• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

MÂY TRO TỪ NÚI LỬA ICELAND GÂY ẢNH HƯỞNG KHÔNG LƯU KHẮP ÂU CHÂU

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MÂY TRO TỪ NÚI LỬA ICELAND GÂY ẢNH HƯỞNG KHÔNG LƯU KHẮP ÂU CHÂU



    Cơ quan kiểm soát không lưu Âu Châu cho biết 17,000 chuyến bay có phần chắc sẽ bị hủy bỏ trong
    Tro từ núi lửa Iceland gây ảnh hưởng không lưu ở Châu Âu - Hình: AP

    Mây từ tro núi lửa Iceland gây gián đoạn không lưu khắp Châu Âu

    Source: VOA News
    Thứ Sáu, 16 tháng 4 2010
    Iceland Evacuates Hundreds, Volcano Erupts Again


    Đám mây khổng lồ của tro núi lửa ở Iceland đã gây gián đoạn cho hoạt động du hành hàng không ở khắp Âu Châu sang tới ngày thứ nhì, trong vụ đóng cửa phi trường có tầm mức to lớn nhất kể từ khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

    Cơ quan kiểm soát không lưu Âu Châu cho biết 17,000 chuyến bay có phần chắc sẽ bị hủy bỏ trong ngày hôm nay và giới hữu trách nói rằng tình trạng gián đoạn sẽ tiếp tục cho tới ít nhất là ngày mai.

    Hôm nay, Ba Lan đóng cửa phần lớn không phận của họ trong lúc 2 ngày nữa là ngày cử hành lễ quốc táng cho Tổng thống Lech Kaczynski, người đã tử nạn trong vụ rớt máy bay hồi tuần trước.




    Cảnh tượng này đang xảy ra tại nhiều sân bay toàn thế giới vì bụi núi lửa - Ảnh: AFP


    HÀNG KHÔNG TỪ ÂU SANG Á RỐI LOẠN VÌ NÚI LỬA ICELAND
    Source: RFI

    Anh Vũ / Thanh Hà

    Rối loạn giao thông hàng không do núi lửa Iceland phun trào lan từ châu Âu sang châu Á Thái Bình Dương. Mười bảy ngàn chuyến bay trong ngày bị hủy bỏ, châu Âu đóng cửa không phận. Rối loạn giao thông hàng không do núi lửa Iceland phun trào lan từ châu Âu sang châu Á Thái Bình Dương.

    Sau hai ngày phun trào dữ dội, các đám tro bụi của núi lửa Iceland đã làm giao thông hàng không tại châu Âu bị rối loạn nghiêm trọng, và tiếp tục lan rộng sang tận khu vực châu Á Thái Bình Dương. Không phận nhiều nước châu Âu bị đóng cửa. Hàng chục nghìn chuyến bay trên thế giới bị đình hoãn. Giao thông hàng không sẽ vẫn tiếp tục bị đảo lộn ít nhất trong một vài ngày tới.

    Từ Wellington, đến Tokyo, từ Hồng Kông đến Singapore hàng ngàn hành khách đến châu Âu đã thất vọng khi thấy các chuyến bay của họ bị hủy bỏ hoặc bị dời lại. Hãng hàng không dân dụng Qantas của Úc cho biết hủy toàn bộ các chuyến bay sang Luân Đôn và Frankfurt ít nhất là từ nay cho đến chủ nhật 18/4. Hãng Japan Airlines của Nhật hủy tổng cộng sáu chuyến bay trong ngày, Cathay Pacific của Hồng Kông hủy 12 chuyến.

    Tại châu Âu nhiều quốc gia phải tạm đóng cửa không phận vì mây tro của núi lửa Iceland. Mây tro của núi lửa nguy hiểm ở hai khía cạnh : một là che lấp tầm nhìn của máy bay, hai là những hạt bụi đá có thể làm hỏng động cơ máy bay, gây tai nạn. Hồi năm 1982 một chiếc máy bay của hàng hàng không Anh, British Airways khi bay qua đám mây tro trên không phận Indonesia bị hỏng máy, rơi nhiều trăm mét trước khi các động cơ hoạt động trở lại.

    Lần này Luân Đôn quyết định cấm tất cả các phi vụ bay ngang qua không phận Anh Quốc, ít nhất là cho đến 18 giờ quốc tế hôm nay. Đây là sự kiện hi hữu trong lịch sử đương đại của nước Anh. Ngoài Anh Quốc, nhiều nước Bắc Âu cũng có quyết định tương tự.

    Tại Pháp 23 phi trường phải đóng cửa hôm qua và tiếp tục ngưng hoạt động vào hôm nay. Đức cũng đóng cửa nhiều sân bay quốc tế. Hoa Kỳ ngày hôm qua đã hủy hơn phân nửa các chuyến bay đến hoặc đi từ châu Âu.

    Tại Nga, thủ tướng Poutine hôm nay phải hủy chuyến công tác đến Mourmansk ở miền bắc nước Nga vì mây tro của núi lửa đã phủ kín cả vùng. Tại Ba Lan, có khả năng là nhiều nguyên thủ quốc gia không thể đến dự tang lễ tổng thống Ba Lan, Lech Kakzynski dự trù tổ chức vào chủ nhật tới.

    Đặc phái viên RFI Trọng Nghĩa trên đường đi công tác, tường trình từ Matxcơva


    NÚI LỬA ICELAND CÓ THỂ GÂY HỌA CHO CẢ THẾ GIỚI
    Source: vnexpress

    Khi một ngọn núi lửa tại Iceland hoạt động vào năm 1783, nhiều người tại Anh đã chết vì khí độc, mùa màng tại châu Âu thất bát khiến nạn đói lan rộng và nhiệt độ tại Mỹ xuống tới mức thấp kỷ lục.

    Những cột dung nham và tro bụi vọt lên từ núi lửa Eyjafjallajokull ở phía nam Iceland hôm 22/3 sau khi mặt đất rung chuyển bởi nhiều cơn địa chấn nhẹ. Thực tế đó khiến nhiều người lo ngại núi lửa Katla gần đó cũng sẽ bị đánh thức.

    Theo AP, núi lửa Eyjafjallajokull đã ngủ yên gần 200 năm rồi đột ngột tỉnh giấc vào ngày 20/3 khiến ít nhất 500 người phải sơ tán. Đa số họ đã trở về nhà, song giới chức đang chờ đợi các đánh giá khoa học để xem họ có nên tiếp tục sơ tán dân hay không. Người dân ở 14 nông trại gần núi lửa nhất được cảnh báo không nên về nhà.

    Giới khoa học cho biết, lịch sử từng chứng minh khi núi lửa Eyjafjallajokull phun trào, núi lửa Katla gần đó cũng sẽ hoạt động. Do nằm gần khối băng khổng lồ Myrdalsjokull, núi lửa Katla có thể gây nên lũ lụt diện rộng và những tiếng nổ long trời khi nó hoạt động.

    Iceland nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương. Trong lịch sử người dân Iceland từng chứng kiến nhiều trận núi lửa dữ dội. Núi lửa thường phun trào bởi hoạt động địa chất khi các mảng địa kiến tạo di chuyển và đá nóng chảy từ dưới lòng đất trào lên bề mặt.

    Giống như động đất, dự đoán chính xác thời gian núi lửa phun trào là việc bất khả thi. Tuy nhiên, nếu núi lửa Katla phun trào thì nó sẽ gây nên nhiều hậu quả khó lường đối với Iceland và nhiều quốc gia khác.

    AP cho biết, núi lửa Latki từng phun trào vào năm 1783. Lượng khí khổng lồ mà nó phun ra biến thành sương. Lớp sương này theo các khối khí lên tầng bình lưu và làm thay đổi thời tiết. Nhiều người đã thiệt mạng vì ngộ độc khí tại Anh. Sản lượng lương thực giảm mạnh ở Tây Âu khiến nạn đói lan rộng. Một số học giả còn cho rằng nạn đói sau sự phun trào của núi lửa Latki là một trong những nguyên nhân dẫn tới cách mạng Pháp vào năm 1787.

    Mùa đông năm 1784 cũng là một trong những mùa đông dài và lạnh nhất trong lịch sử Bắc Mỹ. Nhiều tài liệu ghi nhận nhiệt độ ở vùng New England, Mỹ xuống dưới mức âm, trong khi bang New Jersey, Mỹ có lớp tuyết dày kỷ lục. Sông Mississippi cũng đóng băng trong địa phận thành phố New Orleans.

    Colin Macpherson, một nhà địa chất của Đại học Durham tại Anh, khẳng định những sự kiện trên giống như nhiều bộ phim Hollywood song hoàng toàn có thể xảy ra nếu núi lửa Latki hoạt động.

    Có ba nơi mà núi lửa thường xuất hiện: dọc theo những đường đứt gãy địa chất, dọc theo những khu vực mà các mảng kiến tạo trượt qua nhau và tại những nơi mà hai mảng kiến tạo dịch chuyển xa nhau. Iceland nằm trên vị trí thuộc loại thứ ba.

    Khi những ngọn núi lửa thuộc Vành đai địa chấn Thái Bình Dương phun trào, dung nham bên dưới tràn lên từ từ nên các nhà khoa học có thể dự đoán trước thời gian núi lửa phun trào. Nhưng các núi lửa tại Iceland hoạt động khác hẳn, bởi đá nóng chảy dưới lòng đất vọt lên từ băng nên núi lửa phun trào rất nhanh và các nhà khoa học không thể dự báo.

    Magnus Tumi Gudmundsson, một nhà địa chất của Đại học Iceland, nói những lần phun trào trước đây của núi lửa Katla từng gây nên những trận lũ có quy mô tương đương diện tích của rừng Amazon. Nó cũng đẩy những hòn đá to bằng ngôi nhà xuống các thung lũng và đường xá. Lần phun trào gần nhất của núi lửa Katla xảy ra vào năm 1918. Chỉ khoảng một giờ sau các cơn lũ xuất hiện.

    Những đợt phun trào của Katla là hiểm họa đối với người dân sống gần đó. May mắn thay, đa số dân Iceland – khoảng 320.000 người – sống ở thủ đô Reykjavik và khu vực phía tây.

    Vùng phía nam Iceland có mật độ dân cư thấp nhưng lại có cả các sông băng và những núi lửa không ổn định. Đây là một sự kết hợp đáng sợ.

    Lần cuối cùng một núi lửa cách sông băng Eyjafjallajokull phun trào xảy ra vào năm 1821. Núi lửa đó đã hoạt động liên tục trong suốt hai năm.




    TRO NÚI LỬA BAO PHỦ CHÂU ÂU
    Source: TTO

    Tro bụi phun xuất từ núi lửa Eyjafjallajokull tại Iceland đã biến châu Âu thành một vùng cấm bay khổng lồ, gây ảnh hưởng đến hàng không toàn thế giới.

    Hầu như toàn bộ các sân bay tại châu Âu hôm qua đều phải đóng cửa, chỉ còn một số ít hoạt động cầm chừng, khiến hàng trăm ngàn hành khách trên khắp thế giới mắc kẹt từ hôm 15.4. Khói, bụi và hơi nước bốc lên từ một miệng núi lửa phun trào bên dưới mặt sông băng Eyjafjallajokull cách đây ba ngày khiến châu Âu hứng chịu đợt đình trệ hàng không nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2 đến nay. Cột khói bụi cao tới 6 km khiến tro lan tỏa ra khắp cựu lục địa ở độ cao từ 8-10 km, có thể ảnh hưởng động cơ máy bay và tầm nhìn của phi công, theo AFP. Brian Flynn, người phát ngôn của Tổ chức kiểm soát không lưu châu Âu Eurocontrol nói với Reuters rằng do không có nhiều gió nên đám mây bụi di chuyển rất chậm theo hướng đông nam và khá dày đặc. “Theo các dự báo, đám mây bụi sẽ còn gây ảnh hưởng trong ít nhất 24 giờ tới”, Eurocontrol nói hôm qua.

    Cả ba sân bay lớn nhất châu Âu là phi trường Heathrow ở London (Anh), Charles de Gaulle tại Paris (Pháp) và Frankfurt nằm ở thành phố cùng tên của Đức đều ngưng hoạt động cùng hàng trăm sân bay khác tại Áo, Ba Lan, Bỉ, CH Czech, Đan Mạch, Nga... Khoảng 17.000 chuyến bay trên vùng trời châu Âu bị hủy vào hôm qua, BBC dẫn thông cáo từ Eurocontrol cho hay. Trước đó, đã có 6.000 chuyến không thể cất cánh vào hôm 15.4.

    Hầu như toàn bộ các chuyến bay từ Bắc Mỹ và châu Á đến châu Âu đã bị hủy, hoãn và thay đổi lịch trình. AFP dẫn lời phát ngôn viên Devid Epstein của Hãng hàng không Úc Qantas Airways cho biết sẽ không thể khôi phục lịch bay đến London và Franfurt ít nhất là tới chủ nhật 18.4. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sẽ có khoảng 6 triệu hành khách và gây lỗ hơn 1 tỉ USD cho ngành hàng không, Bloomberg dẫn lời các chuyên gia nhận định.

    “Tôi đã trả hơn 8.000 USD cho chuyến bay nhưng dù bạn mua vé hạng nào thì với tình thế này thì ai cũng như ai”, cô Debbie Eidsforth, người Úc, than với AFP sau hơn một ngày đêm vạ vật cùng hàng ngàn người khác tại phi trường Heathrow. Ban quản lý sân bay Schiphol (Hà Lan) thì phải chuẩn bị giường ngủ và thực phẩm cho 2.000 người kẹt tại đây.

    Vụ đình trệ lần này cũng gây ảnh hưởng đến nhiều sự kiện quan trọng. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu hôm qua đã không thể đến dự lễ mừng thọ của Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II, theo AFP. Giới chức Ba Lan đang lo ngại không thể tổ chức lễ tang cho vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski, đúng hôm 18.4 như dự kiến. Theo AFP, đã có 80 lần máy bay đụng phải tro núi lửa trong vòng 20 năm qua, khiến hai chiếc Boeing 747 suýt rơi và làm hư 20 máy bay khác.

    Đây là lần thứ hai núi lửa dưới lòng sông băng Eyjafjallajokull, một trong 5 sông băng lớn nhất Iceland, phun trào trong vòng một tháng qua. Sức nóng đã làm tan chảy một khối băng khổng lồ, gây ra lụt lội và buộc 800 người phải sơ tán, cảnh sát Iceland cho biết hôm qua. Các chuyên gia cho hay núi lửa này có thể duy trì hoạt động trong vòng một năm nhưng sẽ phún xuất ít tro bụi hơn.

    Trọng Kha


    Cực quang của núi lửa

    Vietnam Airlines hủy nhiều chuyến đi châu Âu

    Do ảnh hưởng của khói và bụi núi lửa từ Iceland, hôm qua 16.4, Vietnam Airlines (VNA) đã phải hủy 4 chuyến bay VN532 Paris - TP.HCM (khởi hành lúc 13 giờ 25 phút giờ địa phương), VN544 Frankfurt - Hà Nội (khởi hành lúc 14 giờ 40 phút), VN543 TP.HCM - Frankfurt (khởi hành lúc 23 giờ 10 phút) và VN535 Hà Nội - Paris (khởi hành lúc 23 giờ 40 phút). VNA cho biết, để đảm bảo an toàn cho hành khách, nhà chức trách hai sân bay quốc tế Charles de Gaulle (Paris, Pháp) và Frankfurt (Đức) thông báo tạm thời đóng cửa.

    Trong ngày hôm nay, VNA sẽ hủy 2 chuyến bay VN542 Frankfurt - TP.HCM (khởi hành lúc 14 giờ 40 phút) và VN534 Paris - Hà Nội ( khởi hành lúc 14 giờ ).
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom