• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hoa cỏ có khả năng... gợi tình

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoa cỏ có khả năng... gợi tình

    Hoa cỏ có khả năng... gợi tình

    Những sợi phấn hoa lẳng lơ đung đưa, đài hoa căng mọng, cánh hoa phất phới khêu gợi – trong loạt ảnh chụp cận cảnh cỏ hoa của nhà nhiếp ảnh Thụy Điển Edvard Koinberg, những sinh thể yếu mềm ấy dường như được phép thể hiện bản tính cứng rắn của chúng - và cả tiềm năng gợi… tình. Phải chăng cuộc đời của cỏ hoa không phải là vô tri, vô giác?




    Nhiếp ảnh Thụy Điển Edvard Koinberg

    Những ngày tháng Năm này ai đặt chân vào xưởng sáng tác của Edvard Koinberg cũng giật mình nhận ra một bầu không khí sực nức mùi màu vẽ và hương vị ngai ngái của hoa héo. Mùi sơn dầu bay sang từ xưởng vẽ của một họa sĩ nhà bên, còn hoa thì bạt ngàn: trên cửa sổ, giá sách, nóc tủ, bàn giấy, sàn nhà. Hàng loạt ảnh khổ lớn được gói ghém cẩn thận dựa bên tường, sẵn sàng đợi đem ra bưu điện gửi tới các triển lãm ở Den Haag (Hà Lan) và Frankfurt (Đức).

    Koinberg, nghệ sĩ nhiếp ảnh sinh ra và lớn lên ở Stockholm, năm nay 44 tuổi. Từ 10 năm trở lại đây, ông chỉ chú tâm vào một đề tài quán xuyến duy nhất là cỏ hoa, từ sau khi đọc tác phẩm Systema naturae của nhà thực vật học và bác sĩ đồng hương Carl von Linné (1707-1778), người từng chỉ ra những điểm tương đồng giữa cuộc sống dục tính của... cây cỏ và con người(!). Cuốn sách ảnh Herbarium Amoris của Koinberg minh họa lịch mùa nở hoa của Linné và đặt Darwin trước câu hỏi nặng tính phi khoa học: Phải chăng chỉ động vật mới biết cảm xúc.

    * Ảnh của ông thể hiện hoa lá đầy cá tính. Ông có định đánh đồng chúng với thể loại chân dung?

    - Có chứ. Nhưng là chân dung của hoa chứ không phải của người. Tôi chịu ảnh hưởng từ tranh vẽ hoa của các danh họa Hà Lan thế kỷ 17 và 18, hệt như từ những bức chân dung của các họa sĩ Thụy Điển vẽ hồi thế kỷ 18. Thủ thuật của họ là dùng nền sẫm để làm nổi khuôn mặt. Nhìn kỹ ta sẽ thấy chân dung từ thời kỳ này luôn phủ một quầng hào quang khá huyền bí. Người xem dễ có ấn tượng là họa sĩ muốn ẩn giấu điều gì đó sau nét cọ của họ. Tôi rất mê sự pha trộn giữa ngại ngùng và tọc mạch, mê vẻ khiêm nhường lờ mờ ấy. Đến thế kỷ 19, ảnh chụp chân dung thời kỳ đầu lại mang những đặc tính tương tự. Ảnh hoa lá của tôi không phải là ảnh minh họa, mà là những tác phẩm đứng độc lập. Tôi chụp chân dung của một cái cây nhất định, chứ không xem nó như đại diện của một giống cây.




    Các bức ảnh hoa của nhiếp ảnh Thụy Điển Edvard Koinberg


    * Tuy nhiên không thể không nhận ra ảnh hưởng của Linné đối với ông. Là một nhà nghiên cứu thiên nhiên, Linné quan tâm đến cây cỏ trên cơ sở khoa học thực vật.

    - Lần đầu đọc Linné, tôi sửng sốt vì tinh thần phóng khoáng và chất thi ca từ ngòi bút của ông, quá bất ngờ khi tiếp cận một nhà khoa học. Các bài viết của ông phản ánh một tình yêu cây cỏ sâu sắc. Để những người đương thời hiểu được, ông sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để lý giải các phát kiến khoa học. Sự so sánh đời sống dục tính của cây cỏ và người là một công cụ sư phạm, đồng thời miêu tả các tương đồng giữa hai hệ thống nhân bản. Lấy cảm hứng từ ngôn ngữ ấy của Linné, trước đây vài năm, tôi bắt đầu sưu tầm ảnh cây cỏ và hoa. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng Linné, đọc hết mọi tài liệu về ông hoặc do ông viết. Tôi gần như bị “ám” bởi Linnea.

    * Bị Linnea “ám”?









    - Chính thế. Con gái chúng tôi sinh năm 2001. Tôi muốn đặt tên nó là Linnea, loài hoa kép, một giống hoa do Carl von Linné phát hiện và được gọi theo tên ông viết bằng tiếng Latin là linnaea borealis. Nhưng vợ tôi không chịu. Hôm nay cháu vẫn có một tên kép là Linnea. Ở Thụy Điển có 100.000 phụ nữ mang tên Linnea.

    Linné là một thiên tài. Tuy nhiên tôi mê ông không với tư cách là một nhà khoa học, mà do ông có cách miêu tả cây cỏ như một thi sĩ. Ông đã đưa ra sự so sánh giữa đời sống tình dục của cây cỏ và người. Phải nói ở thời ấy ông đã gây ra một cú sốc. Các buổi thuyết trình về đời sống tình dục cây cỏ của Linné được khán giả đón nghe từng chữ. Đôi lúc tôi tự hỏi, liệu có phải vì vậy mà mọi người hôm nay xem tranh của tôi? Liệu tính hấp dẫn của chúng vẫn không giảm sút từ thế kỷ 18?

    * Linné thỉnh thoảng bị thóa mạ là “con heo thực vật”. Ông có ngại vận tên đó vào mình không?

    - Không (cười). Quả là có sự tương đồng nhất định trong việc cây cỏ và con người sinh sôi nảy nở. Chấm hết.

    * Cây cỏ cũng biết... làm tình?

    - Không. Một chuyện ngớ ngẩn. Cây cỏ có thể coi là một cơ quan tái sản xuất, nhưng quá trình tái sản xuất ấy không bị che giấu như trong xã hội loài người chúng ta. Câu hỏi này cũng giống như “thực vật có cảm xúc không?”. Tất nhiên là không!

    * Nói cách khác, thực vật không có tâm hồn?

    - Chính xác. Có thể tổng thể thiên nhiên có một tâm hồn, nhưng nhất định không ở trong một cây cụ thể.

    * Mặc dù vậy ông vẫn gọi các bức hình của mình là chân dung. Cây cỏ có nhân cách không?

    - Chúng có nhân cách, nhưng chỉ vì chúng ta gán cho chúng một nhân cách. Nhân cách của cây cỏ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, không liên quan gì đến thực vật cả.

    * Ông chọn cây cỏ theo tiêu chí nào để chụp? Ông có chú trọng đến màu sắc và hình dáng nhất định?

    - Tôi chú trọng cả hai. Tôi muốn được nghe chúng kể một câu chuyện. Tất nhiên, câu chuyện ấy phát sinh trong óc tôi. Cũng có thể tôi đi tìm một câu chuyện về Sống và Chết.

    * Cây cỏ có biết “gợi tình” không?

    - Có. Và đó cũng là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Qua con mắt chủ định ấy, ta thấy một số chi tiết gợi nhớ đến các phần trên cơ thể người. Vậy thì cây cỏ biết khêu gợi và lãng mạn.

    * Lãng mạn? Hoa như thế nào là hoa lãng mạn?

    - Tất nhiên có hoa lãng mạn. Và sự lãng mạn đó được thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Như khuôn mặt người vậy. Khuôn mặt một người già hoàn toàn có thể mang chất lãng mạn như ở một người trẻ.

    * Ông có loại hoa nào yêu thích nhất không?

    - Tôi thích hoa mẫu đơn, và tôi yêu hoa anh túc. Khi nở ra, chúng rất mảnh mai và yếu ớt. Ngoài ra chúng có hình dáng rất thú vị, khó có thể đưa vào ảnh. Tôi thích các loại hoa bình dị mọc ở địa phương chứ không quen hoa lạ từ nước ngoài. Tôi tìm cách chụp các loài hoa quen thuộc trong vườn, nhưng chụp làm sao để người xem có cảm giác chưa bao giờ nhìn thấy chúng như thế. Tôi bị lôi cuốn khi nhận lấy những điều bình thường để phát hiện trong chúng những điều mới mẻ.

    * Chắc cũng có những loại hoa mà ông không thích?

    - Hoa hồng.

    * Tại sao lại là hoa hồng?

    - Vì hoa hồng quá gần gũi, quá quen thuộc với chúng ta. Cứ nhắc đến hoa là người ta nghĩ đến hoa hồng. Đã thế loại hoa này còn bị gán cho đủ thứ biểu tượng. Tặng ai hoa hồng, người đó biết ngay có ý nghĩa gì.



    * Những đóa hoa khô héo trong xưởng của ông phải chăng là đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới? Héo và tàn?

    - Không. Chủ đề sáng tác của tôi là tái sinh. Mọi người cho rằng đang nhìn thấy hoa chết, còn tôi nhận ra sự khởi đầu mới mẻ. Một bông hoa héo đồng nghĩa với hạt giống cho các cây hoa mới.

    * Ông có thuộc hoặc tâm đắc danh ngôn nào của thần tượng Linné?



    - “Các cánh hoa đơn thuần không góp sức gì vào thế hệ mình, mà cùng lắm chỉ được làm... chiếc giường cưới do Đấng Tạo Hóa vĩ đại đã trang hoàng hoành tráng với những tấm rèm lụa cao quý và muôn vàn hương thơm ngọt ngào. Để trên đó, chú rể và cô dâu trang trọng ăn mừng lễ thành hôn. Khi “giường” đã trải, cũng là lúc... Ý tôi muốn nói, khi âm dương hòa hợp đây là lúc ta nhìn thấy nhựa sống trào ra, tưới lên đài hoa và sưởi ấm... “tổ trứng”. Thật thú vị khi thấy Linné dùng uyển ngữ để vòng vèo miêu tả các khái niệm khó nói.

    * Một cuộc sống không có một khu vườn riêng...

    - ...thì tôi khó hình dung ra được. Nhà tôi, dù bất kỳ ở đâu, nhất thiết phải có một khu vườn riêng, và nhiều hoa, thật nhiều hoa...


    Lê Quang (theo báo Thế giới)
    Similar Threads
  • #2

    Cứ nhìn vào bông hoa Lan chúng ta khắc hiểu nó tượng trưng một sự sinh sản của vũ trụ từ sơ khai đến lập địa ngày nay. Sự sống của nhân loại của con người cũng từ đó mà chui ra...

    Có phưong pháp của mật tông Tây Tạng chỉ " Nhất Quán " về nó... Đọc trong tranh vẽ của các khu mật thất Kundalini có hình vẽ về nó...

    Hoa ơi là hoa , ta yêu mi ( không dám bàn thêm , chỉ đơn giản là thấy nó.... đẹp ! )
    Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 09-03-2010, 11:05 AM.
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
      Hoa ơi là hoa , ta yêu mi ( không dám bàn thêm , chỉ đơn giản là thấy nó.... đẹp ! )




      Đâu đó trên thế giới còn những loài cây chúng ta chưa từng biết tới. Trong đó có loài hoa ăn thịt côn trùng, cây bốc mùi thối rữa, hay những loài với màu sắc, hình thù khác lạ.


      Bên cạnh danh hiệu bông hoa to nhất thế giới, hoa Rafflesia arnoldii còn là một trong những loài bốc mùi kinh dị. Mùi hương của nó được miêu tả giống mùi thịt thối. Điều may mắn là bông hoa to 91 cm chỉ có ở vùng Sumatra và Borneo của Indonesia.



      Du khách đang chiếm ngưỡng bông hoa nở hiếm hoi Amorphophallus titanum tại Vườn thực vật Brooklyn ở New York, Mỹ. Loài hoa xác chết có mùi kinh khủng này có thể mọc tới 15-17 cm mỗi ngày.



      Loài hoa diệc bạch trông như những con chim trắng sống tại phía nam châu Âu và châu Á.



      Hoa Nepenthes là loài cây ăn thịt có ở khắp châu Á. Những sinh vật bò vào thân hoa sẽ bị rơi vào một cái bẫy đầy nước và chết đuối. Ở Ấn Độ còn có cây hoa Nepenthes Tanax ăn cả thịt chuột.



      Tacca chantrieri, còn được gọi là hoa dơi, mọc lên ở những vùng nhiệt độ nóng ẩm. Loài cây ma quái này thường chỉ có ở vùng Đông Nam Á.



      Drosera capensis, hay còn gọi là cây gọng vó, là loài ăn thịt sống ở Nam Phi. Nó được bao phủ bởi những tua dinh nhớp có thể tóm gọn những côn trùng bén mảng.



      Lunaria annua là loài cây sống ở châu Âu. Chúng nổi bật bởi những quả hạt trong suốt. Ở Đông Nam Á, chúng được ví như cây tiền bạc bởi trông giống như các đồng xu.



      Dracuunculus vulgaris, cây chân bê, có bông hoa màu tím mọc thẳng lên từ thân và bao quanh là những lá xanh sọc trắng.


      M.T. (theo ABC News)


      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-03-2010, 10:21 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        ...cho để nhờ tí nhé. thanks !



        Những loại cây kỳ diệu

        Rất nhiều nhà khoa học đang từng ngày, từng giờ khám phá thiên nhiên, và thiên nhiên luôn mang lại những điều bí ẩn. Từ những điều đã biết đến cũng như những điều đang còn trong vòng bí mật, với khả năng khám phá siêu hạng, con người đã và đang bắt thiên nhiên trả lời về những hiện tượng cũng như những sự vật rất kỳ lạ của chúng.

        1.Cây biến thái ?

        Từ rất lâu, con người đã khám phá ra rằng, ở đa số thực vật, cả hai giống đực và cái cùng tồn tại trên một cây, có nghĩa là cây đó vừa có hoa đực, vừa có hoa cái, hoặc trong cùng một hoa có cả nhị đực lẫn nhị cái. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, người ta phát hiện cây aracea Ấn Độ có những đặc tính kỳ lạ mà các nhà khoa học gọi là sự biến thái. Lúc chưa ra hoa, cây aracea Ấn Độ là trung tính. Khi lớn vừa phải, nó chỉ có một lá và cho hoa đực. Lớn hơn chút nữa, nó cho hai lá và nở ra hoa cái. Rồi lại còn chuyện khi phát triển tốt, trên cây xuất hiện hoa cái, còn khi gầy, thì xuất hiện hoa đực.


        Cây aracea Ấn Độ chuyển thành cây cái khi đủ chất dinh dưỡng

        Hoa cái của cây aracea Ấn Độ cho trái rất to. Điều đó có nghĩa là nó cần rất nhiều năng lượng để chuẩn bị cho quá trình kết hạt (sinh nở). Nếu trái to mà không đủ dinh dưỡng, cây sẽ bị gầy và có thể chết. Do đó, cây aracea Ấn Độ phải có giai đoạn tích lũy năng lượng, dinh dưỡng tốt, cây khỏe thì nó mới chuyển thành cây cái để sinh nở. Sau khi cho hạt, cây trở nên gầy yếu và chuyển thành cây đực để tiết kiệm năng lượng và chất dinh dưỡng.

        2.Hoa lừa côn trùng

        Đó là loài hoa lan thuộc nhóm Cryptostylis ở Australia và con ong bắp cày tội nghiệp Lisso pimpla excelsa. Cây hoa lan có hình dáng rất giống con ong bắp cày cái. Dựa vào ưu điểm mà thiên nhiên ban tặng, lại có mùi thơm quyến rũ, hoa lan đã tận dụng triệt để ưu thế sẵn có để dẫn dụ con ong bắp cày đực thụ phấn cho mình. Hoa lan tiết ra mùi thơm, dẫn dụ con ong đực đến “quan hệ tình dục”. Sau giai đoạn “ân ái” thoả mãn, con ong đực dính đầy phấn hoa trên mình, mang phấn đi tìm “lạc thú” mới. Vô hình chung, con ong bắp cày đực đã thụ phấn dùm cây hoa lan mà không hề biết rằng mình bị lừa tình.


        Hoa lan và ong bắp cày

        3.Cây nắp ấm

        Thông thường, thực vật sống bằng năng lượng tổng hợp được từ ánh sáng mặt trời và các loại chất khoáng trong đất, nước. Tuy nhiên, cây nắp ấm lại tổng hợp chất dinh dưỡng và năng lượng từ nguồn thức ăn chính là các loại động vật, côn trùng.
        Cây nắp ấm có lá như một chiếc bình (ấm) và một chiếc mũ phía trên. Trong chiếc bình có nhiều chất có mùi rất hấp dẫn côn trùng, mặt trong lại rất trơn. Khi côn trùng sà vào, lập tức bị trượt xuống đáy lá và bị chất nhầy bám vào cánh khiến chúng không thể bay lên được. Ngoài nhiệm vụ dẫn dụ con mồi, chất nhầy ấy còn kiêm luôn nhiệm vụ phân hủy xác con mồi thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.


        Cây nắp ấm

        4.Cây con sò

        Có một loài cây có cách “ăn thịt” rất độc đáo, được các nhà khoa học gọi là cây con sò vì nó có hình dạng giống con sò. Lá cây có hai mép úp vào nhau, bên trong có rất nhiều chiếc răng tua tủa. Giữa hai nắp của con sò ấy có một cọng râu rất nhạy. Đặc biệt, cây có màu sắc rất đẹp và hấp dẫn. Khi côn trùng đậu vào, chạm phải sợi râu, rất nhanh, tín hiệu sẽ được truyền về cơ quan điều khiển, hai vỏ sò lập tức đóng sập lại, con mồi vô phương thoát. Liền đó, chất phân hủy sẽ trào ra, giết chết và phân huỷ xác con mồi thành chất dinh dưỡng, cung cấp cho cây.


        Cây con sò

        5.Cây ăn thịt người ?

        Một loại cây khác mà con người gọi nó với cái tên rất kinh hoàng : cây ăn thịt người. Đây là loại cây có rất nhiều lời đồn đại và những huyền thoại về sự ăn thịt người của nó. Đó là cây Amorphophallus titanum, một loại cây có hoa rất lớn và rất nặng mùi với hình dáng rất dữ tợn. Hoa của cây Amorphophallus titanum có thể dài gần 3m và mang mùi thịt thối. Mùi đó thu hút được rất nhiều ong bướm cũng như các loại côn trùng khác. Khi các con vật xấu số ấy chạm vào hoa, phấn hoa sẽ rơi xối xả lên thân con côn trùng khiến chúng không thể nào bay được. Chúng rơi vào đáy hoa và chết. Hoa sẽ tiết chất phân hủy xác con vật thành chất dinh dưỡng. Cây Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Indonesia. Chính vì hoa rất to và có mùi xác thối kinh khủng nên người ta gọi nó là cây ăn thịt người.


        Cây ăn thịt người

        Chiêm Thành
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post







          Du khách đang chiếm ngưỡng bông hoa nở hiếm hoi Amorphophallus titanum tại Vườn thực vật Brooklyn ở New York, Mỹ. Loài hoa xác chết có mùi kinh khủng này có thể mọc tới 15-17 cm mỗi ngày.



          Loài hoa diệc bạch trông như những con chim trắng sống tại phía nam châu Âu và châu Á.

          Giống cây Amorphophallus titanum hình như mười mấy năm mới nỡ ra một lần... Mít đã có xem một lần tại thư viện Huntington Library. Cái mùi của nó rất đặc trưng : Giống như cái mùi của xác chết để lâu ngày

          Còn loài hoa diệc bạch thì ở Dalat mọc rất nhiều... Hình như được xếp vào một giống lan được gọi tên là Thảo Bạch Hạc

          Đẹp nhất hình như vẫn là loài hoa biết nói cười và làm nũng

          Mít đang sống tại California ( Tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là xứ xở của những loài hoa ) Nên nhìn đâu cũng hoa và hoa rực rỡ... Tặng cái hình cây hoa Bạch Mai vườn sau nhà Mít nè....

          Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 12-03-2010, 02:26 AM.
          Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

          Comment

          • #6



            Cây này ngày xưa khi HB còn ở Đalat phía sau nhà là đồi thông và bên trong nữa là thung lũng tình yêu cứ mỗi khi bố mẹ của HB ở xa về là cưối tuần bố sẽ dẫn hết cả nhà vào thung lũng câu cá và HB hay bị mấy anh doạ nếu khóc sẽ cho HB vào cái cây này nó sẽ ăn thịt mình vì thế HB sợ lắm không bao giờ dám đến gần cây này đâu..bây giờ được nhìn thấy lại nhớ đến hôm xưa và ước gì có 1 cây này trồng trong nhà thì thật là tuyệt vời.HB cám ơn CONHAKO cho xem nhe.HB chúc chị luôn vui.Thân ái.HB

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom