• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thúc Tề

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thúc Tề

    Thúc Tề


    Thúc Tề (1916-1946), tên thật: Nguyễn Thúc Nhuận, bút danh: Thúc Tề, Lãng tử; là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

    Thân thế và sự nghiệp

    Thúc Tề, sinh ngày 17 tháng 10 năm 1916 tại Thừa Thiên (Huế). Trước ông học ở trường Quy Nhơn, sau vào học tại trường Quốc học Huế, rồi gia nhập vào làng báo. Ông viết cho các tờ: Hà Nội báo, Văn học tạp chí, Mai, Dân quyền và làm chủ bút Đông Dương tuần báoSài Gòn.
    Năm 1946, Thúc Tề mất khi mới 30 tuổi, không rõ lý do.

    Thúc Tề làm thơ rất ít, hiện chỉ lưu giữ được 5 bài, đó là: Phù dung và nhan sắc, Trăng mơ, Xuân lên đường, Em buồnNợ văn.
    Năm 1942, Thúc Tề cùng bài thơ Trăng mơ của ông, được giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

    Năm 1968 tại Sài Gòn, Thúc Tề lại được Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ sách Thi nhân Việt Nam (quyển trung). Lần này, thơ ông được tuyển đăng ba bài, đó là: Xuân lên đường, Em buồnTrăng mơ.

    Đánh giá thơ ông, trong bộ sách này có đoạn viết:
    Thơ Thúc Tề, tuy chỉ góp nhặt được mấy bài, nhưng cũng thấy cho chúng ta định được giá trị nghệ thuật của nhà thơ. Bài "Trăng mơ", có sức hút kỳ lạ ngay câu nhì. Bài không dài, chỉ mười sáu vần điệu, mà như một bản nhạc buồn rười rượi, chầm chậm len vào hồn người.
    Bài "Em buồn", "Xuân lên đường" thuộc loại ngũ ngôn ngắn, ít lời, thế mà tác giả đã ký thác được khá đầy đủ tâm tình của mình.
    Nhất là ở bài "Xuân lên đường", tác giả đã dùng thể thơ mới lạ, ba câu mỗi đoạn, lại có sự trùng cú “từ khi xuân lên đường” cho ta mối liên tưởng “chàng đã ra đi trong khi lòng thiếu nữ đang náo nức đón gió yêu đương”. Thế mới đáng buồn tủi chứ!...Nói gọn, thơ Thúc Tề “súc tích mà gợi hình”, đó là điểm đặc sắc trong thơ ông.

    Ngoài lời khen ngợi trên, bài Trăng mơ còn Hoài Thanh và Hoài Chân tỏ lòng mến yêu như sau: Tôi yêu bài Trăng mơ của Thúc Tề. Mở bài ra, hồn thi nhân (như) kéo mình lê thê trên trang giấy, chán nản, uề oải. Có lẽ nó đã nhập vào cái trăng kia, “ẻo lả” khi nằm mơ, “lười biếng” khi thức dậy. Nhưng khi đã tỉnh, nó mới linh động làm sao! Nó uyển chuyển như một người đẹp. Cái mệt mỏi của Dương Quý Phi với cái nhẹ nhàng của Phi Yến.

    Trăng Mơ


    Một đêm mờ lạnh ánh gương phai,
    suốt giải sông Hương nước thở dài.
    Xào xạc sóng buồn khua bãi sậy,
    bập bềnh bên mạn chiếc thuyền ai.

    Mây xám xây thành trên núi Bắc,
    Nhạc mềm chới với giữa sương êm.
    Trăng mờ mơ ngủ lim dim gật,
    Ẻo lả nằm trên ngọn trúc mềm.

    Dịp cầu Bạch Hổ mấy bóng ma
    Biến mất vì nghe giục tiếng gà
    Trăng tỉnh giấc mơ, lười biếng dậy,
    Động lòng lệ liễu, giọt sương sa.

    Lai láng niềm trăng tuôn dạ nước
    Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng;
    Hương trăng quấn quýt hơi sương ướt
    Ngân dội lời tình điệu hát xuân.


    (Hà Nội báo)

    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-03-2010, 11:34 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Xuân lên đường

    (Gửi anh Nguyên)

    Từ khi xuân lên đường,
    Cây thùy dương héo hắt
    Không ai tưới lệ thương.

    Từ khi xuân lên đường,
    Giải phím ngà bụi đóng
    Em khoá kín phòng sương.

    Từ khi xuân lên đường
    Em buồn như gốc liễu
    Rủ trước bến sông Hương

    (Hà Nội báo, số 6, 12-2-36)

    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-03-2010, 11:39 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Em buồn


      (Gửi em Tuệ)

      Tơ liễu buông ngang rèm
      Sương xuân rơi êm đềm
      Lòng em nghe rạo rực
      Tưởng lại buổi xuân ... đêm.

      Vắt mình trên lan can
      Lòng em buồn mênh mang
      Tình xuân em man mác
      Hồn xuân em mơ màng.

      Xuân xưa em cười luôn
      Xuân nay em thật buồn
      Vì người xưa vắng mặt
      Để lại mảnh tình suông.

      Đêm xuân pháo nổ ran
      Hương nồng bay lang thang
      Em buồn trông mòn mỏi
      Cánh nhạn bến Hương giang.

      (Hà Nội báo, số 6, 12-2-36)

      .

      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom