• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nhân vật chính

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhân vật chính



    Nhân vật chính

    1. “Dạo này mình có cảm tưởng ít gặp mẹ mỗi ngày. Ừ phải rồi, tại mẹ đi làm thêm. Mình thấy mẹ lần thứ nhất vào sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, mẹ lúi húi nhét thêm một cái áo hoa mỏng để thay vì mùa này nóng, trong xưởng dệt chắc hầm lắm. Lần thứ hai mình biết mẹ về lúc hết ca 2, gần mười một giờ đêm, mọi người đã ngủ và mặt trời cũng ngủ, chỉ còn mẹ và mình thức mà thôi. Trong hai lần gặp gỡ như thế, ánh sáng đều không đủ để mình nhìn thấy gương mặt mẹ một cách rõ ràng, nhưng mình có cảm giác rằng hồi này mặt mẹ hơi tái, không gầy hơn trước bao nhiêu nhưng hơi tái. Và mình cũng có cảm giác kỳ kỳ là mẹ có vẻ đẹp lên một tí, nhưng lại gì gì đi một tí. Cảm giác này cứ làm mình nhột nhạt thế nào ấy, hệt như đêm nọ, lúc mình với bé Thảo vào giường nằm đã lâu mà chưa ngủ, mẹ chưa về. Bé Thảo lăn qua lăn lại một lát rồi bảo nhớ mẹ, mình buồn cười, trêu bé: “Bé đòi bú hả?”. Tưởng nó sẽ cấu véo mình, nhưng không, nó nằm in, mắt mở to. Con nít mà cũng bày đặt suy nghĩ. “Hay là muốn chị dắt đi pipi, hử?” - “Không, em pi rồi”. Tội nghiệp, con bé mắc chứng gì mà mỗi đêm phải đi pipi mấy lần. Năm kia, mỗi lần như thế mình dậy dắt nó đi, sau này nó tự đi một mình. Nó kể, cách đây mấy hôm, có bận nó vừa đi xong đứng dậy thì mẹ đi làm vừa về. Đứng sau cửa nhà tắm, nó thấy mẹ làm cái gì lạ lắm. Nghe nó kể xong mình cảm thấy kỳ kỳ, suỵt nó, bảo nó ngủ đi, ngày mai chơi ô ăn quan...

    Bé Thảo đã ngủ, mẹ vẫn chưa về. Mấy giờ rồi nhỉ? Mẹ mượn lại cái đồng hồ đeo tay bé xíu mà mẹ cho mình năm ngoái. Mẹ bảo để canh giờ làm thêm, tính lương, mẹ hứa khi nào để dành được kha khá sẽ mua cho mình một cái điện tử Thái Lan. Mình chẳng muốn, một phần vì quen hơi hướm cái đồng hồ cũ của mẹ, một phần vì mình ghét loại đồng hồ Thái Lan, gì mà xanh xanh đỏ đỏ, trông chẳng ra làm sao cả. Nói thế chứ biết bao giờ mà để dành cho nổi. Hồi ba chưa bị tai nạn lao động phải nghỉ việc, gia đình cũng đã chật vật lắm rồi, huống gì bây giờ ba thất nghiệp, mẹ bắt đầu làm thêm còn chưa đủ sống.

    Tội nghiệp ba quá. Trước khi mẹ quyết định đi làm thêm, nằm bên này mà mình nghe bên kia ba mẹ xì xào gì đó rất căng thẳng. Hình như ba sợ mẹ mất sức, hư mắt khi phải làm buổi tối. Mẹ bảo trong xưởng đèn sáng choang. Sau này mình thấy ba khổ nhiều. Vốn ít nói, ba càng lầm lì hơn. Có lẽ ba mặc cảm. Nhiều khi mình muốn nói chuyện với ba cho ba vơi bớt, nhưng sợ ba bảo mình còn nhỏ biết gì. Ba mặc cảm làm chi, ba có lười biếng gì cho cam. Đi dạy gần chục năm sắm không nổi chiếc xe đạp, ba bỏ nghề, về thành phố mướn xe xích lô để kiếm thêm tiền vì lúc ấy bé Thảo vừa chào đời. Sau đó không hiểu tại sao bác năm Lô lấy xe lại, ba đi làm thợ hồ với chú bảy Dù cho đến đầu năm. Rồi tai nạn xảy ra. Ông thợ hồ ở trên cao làm đứt dây dọi, cục gạch ống rơi trúng đầu ba lúc ba đứng trên giàn giáo, ba giật mình sẩy chân rơi xuống. Gẫy chân. Không được bồi thường, không được trợ cấp còn bị quy là bất cẩn khi thao tác. Đơn từ qua lại. Vô ích.
    Cũng vô tích sự như cái hợp tác xã thủ công nghiệp mà mình lãnh hàng về làm nè. Bao nhiêu tháng rồi không có lương, cãi qua cãi lại cũng vô ích. Ông chủ nhiệm bảo cái công ty gì đó tên dài thoòng có chữ “xuất khẩu”, nhận hàng của mình mà chiếm dụng vốn, nghĩa là không trả tiền, bởi vậy “tui đâu có tiền mà trả cho bà con?”. Huề.
    Xí nghiệp mẹ cũng chậm trả lương vì không tiêu thụ được mặt hàng. Nhưng cũng còn đỡ hơn cha con mình. Mẹ bức bách quá phải đi làm thêm. Ba bảo cứ đem chỉ sợi về cho cả nhà làm, mẹ nói nặng lắm khuân không nổi. nghe thế ba im ngay. Ba thương mẹ lắm, không muốn mẹ khuân nặng. Đó là một trong rất nhiều điểm tốt của ba.
    Có lẽ mình còn trẻ, chưa đi đây đi đó nhiều nên chưa biết hết, chứ so với cả khu mình ở, chưa có ai bằng ba. (Mình có chủ quan không nhỉ? Anh Bích ở trên Đoàn thanh niên khuyên ta không nên chủ quan). Kệ, cứ cho ba mình là “xịn” nhất đi, đã sao nào? ba không rượu chè, không cờ bạc như bác năm Lô. Ba đẹp... trai mà không mèo chuột như chú bảy Dù. Ba có kiến thức và thận trọng khi giải nghĩa điều gì đó cho chị em mình nghe, dù đôi khi bé Thảo hỏi ba những cái ngớ ngẩn nhất, ba cũng trả lời rất nghiêm chỉnh. Hôm nọ bé Thảo hỏi mình tại sao con sáo nó hót mà con quạ không hót. Mình đang nói thì ba xen vào trả lời thay, trước khi đó ba nói: “Ba xin lỗi ngắt lời Hiếu nhé!”. Mình hơi ngượng vì nhớ lúc kể lại chuyện này cho bạn bè nghe, tụi nó bảo ba mình khách sáo. Không, mình có hơi mất tự nhiên một tí thật, nhưng một niềm tự hào cứ len lén dâng lên trong lòng, ba mình lịch sự hơn ba mẹ chúng bạn, vốn hay gắt và nạt chúng. Sau này có con, mình cũng sẽ xin lỗi khi ngắt lời nó như thế. Từ hồi mình có ý thức đến nay, chưa lần nào nghe ba nặng lời với mẹ, mà đúng hơn chưa lần nào nghe ba mẹ nặng lời với nhau, dù mình phải công nhận rằng ba với mẹ, ai cũng ít nói, không như ba mẹ mấy nhỏ bạn, nhất là mẹ nó, lúc nào cũng tíu tít. Khi mình đưa ra nhận xét, nhỏ Hà bảo “Người lớn họ có bí mật riêng của họ”.
    Ừ mà có lẽ như thế thật! Lần mình nói với mẹ sau này khi lấy chồng, mình sẽ chọn một người có nhiều tính tốt như ba. Mẹ cười nhẹ khó hiểu: “Có nhiều tính tốt quá cũng không hẳn là tối ưu đâu con”. Mình không hiểu nhưng mẹ từ chối diễn giải thêm. Rõ ràng “họ có bí mật riêng của họ” thật. Xét lại, mình thấy ba đối xử với mẹ rất lịch sự (như trong phim Tây ấy), săn sóc mẹ, quan tâm nhiều đến mẹ, câu ba nói bao giờ cũng mở đầu hoặc tận cùng bằng chữ “em” thật êm ái (hồi trước mình hơi mắc cỡ khi nghe thấy, bây giờ thì quen rồi, có lẽ đến lượt bé Thảo mắc cỡ), ba đỡ đần mẹ hết mình. Nhưng... ừ nhỉ... nhưng chưa bao giờ mình thấy ba cười với mẹ... chưa bao giờ mình nghe ba nói đùa với mẹ! Có những đêm mình liếc qua bên giường ba mẹ, ba ngủ rồi, mẹ trở dậy đứng tựa cửa sổ nhìn ra ngoài, rồi thở dài. Dạo sau này thì ngược lại, mẹ ngủ say, ba bước đến bên cửa, cũng nhìn ra ngoài, ba hít thật mạnh, nhưng không nghe ba thở ra như mẹ...
    2. Hai con đã ngủ rồi, Hạnh cũng ngủ rồi, nét mặt mệt mỏi, hai khóe miệng trễ xuống như muốn khóc. Dạo này làm thêm liên tục, sức nào chịu cho nổi! Làm sao kiếm ra tiền đây? Xoay đủ cách, đi đủ chỗ, hỏi nhiều nơi, thử nhiều lần. Mà với cái chân gãy này thì... A! Kiếm ra được tiền, mình sẽ mạnh dạn đề nghị Hạnh ngưng việc làm thêm. À mà cũng lạ nhỉ, lúc thì nhà máy ngưng sản xuất, ở nhà liên tục, rồi lại đùng một cái, đi làm thêm liên tục. Hạnh bảo vật tư rót xuống rồi. Kỳ thật, cả ngàn người chờ một người rót vật tư hèn chi đói cả đám, nghèo cả lũ. Nhưng ai đói ai nghèo mặc, đâu ảnh hưởng gì đến người rót vật tư.
    Làm sao kiếm ra tiền? Ngoài kia những đôi đi xem hát, xem cải lương về khuya, tiếng xe máy nổ tạch tạch, nghe có vẻ mệt mỏi nhưng êm tai, cũng như nét mặt của cặp vừa đi qua, mệt mỏi, buồn ngủ, nhưng sung sướng. Còn gì bằng sau khi ăn tối, đi nghe hòa nhạc về khuya, vừa từ giã cái không khí hâm hấp của phòng đông mùi người mùi nước hoa lẫn lộn, lại chợt hơi khẽ rừng mình với cái mát gây gây bất chợt của một cái đuôi cơn mưa khuya cuối tháng Sáu, rúc vào nhau, vội vàng một cách thong thả chạy xe về nhà, hai cặp mắt buồn ngủ muốn tỉnh mà không dám, cố tỉnh để lờ đờ hầu mang theo chút hương đêm về tận chốn nệm ấm chăn êm. Ấm êm. Hạnh thở hơi mệt nhọc, cánh tay trần lộ ra nõn nà, biết bao lần mình thèm hôn nhưng lại tự cản ngăn.
    Làm sao kiếm ra tiền? Hôm nọ Hạnh chưa về, mình đứng đây nhìn mấy cô thợ dệt ra ca về ngang, tiếng guốc dép lọc tọc thật là nữ tính, dễ yêu quá! Trước kia có một anh chàng ốm nhách như xì ke lâu ngày, mặt còn trẻ mà lưng đã còm, đã thế mắt lại hí, khuya nào cũng đứng đấy chờ đi theo một cô thợ dệt trẻ, sức lực căng tròn. Thoạt đầu cô bĩu môi qua chỗ khác, riết rồi dạo này lại thấy ngồi sau xe đạp anh chàng ấy rồi.
    Mình đề nghị đi đón mà Hạnh không chịu, bảo ở nhà săn sóc các con. Thế cũng được, còn hơn đi cạnh bên nhau suốt mà chẳng hé môi, gieo những tiếng thở dài cho chật không gian. Từ lâu rồi, giữa Hạnh và mình không còn gì để nói. Đúng hơn còn một điểm duy nhất nhưng Hạnh không giải tỏa được. Người ta có thể gọi đó là bí mật, mình đặt tên cho nó là thành trì, cái thành trì kiên cố, xây dựng trong lòng Hạnh từ hồi trước khi về sống chung, cái thành trì đã bao phen mình đập phá nhưng không thành công.
    Em ngự cao thành trong bóng giặc
    Anh từ quên lãng kéo quân về
    Năm cũ hương thừa đen tròng mắt
    Dầm dề sương phủ mấy sơn khê...

    Lần đầu đọc Hạnh nghe mấy câu thơ này, mắt Hạnh có gợn tí, rồi thôi. Một người đàn bà sắt đá, chất liệu chính xây dựng thành trì. Bao phen toan đập nát cho trống trải, để mình thổi luồng gió mát tình yêu đến, nhưng không xong. Người đàn bà có cặp mắt giống như cặp mắt một con chó vừa bị đòn, vậy mà sắt đá gớm...
    Tiếng xe đạp cọt két của anh chàng lưng còm chở cô thợ mắt ướt như mắt Hạnh ngày xưa, vừa đi qua. Anh chàng làm nghề gì nhỉ, mà làm nghề gì gì cũng xong, miễn có tiền kha khá là được. Chắc chắn anh chàng này không làm nghề giáo. Trông họ hạnh phúc thật. Hạnh phúc. Chữ này không có trong tự điển của mình. Bọn thằng Khang bảo mình cố chấp, hạnh phúc hay không tự mình. Đối với nó thì quá thoải mái. Lúc mình còn đạp xích lô, buổi tối cúp điện ngồi vệ đường nghỉ mệt, thấy Khang thoải mái đến nỗi chở vợ nó, cô Hằng, ra chỗ ông bán thuốc lá lẻ chong đèn dầu, dưới ánh sáng lờ mờ vàng ệch, hai vợ chồng lựa mua... bao tránh thai. Nó chưa kịp lấy thêm mấy điếu thuốc cho chẵn số tiền, Hằng vội thụi vào hông nó mấy cái giục đi ngay. Tụi nó đi rồi mà mình còn nghe tiếng cười khúc khích và ngửi thấy mùi hương tóc của Hằng. Hương tóc.
    Dạo này hương tóc Hạnh có mùi là lạ, như mùi khói thuốc lá đã lạnh. Như mùi thằng Sơn đang quen con Hiếu nhà mình. Mỗi lần sang chơi, nó đến chào, người chưa tới nơi, mùi thuốc lá đã tới trước. Mình không mấy ưa thằng này, con Hiếu nên cẩn thận. Công tâm mà nói thì nó chẳng du côn du đãng gì. Chỉ cái đi dép Lào (mà mình chúa ghét ai mang dép Lào ngoài đường) và hai cái răng mái hiên, nếu không phải là nụ cười đểu. Như thằng Vinh.
    À mà tại sao lúc này thằng Vinh nó nhìn mình là lạ nhỉ. Dạo trước, thấy mấy cái răng hô của nó là mình muốn bẻ phứt rồi. Chưa kể đến cái nhìn đầy ý nghĩa của nó. Như tự mãn, như trêu chọc, như tội nghiệp mình. Mình cũng cố tình tránh nhưng ai đó cứ đặt để cho mình hay gặp nó trên đường đi. Mình với nó chưa hề quen nhau, chưa hề nói chuyện một lần, vẫn cảm thấy như có sợi dây vô hình nối liền. Sợi dây đó là vợ mình, Hạnh? Vẫn biết rằng Hạnh đã thất thân với nó trước khi về với mình. Nhưng là quá khứ rồi, chẳng hay ho bổ béo gì mà cắn đắn, nhưng tại sao mình vẫn khổ nhỉ. Vì cái nhìn của nó, hay vì hàm răng hô của nó gây cảm tưởng lúc nào cũng cười cợt mình? Mấy ngày nay nó không còn nhìn mình như trước nữa, thấy mắt nó khác, như trân trân trối trối, như... (mình dùng đúng chữ không nhỉ) như... hối hận?
    Hạnh trở mình rồi kia, co người, có lẽ hơi lạnh. Để mình bước đến đắp nhẹ cái chăn lên bờ vai rộng (như vai đàn ông) và cái khung xương chậu nhỏ xíu như của một đứa bé gái.
    3. Mãi mấy lúc sau này vì không muốn gặp chồng Hạnh, khi cố tình đi đường khác đến cơ quan, tôi mới có dịp nghĩ đến thái độ lố bịch của mình bấy lâu. Thật chẳng anh hùng hay quân tử gì khi nhìn người ta một cách khinh khỉnh như thế, một cách hèn mạt, tưởng rằng mình là kẻ chiến thắng. Nghĩ lại cũng buồn cười, chiến thắng gì, vì mấy năm sau khi đã mất trinh tiết với tôi, Hạnh mới quen với chồng tương lai, một anh chàng lúc nào cũng có vẻ đắm chìm trong những biến động nội tâm. Hay là anh ta khổ vì vợ mình như thế? Thật ra tôi chẳng ác ý chi lắm khi ngạo mạn nhìn anh, tôi không muốn cười cợt trên đau khổ của anh một tí nào cả. Nhưng mới cách đây vài hôm trở về trước, sở dĩ thái độ tôi như thế vì Hạnh đối với tôi như cái bánh dở dang ăn chưa trọn vẹn. Bây giờ tôi khác rồi, tôi hối hạn, tôi không nhìn anh như trước nữa, không phải vì nỗi khổ của anh làm tôi ăn năn – mình là giống đực, sự thương xót giữa hai con đực thì không có bao giờ – nhưng vì...
    Người đàn bà bên cạnh tôi đã bật dậy ngay sau khi tôi lăn ra giường, đưa tay sờ soạn tìm gói thuốc. Cô loay hoay quơ vội cả áo cả quần, luống cuống mặc quần vào trong khi tay vẫn nắm cái áo. Tôi buồn cười tưởng tượng rằng nếu trời cho được bốn tay, có lẽ cô ấy sẽ vận dụng để vừa mặc quần vừa mặc áo cho nhanh hơn, đồng thời xoay lưng lại hoặc quay mặt đi trước khi khách đánh que diêm.
    Các cô sợ lửa, nói đúng hơn là sợ ánh sáng, các cô không phải là những con thiêu thân. Ừ mà có lẽ như thế thật, có lẽ mụ Chín Simone nói thật. Mụ tú bà lão làng ấy nói nhỏ với tôi rằng hạng gái này “suya” lắm, bảo đảm không bệnh, “mấy cổ không phải chuyên nghiệp, người ta là dân đàng hoàng, lâu lâu “dù” một cái để “cải thiện”, trang trải trong gia đình, bởi dzậy nếu cậu Vinh muốn, phải đến cỡ chín giờ đêm trở lên mới có”, mụ còn cẩn thận dặn tôi đừng quá sàm sỡ “tội nghiệp mấy cổ, thiệt làm thân đờn bà khổ hết sức, tui là đờn bà tui biết rõ hơn ai hết”. Thoạt đầu, nhìn cái “thân đờn bà” của mụ Chín, phối pháp tươi mát, phấn son thơm phức, vòng vàng nhẫn xuyến mắt xanh mỏ đỏ tôi chẳng tin tí nào, cho rằng đây chỉ là biện pháp kỹ thuật để tăng giá dịch vụ. Tuy nhiên dần dà tôi thấy chính bản thân mụ, vốn cũng thuộc loại “chằn ăn trăn quấn”, nhưng lại đối xử với các cô có khác. Chẳng hạn mụ gọi các cô là “cô hai cô ba” thay vì mày tao mi tớ như đối với tụi con Nguyệt con Hoa. Từ đó thôi không nham nhở với đội “nữ binh” này – chẳng lẽ người như mụ Chín còn biết ăn ở nghĩa nhân mà mình không biết hay sao?...

    Người đàn bà ra ngoài lúc nào tôi không hay. Như thế đấy. Không bao giờ nằm lại với khách như bọn con Hoa, không bao giờ xin “puộc boa”. Không bao giờ thấy rõ mặt vì ngọn đèn duy nhất tận cuối dãy phòng san sát ba căn chỉ hắt chút ánh sáng lờ mờ vào những gương mặt và thân thể không mùi son phấn.
    Tôi sắp bật lửa thì bỗng giật mình vì tiếng nói của người phụ nữ ở phòng bên, chỉ cách một tấm phên cót xiêu vẹo: “Đừng anh, khoan anh, để em mặc quần áo vào đã”. Tiếp theo đó là tiếng cười hề hề nho nhỏ của khách. Giọng nói quen quá, tim đập mạnh, thử nhìn qua lỗ tấm cót. Người đàn ông bên kia không thông cảm, vẫn bật diêm đốt điếu thuốc khi cô nàng chưa kịp mặc quần áo. Hắn thèm thuốc hay vì muốn nhìn cho mãn nhãn, cho đáng những đồng tiền bẩn thỉu đã bỏ ra? Chỉ thấy cô gái vội xoay lưng lại hắn, quay mặt vào vách, nghĩa là về phía tôi...

    Mấy ngày sau vào cơ quan tôi không tìm được cái quẹt gaz của mình, đến hồi nhẩm lại mới nhớ có lẽ đã đánh rơi lúc ấy mà không hay. Lúc ấy là lúc tôi bàng hoàng nhìn thấy người đàn bà qua lỗ phên.
    Ngọn lửa từ cây diêm trong phòng tối có hiệu quả như một trái hỏa châu. Ánh sáng đến từ phía sau lưng nàng, “công sô lây” nên tôi không nhìn rõ mặt, nhưng đủ, quá đủ cho tôi thấy đôi vai rộng, quang, và khung xương chậu nhỏ xíu mà khi đi mua quần jeans phải chọn “sai” thiếu niên. Một ngoại hình và một giọng nói tôi không thể nào nhầm lẫn được. Bàng hoàng quá, chao đảo quá, may thay tôi bước lui đụng thành giường và ngã vật ra đó, thao láo nhìn trần nhà.
    Đến cái trần nhà cũng không buông tha cho tôi. Cũng mấy tấm các-tông cũ kỹ thủng lác đác đó, cũng mạng nhện giăng đầy muội khói như muốn tạo viền nét cho các đốm ố vàng do nước dột mùa mưa, cũng...

    ...Nghĩa là cũng y hệt như cái trần nhà tôi, sau tấm màn lớn che cái giường kê sát tường nơi lần đầu tiên tôi đã cưỡng hiếp Hạnh để trả thù cho bao phen cự tuyệt mà tôi xem là mắm muối thêm vào hầu kích thích khẩu vị đàn ông. Hồi đó chúng tôi đã yêu nhau rồi, tiến từ những chiếc hôn môi tình tứ dần đến các cử chỉ vuốt ve sâu kín hơn, tôi muốn gì cũng được, nhưng phải ngừng “ở đó”. Hạnh nhất định không cho tiến xa hơn, đưa cái lý luận cũ mốc của đám con gái ngốc nghếch là “để sau đám cưới”. Sau những pha vuốt ve âu yếm rực lửa như thế mà phải dừng lại, tôi vô cùng bực tức. Dù tôi có bảo trước sau gì cũng là của anh, em cho đi, Hạnh vẫn không chịu. Được rồi. Lần đó, sau một buổi nằm đú đởn bên nhau, tôi bất thần... “Đừng anh, đừng anh”, cũng câu “đừng anh” đó... nhưng tôi đã thành công. Người con gái nào mà chẳng khóc, tôi thấy nhiều rồi. Hạnh nằm im, những giọt nước mắt lặng lẽ không lay động nổi trái tim tôi. Nàng thều thào “Anh hại cả đời em rồi”. Tôi nằm ngửa hút thuốc... và ngắm cái trần nhà...

    Kinh nghiệm một thằng đàn ông trong nghề dạy cho tôi biết hễ một phen “đã rồi”, người-con-gái-thành-đàn-bà sẽ buông xuôi. Thật vậy, những bận sau đó Hạnh đã thõng tay mặc tôi muốn làm gì thì làm, thõng tay cho đến ngày tôi bỏ nàng theo người khác...
    4. Mình kể chị Hiếu nghe mà chỉ hổng tin, còn suỵt bảo mình ngủ đi. Nhớ rõ ràng, đêm nọ cả nhà ngủ hết, mình xuống đi pi pi, đứng sau cửa nhà tắm, thấy mẹ mới đi làm về, chưa kịp thay đồ, mẹ mở gói giấy, lấy cái gì ra đốt. Nhìn kỹ, mình thấy đó là cái quần lót và cái áo ngực của mẹ...
    Anh Hoàng
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom