• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Gỗ lũa và thú chơi kỳ mộc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Gỗ lũa và thú chơi kỳ mộc

    Gỗ lũa và thú chơi kỳ mộc

    Nét độc đáo và hấp dẫn nhất của gỗ lũa là trước một tác phẩm, người ta có những cảm nhận và tưởng tượng khác nhau. Vẻ đẹp ấy là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con mắt tưởng tượng của con người. Người ta gọi nghệ thuật chơi gỗ lũa là nghệ thuật của cái nhìn và tưởng tượng.




    Tác phẩm Lê Lợi hoàn kiếm được định giá 1 tỉ đồng



    Những người say mê gỗ lũa thường có một triết lý riêng, coi nó là “kỳ mộc”, là phần “sống” duy nhất của cây gỗ đã chết vì chất của gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay ảnh hưởng mưa nắng. Theo rỉ tai của các nghệ nhân chơi lũa, lũa có 3 loại: lũa nằm sâu trong lòng đất, lũa chìm trong bùn nước và lũa được tạo thành từ mưa, gió.
    Mỗi loại lại có đặc điểm riêng: lũa dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy; lũa ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng; lũa phơi trước gió là loại quý hiếm nhất vì có những đường vân sóng rất đẹp. Tất nhiên, không phải loại gỗ nào cũng hình thành được lũa. Lũa được tạo thành bởi những loại gỗ quý như đinh, trai, nghiến hoặc những loại gỗ chứa dầu thơm như giáng hương, đinh hương, gù hương. Vẻ đẹp gỗ lũa không bao giờ lặp lại. Nó được ví như trầm hương vì giá trị vô giá của nó và việc tìm kiếm cũng khó khăn khôn lường.

    Tìm được lũa đã khó, tạo hình cho lũa còn khó hơn. Ông Hoàng Hải Vân, nghệ nhân chơi gỗ lũa nổi tiếng của Hải Phòng bảo, nó phụ thuộc vào hình dáng ban đầu của lũa. Quan trọng hơn là con mắt nhìn và trí tưởng tượng của người chơi. Dựa trên hình dạng, đường nét của lũa, người ta phải khai thác các chi tiết sao cho tác phẩm sinh động, có một ý nghĩa nào đó. Và đó là cách nghệ nhân “thổi hồn” cho lũa. Đôi khi có thân lũa không cần phải có thêm một sự can thiệp nào vì bản thân “tác phẩm” do thiên nhiên tạo ra đã quá hoàn mỹ.

    Mặc dù vậy, chơi gỗ lũa vẫn là một thú chơi khá “xa xỉ” với nhiều người. Vì không phải ai cũng dốc túi ra mua về những khúc gỗ và không phải ai cũng nhìn thấy vẻ đẹp của nó.


    Những người “mệnh mộc”

    Tác phẩm gỗ lũa lớn nhất VN thời điểm hiện tại có lẽ là Lê Lợi hoàn kiếm của anh Lê Văn Chiến. Tổng thể tác phẩm dài 6,4 m, rộng 2,4 m và cao 4,3 m và nặng tới 4 tấn. Anh đang trưng bày tại Hà Nội và ra giá 1 tỉ đồng. Đó là một trong nhiều tác phẩm mà người con của Quảng Trị này đã mang ra triển lãm trong dịp chào mừng APEC 2006 vừa diễn ra tại Hà Nội.
    Theo lời của người dân vùng Cùa, cái cây làm nên tác phẩm Lê Lợi hoàn kiếm có từ rất lâu rồi, phải hơn 1.000 năm. Từ thời xa xưa, người ta đốn thân cây để làm cầu, còn lại cái gốc cho đến ngày nay. Tác giả coi nó là tác phẩm để đời và có ý nghĩa rất linh thiêng với lịch sử nói chung và Hà Nội nói riêng.

    Đối với anh Lê Văn Chiến, mỗi tác phẩm gỗ lũa được gắn một phần tâm linh. Anh bảo, loại gỗ này lạ lắm, tưởng là gỗ chết nhưng thực ra nó vẫn còn sống và trường tồn qua hàng nghìn năm. Gỗ lũa sẽ không thể mang cái hồn nếu không có bàn tay của nghệ nhân. Anh quan niệm, người chạm trổ gỗ được coi là nghệ nhân, nhưng người tạo cho gỗ lũa một cái hồn thì phải là nghệ sĩ.


    Quê anh có loại gỗ trai rất cứng, mà cũng chỉ Quảng Trị mới có trên một vùng bán kính 200 km2 kéo dài từ Bãi Hà đến vùng Cùa, Cam Lộ. Anh bắt đầu cái nghiệp gỗ lũa này từ chục năm trước. Lúc đầu chỉ là chơi, rồi nghiện. Thế là anh bắt đầu đi săn lùng những gốc gỗ lũa như con thú lang thang trong rừng già đi tìm một điều có trong tưởng tượng.
    Những gốc cây trai mục trơ lại bộ xương của mình lại nằm sâu trong lòng đất. Cứ ở đâu có nói về gốc cây lũa là anh tìm đến. Anh bỏ tiền ra cho người dân trông coi mảnh rừng để mua gốc lũa đó. Ngày anh đi, đêm anh cũng đi. Cái cảm giác phải nhìn thấy ngay hình dáng của gốc cây thôi thúc anh phải lên đường. Và phải đưa gốc cây ấy lên khỏi lòng đất. Chuyện đào gốc gỗ lũa cũng đòi hỏi phải có công sức và công nghệ. Nào xe, nào cẩu, nào nhân công đào xới... động cái gì cũng tiền.

    Quê anh có loại gỗ trai rất cứng, mà cũng chỉ Quảng Trị mới có trên một vùng bán kính 200 km2 kéo dài từ Bãi Hà đến vùng Cùa, Cam Lộ. Anh bắt đầu cái nghiệp gỗ lũa này từ chục năm trước. Lúc đầu chỉ là chơi, rồi nghiện. Thế là anh bắt đầu đi săn lùng những gốc gỗ lũa như con thú lang thang trong rừng già đi tìm một điều có trong tưởng tượng.
    Những gốc cây trai mục trơ lại bộ xương của mình lại nằm sâu trong lòng đất. Cứ ở đâu có nói về gốc cây lũa là anh tìm đến. Anh bỏ tiền ra cho người dân trông coi mảnh rừng để mua gốc lũa đó. Ngày anh đi, đêm anh cũng đi. Cái cảm giác phải nhìn thấy ngay hình dáng của gốc cây thôi thúc anh phải lên đường. Và phải đưa gốc cây ấy lên khỏi lòng đất. Chuyện đào gốc gỗ lũa cũng đòi hỏi phải có công sức và công nghệ. Nào xe, nào cẩu, nào nhân công đào xới... động cái gì cũng tiền.

    Trong những chuyến đi, lần đào gốc cây “Lê Lợi hoàn kiếm” làm anh vất vả nhất, đáng nhớ nhất và cũng có vẻ kỳ bí. Bởi vì lần đó anh mang cần cẩu vào cẩu nhưng không thể nào cẩu nổi. Phần vì gốc to, phần vì cái gì anh cũng không nắm bắt được. Lần thứ 2, chiếc cần cẩu bị gãy.
    Anh phải thắp hương vái “thần cây” mới nhổ lên. Nhổ lên nhưng không lên được bờ, nhưng không lên được xe, lên xe lại không di chuyển được. Anh đã phải thắp hương đến lần thứ 9 mới đưa được gốc cây về nhà. Anh đặt gốc cây ở giữa sân, mắc bóng điện lên, pha cà phê với ấm trà đặc rồi ngồi một mình cả đêm đến khi nào ý tưởng bật lên trong đầu. Với anh, sự tưởng tượng là quan trọng nhất.

    Anh bảo, nếu tác phẩm Lê Lợi hoàn kiếm của anh bán được ở Hà Nội, anh sẽ mang một phần số tiền ấy về chính nơi anh đã mang gốc cây ấy đi, tặng cho những người bị nhiễm chất độc da cam. Anh là người con của Quảng Trị, gốc cây cũng là một phần của Quảng Trị. Được mang tác phẩm ấy ra Hà Nội, để lại thủ đô cũng đã là một phần hạnh phúc của người yêu gỗ lũa như anh rồi.


    Đẳng cấp của gỗ lũa

    Có một điều mà dân trong nghề đều biết với nhau, đó là không có một chuẩn mực nào cho việc tạo hình cho gỗ lũa. Nếu ở miền Nam các nghệ nhân thường tạo hình mới cho lũa thì miền Bắc lại thích để nguyên phôi hoặc can thiệp rất ít. Trong khi ở Quảng Trị, các tác phẩm đều mài bóng, đánh vẹc-ni óng ả. Nhìn tác phẩm, người ta có cảm giác nguyên thủy của gỗ lũa.
    Từng thớ gỗ vẫn nguyên màu sắc. Bàn tay nghệ nhân chỉ động vào những chỗ nào thật cần thiết để làm theo ý tưởng của mình. Một số nghệ nhân đất Bắc cho rằng, cái đẹp từ thiên nhiên vẫn đẹp nhất. Để ý kỹ sẽ thấy hầu như việc tạo hình cho lũa phụ thuộc vào thân lũa ấy như thế nào chứ không phải phụ thuộc vào nghệ nhân muốn nó như thế nào.

    Đồ càng độc càng có giá, vì thế mới có chuyện có những người như anh Chiến khăn đùm cơm nắm lặn lội vào rừng sâu. Họ đi tìm cái đẹp do thiên nhiên tạo nên. Nếu người này có, người kia sẽ không có. Mỗi thân lũa chỉ có một trên đời. Tuy nhiên, có một nỗi lo vẫn mơ hồ xâm chiếm những kẻ ra đi, vì lẽ cây gỗ quý, cổ thụ ngày càng ít được khai thác, trong khi rừng mới lại chưa đủ thời gian cho những thân gỗ lũa hoành tráng sau này. Vì thế gỗ lũa càng trở nên quý hiếm. Có tác phẩm lên tới cả chục nghìn đô la, tức cả tỉ đồng Việt Nam. Dân “săn” lũa gặp nhau trong một cánh rừng thường cười với nhau rồi ngồi bàn luận những gì mình kiếm được. Âu đó cũng là niềm đam mê chung và vì cái đẹp. Rồi mỗi người lại một ngả, họ tiếp tục tìm kiếm một thứ, mà ngay cả trong tưởng tượng họ cũng chưa biết nó sẽ thế nào...




    *************************

    Mua một, bán mười




    Nghệ nhân Lê Văn Chiến say mê bên tác phẩm của mình



    Ở Hà Nội có không ít cửa hàng bán gỗ lũa, nhưng khách quen hay ghé vào hai hàng, một ở Hàng Nón, một ở phố Thể Giao . Hay ghé vì hai cửa hàng này có khá nhiều hàng đẹp, giá cả lại rất phải chăng, có khi chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng là bạn đã có trong tay một bức tượng nho nhỏ vừa ý. Chị Hà Linh, bà chủ của hàng trên phố Thể Giao (nay đã đóng cửa) tiết lộ, tất cả tượng của cửa hàng chị đều lấy từ một làng nghề bên Đông Anh.

    Làng nghề này mua gỗ xưa ở tận Tây Nguyên, giá gốc rẻ như cho, vì tính theo từng ký chứ không theo mét khối. Gốc cây to nhỏ lớn bé đều nhặt tất, vì cái quý, cái đắt không nằm ở chỗ to nhỏ mà nằm ở độ tinh xảo của bàn tay nghệ nhân và dáng gỗ. Đạt ma sư tổ, Lã Vọng, Phúc Lộc Thọ, Quan Vân Trường, Di lặc... là những bức tượng được người mua yêu thích nhất, vì theo quan niệm nhiều người, đây đều là những bức tượng đem lại may mắn cho người mua.
    Có bức tượng cao chỉ 20 cm giá năm trăm nghìn, nhưng cũng có bức nhỏ hơn thế giá gần 10 triệu đồng mà khách vừa mua vừa sướng, đặc biệt là khách đến từ Đài Loan. Chị Linh bảo, cái thú chơi gỗ lũa này nó đặc biệt lắm, một khi đã thích thì đắt mấy cũng mua, có khi kỳ kèo mặc cả vài ngày rồi sau cũng phải quay lại lấy. Bán cho khách Đài Loan, Sài Gòn, có khi giá nhập về chỉ mấy trăm nghìn nhưng giá bán thì lên đến cả chục triệu.
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-04-2010, 03:30 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Kiến thức cơ bản về gỗ lũa




    Gỗ lũa là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại của các gốc cổ thụ khô sau khi cây bị chết. Là phần gốc, lại là lõi nên gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt, mục nát và các tác động của nắng, mưa, côn trùng hay dòng chảy cuả nước...

    Gỗ lũa thường chỉ có ở những loài cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó.

    Với trí tuệ sáng tạo và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, gỗ lũa có thể được điêu khắc, đục chạm đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra người ta còn kết hợp gỗ lũa để trang trí hòn non bộ hay dùng tạo bố cục cho hồ thủy sinh.




    Gỗ lũa dùng trong bố cục hồ Thủy sinh - Ảnh:aquasaigon.org


    Có thể nói, gỗ lũa nghệ thuật có nét tương đồng với điêu khắc, tạc tượng, song nó phong phú, đa dạng hơn nhiều. Dựa trên những hình dạng, đường nét tự nhiên của cành cây, gốc cây, người nghệ nhân phải có tay nghề thợ mộc, sau đó là óc thẩm mỹ và mắt nhìn của người điêu khắc, thêm bớt chi tiết cho tác phẩm sinh động, có hồn. Có được sự điều chỉnh của bàn tay con người, gỗ lũa có cuộc đời thứ hai bền chắc và có ý nghĩa hơn, bởi lẽ, nó mang nặng sự gửi gắm tình cảm, hoài niệm, trí tưởng tượng và tình yêu bền vững.

    Vẻ đẹp của lũa không bao giờ lặp lại. Hình thù của nó độc nhất vô nhị. Có một đồ lũa này không thể đi tìm thấy cái thứ hai giống thế. Nét độc đáo không có phiên bản ấy làm cho nó thấm đẫm chất nghệ thuật. Thiên nhiên tạo ra gỗ lũa là thổi vào nó một cuộc sống dài lâu, bất tận.



    Bàn ghế làm từ gỗ lũa - Ảnh: photobucket.com




    Một tác phẩm điêu khắc từ gỗ lũa - Ảnh: moi.gov.vn


    Trước tiên, để có được gỗ lũa, người ta phải đi tìm các gốc cây cổ thụ tốt, chất gỗ quý hiếm. Khi tìm được gốc cổ thụ rồi, người có kinh nghiệm phải nhận biết được gốc cây đó là loại gỗ gì. Xác định xong, đánh dấu địa điểm, rồi phải đợi khi trời có mưa, ngấm nước, đất mềm ra thì người ta mới đào. Công việc đào gốc này cần phải có nhiều kinh nghiệm vì nếu không kiên trì, cứ chặt hết những chiếc rễ cây ăn quanh co vào đá thì coi như hỏng. Chính những chiếc rễ ấy lại rất cần cho các chi tiết trong tác phẩm tạo hình gỗ lũa.

    Gỗ lũa có 3 loại: lũa nằm sâu trong lòng đất, lũa chìm trong bùn nước và lũa được tạo thành từ mưa, gió. Loại thứ 3 thường được khách yêu thích nhất vì trải qua thời gian, hình dạng lũa trở nên bền chắc và có nhiều hình dáng độc đáo hơn. Tuy nhiên dù là loại nào giá của gốc gỗ lũa thì cũng vô giá. Có gốc vài trăm ngàn, nhưng cũng có loại lên tới hàng triệu đồng.

    Mỗi loại lũa lại có đặc điểm riêng: lũa dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy; lũa ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng; lũa phơi trước gió là loại quý hiếm nhất vì có những đường vân sóng rất đẹp. Tất nhiên, không phải loại gỗ nào cũng hình thành được lũa. Lũa được tạo thành bởi những loại gỗ quý như đinh, trai, nghiến hoặc những loại gỗ chứa dầu thơm như giáng hương, đinh hương, gù hương. Nhiều người chơi lũa ví nó như trầm hương vì giá trị cao của nó và việc tìm kiếm cũng khó khăn khôn lường.

    Sau khi có nguyên liệu, với những gốc còn tươi phải phơi khô, bớt nhựa chừng 1 - 2 tháng rồi gọt bỏ phần vỏ ngoài và phần mềm sát vỏ, chỉ lấy phần lõi cây, để làm lũa. Quá trình hình thành ý tưởng đòi hỏi người thợ phải cân nhắc, suy ngẫm để lựa chọn hình dáng, thế lũa. Gỗ lũa rất cứng, từng nhát dao, đường khắc của nghệ nhân là một sự kiên nhẫn, tỉ mẩn gọt giũa, có khi phải mất mấy ngày trời chỉ để chuốt một cái đuôi rắn đang cuốn vào thân cây hay hình một đám mây trôi... Làm lũa gỗ không giống như sản xuất đồ gỗ thông thường. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm đơn chiếc, có thời gian và cách thức khác nhau, hầu hết làm bằng phương pháp thủ công, không dùng máy móc để sản xuất hàng loạt được. Người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình, còn cần có đôi bàn tay khéo léo để biến ý tưởng thành hiện thực. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm không phụ thuộc vào kích cỡ mà ở giá trị nghệ thuật, sự kết tinh từ bàn tay, khối óc con người.

    Phi Hảitổng hợp

    Nguồn:Internet
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Chuyện ly kỳ về bộ lũa gù hương khổng lồ

      Gốc cây gù hương khổng lồ ấy, lần đầu nhìn thấy ông ngỡ là một tảng đá lớn. “Tảng đá” ấy được ông thuê người đào lên, đường kính gốc lên tới 7m. Giới sành gỗ lũa đánh giá, bộ lũa của ông đẹp có một không hai, hội tụ đầy đủ nhất mọi giá trị, thẩm mỹ…





      Hàng ngày ông Đức ngồi thưởng trà và tiếp khách bằng bộ bàn ghế gỗ lũa có tuổi đời 3.000 đến 4.000 năm này.


      Từ mấy năm nay, nhiều nhà khoa học trong nước, thậm chí, rất nhiều nhà nghiên cứu động vật hoang dã trên thế giới đã biết đến ông Nguyễn Công Đức, bởi ông có tài nuôi gấu đẻ sòn sòn như nuôi lợn nái.

      Ông Nguyễn Công Đức sinh ra và lớn lên ở phố Thái Hà (Hà Nội) và từng có biệt danh Đức “gấu” vì một thời ông nuôi cả đàn gấu lấy mật cung cấp cho dân nhậu Hà thành.

      Thế rồi một ngày, không ai còn thấy ông Đức ở Hà Nội nữa. Ông đã bán nhà lấy tiền mua mảnh đất làm trang trại ở xã Sơn Lâm (Lương Sơn, Hòa Bình), rồi sống hẳn với đàn gấu trong rừng xanh núi đỏ.

      “Tảng đá” kỳ lạ

      Ngồi giữa trang trại rộng 10 héc-ta, ông chủ trang trại với cái bụng bệ vệ, luôn đeo cặp kính đen bất kể nắng mưa, cười ha hả khoe với khách: “Đời tớ giờ đây có 3 cái nhất. Thứ nhất, tớ là người nuôi được nhiều gấu đẻ nhất Việt Nam, không chừng là nhất cả thế giới. Thứ hai, tớ đã tự xây cho mình ngôi mộ ướp xác trên đỉnh núi độc đáo nhất Việt Nam. Thứ ba, tớ có gốc cây đắt nhất Việt Nam”.

      Lúc này, tôi mới để ý đến bộ bàn ghế bằng gỗ lũa của ông Đức mà tôi đang ngồi thưởng trà. Bộ bàn ghế gỗ lũa này chính là một phần vỡ ra của gốc cây gù hương khổng lồ. Nó cũ kỹ, cục mịch mà lúc nào cũng tỏa mùi thơm thoang thoảng.

      Ông Đức kể, cách đây 8 năm, khi lang thang trên sườn một ngọn núi đá ở huyện Kim Bôi, ông Đức dẫm chân lên một “tảng đá” to như cái sân nhà, bề mặt “tảng đá” phẳng lỳ, rêu phong xanh rì. Ông Đức cứ ngắm nghía rồi băn khoăn không hiểu thiên nhiên kiến tạo thế nào mà tài tình, kỳ lạ đến vậy.

      Giữa lúc ấy, một ông già người Mường đi qua bảo: “Gốc cây gù hương đấy, nó nằm trên đất nhà tao, nếu mày thích tao bán cho?”. Ông lão người Mường kể rằng, vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, người Pháp đã xẻ cây gù hương này ròng rã suốt một tháng rồi đóng vào hàng chục container đưa xuống tàu chở về nước chiết xuất tinh dầu. Riêng phần gốc cây chìm sâu trong lòng núi, lại ít tinh dầu, khó đào nên họ bỏ lại.

      Ông Đức giật mình khi biết rằng cái “mặt đá khổng lồ” kia lại là một gốc cây đã bị cắt. Chỉ đến khi ông tận mắt những cái rễ to như cột đình lộ ra ở khe núi ông mới tin đó là gốc cây thật.

      Ông Đức hỏi giá: “Thế cụ đòi bao nhiêu tiền cái gốc cây này? Cụ già trả lời không đắn đo: “Tao lấy một triệu hai trăm ngàn để uống rượu thôi”. Tuy nhiên vì gốc cây quá to nên ông Đức đề xuất trả trọn gói cho cụ già người Mường 25 triệu đồng để vần gốc cây xuống chân núi.

      Hôm sau, ông Đức mang tiền và chở hơn tạ dây thừng đến. Cụ già người Mường tập hợp 20 thanh niên trong bản vác cuốc, xẻng, xà beng lên núi. Đám người này phải đào bới hì hục suốt nửa tháng trời hệ thống rễ cây mới lộ ra. Lúc gốc cây gù hương lộ thiên, ông Đức lấy thước dây đo, đường kính của gốc cây lên tới… 7m.

      Những chiếc dây thừng được buộc vào hệ thống rễ. 30 con trâu mộng được huy động trong bản kéo vẹo mông mới lật được gốc cây lên. Chỉ tiếc, khi gốc cây đổ ập xuống thì vỡ làm ba mảnh. Ông Đức cứ ngồi nhìn gốc cây bị vỡ mà than thở. Giá như gốc cây với đường kính 7m còn nguyên vẹn thì đây sẽ là bộ bàn ghế lũa gù hương lớn nhất Việt Nam.

      Giờ đây, ông Đức dùng một mảnh gốc cây gù hương làm bàn, một mảnh làm giường nằm, một mảnh làm bàn thờ.

      Bộ ghế gồm mấy chục chiếc được cắt từ các đoạn rễ. Đồ dùng bằng gỗ đều được chế tác từ những đoạn rễ của gốc cây gù hương khổng lồ. Đến cả tượng nhà thơ Lý Bạch, đầu đội lá sen, tay nâng chén múc trăng dưới nước uống cũng được chạm bằng gỗ cây gù hương, tỏa mùi hương thoang thoảng suốt ngày đêm...

      Một nhà khoa học của Đại học Lâm nghiệp đến trang trại của của ông Đức nghiên cứu về gấu đẻ đã ngạc nhiên khi chứng kiến gốc cây khổng lồ này. Đích thân ông đã đục một miếng gỗ nhỏ về nghiên cứu và thông báo với ông Đức rằng, cây gù hương này có tuổi khoảng 3.000 đến 4.000 năm.

      Một vị giáo sư khác làm trong ngành khảo cổ đến trang trại chơi, khi nghe ông Đức kể về gốc cây có đường kính tới 7m, thì không tin lắm. Vị giáo sư kia bảo rằng, nếu gốc loài gù hương có đường kính tới 7m thì tuổi đời của nó phải tính bằng ngàn năm. Vị giáo sư này đã lấy 3 mẫu gỗ ở bàn, ban thờ và giường mang về xét nghiệm.

      Chừng một tháng sau, vị giáo sư này cũng điện cho ông Đức công nhận rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy chiếc giường, ban thờ, bộ bàn ghế đều có nguồn gốc từ một gốc cây. Cũng theo nghiên cứu của vị giáo sư nọ, gốc cây gù hương thuộc sở hữu của ông Đức đã sống từ 3.500 đến 4.000 năm trước.

      Với tuổi đời như vậy, bộ gốc, rễ cây gù hương mà ông Đức đang dùng làm bàn ghế, giường nằm có giá trị thật khó tưởng tượng.

      “Với tôi bộ lũa này là vô giá”

      Nhiều tay chơi gỗ lũa nghe tin ông Nguyễn Công Đức có bộ lũa gù hương lớn nhất, độc nhất, quý nhất Việt Nam mà “thèm”. Giới sành gỗ lũa từ Bắc đến Nam kéo đến trang trại của ông để tận mắt ngắm bộ lũa quý ngày một đông.

      Đại gia Bá Mạnh nổi tiếng Sài Gòn vì thú chơi gỗ lũa sau khi xem gốc cây gù hương của ông Đức đã gạ đổi 25 bộ lũa cẩm lai, mỗi gốc cây có đường kính 2m, trị giá cả tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Đức chỉ cười: “Khuân 25 bộ bàn ghế của anh về tôi lấy đâu ra chỗ trưng bày?”.

      Đại gia Mạnh Hùng ở thành phố Vinh (Nghệ An) đến xem và trả 1,2 tỷ đồng nhưng ông cũng không đồng ý. Đại gia Tuấn, ông chủ của hệ thống khách sạn ở Bắc cầu Mỹ Thuận, giả tới 1,8 tỷ đồng cũng không làm ông Đức lung lay.

      Mới đây nhất, một người Mỹ (tên “Ky-sơn”, “Ke-sơn” gì đó, ông Đức không nhớ rõ), cùng một cô phiên dịch đã đến tận trang trại của ông Đức trả giá 130 ngàn USD, tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng, nhưng theo lời ông thì có trả cao gấp 10 lần như thế ông cũng không bán.

      Theo giới sành gỗ lũa, bộ lũa của ông Đức đẹp có một không hai, không thể có gốc cây nào có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn như gốc cây của ông. Bộ lũa của ông Đức hội tụ đầy đủ nhất mọi giá trị, thẩm mỹ (loài gỗ cực quý, tuổi thọ cao, không bị thủng ở giữa gốc) nên trở thành thứ độc nhất vô nhị, không thể kiếm ra bộ thứ hai ở Việt Nam.

      Từ ngày có bộ lũa này, dù ngày hay đêm cũng chẳng có con muỗi nào bén mảng đến ngôi nhà dưới chân núi của ông Đức, mặc dù ở chốn rừng núi này muỗi là loài nhiều nhất và đáng ghét nhất.

      Ông Đức bảo rằng, mỗi lúc làm việc mệt nhọc, ngồi thưởng trà bên bộ bàn ghế, ngửi thấy mùi tinh dầu gù hương tiết ra thoang thoảng, tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ.

      Đôi khi, cái giường là gốc cây mấy ngàn tuổi này cùng với khung cảnh núi rừng thơ mộng, đưa ông vào những giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ ấy, ông thường cởi trần, đóng khố, đêm ngủ trong hang, ngày đi săn thú. Đối với con người từng bỏ phố lên rừng ở như ông Đức, những giấc mơ kiểu đó thú vị vô cùng.

      Theo Phạm Dương - Lâm Giang
      VTCNews
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-04-2010, 03:42 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        NGƯỜI SỞ HỮU 100 TÁC PHẨM GỖ LŨA ĐỘC ĐÁO

        Độc đáo hơn cả trong 100 tác phẩm gỗ lũa của ông Phạm Văn Trúc (Bình Định) là hai bức phơi trước gió có dáng vẻ tự nhiên, tinh tế: "Thăng Long" và "Đại Bàng tung cánh".

        Tác phẩm gỗ lũa "Thăng Long" của ông Trúc như con rồng đang uốn lượn, bay lên, với chiều dài 3 m, chiều cao 1m - 1,5m và nặng hơn 70kg. Từ đầu đến những sợi râu, đuôi rồng... đều mang dáng vẻ tự nhiên. Kỳ mộc, màu gỗ hiện lên với nhiều màu sắc khác nhau rất ấn tượng.



        Ông Trúc bên tác phẩm “Thăng Long”


        "Đại Bàng tung cánh" là lũa của cây Đảo Muồng cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Sự bào mòn của tự nhiên làm cho gốc cây mang hình chim đại bàng đứng trên mỏm đá, chuẩn bị tung cánh bay. Chiều cao của đại bàng hơn 1,7 \m, chiều rộng của đôi cánh gần 2 \m, với trọng lượng 150 kg. Ngoài ra, ông Trúc còn sở hữu gần 100 tác phẩm gỗ lũa lớn nhỏ, mang nhiều hình thù khác nhau.



        “Đại Bàng tung cánh” mang dáng vẻ khá độc đáo


        Để có tác phẩm gỗ lũa "để đời", ông Trúc phải cực công tìm kiếm. Ông cho biết: "Có những tháng thời gian ở suối, rừng nhiều hơn ở nhà. Gỗ lũa thường xuất hiện vào mùa mưa lũ. Bởi nước từ thượng nguồn kéo theo những gốc cổ thụ chảy về các sông. Thời gian này, đường vào suối còn khó khăn nên người đi tìm củi chưa vào nên dễ gặp lũa cây". Vì vậy, sau mỗi trận lũ là ông khăn gói đi tìm. Có lúc ông ở cả tuần trong rừng, từ Bình Định đến các tỉnh Tây Nguyên. "Mệt lả người nhưng vì đam mê nghệ thuật nên chẳng ngại gian khổ", ông Trúc tâm sự.

        Theo ông Trúc, gỗ lũa có ba dạng: được khai thác từ lòng đất, ngâm trong bùn nước và phơi trước gió mưa. Lũa nằm trong lòng đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thuỷ, ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng; phơi trước gió là loại quý hiếm nhất vì có những đường vân sóng rất đẹp, phơi bày những lõi kỳ mộc quý giá.

        Tác phẩm của ông Trúc mang nét tự nhiên vốn có. Nhiều doanh nghiệp từ Hà Nội, TP HCM tìm đến mua “Thăng Long” và “Đại Bàng tung cánh” với giá gần 100 triệu đồng một tác phẩm nhưng ông không bán. Ông Trúc cho biết, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Định đang thuyết phục ông bán tác phẩm “Thăng Long” để tặng thủ đô Hà Nội trong dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

        Cuộc Sống Việt _ Theo baodatviet.vn
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5



          gỗ lũa đầu rồng






          Đạt Ma Sư tổ

































          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-04-2010, 03:59 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            Dân làng Mỹ Chánh cách Huế khoảng 30 cây số rất giỏi nghề điêu khắc gỗ này. Truyền từ đời Cha Ông truyền lại. Giới trẻ họ tản mác khắp đất nước để làm nghề này.

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom