• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những Bài hát Một Thời Chiến cũ...

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Bài hát Một Thời Chiến cũ...

    ...NẾU KHÔNG CÓ NGÀY 30/4/75 ,người Việt có lên đến con số vài triệu trên khắp các miền thế giới - thậm chí cả ở châu Phi , các nước Hồi giáo , Trung Đông...và bao nhiêu trong số đó chẳng " mang trong lòng một chút ngậm ngùi riêng ". Mong ai đó hãy dành đôi phút để nhớ về...để " hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ".

    ... Và sao không là bây giờ , khi nhớ về "những ngày tháng 4 - Việt Nam năm ẤT MÃO..."

    CO.


    *****************************

    .Trang 1 :
    - Kinh Khổ - Trầm Tử Thiêng
    - Đưa Em vào hạ - Trầm Tử Thiêng
    - Rừng lá thấp - Trần Thiện Thanh
    - Những ngày xưa thân ái - Phạm Thế Mỹ
    - Tình ca người mất trí - TCS
    - Hát cho một người nằm xuống - TCS
    - Ngủ đi con - TCS
    - Hãy sống dùm tôi - TCS
    - Những con đường trắng - Trầm Tử Thiêng
    - Chuyện một chiếc cầu đã gãy- nt
    - Giọt mưa trên lá - Phạm Duy
    - Kỷ vật cho Em - Phạm Duy
    -Trả lại Em yêu - Phạm Duy
    - Người Tình không chân dung - Hoàng Trọng
    - Trăng tàn trên hè phố - Phạm Thế Mỹ
    - Chiều trên phá Tam giang - Trần Thiện Thanh

    ***

    Trang 2 :
    - Bài Hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng
    - Tàu đêm năm cũ
    - Những tâm hồn hoang lạnh - Y Vũ + Trúc Sơn
    - Cho Người vào cuộc chiến
    - Lối về Đất Mẹ
    - Lính nghĩ gì
    - Kẻ ở miền xa
    - Hàng hàng lớp lớp - Nguyễn Văn Đông
    - Mấy dặm sơn khê - nt
    - Chiều mưa biên giới - nt
    - Chuyện Một Đêm - Anh Bằng
    - Sương trắng miền quê ngoại
    - Xin Anh giữ trọn Tình Quê
    - Xin tròn tuổi loạn

    ***
    Trang 3 :
    - Cờ bay...
    - Tạ từ trong đêm - Từ đó Em buồn

    ***

    Trang 4 :
    - Trên hoang tàn đổ nát - Trần Hoàng Quân
    - Thư Xuân trên vùng cao - Trầm Tử Thiêng
    - Xuân này con không về
    - Người Lính trẻ - Phạm Duy
    -Tâm sự Người Lính trẻ - Trần Thiện Thanh
    - Biển Mặn
    - Lời cho người yêu nhỏ
    - Dấu đạn thù trên tường vôi trắng - Trần Thiện Thanh

    ***

    Trang 5 :
    -Chuyến tàu hoàng hôn - Hoài Linh
    - Đò chiều - Trúc Phương
    - 24 giờ phép - Một Người đi - Sao không thấy Anh về
    - Chuyện tình Mộng Thường - Trần Thiện Thanh
    - Trên đỉnh mùa đông- nt
    - Anh không chết đâu Em - nt
    -Tình đầu , Tình cuối - nt
    - Đan áo mùa xuân
    -Xuân này con không về
    - Huyền sử ca một Người mang tên Quốc -
    - Gia tài của Mẹ - TCS
    - Người con gái Việt Nam - TCS
    -Xin cho Tôi - TCS

    ***

    Trang 6 :
    - Xin mặt trời ngủ yên - TCS
    - Em đi trong chiều - TCS
    - Cúi xuống thật gần - TCS
    - Tâm sự Người Thương binh
    - Ngày trở về - Phạm Duy
    - Giờ này Anh ở đâu - Khánh Băng
    - Một sáng con về - Miên Đức Thắng
    - Tôi vẫn nhớ
    - Ngày đá đơm bông - Nhật Ngân

    ***

    Trang 7 :
    - Năm cụm núi quê hương
    -Tưởng Anh quên - Thanh Khang
    - Lá thư đô thị - Tuấn Lê
    -Trên bốn vùng chiến thuật
    - Xuân này con không về
    - Buồn mà chi Em.

    ***

    Trang 8 :
    - Cấm trại 100/100
    - Dù hoa lạc lối
    - Sầu đông
    - Thiên thần mũ đỏ
    - Tình yêu và thủy thủ
    - Làm quen
    - Những ngày nghỉ phép + Đám cưới nhà binh
    - 12 tháng Anh đi - Phạm Duy
    - Đầu xuân Lính chúc
    - Đồn vắng chiều xuân
    -Giã từ Saigon
    -9 tháng quân trường
    - Vườn Tao ngộ
    - Biết đến bao giờ + Đêm tiền đồn

    ***

    Trang 9
    - Ba tháng quân trường
    - Quá say
    - Nhịp cầu tri âm
    - Bông cỏ may - Trúc Phương
    - Phố đêm - Tâm Anh
    - Cưới Em
    - Một chuyến bay đêm
    - Anh là lính đa tình

    ***

    Trang 10 :
    - Tình thiên thu
    - Anh không chết đâu Anh
    -Buồn mà chi Em
    - Đa Tạ -Anh Việt Thu
    -Người ở lại Charlie
    - Vinh thăng cho một loài chim - Trầm Tử Thiêng
    - Những đốm mắt hoả châu - Hàn Châu
    - Xin trả lại thời gian

    ***

    Trang 11 :
    - Cô gái sầu riêng
    - Đa tạ
    - Mưa đêm ngoại ô - Đỗ Kim Bảng
    - Chia xa
    - Gõ cửa + Căn nhà ngoại ô
    - Bức tranh hoà bình - Hoài Linh
    - Nếu một ngày - Khánh Băng
    - Trên đầu súng
    - Gửi Người về cát bụi
    - Về thăm xứ lạnh
    - Có nhớ đêm nào

    ***

    Trang 12 :
    - Những ngày nghỉ phép + Đám cưới nhà binh
    - Hờn Anh giận Em
    - Nhạt nắng
    - Những đốm mắt hoả châu

    ***

    Trang 13 :
    - Lời trần tình
    - Người nhập cuộc
    - Cảm ơm

    ***

    Trang 14 :
    - Vùng quê tương lai - Trầm Tử Thiêng
    - Mười năm tái ngộ
    - Đêm trên vùng đất lạ
    - Qua cơn mê
    - VIỆT NAM - Phạm Duy
    - Người về sau cuộc chiến

    ***

    Trang 15 :
    - Người lính già xa quê hương
    - Nắng chiều ( phim pre 75 )
    - Đêm buồn tỉnh lẻ
    - Thành phố buồn
    - Lời kẻ đăng trình
    - Khu phố ngày xưa
    - Tâm sự người thương binh
    - Vọng gác đêm sương

    ***

    Trang 16 :
    - Đẹp lòng người yêu
    - Vùng ngoại ô
    - Căn nhà ngoại ô
    - Buồn vào đêm
    - Một ngày tàn chiến tranh
    - Lá thư đô thị
    - Nó và tôi
    - Viết từ KBC + Kẻ ở miền xa

    ***

    Trang 17 :
    - Quân trường vang tiếng gọi
    - Vừa ba tuổi lính
    - Người nữ đồng đội
    - Người hùng cô đơn
    - Đọc tin trên báo
    - Hoa nở về đêm

    ***

    Trang 18 :
    - Cái nón sắt ( Anh là Ai )
    - Màu mũ anh , màu áo em
    - Cho Người vào cuộc chiến
    - Vùng trời ngày đó
    -Xin chia buồn
    - Những cánh hoa dù
    ***

    Trang 19 :
    - Những chuyện tình mong manh
    - Nhịp Thời Gian - Bài viết Nguyễn Quốc Trụ
    - Hoa Biển
    - Cánh Hoa thời loạn
    - Tâm tình người Lính thủy
    - Biển tuyết
    - Một loài chim biển







    Kinh Khổ -Trầm Tử Thiêng - Khánh Ly





    .

    Rừng Lá Thấp - Trần Thiện Thanh





    .




    Đưa em vào hạ - Trầm Tử Thiêng -Duy Khánh





    .
    Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào

    Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi Bạn bè em giờ đây người sương người gió Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về

    Quê hương đau nắng hạ cũng buồn Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng Thương những chiều nắng dọi bờ sông

    Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình

    Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù

    Thương em đi gót nhẹ chân mềm Bước trên quê hương điêu tàn Lặng nhìn em bồi hồi thêm Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm Thương những người giết giặc ngày đêm.




    Những Ngày Xưa Thân ái -Phạm Thế Mỹ - Duy Khánh





    Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
    Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
    Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
    Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ ?

    Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
    Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
    Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
    Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền

    Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi ?
    Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui ?
    Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
    Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
    Nghe tin anh gục ngã
    Dừng chân quán năm xưa
    Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

    Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
    Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
    Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
    Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối

    Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
    Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
    Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
    Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 17-06-2010, 03:56 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #91

    Hoa Biển - Anh Thy + TTT - Anh Khoa (South Vietnam Navy 1973 )





    Ngày xưa em anh hay hờn dỗi
    Giận anh khi anh chưa kịp tới
    Cho anh nhiều lời, cho anh bồi hồi
    Em cúi mặt làm ngơ
    Không nghe kể chuyện
    Bao nhiêu chuyện tình đẹp nhất trên trần đời

    Tại em khi xưa yêu màu trắng
    Tại em suy tư bên bờ vắng
    Nên đêm vượt trùng
    Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em
    Cho anh thì thầm
    Em ơi tình mình trắng như hoa đại dương

    Trùng khơi nổi gió lênh đênh triền sóng
    thấy lung linh rừng hoa
    Màu hoa thật trắng, ôi hoa nở thắm
    ngất ngây lòng thêm

    Vượt bao hải lý chưa nghe vừa ý
    lắc lư con tàu đi
    Chỉ thấy bọt nước tan theo ngọn sóng
    dáng hoa kia mịt mùng

    Biển khơi không mang hoa màu trắng
    Tàu anh xa xôi chưa tìm bến
    Nên em còn buồn, nên em còn hờn
    Sao chưa thấy anh sang
    Em ơi giận hờn
    Xin như hoa sóng tan trong đại dương.



    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #92

      Cánh hoa thời loạn


      Như . . . cánh hoa trong thời loạn ly
      Ai . . . đem giông tố bao trùm thế hệ
      Anh . . . nếu thương cho một đời hoa
      Thì xin . . . giữ yên quê nhà
      Xin anh che chở
      Tâm đời nhỏ bé hậu phương
      Như câu chuyện tình
      Người hùng và giai nhân
      Những cánh hoa hồng
      Bên hàng dây kẽm hầm chông
      Vẫn mong bàn tay
      Người đem tưới vui trong vườn
      Như . . . cánh hoa trong thời biển dâu
      Xin . . . anh săn sóc cho đời thắm màu
      Ôi . . . nước non chia lìa vì đâu
      Nòng súng . . . anh xây nhịp cầu
      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-06-2010, 07:38 PM.

      Comment

      • #93


        Tâm Tình Người Lính Thủy
        Mai tàu xa bến xin em đừng buồn.
        Cho dù xa cách muôn nghìn đại dương,
        Hay lênh đênh qua nhiều bến,
        Bao nhiêu đoá hoa chào đón,
        Vẫn không phai ước nguyền ban đầu.

        Xưa thường mơ ước ôm mộng hải hồ.
        Nay đời lính chiến bốn bể trời mây.
        Em đâu hay khi chiều xuống,
        Bao la mênh mông trời nước
        Kinh đô xa nhớ em gọi tên.

        Ai đem bông hoa rừng tặng nhau.
        Và ai cài lên mái tóc hoa "sao".
        Còn mình biết hái cánh hoa chi?
        Đêm đêm vớt HOA BIỂN dành cho em.

        Bao ngày ngăn cách bao nhiêu đợi chờ.
        Mong rằng em hiểu quê hương còn kia.
        Mong cho trăng sao vẫn sáng.
        Mong cho hoa kia vẫn nở
        Cho đôi ta vẫn không lìa đôi.
        Mong cho hoa kia vẫn nở
        Cho duyên chúng mình đẹp đôi
        (Anh Thuy&Thanh Viên)


        Sóng cao giăng đầy, con tàu ngã nghiêng trong vùng mưa bảo
        Rồi tàu lạc bến, lênh đênh trôi dạt theo sóng vào miền tuyết băng
        Tuyết rơi ngăn đường về để tàu anh đi lạc lối
        Tuyết xinh như lần đầu mình gặp nhau dưới đêm trăng
        Em nghe không? Lạnh lùng trong tuyết giá anh nhắc tên người mình yêụ..

        Nhớ lúc xa xưa bên cầu gió đông về Mắt em buồn ngẩn ngơ
        Khi em biết anh nhìn, không nói em cúi đầu làm tim anh xao xuyến..
        Muốn nói yêu em nhưng ngại lúc qua cầu Tuyết giăng mờ đường đi
        Nên anh viết trong lòng, "yêu mãi cô áo vàng", dù má em phai hồng...

        Thế rồi chiều nay tàu anh đi trong biển tuyết
        Lặng nhìn màn tuyết giăng giăng trong chiều vây chiến hạm quên lối đi
        Tuyết rơi rơi thật nhiều động đầy vai anh phủ kín
        Ngỡ em anh lại gần gục đầu cho ấm tim côi
        Nhưng em ơi, tình mình như tuyết trắng đem giá băng vào lòng nhaụ
        Anh Thy
        Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 15-06-2010, 01:43 AM.

        Comment

        • #94

          Một loài chim biển
          Kể chuyện em nghe, anh em nói rằng...
          Biển khơi có cánh chim nhỏ xinh, trong chiều hoang dại kéo nhau về đây, đậu trên mũi tàu nhìn trời cao vun vút...
          Xanh xanh màu xanh nước trời, để lòng anh mơ áo em ngày xưa... Thành phố xa rồi mưa có đi về làm người yêu đơn côi.
          Ngày đi không gian tím buồn... nhìn nhau muốn nói nhưng lại thôi, đôi bờ mi nhỏ chớp nhanh lệ rơi, người yêu lính tàu nghẹn ngào khi xa cách....
          Bao la trời mây bốn bề, nhìn loài chim anh nhớ thương thành đô... Mưa gió ơi đừng che kín khung trời làm buồn vương mắt ai.
          Lênh đênh đi giữa muôn trùng... nhiều khi chợt anh nhớ em... Chiều nay sao trên trời đi vắng... Gió nhiều nhưng mây buồn không bay... Sóng lên hoa sóng giăng đầy... Nhiều khi mưa vương đêm phố nhỏ... em có ước nguyện cầu cho trăng sáng soi đường tàu anh đi.
          Có một loài chim hay dỗi hờn ...
          Loài chim biết khóc khi biệt ly, giận anh những chiều tím mây trời bay, thường ghen với tàu làm người yêu đi mãi...
          Anh ơi ngày mai lối về...
          Tạ từ trùng dương vấn vương lòng trai...
          Sau chuyến hải hành, xa cách lâu rồi mình lại tay trong tay
          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 16-06-2010, 07:51 PM.

          Comment

          • #95

            .




            Để trả lời Một câu hỏi - Trúc Phương - Duy Khánh + Hương Lan


            Một nửa ba năm anh yêu tình áo giầy quân nhân
            Đường xuôi quân ghé lại đôi lần
            Bao nhiêu âu lo.. có hôm đã hỏi người yêu bé bỏng, hay mơ:
            "Anh vắng nhà hoài em có nhớ?"

            Trả lời anh yêu:
            "Không gian còn bước thời gian đi,
            Một ngàn đêm nhớ nhiều mơ nhiều...
            Mưa khuya giăng tơ, gió khuya hững hờ đèn hiu hắt ngọn
            Tương tư.. đôi lúc buồn vì anh vắng nhà."

            ĐK:
            Tình nước, lòng trai! Anh hiên ngang đối diện mặt trời
            Chân qua chốn nào, thương chất lên cao
            Đã yêu lính trận, ngày về ai tiếc gì...

            Từ bàn tay tiên.. nắn nón từng nét gửi cho anh
            Để anh vui bước đường quân hành
            Môi em đang xinh, mắt em vẫn tình
            Màu xanh hé nụ.. đôi tim, ghi dấu ngày đầu ta biết mình!
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #96


              Xin Em Đừng Hỏi
              Một người trách tôi Sao hay hát bài ca ngăn cách mãi,
              Sao bảo rằng yêu nhau không đẹp bằng thương đau, không đẹp bằng những lúc đếm bước đi trong đêm thâu…

              Biết trả lời sao? Khi chưa nói yêu thì đã xa rồi... Người ơi năm mười sạu Thấy đời dệt bằng mộng, rồi qua năm mười tám mới chớm yêu thì đớn đau…

              Xin em đừng hỏi em ơi! Xin em đừng hỏi em ơi!
              Xin giữ trọn màu hồng khi trái mộng vừa tròn, xin chớ tìm vào băng giá đêm xuân nồng…

              Sẽ không trả lời đâu, Khi anh muốn em đừng vướng u sầu, vì khi em tìm biết sẽ nhạt nhòa màu hồng, và khi em tìm biết sẽ thấy muôn vàn đớn đau

              Xin em đừng hỏi em ơi !
              Xin em đừng hỏi em ơi !
              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 18-06-2010, 05:39 PM.

              Comment

              • #97

                Ngày sao sẽ ra sao?
                Ngày xưa tôi có quen một người em gái nhỏ Tuổi đang mười sáu mái tóc chớm ngang vai Tình như nụ hoa nở trong lòng đời ngọt ngào Rồi yêu thương ai đem ghép cho đôi tim non Ðến xuân qua cho nhau thấy nao nao Ai thương yêu ai, đó chỉ là tình của mỗi con người Một hôm xếp bút nghiêng đăng trình tôi giã từ Tiếng yêu buồn hơn đêm mưa lắng tâm tư Người đi người thương nhớ nhau từng ngày từng giờ Thời gian trôi qua mau, giữ tin yêu cho nhau Ðến mai sau nhưng ai biết ra sao Riêng tôi đêm nay nhớ thương một người, lạnh buốt đêm dài Nhưng cớ sao em buồn Tình ta ước hẹn nhiều rồi Ngày mai ấm lại cuộc đời Kể chuyện xa vắng thấy thương nhiều hơn Khi núi sông đang mịt mờ Người trai nhuốm nhiều tuổi đời Chuyện xưa khép chặt vào lòng Dù đi chinh chiến vẫn nhớ người tôi mến thương Tình yêu theo tháng năm xóa mờ trong mắt buồn Nếu ta còn nhớ đến đêm thoáng trong mơ Ðời anh là mây bốn phương trời còn miệt mài Người đi xây tương lai, dấu tâm tư thương ai Như gió đưa mây che trăng khuất đêm dài Tim tôi đơn côi, biết nhau một lần, rồi nhớ trọn đời...

                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 19-06-2010, 07:41 PM.

                Comment

                • #98

                  Sao không nghe được???
                  Có bạn nào biết lời bài hát ĐTVĐL xin post lên , cám ơn

                  Comment

                  • #99

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post
                    Sao không nghe được???
                    Có bạn nào biết lời bài hát ĐTVĐL xin post lên , cám ơn

                    hvpavchst thử nghe Đêm trên vùng đất lạ - Trúc Phương nhe ( CO ko nghe được nhạc của esnips ...) nghe vài lần sẽ thuộc lời...





                    Còn đây là :

                    Đêm Trên Vùng Đất Lạ - Duy Khánh

                    Ngày tạm dừng bước quân hành
                    Quán khuya phố nhỏ trông mưa sự tình
                    Vào cuối tháng đến đêm này vơi túi nhỏ
                    Cạn tiền vui buổi này nên rượu uống chưa say.

                    Bạn bè mình có dăm người đứa đi đứa ở đứa xa bạt ngàn
                    Lòng ray rứt lúc nghe hồn loang vết đạn
                    Thù hằn qua nỗi buồn nên từ đó căm hờn
                    Những đôi mươi già nua trước tuổi
                    bởi gian truân đất nước còn dài
                    Đêm xa vùng lầy thay giấc ngủ ban ngày
                    Nên giấc ngủ chưa đầy

                    Giày trận mòn dốc sương mù
                    Mắt đom đóm lửa khi nghe đạn thù
                    Đường đất nước bước chân dài chưa biết mỏi
                    Ngủ ngồi trên xứ lạ đêm này có đôi mình.

                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment


                    • Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 29-08-2010, 05:51 PM.

                      Comment


                      • .






                        Những bàn chân - Duy Khánh

                        Lời bài hát:
                        Thâu âm trước 1975

                        Những bàn chân, trên ruộng cằn
                        Dưới nắng hè lửa thiêu đất khan
                        Vỡ đồi nương, cho máu đào rơi thắm cỏ hoang
                        Dù chông gai không sờn chân
                        Về biển khô hay lên rừng thiêng
                        Ôi bước chân, những bước chân khai phá triền miên
                        Những bàn chân trên đồng lầy
                        Trong nước lạnh mùa Đông đắng cay
                        Ấm lòng thay, những lúa gầy đứng giữa trời mây
                        Bàn chân đi trong chiều nay, bàn chân mai chưa nghỉ ngơi
                        Ôi bước chân, những bước chân xây đắp ngày mai.
                        Bước, bước, bước chân nghìn trùng
                        Đi, đi, đi chân người hùng
                        Đường mịt mùng, bàn chân còn giong ruổi, ruổi giong.

                        Những bàn chân trên sa trường
                        Những bước buồn đạp trên máu xương
                        Vẫn hoài mong cho đất vàng hoa nở nhiều hơn
                        Vì tự do chân còn vươn, đời còn mang bao lầm than
                        Ôi những bước chân, những bước chân đi phá trại giam.
                        Những bước chân trong hoà bình
                        Mang những lời yêu, trong gió xanh
                        Bước hiền minh đi nối liền hai cõi tử sinh.
                        Bàn chân êm trên đường quen, từ sông Mê qua bụi quên
                        Ôi bước chân, những bước chân đi tới đường tiên.
                        Bước, bước, bước chân nghìn trùng
                        Đi, đi, đi chân người hùng
                        Đường mịt mùng, bàn chân còn giong ruổi, ruổi giong.


                        .

                        Những người lính cũ

                        Hai người phụ nữ chở nhau trên chiếc xe gắn máy đi vào thành nội Huế, dưới cơn mưa đầu tháng 11. Nước ngập ngang xe, người chở xe là một ma sơ trẻ, quay đầu lại nói với người ngồi phía sau:
                        - Cô à, mình xuống dắt xe đi bộ, kẻo nước vô trong máy xe, tắt máy bây giờ thì khổ lắm.
                        Cả hai xuống xe, trời tối, mưa trên đầu, nước lụt ngang bắp chân, hai người đàn bà vừa đi vừa tìm số nhà. Ma sơ, người địa phương, còn trẻ lắm, và tôi đến (hay về) từ một nơi bên kia địa cầu. Ma sơ chắc đã quen với mưa lũ, và đường phố nên đi nhanh hơn trong khi tôi vừa lạnh vừa dò dẫm trong nước, bước hụt vào một cái ổ gà hay vấp vào vỉa hè, chao đi xuýt ngã mấy lần. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được số nhà muốn tìm. Có người đàn bà đang tát nước ra ngoài lối đi. Tôi hỏi bà:
                        - Thưa có phải nhà của ông Hồng không ạ?
                        - Dạ phải, mời bà vào.
                        Bà mở cổng, chúng tôi vào một lối đi dài, bên phải là mặt chính của nhà, bên trái có năm ba bụi cây cao thấp, trời tối quá không nhìn rõ những chiếc lá, bóng tối làm bụi cây trông như những cái dù to màu đen. Bà chủ nhà như được báo trước sẽ có khách, mời khách đi thẳng vào cuối nhà, chỉ tay lên chiếc gác lửng:
                        - Em tôi ở trên đó, bà cứ leo lên.
                        Bà nói xong đi ra, tiếp tục cúi xuống tát nước từ trong nhà ra ngoài đường. Ma sơ ở bên ngoài trông xe, tôi đứng tần ngần nhìn chiếc cầu thang, rồi rụt rè leo lên những bực gỗ nhỏ. Một người đàn ông đang ngồi trên đó đón tôi bằng khuôn mặt rạng rỡ:
                        - Em có nhận được phôn từ hai hôm nay ở Sài Gòn, nói là sẽ có người ở bên đó đến thăm (Anh dùng chữ bên đó để chỉ người ở nước ngoài về).

                        Tôi xin lỗi đến trễ một hôm, tôi đã lỡ chuyến máy bay Sài Gòn-Huế hôm trước vì phi trường Phú Bài ngập nước, máy bay không hạ cánh được và chúng tôi mới đến chiều nay. Sau khi lấy phòng ở khách sạn tôi đã may mắn nhờ ngay được một ma sơ còn trẻ, nhanh nhẹn tìm nhà hộ, nếu không thì chắc sáng mai mới tới được.

                        Tôi ngồi xuống sàn gác đối diện với anh, hai chân tôi vướng víu vì dài quá và ống quần bị ướt sũng. Trước mặt tôi là người đàn ông trung niên, khỏe mạnh, tươi tỉnh, cụt cả hai chân sát đến thân, ngồi giữa những đồ dùng cá nhân của anh, tôi không nhìn kỹ và nhớ anh có những gì chung quanh, hình như có mấy cuốn sổ lớn nhỏ, cái bình thủy, bình trà, cái radio, quần áo, chăn gối và cái điện thoại cầm tay. Thế giới của anh thu gọn trên gian gác khoảng ba thước vuông. Người lính Thủy Quân Lục Chiến này, không may mắn bị thương tháng 1 năm 1975. Vì mất cả hai chân nên anh không “được” đi cải tạo, vì không được đi cải tạo nên anh không vào được danh sách H.O. Tôi hỏi thăm gia cảnh, được biết anh ở đây với gia đình người chị, anh bị thương khi còn trẻ quá chưa có cơ hội lập gia đình. Anh cho tôi một danh sách của những người bạn cùng hoàn cảnh như anh, so với danh sách tôi nhận được ở Sài Gòn thì có một vài tên khác nhau. Anh nói, phải cẩn thận vì có thể họ không phải là những người thương phế binh thật. Tôi nói, không sao cả miễn là những người này cần được giúp đỡ. Tôi chia tay anh, hẹn trưa ngày mai sẽ gặp mặt mọi người. Anh cầm điện thoại, mở sổ, liên lạc ngay với các bạn, giọng anh dồn dập, gọi từng người:
                        - Trưa mai, 1 giờ nghe, đến nhận quà, có người bên đó qua thăm.

                        Tôi và ma sơ lội nước về khách sạn. Tin tức khí tượng cho biết cơn lũ vẫn tiếp tục dâng. Lũ năm nay là lũ ngâm, có nghĩa là hết cơn nọ, tiếp cơn kia, nên nước không rút kịp, cứ giữ hoài một mực ở những nơi trũng và ở sông Hương. Nước sông Hương đục ngầu vì pha đất bùn. Cả thành phố Huế gầy gò, run rẩy trong mưa lũ, tôi đi ngủ thấy mình bồng bềnh trong câu hát... Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa Ðông thiếu áo, Hè thời thiếu ăn. Trời hành, Trời làm cơn lụt mỗi năm...

                        Cả đêm trời mưa, đến sáng đổ xuống một cơn mưa lớn, nước trôi phăng phăng trên đường Ðống Ða, trước cửa khách sạn. Tôi mặc áo dài, trùm áo mưa, bối rối lội nước đi lễ ở nhà thờ Dòng Thánh Tâm trên đường Phan Ðình Phùng, đi trong nước và gió, tưởng như sắp bị cuốn xuống con nước sông Hương đã dâng mấp mé mặt đường. Nhưng may quá, đến trưa mưa tạnh, nước rút bớt ở một vài con phố. Tôi nhờ ma sơ chở lại căn nhà hôm qua.

                        Ðến nơi tôi thấy ở gian trước, đã có năm bảy người đàn ông đang ngồi chung quanh chiếc bàn nhỏ chờ tôi tới. Mới thoáng nhìn tất cả mọi người, tôi biết ngay là họ phải có thân nhân chở tới chứ không thể tự di chuyển được. Thấy tôi đến họ bối rối không biết mời tôi ngồi đâu, tôi đề nghị ngồi cả xuống sàn nhà cho rộng, tôi bỏ giày vào ngồi chung với họ. Ngồi trước mặt họ, tôi thấy có điều gì không ổn, hình như đối với những người đang quây quần nơi này, tôi là người dị tật. Tôi dư hai cái chân. Tôi lúng túng không biết để hai cái chân thừa này vào đâu. Bảy người bạn này, không ai có chân cả, có người lại mất thêm một cánh tay, có một người mù. Chúng tôi nói chuyện với nhau.

                        Tôi hỏi han từng người. Các anh cho biết, phần đông bị thương ở Mùa Hè Ðỏ Lửa (1972), có người bị thương ngay đầu năm 1975, lúc đó đang nằm ở Quân Y Viện bị đuổi ra đường. Tôi ngập ngừng hỏi:
                        - Làm sao mà các anh sống còn cho đến bây giờ, nhất là trong thời gian những năm ngay sau ngày 30 tháng 4.
                        Các anh cười (đặc biệt lúc nào họ cũng có nụ cười trên miệng).
                        - Khổ lắm chị ơi! Nhưng chúng em nhất định sống, người thì nương vào vợ con, người thì nương vào cha mẹ, anh chị. Thế rồi chúng em cũng qua được hết. Vài năm mới đây, các anh em ở Saigon nhận được quà của các anh chị bên đó gửi về trước, rồi đến chúng em ở Huế. Mỗi lần lễ Tết chúng em có quà cũng có bữa tiệc nhậu nhẹt với nhau, vui lắm, nhưng vẫn phải giữ gìn, kín đáo.
                        Anh cụt một tay, đưa mẫu tay cụt gần đến khuỷu ra khoe với tôi.

                        - Em không có hai chân, cụt một tay em vẫn làm thợ lò rèn được, em cuốn dây thép ngay vào chỗ này, để cái phần thép dư ra trên cái đe, tay còn lại em cầm búa đập cho dẹp ra. Cũng kiếm được hai chén cơm một ngày.
                        Tôi không nói được câu nào, nhìn xuống phần quắt queo của cái tay gẫy, tưởng tượng ra sợi thép to bản quấn nghiến vào đó, ngậm ngùi, thán phục.

                        Ðang nói chuyện thì có một anh đi xe lăn đến, anh bị liệt từ lưng trở xuống. Anh không xuống xe, anh ngồi yên trước cửa nhà. Cũng không thấy ai có ý đỡ anh xuống đất ngồi. Anh nói ít, nét mặt buồn buồn, những người bạn khác cho biết. Anh phải nhờ giúp đỡ hoàn toàn về lên, xuống xe, làm vệ sinh, vì anh không thể nào tự đứng lên trên hai chân được. Tụi em tuy cụt cả hai chân, nhưng lê trên hai mông và khỏe hơn anh, nên tự túc vệ sinh cá nhân được.
                        Tôi ngồi ngắm họ, tám người đàn ông này, vào năm 1975 họ còn trẻ lắm (Người lớn tuổi nhất sinh năm 1939, người trẻ nhất sinh 1954) họ mất cả hai chân, có anh còn mất thêm một cánh tay, có anh vừa không chân vừa mù. Làm sao mà họ sống còn được với cơn lốc hậu chiến! Ngay cả người lính còn đủ mắt, mũi, chân tay đã điêu đứng lắm rồi! Vậy mà sau bao nhiêu khổ nhục họ vẫn tìm đến nhau, dựa lưng vào nhau để tồn tại.

                        Ðây là những câu thơ họ viết cho nhau đọc:

                        Tháng Tư gẫy súng hao gầy
                        Vòng tay khói thuốc tháng ngày hư hao
                        (Hồng Trần)

                        Cũng đôi lần đi qua đường cũ
                        Núi rừng xưa loang lỗ chừ đã xanh cây
                        Rừng xanh lá còn đời tôi héo úa
                        Cũng đôi lần đi qua thành phố cũ
                        Vết chiến tranh chừ đã tân trang
                        Phố vươn mình thay da đổi thịt
                        Riêng đời tôi cứ mãi cơ hàn
                        (Nguyễn Nghệ)

                        Tôi thương cảm và kính phục họ, trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, bằng cách nào đó, họ vẫn đứng vững (không cần chân) và duy trì được tinh thần đồng đội, thái độ bất khuất của những người lính.
                        Tôi tặng mỗi người một phong bì, một phần thuốc bổ. Khi tôi trao vào tay từng người món quà nhỏ đó lòng tôi thật rưng rưng, nước mắt ứa ra (mặc dù tôi cố cầm lòng).
                        Tôi không biết mình muốn nói lời gì để cảm ơn những người lính này? Họ là dấu tích, là niềm tự cao của một thời hòa bình bên này; hay là huy chương, là tinh thần anh dũng của một thời chiến tranh bên kia. Người Việt Nam đứng ở hai bên vĩ tuyến 17, xác định bên này, bên kia theo tiêu chuẩn nào?
                        Tôi trao đổi địa chỉ với những người bạn mới này, xin số phôn liên lạc và danh sách của những anh em ở Quảng Trị. Khi ra về, tôi hứa sẽ không quên họ (?).

                        Sáng hôm sau trời vẫn còn mưa tầm tã, tôi liên lạc, hẹn gặp được với anh Sự ở Quảng Trị và thuê xe đi La Vang, Quảng Trị. Trên đường từ Huế ra La Vang nước sông dâng cao, có chỗ mấp mé mặt đường, có chỗ ngập tràn tóe nước trên bánh xe chạy. Nhà cửa ruộng vườn hai bên ở thụt xuống nên nước ngập cao cả thước, thỉnh thoảng có một chiếc thuyền chở mấy đứa nhỏ từ trong nhà lên mặt đường, chúng ướt như mấy con thỏ nhỏ vừa bị tuột lông, trông thương quá! Giữa vùng nước bát ngát tôi đọc được trên một tấm bảng dài, sơn đỏ, kẻ chữ vàng :“Việt Nam Dân Chủ Ấm No Quang Vinh Hạnh Phúc”. Tấm bảng đứng ngơ ngáo như một kịch sĩ ra trình diễn không đúng lúc.

                        Trận Mùa Hè Ðỏ Lửa, ngôi giáo đường La Vang bị tàn phá nặng nề, tượng Ðức Mẹ thương tích đến xót xa. Tôi đứng trước tượng, bức tượng nhợt nhạt trong mưa, những thương tích còn y nguyên, đôi mắt Mẹ buồn bã cúi nhìn. Tôi biết Ðức Mẹ đã hiểu lòng tôi, tôi không cầu nguyện gì riêng cho mình cả, tôi đã dư đến hai cái chân, làm sao dám xin thêm một thứ gì nữa.
                        Tôi cũng ngạc nhiên là mình không bị cảm lần này. Lại đi trong mưa, trong gió, ghé vào Quảng Trị. Vùng đất Quảng Trị nơi người dân Việt có cuộc sống hẩm hiu nhất, vừa nghèo, chó ăn đá gà ăn muối, vừa hứng chịu những trận đánh khốc liệt. Nơi mỗi tấc đất đều thấm máu người trong thời chiến tranh huynh đệ.

                        Anh Sự hẹn tôi ở khúc đường, cách cầu Thạch Hãn 200 thước, anh đứng trong mưa, trùm chiếc áo mưa đỏ cho dễ nhận. Khi xe dừng lại anh cho biết đã hẹn những anh khác đang đến. Trời vẫn đổ mưa, không vào nhà anh Sự ở sâu trong ngõ được, tụ tập ngay ở quán cà phê bên đường, quán này cũng lại vừa là một cái chợ nhỏ, có người mặc chiếc áo mưa vàng, trên lưng in chữ CATP ghé vào. Anh Sự hơi lộ vẻ lo lắng trên mặt, chữ đó có nghĩa Công An Thành Phố, nhưng ông công an này chỉ ghé vào mua một trái mướp nhỏ trong khi đang công tác, rồi đi.

                        Lần lượt những chiếc xe ôm thả tám người vào quán. Tôi theo họ vào, họ không mất hai chân như các anh ở Huế, nhưng mỗi người có một bàn chân gỗ thò ra dưới ống quần nhầu nhĩ. Họ trông thảm hại, thiếu thốn quá! Chắc lúc khô ráo đã thảm hại rồi, mưa ướt còn làm tăng thêm nỗi nghèo khổ. Họ không được lạc quan như các anh ở Huế. Có anh mang theo cả chứng minh thư có số quân của ngày tháng cũ. Tôi thấy đau lòng quá. Tôi cũng chẳng nói gì với họ được lâu, vì còn phải quay lại Huế, trời thì mưa, lạnh, chỗ đứng trong quán chật hẹp, người ra vào mua bán, và hình như họ cũng không dám tụ họp lâu. Trông họ bồn chồn quá! Tôi ghi tên họ xuống (chỉ lấy tên, không lấy họ). Có hai thanh niên trẻ đi nhận quà cho cha mình. Tôi có địa chỉ và điện thoại của anh Sự rồi. Tôi hứa với lòng là sẽ gọi một vài người bạn rất thân ở ngoài nước giúp những người bạn trong nước này có cái quần, cái áo ấm hơn trong những ngày mưa lụt, có miếng thịt miếng cá to hơn trong ngày lễ Tết.

                        Khi quay xe ra về, tôi nói anh tài xế cho tôi ngừng lại ít phút ở cầu Thạch Hãn. Nơi đây Mùa Hè Ðỏ Lửa đã là mồ chôn của bao nhiêu người lính của cả hai miền Bắc Nam. Một tượng đài được dựng ngay bên cầu Thạch Hãn có mô hình những giọt máu đỏ đang chảy xuống. Tôi hy vọng khi treo những giọt máu này lên tượng đài, ai đó đã hiểu là những giọt máu này không phân biệt Bắc Nam, và chắc chắn một điều, nước dòng sông Thạch Hãn đã hòa máu, nước mắt của dân, quân cả hai miền.

                        Anh tài xế nói, vụ đánh Mùa Hè 1972, nơi đây không còn gì sót lại. Không nhà, không chó, không mèo, không người, một vùng đất chết. Tôi nhớ đến câu thơ của Giuseppe Ungarette (Thi Sĩ Ý 1888-1970) viết về một ngôi làng bị tàn phá trong chiến tranh.

                        Những bức tường bị cào nát, người thân chết hết. Không còn gì cả ngoài thánh giá trong tim
                        But in my heart/No cross is missing/ My heart is the most tortured village (Trái tim tôi là một ngôi làng bị tra tấn nặng nhất).

                        Tôi trở về Mỹ mang theo hình ảnh và địa chỉ của những người lính cũ. Trái tim tôi có phải là một ngôi làng đang được chúc phúc hay không?

                        Trần Mộng Tú
                        Huế-Quảng Trị, tháng 11/2007


                        .
                        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 19-09-2010, 11:36 PM.
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment


                        • CONHAKO ơi! Lính này có phải là lính ĐPQ không vậy?

                          Comment


                          • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post
                            CONHAKO ơi! Lính này có phải là lính ĐPQ không vậy?




                            Địa phương quân, thời kì đầu được gọi là Bảo an đoàn, là lực lượng vũ trang địa phương của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

                            Bảo an đoàn được thành lập năm 1955 trên cơ sở thống nhất các lực lượng Bảo chính đoàn, Nghĩa dũng đoàn, Việt binh đoàn do Pháp bàn giao lại, thu nạp thêm một bộ phận các tín đồ Thiên Chúa giáo Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Trong thời gian từ năm 1955 đến 1964, lực lượng Bảo an đoàn trực thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự trị an ở từng địa phương.

                            Từ 1964, Bảo an đoàn được chuyển sang trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa và đổi tên thành Địa phương quân. Địa phương quân tổ chức thành các đại đội (khoảng 100 người). Trong thời gian từ 1968 đến 1972, lực lượng này phát triển mạnh từ 895 lên 1.823 đại đội, tương ứng với số quân 132.000 lên 301.000.

                            Cuối 1972, một số đại đội Địa phương quân được gộp lại thành tiểu đoàn. Phần lớn các đồn lớn là của Địa phương quân, do tiểu khu và chi khu điều khiển. Các đồn nhỏ do phân chi khu (xã), giao cho Nghĩa quân phụ trách. Bộ chỉ huy Quận hay còn gọi là Chi Khu thông thường do lực lượng Nghĩa Quân bảo vệ.

                            Chính hai thành phần này mới là những người bám rễ giữ đất, chịu nhiều gian khổ và thương vong nhất trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ.

                            .........................................
                            ----------------------------

                            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                            Comment


                            • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu
                              Nói đến QLVNCH thì Địa Phương Quân&Nghĩa Quân đứng hạng bét. Những người lính này họ muốn gần gủi gia đình chứ không muốn rời khỏi nơi quê nhà.

                              Thưa... , CO biết bác Mây là cựu lão tướng Biệt động quân roài ạ , có cần nhắc với ai nữa ko aaaaạ ... ( Đến giờ này còn phân biệt binh chủng để tính lương hưu sao chời...)

                              Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 03-10-2010, 01:43 AM.
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment


                              • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu
                                Nói đến QLVNCH thì Địa Phương Quân&Nghĩa Quân đứng hạng bét. Những người lính này họ muốn gần gủi gia đình chứ không muốn rời khỏi nơi quê nhà.

                                Như vậy Thủy quân lục chiến và Biệt động quân khác nhau hả Bác Mây? Cậu của mình là dân chiến tranh chính trị nhưng chọn binh chủng Thủy quân lục chiến.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom