Giấc mộng tĩnh mịch
Trần Nguyên Đán
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Những cây non đã trở lại sau mùa đông, sau những ngày thành phố chết chìm trong gió. Cũng là lúc một đoàn kịch trở lại thành phố, cố gắng làm hồi sinh cái gì đã chết, trong khi chính nó đang chết không ai cố gắng làm cho hồi sinh. Đoàn kịch có ba người, có một kịch sĩ hài, mặt lúc nào cũng buồn. Thật ra trước đây không phải như vậy. Mặt anh ta bình thường, khi cần diễn vai gì thì nét mặt thay đổi theo tính cách của vai ấy, như con cắc kè lúc ở trong một đám lá xanh hay trên một tảng đá đỏ. Một người lúc nào cũng buồn lại cố gắng làm cho mọi người vui. Thật buồn cười.
Buổi tối khi họ di chuyển đến một motel hạng trung, có người nhận ra kịch sĩ hài, chọc cười người chuyên chọc cười người khác. Thấy vẻ mặt buồn bã của kịch sĩ hài, người ta phá ra cười trong khi anh ta vẫn giữ vẻ mặt nghiêm nghị, anh diễn hài rất xuất sắc ngay cả lúc anh giả vờ buồn bã.
Đoàn kịch nghèo, hai nam vào chung một phòng, một nữ vào một phòng khác, phòng nam có hai giường. Vào chung phòng nam là đạo diễn, trưởng đoàn, diễn viên chính. Trong khi đạo diễn, trưởng đoàn, diễn viên chính mệt mỏi phóng ngay vào giường trùm mền kín mít, kịch sĩ hài còn thơ thẩn trong phòng, anh lại gần cửa sổ, hé màn cửa nhìn ra ngoài đường, thói quen của anh khi đi đến bất cứ đâu.
Anh thấy một người đàn bà dắt con chó đi ngang tầm mắt, trong khung cảnh nhá nhem. Trời vẫn chưa tối hẳn, nên anh có thể nhận ra người đàn bà còn trẻ, dáng người cao, mảnh, không thấy rõ mặt. Tại sao giờ này còn đi ra ngoài đường với một con chó. Có lẽ ban ngày đi làm hơi nhiều, anh suy luận. Tại sao không đi với một người nữa cho an toàn. Có lẽ không có ai. Cũng giống mình vậy, anh nghĩ thêm. Có lẽ mình nên chọc cười cô ta một chút không. Người có lẽ chỉ gặp một lần (nữa) rồi thôi, bởi vì sau chuyến lưu diễn này, đoàn kịch sẽ giải tán. Kinh tế đã xuống thấp đến nỗi kịch vui cũng không thể làm cho người ta cười được nữa. Anh nghĩ một cách khôi hài.
Anh tìm được trong phòng một tờ giấy, vo tròn lại, vo thật cứng, hé cửa ném ra đường, ngay lúc con chó vừa đi ngang qua tầm mắt. Con chó không giật mình. Người đàn bà giật mình. Kịch sĩ hài bật cười. Anh nhớ có lần anh đóng một vở kịch hài có ma, khi con ma hài xuất hiện người ta cười muốn vỡ rạp, người ta không cười con ma, mà cười người bị ma nhát. Trông người ấy hốt hoảng, lo sợ, nhớn nhác, bất an. Có khóc nữa. Nước mắt làm người ấy trông càng buồn cười hơn. Khán giả cười vì biết rằng con ma là giả, mà người kia thì sợ hãi thật. Hay đó cũng chỉ là một cách diễn xuất đã nhập vai. Khó để mà hiểu hết. Có nhiều khi người ta sợ hãi vì những điều không có thật hay chỉ một nửa sự thật, mà những người khác đứng bên ngoài có thể thấy, lại không thể giúp được. Không ai có thể nhảy vào vở kịch để chỉ cho những diễn viên biết điều đang và sẽ xảy ra. Kịch và đời là hai lãnh vực hoàn toàn dị ứng với nhau. Ngay cả sự thật ngoài đời còn khó thay. Hãy để cho vở kịch làm trọn vai trò của nó.
Nhiều năm sống như vậy, đến nỗi người kịch sĩ hài cảm thấy cái gì cũng có vẻ kịch, không thật. Ngay cả lúc anh đi về nhà, mở cửa ra, miệng huýt sáo, nhìn thấy người chung sống với mình nhiều năm đang nằm trên giường với một người khác, trong một cái tư thế mà một người đơn giản nhất cũng có thể hiểu được là họ đang làm gì. Ngay lúc đó anh tưởng là kịch.
Anh cười hỏi: đóng kịch hả. Nhưng nhớ ra là không có vở kịch nào giống vậy. Anh chưa bao giờ viết một vở kịch có những cảnh như vậy. Anh biết là thật, nhưng cố gắng nghĩ là giả, cho đến khi chính người trong cuộc nói với anh rằng đó là thật. Anh lại cố gắng nghĩ là giả. Nhưng nước mắt anh rơi là thật. Sự cố gắng mang tình chất vừa bi vừa hài. Đó là cảnh thật ở ngoài đời, không phải là một vở kịch. Suốt một tuần lễ sau đó anh không thể đóng kịch, cái đầu và trái tim anh đồng loạt mắc bệnh ung thư ác tính, lên cơn sốt dữ dội, chạy tới, chạy lui, chạy qua, chạy lại, trong một căn phòng nhỏ chỉ có một cái giường. Anh cố đuổi cái suy tưởng bệnh hoạn đi, nhưng sự thật thì khó xua đuổi lắm, phải chấp nhận thôi. Anh chấp nhận, nhưng sau đó anh không thể đóng kịch hài với khuôn mặt cười. Rất lạ là, khi anh diễn hài, mặt anh rất buồn, người ta lại cho rằng sự diễn xuất của anh đã đạt đến trình độ xuất thần.
Anh trở lại tập trung vào người đàn bà và con chó.
Anh ném thêm một viên giấy cứng nữa.
Người đàn bà quay lại nhìn, dưới một nửa ánh đèn. Trong cái ánh sáng vàng của ngọn đèn bên hông khách sạn, người kịch sĩ hài thấy khuôn mặt người đàn bà khi ngó nghiêng, có một nét gì quen, quen. Anh đưa tay rờ ngang hông, chỗ vừa nhói đau lên một cái bất ngờ. Anh quay lại nhìn chằm chằm vào chỗ đau ấy, tự hỏi nó có đau thật không hay chỉ là tưởng tượng. Từ ngày về nhà lần đó anh còn mắc thêm một bệnh khác là bệnh tưởng tuợng. Đầu óc tưởng tượng nhiều chuyện thật kinh dị mà trước đây anh không hề nghĩ ra. Anh cảm thấy giận mình vì bây giờ không còn phân biệt được cái đau là thật hay giả nữa. Anh đưa tay véo một cái vào chỗ đau để xem cái đau ấy là đau ở ngoài da thịt hay đau ở trong lòng, anh véo mạnh quá đến nỗi đau luôn ở bên trong mà anh nghĩ: chắc là mình đau ở bên trong thật rồi. Lẽ nào mình lại đau ở bên trong thật sao? Liệu có chắc là mình không tưởng tượng chứ?
Anh gọi nhỏ. Này cô. Người đàn bà không hề quay lại. Đơn giản là vì không nghe, vì tiếng gọi nằm khuất trong căn phòng nhỏ. Người kịch sĩ gọi to hơn, nhưng anh thất vọng vì tiếng gọi ấy chỉ ở trong lòng mình, không thốt thành lời. Gọi trực tiếp mà còn không thể nghe được, làm sao nghe được tiếng gọi ở trong lòng. Anh có thể nghe tiếng vọng trong trái tim lập lại. Này cô. Tiếng vọng ấy cô đơn quá, thê thảm quá, như một người đang đứng một mình tuyệt vọng trong một thung lũng hoang vu, nhìn thời gian đang chết dần không biết phải làm gì. Có một lần đang diễn mà anh bỗng dưng cảm thấy mình muốn khóc, như cảm giác đột ngột muốn ói. Nhưng mình đang diễn mà, làm sao có thể tự nhiên khóc. Mình không tự nhiên nữa đã từ lâu, khi dấn thân vào và gắn bó với cái nghề này, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống vì nụ cười của những người khác. Anh phải ngăn tiếng khóc của anh lại bằng một trận cười để buổi tối về nhà thì ói mửa hết.
Người đàn bà đứng lại, nhìn, bây giờ khuôn mặt cô hiện rõ trong ánh sáng vàng nhạt của đèn đường, khuôn mặt không có vẻ gì sợ hãi. Có lúc cô ta đã từng sợ hãi. Nhưng khi đã công khai rồi, quen rồi, thì không còn gì để sợ hãi nữa. Kịch sĩ có thể chiêm ngưỡng khuôn mặt bất động ấy. Bây giờ anh đã lấy lại bình tĩnh và đối thoại với người đàn bà dắt con chó bằng một thứ ngôn ngữ câm lặng.
Em đã quyết định như vậy rồi chứ.
Đã quyết định.
Không một cơ hội nào nữa sao.
Để làm gì. Người đàn bà dửng dưng hỏi.
Không biết ai đó đã bật thêm một ngọn đèn nữa, phía cuối đường, nơi người đàn bà vừa đi ngang. Con chó biến mất rồi, thay vào đó là một người đàn ông. Con chó đã chạy vào bên trong, hay là người đàn ông vừa xuất hiện ở góc phố bên kia. Thì ra cô ta đâu có dắt con chó, cô ta đang đi với diễn viên chính, đạo diễn, trưởng đoàn mà. Con chó chỉ là một cái cớ, hay có thể là một cảnh giả cố ý tạo nên để đánh lừa khán giả. Thật ra đó là một cảnh diễn rất đạt của đạo diễn, người cũng đóng vai chính trong vở kịch một đời. Anh ta có vẻ vui vẻ, quay lại ôm người đàn bà, hai khuôn mặt áp sát vào nhau. Kịch sĩ hài đưa tay rờ bên hông, nơi vừa khởi sự một cơn đau quặn thắt, mà anh biết là thật, không hề giả, không hề là nỗi đau bên ngoài, thật sự là cái đau bên trong, một cơn đau sống chết, làm anh giật nẩy mình. Chưa bao giờ trong đời anh có một cơn đau giống vậy, kể cả lúc đi về nhà chứng kiến cảnh hai người nằm ôm nhau trên giường.
Anh tự nhủ. Kịch thôi mà.
Không, không phải kịch. Anh lại nói.
Chẳng phải là kịch thì là cái quái gì. Anh cáu kỉnh hỏi lại.
Chẳng là cái quái gì hết. Cuộc đời là vậy.
Cuộc đời là vậy. Có phải không? Ai nói câu đó. Kịch sĩ hài hỏi trong bóng đêm. Anh đang tự hỏi mình. Không ai trả lời. Không ai biết câu trả lời. Không ai dám trả lời.
Thôi, thì mình đi ngủ vậy. Ngủ là giải pháp tốt nhất. Nếu cơn đau có đến trong mơ thì nó cũng không thể làm mình đau hơn. Anh quay lại nhìn căn phòng hai giường ngủ mà anh cố ý mướn để có cảm tưởng là có hai người, đạo diễn, trưởng đoàn, diễn viên chính vẫn đang nằm ngủ một giấc ngủ tưởng chừng không bao giờ thức dậy được nữa.
Anh leo vào giường, nằm đè lên người đạo diễn, nằm chen vào người trưởng đoàn, nằm hẳn vào trong người diễn viên chính. Anh nhắm mắt lại. Thật ra mình đâu định đến đây để tự tử hay làm một cái gì đó điên rồ như người ta vẫn thường làm khi không còn chút hy vọng nào cả. Chỉ muốn ngủ một giấc dài thôi. Và nếu không thức dậy được nữa thì đó cũng là một sự tình cờ. Ngày mai hoặc ngày mốt, khi khám phá ra có một người ngủ lâu quá trong căn phòng của một khách sạn hạng trung, lâu quá đến nỗi người làm việc trong khách sạn phải đến gõ cửa, gõ hoài cũng chẳng thấy ai mở, đành phải gọi cảnh sát đến mở. Họ sẽ đăng trên một tờ báo địa phương, một cái tít nhỏ xíu, dưới phần quảng cáo sang tiệm làm móng tay, một bản tin đại khái như vầy: một người ngủ quá lâu trong khách sạn, nhân viên tư pháp đang điều tra lý do tại sao người đàn ông này thích ngủ lâu như vậy….. Uống thuốc quá liều hay là cái gì đó. Mình cũng chẳng cần đính chính làm gì. Mình chẳng bao giờ cố ý chú tâm về một điều hệ trọng nào cả. Mình chỉ muốn làm trò vui cho mọi người, ngay cả lúc thật chết cũng vậy.
Trần Nguyên Đán
Buổi tối khi họ di chuyển đến một motel hạng trung, có người nhận ra kịch sĩ hài, chọc cười người chuyên chọc cười người khác. Thấy vẻ mặt buồn bã của kịch sĩ hài, người ta phá ra cười trong khi anh ta vẫn giữ vẻ mặt nghiêm nghị, anh diễn hài rất xuất sắc ngay cả lúc anh giả vờ buồn bã.
Đoàn kịch nghèo, hai nam vào chung một phòng, một nữ vào một phòng khác, phòng nam có hai giường. Vào chung phòng nam là đạo diễn, trưởng đoàn, diễn viên chính. Trong khi đạo diễn, trưởng đoàn, diễn viên chính mệt mỏi phóng ngay vào giường trùm mền kín mít, kịch sĩ hài còn thơ thẩn trong phòng, anh lại gần cửa sổ, hé màn cửa nhìn ra ngoài đường, thói quen của anh khi đi đến bất cứ đâu.
Anh thấy một người đàn bà dắt con chó đi ngang tầm mắt, trong khung cảnh nhá nhem. Trời vẫn chưa tối hẳn, nên anh có thể nhận ra người đàn bà còn trẻ, dáng người cao, mảnh, không thấy rõ mặt. Tại sao giờ này còn đi ra ngoài đường với một con chó. Có lẽ ban ngày đi làm hơi nhiều, anh suy luận. Tại sao không đi với một người nữa cho an toàn. Có lẽ không có ai. Cũng giống mình vậy, anh nghĩ thêm. Có lẽ mình nên chọc cười cô ta một chút không. Người có lẽ chỉ gặp một lần (nữa) rồi thôi, bởi vì sau chuyến lưu diễn này, đoàn kịch sẽ giải tán. Kinh tế đã xuống thấp đến nỗi kịch vui cũng không thể làm cho người ta cười được nữa. Anh nghĩ một cách khôi hài.
Anh tìm được trong phòng một tờ giấy, vo tròn lại, vo thật cứng, hé cửa ném ra đường, ngay lúc con chó vừa đi ngang qua tầm mắt. Con chó không giật mình. Người đàn bà giật mình. Kịch sĩ hài bật cười. Anh nhớ có lần anh đóng một vở kịch hài có ma, khi con ma hài xuất hiện người ta cười muốn vỡ rạp, người ta không cười con ma, mà cười người bị ma nhát. Trông người ấy hốt hoảng, lo sợ, nhớn nhác, bất an. Có khóc nữa. Nước mắt làm người ấy trông càng buồn cười hơn. Khán giả cười vì biết rằng con ma là giả, mà người kia thì sợ hãi thật. Hay đó cũng chỉ là một cách diễn xuất đã nhập vai. Khó để mà hiểu hết. Có nhiều khi người ta sợ hãi vì những điều không có thật hay chỉ một nửa sự thật, mà những người khác đứng bên ngoài có thể thấy, lại không thể giúp được. Không ai có thể nhảy vào vở kịch để chỉ cho những diễn viên biết điều đang và sẽ xảy ra. Kịch và đời là hai lãnh vực hoàn toàn dị ứng với nhau. Ngay cả sự thật ngoài đời còn khó thay. Hãy để cho vở kịch làm trọn vai trò của nó.
Nhiều năm sống như vậy, đến nỗi người kịch sĩ hài cảm thấy cái gì cũng có vẻ kịch, không thật. Ngay cả lúc anh đi về nhà, mở cửa ra, miệng huýt sáo, nhìn thấy người chung sống với mình nhiều năm đang nằm trên giường với một người khác, trong một cái tư thế mà một người đơn giản nhất cũng có thể hiểu được là họ đang làm gì. Ngay lúc đó anh tưởng là kịch.
Anh cười hỏi: đóng kịch hả. Nhưng nhớ ra là không có vở kịch nào giống vậy. Anh chưa bao giờ viết một vở kịch có những cảnh như vậy. Anh biết là thật, nhưng cố gắng nghĩ là giả, cho đến khi chính người trong cuộc nói với anh rằng đó là thật. Anh lại cố gắng nghĩ là giả. Nhưng nước mắt anh rơi là thật. Sự cố gắng mang tình chất vừa bi vừa hài. Đó là cảnh thật ở ngoài đời, không phải là một vở kịch. Suốt một tuần lễ sau đó anh không thể đóng kịch, cái đầu và trái tim anh đồng loạt mắc bệnh ung thư ác tính, lên cơn sốt dữ dội, chạy tới, chạy lui, chạy qua, chạy lại, trong một căn phòng nhỏ chỉ có một cái giường. Anh cố đuổi cái suy tưởng bệnh hoạn đi, nhưng sự thật thì khó xua đuổi lắm, phải chấp nhận thôi. Anh chấp nhận, nhưng sau đó anh không thể đóng kịch hài với khuôn mặt cười. Rất lạ là, khi anh diễn hài, mặt anh rất buồn, người ta lại cho rằng sự diễn xuất của anh đã đạt đến trình độ xuất thần.
Anh trở lại tập trung vào người đàn bà và con chó.
Anh ném thêm một viên giấy cứng nữa.
Người đàn bà quay lại nhìn, dưới một nửa ánh đèn. Trong cái ánh sáng vàng của ngọn đèn bên hông khách sạn, người kịch sĩ hài thấy khuôn mặt người đàn bà khi ngó nghiêng, có một nét gì quen, quen. Anh đưa tay rờ ngang hông, chỗ vừa nhói đau lên một cái bất ngờ. Anh quay lại nhìn chằm chằm vào chỗ đau ấy, tự hỏi nó có đau thật không hay chỉ là tưởng tượng. Từ ngày về nhà lần đó anh còn mắc thêm một bệnh khác là bệnh tưởng tuợng. Đầu óc tưởng tượng nhiều chuyện thật kinh dị mà trước đây anh không hề nghĩ ra. Anh cảm thấy giận mình vì bây giờ không còn phân biệt được cái đau là thật hay giả nữa. Anh đưa tay véo một cái vào chỗ đau để xem cái đau ấy là đau ở ngoài da thịt hay đau ở trong lòng, anh véo mạnh quá đến nỗi đau luôn ở bên trong mà anh nghĩ: chắc là mình đau ở bên trong thật rồi. Lẽ nào mình lại đau ở bên trong thật sao? Liệu có chắc là mình không tưởng tượng chứ?
Anh gọi nhỏ. Này cô. Người đàn bà không hề quay lại. Đơn giản là vì không nghe, vì tiếng gọi nằm khuất trong căn phòng nhỏ. Người kịch sĩ gọi to hơn, nhưng anh thất vọng vì tiếng gọi ấy chỉ ở trong lòng mình, không thốt thành lời. Gọi trực tiếp mà còn không thể nghe được, làm sao nghe được tiếng gọi ở trong lòng. Anh có thể nghe tiếng vọng trong trái tim lập lại. Này cô. Tiếng vọng ấy cô đơn quá, thê thảm quá, như một người đang đứng một mình tuyệt vọng trong một thung lũng hoang vu, nhìn thời gian đang chết dần không biết phải làm gì. Có một lần đang diễn mà anh bỗng dưng cảm thấy mình muốn khóc, như cảm giác đột ngột muốn ói. Nhưng mình đang diễn mà, làm sao có thể tự nhiên khóc. Mình không tự nhiên nữa đã từ lâu, khi dấn thân vào và gắn bó với cái nghề này, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống vì nụ cười của những người khác. Anh phải ngăn tiếng khóc của anh lại bằng một trận cười để buổi tối về nhà thì ói mửa hết.
Người đàn bà đứng lại, nhìn, bây giờ khuôn mặt cô hiện rõ trong ánh sáng vàng nhạt của đèn đường, khuôn mặt không có vẻ gì sợ hãi. Có lúc cô ta đã từng sợ hãi. Nhưng khi đã công khai rồi, quen rồi, thì không còn gì để sợ hãi nữa. Kịch sĩ có thể chiêm ngưỡng khuôn mặt bất động ấy. Bây giờ anh đã lấy lại bình tĩnh và đối thoại với người đàn bà dắt con chó bằng một thứ ngôn ngữ câm lặng.
Em đã quyết định như vậy rồi chứ.
Đã quyết định.
Không một cơ hội nào nữa sao.
Để làm gì. Người đàn bà dửng dưng hỏi.
Không biết ai đó đã bật thêm một ngọn đèn nữa, phía cuối đường, nơi người đàn bà vừa đi ngang. Con chó biến mất rồi, thay vào đó là một người đàn ông. Con chó đã chạy vào bên trong, hay là người đàn ông vừa xuất hiện ở góc phố bên kia. Thì ra cô ta đâu có dắt con chó, cô ta đang đi với diễn viên chính, đạo diễn, trưởng đoàn mà. Con chó chỉ là một cái cớ, hay có thể là một cảnh giả cố ý tạo nên để đánh lừa khán giả. Thật ra đó là một cảnh diễn rất đạt của đạo diễn, người cũng đóng vai chính trong vở kịch một đời. Anh ta có vẻ vui vẻ, quay lại ôm người đàn bà, hai khuôn mặt áp sát vào nhau. Kịch sĩ hài đưa tay rờ bên hông, nơi vừa khởi sự một cơn đau quặn thắt, mà anh biết là thật, không hề giả, không hề là nỗi đau bên ngoài, thật sự là cái đau bên trong, một cơn đau sống chết, làm anh giật nẩy mình. Chưa bao giờ trong đời anh có một cơn đau giống vậy, kể cả lúc đi về nhà chứng kiến cảnh hai người nằm ôm nhau trên giường.
Anh tự nhủ. Kịch thôi mà.
Không, không phải kịch. Anh lại nói.
Chẳng phải là kịch thì là cái quái gì. Anh cáu kỉnh hỏi lại.
Chẳng là cái quái gì hết. Cuộc đời là vậy.
Cuộc đời là vậy. Có phải không? Ai nói câu đó. Kịch sĩ hài hỏi trong bóng đêm. Anh đang tự hỏi mình. Không ai trả lời. Không ai biết câu trả lời. Không ai dám trả lời.
Thôi, thì mình đi ngủ vậy. Ngủ là giải pháp tốt nhất. Nếu cơn đau có đến trong mơ thì nó cũng không thể làm mình đau hơn. Anh quay lại nhìn căn phòng hai giường ngủ mà anh cố ý mướn để có cảm tưởng là có hai người, đạo diễn, trưởng đoàn, diễn viên chính vẫn đang nằm ngủ một giấc ngủ tưởng chừng không bao giờ thức dậy được nữa.
Anh leo vào giường, nằm đè lên người đạo diễn, nằm chen vào người trưởng đoàn, nằm hẳn vào trong người diễn viên chính. Anh nhắm mắt lại. Thật ra mình đâu định đến đây để tự tử hay làm một cái gì đó điên rồ như người ta vẫn thường làm khi không còn chút hy vọng nào cả. Chỉ muốn ngủ một giấc dài thôi. Và nếu không thức dậy được nữa thì đó cũng là một sự tình cờ. Ngày mai hoặc ngày mốt, khi khám phá ra có một người ngủ lâu quá trong căn phòng của một khách sạn hạng trung, lâu quá đến nỗi người làm việc trong khách sạn phải đến gõ cửa, gõ hoài cũng chẳng thấy ai mở, đành phải gọi cảnh sát đến mở. Họ sẽ đăng trên một tờ báo địa phương, một cái tít nhỏ xíu, dưới phần quảng cáo sang tiệm làm móng tay, một bản tin đại khái như vầy: một người ngủ quá lâu trong khách sạn, nhân viên tư pháp đang điều tra lý do tại sao người đàn ông này thích ngủ lâu như vậy….. Uống thuốc quá liều hay là cái gì đó. Mình cũng chẳng cần đính chính làm gì. Mình chẳng bao giờ cố ý chú tâm về một điều hệ trọng nào cả. Mình chỉ muốn làm trò vui cho mọi người, ngay cả lúc thật chết cũng vậy.