụ mùi hoa …muguet –hoa hình chuông màu trắng mọc ngoài rừng mà ở Pháp người ta có tục lệ tặng nhau trong ngày lễ lao động 1/5 như dấu hiệu chúc may mắn. (Một nhà văn Tây hồi trẻ được xem như thần đồng có tả rằng ngoài đồng hoa muguet rung chuông là vì vậy). Hóa ra người đàn bà trong thời kỳ mắn có mùi hoa muguet (mà nàng không biết và chúng ta cũng chẳng biết). Khi khám phá ra sự việc, nhà khoa học nghĩ rằng khả năng ngăn chận sự thụ thai có thể thực hiện được nếu ta “bịt mũi” bọn tinh trùng côn đồ này lại : không có mùi hoa muguet quyến rũ thì chúng không tìm đến, và sẽ không có em bé thòi ra, đơn giản thế thôi ! Hay khi muốn chửa bệnh ung thu tiền liệt tuyến thì cho nó “ngửi” một mùi hương gì chống lại mùi hương hoa đổng thảo, sự phát triển các tế bào nhiễm bệnh do đó sẽ chậm lại.
Tóm lại tôi có thể đi đến cách giải thích đơn giản của chính tôi –của một kẻ không hiểu gì về khoa học– rằng dù có khả năng thu nhận mùi, chỉ riêng mũi chúng ta là cơ quan khứu giác duy nhất có trạm liên lạc trực tiếp lên não để báo tin ; các cơ quan khác chúng âm thầm thu nhận rồi âm thầm phản ứng (cái tụi vô kỷ luật quá) chứ không qua trung gian não bộ. Thật đáng tiếc ta đã không thể lắng nghe những lời thì thầm tỉ tê của chúng. Những thí nghiệm cũng cho thấy điều đó. Tại những nơi công cộng như phòng chờ của thầy thuốc, phòng tiếp khách của sở thuế, các nhà khoa học thử đánh dấu một số ghế mà những kẻ tình nguyện thử nghiệm thuộc phái nam đã ngồi thì gần như các bà khi đến sà ngay vào ghế ấy dù họ không hề có ý thức gì về việc lựa chọn đó. Một thí dụ khác : các cô gái trình diễn vũ khỏa thân trong các hộp đêm, cô nào dùng nhiều thuốc ngừa thai sẽ không nhận được nhiều tiền thưởng của phái nam là vì thuốc đã diệt mất mùi đàn bà quyến rũ. Tất cả các nhận định trên đây cho thấy thân xác con người đã âm thầm đánh mùi và đã hành động theo những tấm bảng chỉ đường được những bộ phận mang khứu năng trong nó dẫn dắt.
Cho tới chỗ này, những điều tôi thuật lại không mang theo chút hơi hướm thơ mộng bay bướm nào vì chúng chỉ nằm dưới mắt quan sát của nhà khoa học. Tôi buộc lòng phải kể sơ qua, phỏng theo một bài viết đăng trên tuần báo Le Point của Pháp. Trái lại điều tôi sắp đề cập đến sẽ ướt át và nồng nàn hơn nhiều. Xin đặt nơi đây một dấu ngoặc tỏ lòng tri ân tác giả một bài viết trên blog về Mùi đàn bà (Scent of a woman), tựa một cuốn phim Mỹ. Tôi không dám tự tiện giới thiệu trang blog với bạn khi tôi chưa xin phép tác giả nên lại phải thuật sơ lược truyện phim. Trung tá hồi hưu Frank Slate ở chung với vợ chồng người cháu gái để được săn sóc vì ông, trong một buổi huấn luyện quân sự đã sơ xuất gây tai nạn tự làm mù mắt mình. Trong một dịp lễ lạc, vợ chồng cô cháu đi chơi xa nên đăng báo tìm người thay thế giúp đỡ ông. Một cậu học sinh nghèo muốn kiếm chút tiền còm, đã nhận lời. Cậu là một đứa trẻ ngoan có lòng nhân nên dù ông cựu trung tá rất khó tính khi vui khi buồn bất thường cậu vẫn chịu đựng được và còn cảm thấy có trách nhiệm săn sóc con người tàn tật đó. Những sự việc diễn tiến về sau đã giúp thắt chặt mối thiện cảm giữa ông già và cậu trẻ nhưng cái đinh của câu chuyện là khứu giác bén nhậy của người mù có một quá khứ ăn chơi hào hoa (và, tất nhiên, yêu rất nhiều đàn bà) đã tạo ra cái scène mê ly hấp dẫn khi ông trung tá và cậu trẻ vào một nhà hàng, đánh được mùi nước hoa thơm của một người con gái ngồi cô đơn nơi bàn kế cận. Thật ra cô đang chờ người yêu. Khi ban nhạc nhà hàng dạo bản tango, kỷ niệm của quá khứ hào hoa sống dậy, trung tá Slate đã trổ tài tán tỉnh đưa đươc người đẹp ra sàn nhảy cùng ông. Sự việc quan trọng chỉ gồm chừng ấy và chừng ấy đã đủ để ru chúng ta vài chục phút đê mê hầu quên nhẵn mọi phiền bực hàng ngày. Nghệ thuật đạt đến mục đích khiêm tốn ấy đã là quá cần thiết cho đời người chúng ta với những hoạn nạn, ưu tư, nhàm chán đè nặng mỗi phút mỗi giây. Và chúng ta cám ơn cái mũi ông cựu trung tá.
Patrick Suskind, một nhà văn Đức dựng truyện Nước hoa, câu chuyện về một kẻ sát nhân (Das Parfum, die Geschichte eines Morders) còn tạo cho nhân vật mình một khứu năng lạ lùng hơn nữa. Anh chàng Jean-Babtiste Grenouille được sinh ra không có mùi trong chính da thịt mình nhưng lại có một khứu giác rất nhuệ cho phép anh ta nhận ra những mùi hương khó bắt nhất và phân tích ra được từ mỗi hương liệu làm nên. Anh ta cũng có một ký ức tinh tường về những mùi mà anh ta đã đánh được nên có thể “sắp xếp”, hòa hợp chúng để tạo hương thơm. Từ Paris, qua nhiều đưa đẩy của định mệnh, Grenouille trôi giạt về miền nam nước Pháp ở mạn Grasse nơi người ta ướp hoa để sản xuất dầu thơm. Anh ta học các kỹ thuật tạo hương nhưng nhận ra rằng chưa có mùi hương nào hơn được mùi của một thiếu nữ bán hoa quả lần đầu anh ta gặp khi còn ở Paris. Anh ta theo đuổi cô cho đến khi cô về túp lều xiêu vẹo của cô, muốn ôm cô để hít mùi khiến cô sợ hãi toan la lên. Để ngăn cô ta tru tréo anh bịt miệng cô đến nổi cô ngạt thở chết. Mùi hương cô ám ảnh anh ta đến nổi, cuối cùng khi đã thành thạo kỹ thuật ướp tẩm, anh ta quyết định bắt cóc các cô gái trinh dùng họ rút tinh chất chế tạo ra thứ nước hoa đặc biệt. Anh ta đã giết tất cả là 24 cô gái, cô gái chót thứ hai mươi bốn sẽ dùng để hòa với các tinh chất của các cô khác hầu trở nên loại nước hoa siêu nhân, tuyệt tác của J.B. Grenouille, cô này chính là cô con gái yêu quí của quan đệ nhị tổng tài Antoine Richis. Những vụ mất tích liên tục những cô gái trinh xinh đẹp đã gây không khí căng thẳng trong vùng và quan tổng tài, trong khi điều tra vụ án hiểm hóc này đã đẩy suy luận của mình tới chỗ tin rằng cô con gái Laure cưng quí của ông rồi cũng sẽ trở thành nạn nhân như những cô gái đáng thương khác. Dù đã cố sức ngăn chận, vị trách nhiệm hành chánh của vùng Grasse này với uy quyền và tiền bạc thừa mứa đã không ngăn nổi anh chàng không-có-mùi-da-thịt người lẻn vào phòng cô gái, thủ tiêu cô và chế ra lọ nước hoa cuối rồi mang nó hòa vào những lọ của 23 cô gái trước để đạt tới mục đích tạo một loại nước thơm siêu nhân kịp khi nhà chức trách tìm đến bắt anh ta. Nhưng nhờ thứ nước hoa kỳ diệu này đã khiến mọi người mất hết lý trí và tôn sùng thay vì kết tội anh ta. Sau đó anh ta trở về Paris nơi anh ta chào đời giữa chợ cá hôi thối và bọn hạ dân bị quyến rũ vì mùi nước hoa cho đấy là một thứ thiên thần nên xúm lại bao lấy tranh giành xâu xé anh ta cho đến chết. Câu chuyện khá hấp dẫn nhưng đầy chết chóc oan trái ; có một khứu giác nhạy kiểu đó chẳng phải là điều đáng mong.
Trái lại có những cái mũi khác cũng bén nhạy nhưng mang lại cho ta những điều thú vị, thí dụ mũi cụ Nhất Linh. Trong số tác phẩm của người anh cả của nhóm Tự lực văn đoàn, tôi đặc biệt thích Bướm trắng vừa lãng mạn lại vừa sâu sắc. Anh chàng Trương, nhân vật chính của câu chuyện, yêu cô Thu. Dù tư tưởng anh ta có cao siêu, hoài bảo có to lớn đến đâu, trong chuyện tình Trương cũng chỉ nhỏ bé tầm thường như bất cứ một anh con trai ngớ ngẩn nào, cũng rình rình rập rập lén lén lút như mèo ăn vụng bột. Một lần nhìn thấy Thu đi vào buồng và khi trở ra mặc một chiếc áo khác, chàng Trương ta liền đục ngay vào nơi ấy, nhìn thấy chiếc áo lụa vừa mới được thay ra còn vắt bên thành giường, chàng a tới ôm chiếc áo đưa lên hít. Tất nhiên là cô Thu của Nhất Linh còn mặc nhiều chiếc áo khác không buộc phải may bằng lụa nhưng chiếc áo mà nàng thay ra và Nhất Linh sẽ đạo diễn để ông Trương có cơ hội chui vào đánh mùi thì nhất định phải là chiếc áo lụa. Trời ạ, không có thứ hàng nào …sensuel hơn lụa đâu ! Satin ư ? Nó hào nhoáng quá, nó có bề mặt nhưng thiếu bề sâu, vả lại satin sân khấu lắm. Lụa mới nền. Lụa mới tình tứ. Lụa mới kín đáo.Và lụa mới gây …dục cảm. Cụ Nhất Linh còn bảo là mùi áo cay cay. Cũng đúng nữa. (Hỡi các đấng nam nhi biết mê gái và có cơ hội ngửi mồ hôi người đẹp, quí vị có chịu nhận rằng nó hơi cay cay hăng hăng không ?) Lại xin trở lại với mô tả khoa học : hàng ngày chúng ta thải ra khoảng 10 lít mồ hôi phát xuất từ ba triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể, nhưng trên mặt da chúng ta có bọn vi khuẩn chúng phá hủy chất ắc-xít nhờn đó vì vậy mồ hôi chúng ta có mùi ắc-xít butyrique và ắc-xít formique. Quả thật là nó cay cay ; Nhất Linh không nói rõ là Trương hít nhằm chỗ nào. Chưa hết, tôi còn xin trích dẫn một nhà văn khác : Milan Kundera. Trong cuốn L’Insoutenable légèreté de l’être (dịch là gì nhỉ, tôi tạm múa gậy bắt chước kiểu Bùi Giáng : “Cái nông nổi không thể biện giải của kiếp nhân sinh”) Anh chàng bác sĩ Thomas có vợ rồi ly dị, trong một chuyến công tác về vùng quê cách thủ đô 200 cây số đã vào một quán giải khát gọi ly nước và làm quen với cô gái ngây thơ Tereza. Không hiểu sao cô nàng kết anh ta ngang xương, cô tiếp chuyện rồi sau đó khi anh ra ga, cô đi theo tiễn đưa.
Vài tuần sau, cô lên thủ đô tìm đến tận nhà anh, hiến thân. Rủi thay đêm đó cô ngã bệnh nằm lại nhà anh suốt tuần. Còn những điều khác nữa tôi không kể hết, (bốn năm trăm trang chớ đâu phải ít) chỉ xin thuật lại cảm giác Thomas khi ngắm nhìn cô gái xa lạ bổng dưng đến gõ cửa nhà mình để ân ái rồi sau đó sinh bệnh, cảm giác vừa bàng hoàng trước những sự việc bất ngờ vừa nhận ra mình có thể mềm lòng trước một kẻ gần như không quen biết (nên nhớ quan niệm “chơi qua rồi bỏ” của anh chàng bác sĩ hơi cynique này) M. Kundera viết : “Cô ta say ngủ. Chàng quì gối bên cạnh. Hơi thở vì sốt của cô dồn dập và chàng nghe tiếng rên nhẹ. Chàng ép mặt mình vào mặt cô và thì thầm những lời trấn an trong giấc ngủ. Một chặp sau, chàng tưởng như cô thở đều hơn, khuôn mặt cô hướng về chàng. Chàng nhận ra từ đôi môi cô mùi nồng của cơn sốt và chàng hít nó vào tuồng như muốn xâm nhập vào cõi sâu kín thân mật của thân thể cô. Lúc bấy giờ chàng tưởng tượng rằng cô đã ở bên chàng từ hàng nhiều năm qua và cô sắp chết. Đột nhiên, chàng bổng tin rằng cô sẽ không qua khỏi cơn đau. Chàng nằm xuống bên cô để cùng chết với cô. Tin vào điều mình nghĩ, chàng vùi mặt bên cạnh khuôn mặt cô trên gối như thế thật lâu”… Mùi nồng cơn sốt chắc chắn không phải là thứ hương ngào ngạt, cũng chẳng là nhẹ nhàng hoa bưởi hoa cau. Nhưng nó thịt da, sống động, gần gũi, ma túy…
Tôi chỉ mới kể chuyện cận đại và hiện đại nhưng tự thuở xa xưa, đấng quân vương khóc người yêu thương cũng đã nói đến những sâu kín thân mật đó : “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/Xếp tàn y lại để dành hơi”. Hơi ấy mới là hơi thiệt, hơi xịn, hơi từ da thịt Bằng-Phi-thiên-nhiên-một-tòa, chứ mùi mà mà ông trung tá Slate đánh được chỉ là mùi nước hoa nhân tạo, dỡm ! Nó có thể dễ chịu hơn nhưng nó đâu có sâu kín thân cận bằng ?
Comment