• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bức thư năm 2070

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bức thư năm 2070














































    Similar Threads
  • #2

    Châu Á: Lo về tương lai nguồn nước


    Báo cáo “Thách thức sắp đến của châu Á: Bảo đảm tương lai nguồn nước khu vực” của Nhóm nghiên cứu an ninh nguồn nước tại châu Á cho thấy, nhu cầu nước sạch trên toàn thế giới đang tăng mạnh trong khi nguồn cung ngày càng bất ổn. Hiện nay, cứ 6 người có 1 người (tức hơn một tỷ người) không có đủ nguồn nước an toàn để sử dụng.

    Dân tăng, nước giảm

    Theo đánh giá của LHQ, đến năm 2025, phân nửa số quốc gia sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước hoặc bị thiếu nước thực sự. Khủng hoảng nguồn nước đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á, nơi cư ngụ của hơn phân nửa dân số thế giới nhưng lượng nước lại không tương xứng. Tính toán cho thấy, trung bình mỗi năm một người tại châu Á chỉ có hơn 3.900m³ nước sinh hoạt. Châu Á lại chiếm đến 2/3 trong mức tăng dân số thế giới và với mức độ tăng như hiện nay, trong vòng 10 năm nữa châu lục này sẽ có thêm gần 500 triệu người.


    Xếp hàng lấy nước ở Bangladesh. Ảnh: Asiansociety.org




    Căng thẳng về nguồn nước cũng tăng tỷ lệ thuận với tốc độ đô thị hoá gia tăng. Thêm vào đó, tình trạng biến đổi khí hậu khiến tình hình ngày càng xấu thêm. Giới chuyên gia cho rằng, khả năng tiếp cận nguồn nước giảm sẽ dẫn đến một loạt hậu quả, gồm hoạt động sản xuất lương thực suy giảm, không an toàn cho sinh vật, hoạt động di cư trong và ngoài nước, căng thẳng về tình hình kinh tế và địa chính trị... Những hậu quả đó sẽ có tác động sâu sắc đến an ninh toàn khu vực.

    Cần giải pháp quốc gia và quốc tế
    Để có thể tránh một cuộc khủng hoảng về nguồn nước tại châu Á, nhóm nghiên cứu trên đưa ra một chương trình nghị sự gồm 10 điểm. Theo đó, vấn đề chính sách quốc gia đối với nguồn nước được đưa lên hàng đầu. Nhóm kiến nghị các chính phủ tăng cường những chính sách ngoại giao mang tính ngăn ngừa trong vấn đề nguồn nước; đề ra chính sách và có những đầu tư hỗ trợ cho các cơ sở hạ tầng để bảo tồn cũng như quản lý nguồn nước; dành những khoản hỗ trợ tài chính, gồm cả quỹ công lẫn tư nhân; phối hợp tất cả bộ ngành liên quan; thành lập những cơ cấu tránh xung đột và giải quyết vấn đề nước nội bộ cũng như xuyên quốc gia.
    Ngoài ra, các nước đang phát triển cần được khuyến khích áp dụng các công nghệ cao về an ninh nguồn nước, như các phương pháp mới giúp ngọt hoá, các hệ thống thuỷ lợi chi phí thấp, trồng những giống cây chịu hạn...
    Nhóm nghiên cứu đề nghị đưa vấn đề khủng hoảng nguồn nước vào khuôn khổ thoả thuận về vấn đề khí hậu sau năm 2010. Tất cả quốc gia cần thông qua mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước cần phải sử dụng những thông số về nguồn nước và tình trạng biến đổi khí hậu do Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đưa ra. Những thông số có sẵn đó cần thiết đối với những hệ thống cảnh báo sớm ở cấp khu vực nhằm xem xét tác động của tình trạng sa mạc hoá, mực nước biển dâng cao cũng như tất cả tác động khác do biến đổi khí hậu gây ra.

    VIỆT LÊ (theo Asiasociety.org)
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom