• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những lễ hội độc đáo và rùng rợn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những lễ hội độc đáo và rùng rợn

    Những lễ hội độc đáo và rùng rợn
    Nhiều nơi trên thế giới diễn ra các ngày hội lạ kỳ như nuốt cá sống ở Bỉ hay đâm xiên qua miệng ở Ấn Độ... Ảnh trên Toptenz.


    1. Lễ hội nhảy qua người em bé




    Tại làng Castrillo de Murcia ở Tây Ban Nha diễn ra lễ hội thường niên mang tên Corpus Christi. Trong suốt lễ hội, các bé sơ sinh được đặt nằm trên đất, để những người đàn ông trong trang phục quỷ nhảy qua. Nghi thức có từ những năm 1620 này được thực hiện với niềm tin cầu sức khỏe và may mắn cho các bé.

    2. Lễ hội ném thức ăn



    Ngoài ngày hội ném cà chua ở Tây Ban Nha, trên thế giới còn có những kiểu ném hoa quả khác. Tại Italy, diễn ra lễ hội ném cam Ivrea từ ngày 2 - 5/2, có lịch sử hàng trăm năm, khi các cô gái đứng trên ban công ném cam vào những người muốn cầu hôn. Cuộc diễu hành ngày càng mở rộng trở thành một ngày hội lớn, thu hút rất đông khách du lịch trên khắp thế giới.
    Ở Tây Ban Nha, cũng có cuộc chiến nước và rượu vang ở Alpujarras. Những người ở xứ sở bò tót không thỏa mãn với việc ném đồ ăn lại tổ chức lễ hội riêng như ném chuột chết, kiến, sơn, hắc ín.

    3. Lễ hội xỏ lỗ



    Trong lễ hội của người Hindu, những người sùng đạo xuyên xiên nhọn sắc qua da và trên mặt. Nỗi đau được xem như một cuộc kiểm tra lòng trung thành và tình yêu với thánh Murugun.

    4. Lễ hội khỏa thân



    Vào tháng 1 hàng năm, khi trời còn lạnh giá, hàng nghìn đàn ông Nhật chỉ mặc khố diễu hành trên đường phố. Hadaka Matsuri là lễ hội thanh lọc được tổ chức dưới các hình thức khác nhau ở khắp nước Nhật.

    5. Đại tiệc của khỉ



    Tại làng Lopburi, Thái Lan, vào tháng 11, người dân bày hoa quả và thức ăn trên bàn lớn để cảm ơn thần Hanuman, một vị thần khỉ. Sau khi bày tiệc, hàng trăm con khỉ được mời vào, bắt đầu chộp thức ăn và phá phách tưng bừng.

    6. Lễ hội nuốt cá sống



    Vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 2, những cư dân ở Geraardsbergen, Bỉ tổ chức lễ hội Krakelingen. Ngoài những hoạt động như ném bánh mì, người dân còn nuốt những con cá nhỏ còn đang giãy giụa bằng rượu vang đỏ. Lễ hội này bị những nhà hoạt động bảo vệ động vật phản đối kịch liệt.


    sưu tầm
    Similar Threads
  • #2



    Có nhiều lễ hội lạ lùng thật


    Lễ hội giết cá ohieeueoiaunghateoiietaauhine ở DANEMARK mỗi năm

    ]"]MediaFire


    T_Q
















    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi ThienQuang View Post


      Có nhiều lễ hội lạ lùng thật

      Lễ hội giết cá ohieeueoiaunghateoiietaauhine ở DANEMARK mỗi năm

      Êu ôi, lễ hội giết cá heo là ác nhất đó! tàn nhẫn quá! Con người ta ác quá!

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
        Êu ôi, lễ hội giết cá heo là ác nhất đó! tàn nhẫn quá! Con người ta ác quá!
        Đúng đó Chị UKH ,

        Nghĩ là không thễ nào có phong tục , ác như vậy ,

        nhưng sự thật mỗi năm vẩn xãy ra ở đảo Feroe, Danemark


        T_Q
















        Comment

        • #5

          Em thấy lễ hội nào cũng ghê hết lễ hội đầu tiên thấy mấy bébé nằm xếp lớp ở dưới rồi ông đó nhảy qua có ai bảo dảm là ông đó không nhảy hụt ko chứ..lễ hội này quá nguy hiểm
          lễ hội xiên người em nhìn cái ông lấy cái cây đâm ngang miệng mình ghê qua.rồi cái lễ hội sexy nữa cũng may toàn mấy anh...quê xệ..mắc cở..cái lễ hội giết cá hao thì khỏi nói rồi ác độc quá..em không dám nhìn luôn...mấy lễ hội này chỉ dành cho mấy người quái đản

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
            Em thấy lễ hội nào cũng ghê hết lễ hội đầu tiên thấy mấy bébé nằm xếp lớp ở dưới rồi ông đó nhảy qua có ai bảo dảm là ông đó không nhảy hụt ko chứ..lễ hội này quá nguy hiểm
            lễ hội xiên người em nhìn cái ông lấy cái cây đâm ngang miệng mình ghê qua.rồi cái lễ hội sexy nữa cũng may toàn mấy anh...quê xệ..mắc cở..cái lễ hội giết cá hao thì khỏi nói rồi ác độc quá..em không dám nhìn luôn...mấy lễ hội này chỉ dành cho mấy người quái đản
            Cái chuyện xiên lình, xỏ vật nhọn vào da thịt là chị biết ở VN cũng có. Chị nghe nói ở Bình Dương trước 30/4/1975 cũng có hằng năm. Nhìn hình để coi nó ghê cỡ nào nha!





            Comment

            • #7

              Lên Đồng-Xiên lình
              Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
              Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng, xiên đình, phun lửa, lên đai (một hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn,có khi lên 3 đai)...
              Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng , Thanh Đồng là nam giới và được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không,múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa , múa khăn lụa , múa đàn , múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
              Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.
              Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.
              Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.
              Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
              Tại Việt Nam hiện nay, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.

              Video clip: Giá hầu đồng của Quan lớn Tuần Tranh (cảnh Xiên lình).

              Xem thêm nguồn video ở đây:

              viettems.com

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
                Em thấy lễ hội nào cũng ghê hết lễ hội đầu tiên thấy mấy bébé nằm xếp lớp ở dưới rồi ông đó nhảy qua có ai bảo dảm là ông đó không nhảy hụt ko chứ..lễ hội này quá nguy hiểm
                lễ hội xiên người em nhìn cái ông lấy cái cây đâm ngang miệng mình ghê qua.rồi cái lễ hội sexy nữa cũng may toàn mấy anh...quê xệ..mắc cở..cái lễ hội giết cá hao thì khỏi nói rồi ác độc quá..em không dám nhìn luôn...mấy lễ hội này chỉ dành cho mấy người quái đản
                Còn cái chuyện mấy ông ăn mặc cà tửng là do mấy ổng tổ chức ra để khoe...của đó mờ! Mấy ông dịch vật, tào lao! Dành cho mấy ông không biết mắc cỡ là gì!

                Nhảy qua mấy em bé không sao đâu. Hồi nhỏ chị nhảy xa lắm mấy mét lận! Nhiêu đó nhằm nhò gì! Giờ cũng nhảy còn xa lắm, thử rồi!

                Chị có mấy ông Cậu ở ngoài Trung, mấy ổng còn nhai thủy tinh nữa đó. Mấy ổng cắn bể ly rồi nhai rốp rốp y như nhai bánh tráng. Tưởng mấy ổng giỡn chơi, khoe với con cháu gái chứ, chị đưa cái ly thiệt ra, mấy ổng...chơi luôn! Thấy ớn!
                Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 15-04-2010, 04:57 PM.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom