Thơ lục bát VN có từ bao giờ ???
Tôi vẫn hay thắc mắc về thể thơ Lục bát độc đáo rất Việt mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du không biết xuất hiện từ bao giờ ? Bài thơ LB và tác giả xưa nhất ? Hình như có đọc đâu đó có người cho rằng thơ LB chịu ảnh hưởng thơ Chàm sau khi Nam tiến ?
Có lẽ thơ lục bát xuất hiện trong ca dao VN từ rất lâu nhưng do không có văn bản quốc âm ( Nôm )nên không biết ca dao đã xuất hiện đầu tiên ra sao .Nhưng về văn bản Nôm thì hình như có bản Nôm viết bằng thơ lục bát là : Mục-liên bản hạnh , theo cụ Hoàng Xuan Hãn thì :" văn-bản nầy đáng được coi là khắc tự đời Lê, trước 1731 "
Mục-liên tu đạo
Tích xưa Đức Bụt Mục-Liên
Thương mẹ tìm đến Tây-thiên tu-hành
Ba năm chứng-quả viên-thành
Một bát một mình nhẫn-nhục từ-bi
Nhưng tìm hiểu thêm thì theo Lê Mạnh Thát " Lịch sử Phật giáo Việt Nam Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế " còn có Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh do thiền sư Pháp Tính (1470-1550) đã dịch Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh ngữ lục ra tiếng Nôm .Có thể nói đây là một trong những truyện Nôm đầu tiên hiện biết, trong đó ta tìm thấy cảnh rước Phật Pháp Vân một cách sinh động đầy màu sắc vào những năm cuối cùng của đời vua Lê Thánh Tông (ở ngôi 1460-1497):
Đến đời Hồng Đức niên gian,
Dựng làm lễ hội đưa con lên chùa
Tán vàng tán tía khoe đua
Bụt Ả là chị lên chùa đưa con
Người ta sum họp dư muôn
Cờ bằng bươm bướm tiến lên rợp đường
Gác cao chuông gióng tiếng vang
Hai bên phố xá tựa dường tiên bay
Phát hàng ba tiếng lớn thay
Cờ vàng tán tía nghiêm thay Bụt Dì
Người ta xem hội đà ghê
Bà Út con họ hội lề đua nhau
Được mùa ai cấm ai đâu
Việt Nam đón hội chùa Dâu dậy dàng
Truyện Trinh thử viết theo thể lục bát:
Các bản in cũ, ngoài bìa quyển truyện Trinh thử đều đề là "Trần triều xử-sĩ Hồ Huyền-Qui tiên-sinh soạn", Nay xét trong nhân-vật sử đời Trần, không thấy chỗ nào nói đến truyện Hồ tiên-sinh. Trong các mục Kinh-tịch chí, văn-tịch chí của ông Lê Quí-Đôn và Phan Huy-Chú không thấy kê tên cuốn truyện Trinh thử và cũng không nói gì đến ông Hồ Huyền-Qui.
Tác-giả truyện Trinh thử dùng được nhiều tiếng phương-ngôn ngạn-ngữ của nước nhà và ông Hồ Huyền-Qui tất là một bậc ẩn-dật rất có đức-vọng ở thời bấy giờ, mà bình nhật Hồ Quí-Ly vẫn phải tôn-sùng kính-trọng như hàng tôn-trưởng, cho nên trong cuốn truyện Trinh thử, ông Hồ Huyền-Qui mới dám công-nhiên mượn câu văn để ngụ ý trào-phúng. Thiết-tưởng đó là những lời ức-đoán, song cũng có phần đúng. Nay xem ở trong truyện có những câu sau này:
Ngụ miền Lộc-đỗng cảnh thanh,
Có Hồ-sinh vốn hiển danh đương thì.
Chẳng màng đuổi thỏ săn hươu,
Rồng còn uốn khúc ở ao đợi thì.
Thì biết tác-giả không phải là một người bão-phụ tầm thường vậy. Tiếc rằng sách vở đời Trần, trải qua cuộc binh-hỏa giặc Minh, tàn-phá gần hết, đến nay sưu-tầm rất khó, mong rằng các nhà lưu tâm đến văn-sử của nước nhà ra công thu-thập lấy nhiều tài-liệu để bổ-chính thêm vào.
Còn kể thêm truyện Nôm khuyết danh : Trê Cóc
Cuốn văn này đến nay vẫn liệt vào trong những cuốn văn vô danh, vì chưa tìm được tên của tác-giả. Cụ Bùi Tôn-am (Huy-bích) có bàn về cuốn văn này, cho là do một vị gia-khách ở nhà đức Liễu-dương đời Trần mà ra, ám-chỉ vào việc vua Thái-tông cướp chị dâu trong khi có mang, lấy đứa con anh còn ở trong bụng mẹ làm con mình. Cụ lấy bốn chữ "đoạt nhân thủ tử" làm định án. Nếu như thuyết trên này mà xét ở trong cuốn văn, thì ta thấy có nhiều chỗ ám-hợp, vì Trê tuy nuôi nòng-nọc nhưng nòng-nọc bao giờ cũng vẫn là con của cóc. Cho nên trong truyện có những câu này:
Lời nhái bén của Cóc:
Tuy cùng một kiếp phù-sinh,
Giống nào giống ấy tranh-giành làm chi.
Lời kết luận ở cuối:
Ngẫm xem thế sự nực cười,
Cũng là dở một trò chơi đấy mà.
Như vậy cuối cùng xem ra Trinh thử mới là truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát VN xưa nhất trong lịch sử văn học quốc âm VN .
Đinh Tuấn
Tôi vẫn hay thắc mắc về thể thơ Lục bát độc đáo rất Việt mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du không biết xuất hiện từ bao giờ ? Bài thơ LB và tác giả xưa nhất ? Hình như có đọc đâu đó có người cho rằng thơ LB chịu ảnh hưởng thơ Chàm sau khi Nam tiến ?
Có lẽ thơ lục bát xuất hiện trong ca dao VN từ rất lâu nhưng do không có văn bản quốc âm ( Nôm )nên không biết ca dao đã xuất hiện đầu tiên ra sao .Nhưng về văn bản Nôm thì hình như có bản Nôm viết bằng thơ lục bát là : Mục-liên bản hạnh , theo cụ Hoàng Xuan Hãn thì :" văn-bản nầy đáng được coi là khắc tự đời Lê, trước 1731 "
Mục-liên tu đạo
Tích xưa Đức Bụt Mục-Liên
Thương mẹ tìm đến Tây-thiên tu-hành
Ba năm chứng-quả viên-thành
Một bát một mình nhẫn-nhục từ-bi
Nhưng tìm hiểu thêm thì theo Lê Mạnh Thát " Lịch sử Phật giáo Việt Nam Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế " còn có Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh do thiền sư Pháp Tính (1470-1550) đã dịch Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh ngữ lục ra tiếng Nôm .Có thể nói đây là một trong những truyện Nôm đầu tiên hiện biết, trong đó ta tìm thấy cảnh rước Phật Pháp Vân một cách sinh động đầy màu sắc vào những năm cuối cùng của đời vua Lê Thánh Tông (ở ngôi 1460-1497):
Đến đời Hồng Đức niên gian,
Dựng làm lễ hội đưa con lên chùa
Tán vàng tán tía khoe đua
Bụt Ả là chị lên chùa đưa con
Người ta sum họp dư muôn
Cờ bằng bươm bướm tiến lên rợp đường
Gác cao chuông gióng tiếng vang
Hai bên phố xá tựa dường tiên bay
Phát hàng ba tiếng lớn thay
Cờ vàng tán tía nghiêm thay Bụt Dì
Người ta xem hội đà ghê
Bà Út con họ hội lề đua nhau
Được mùa ai cấm ai đâu
Việt Nam đón hội chùa Dâu dậy dàng
Truyện Trinh thử viết theo thể lục bát:
Các bản in cũ, ngoài bìa quyển truyện Trinh thử đều đề là "Trần triều xử-sĩ Hồ Huyền-Qui tiên-sinh soạn", Nay xét trong nhân-vật sử đời Trần, không thấy chỗ nào nói đến truyện Hồ tiên-sinh. Trong các mục Kinh-tịch chí, văn-tịch chí của ông Lê Quí-Đôn và Phan Huy-Chú không thấy kê tên cuốn truyện Trinh thử và cũng không nói gì đến ông Hồ Huyền-Qui.
Tác-giả truyện Trinh thử dùng được nhiều tiếng phương-ngôn ngạn-ngữ của nước nhà và ông Hồ Huyền-Qui tất là một bậc ẩn-dật rất có đức-vọng ở thời bấy giờ, mà bình nhật Hồ Quí-Ly vẫn phải tôn-sùng kính-trọng như hàng tôn-trưởng, cho nên trong cuốn truyện Trinh thử, ông Hồ Huyền-Qui mới dám công-nhiên mượn câu văn để ngụ ý trào-phúng. Thiết-tưởng đó là những lời ức-đoán, song cũng có phần đúng. Nay xem ở trong truyện có những câu sau này:
Ngụ miền Lộc-đỗng cảnh thanh,
Có Hồ-sinh vốn hiển danh đương thì.
Chẳng màng đuổi thỏ săn hươu,
Rồng còn uốn khúc ở ao đợi thì.
Thì biết tác-giả không phải là một người bão-phụ tầm thường vậy. Tiếc rằng sách vở đời Trần, trải qua cuộc binh-hỏa giặc Minh, tàn-phá gần hết, đến nay sưu-tầm rất khó, mong rằng các nhà lưu tâm đến văn-sử của nước nhà ra công thu-thập lấy nhiều tài-liệu để bổ-chính thêm vào.
Còn kể thêm truyện Nôm khuyết danh : Trê Cóc
Cuốn văn này đến nay vẫn liệt vào trong những cuốn văn vô danh, vì chưa tìm được tên của tác-giả. Cụ Bùi Tôn-am (Huy-bích) có bàn về cuốn văn này, cho là do một vị gia-khách ở nhà đức Liễu-dương đời Trần mà ra, ám-chỉ vào việc vua Thái-tông cướp chị dâu trong khi có mang, lấy đứa con anh còn ở trong bụng mẹ làm con mình. Cụ lấy bốn chữ "đoạt nhân thủ tử" làm định án. Nếu như thuyết trên này mà xét ở trong cuốn văn, thì ta thấy có nhiều chỗ ám-hợp, vì Trê tuy nuôi nòng-nọc nhưng nòng-nọc bao giờ cũng vẫn là con của cóc. Cho nên trong truyện có những câu này:
Lời nhái bén của Cóc:
Tuy cùng một kiếp phù-sinh,
Giống nào giống ấy tranh-giành làm chi.
Lời kết luận ở cuối:
Ngẫm xem thế sự nực cười,
Cũng là dở một trò chơi đấy mà.
Như vậy cuối cùng xem ra Trinh thử mới là truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát VN xưa nhất trong lịch sử văn học quốc âm VN .
Đinh Tuấn