• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thảm cảnh Mậu thân

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thảm cảnh Mậu thân

    Cũng gần đến ngày 30/4 một ngày lich sử mà đau thương mãi đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt..nỗi đau của hôm xưa giờ đã trôi qua bao nhiêu năm nhưng bất cứ là ai đi nữa khi nghe những lời tường thuật sau đây cũng không khỏi ngậm ngùi đau xót..THẢM CẢNH TẾT MẬU THÂN...xin dâng một nén hương cho những người đã mất và một lời van xin cho những ai còn sống hãy thương yêu và bù đắp lại những mất mát và đền bù lại những lỗi lầm mà ai đó đã gây ra thảm cảnh ở trên.những người Cộng sản VN..





    Các bạn click vào hình để nghe chính nhân tường thuật lại câu chuyện đau thương này..
    Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 20-04-2010, 09:51 AM.
    Similar Threads
  • #2

    Thiệt đúng là dân miền Trung bị Trời hành! Bị thiên tai cũng nhiều mà trong chiến tranh bị thiệt hại cũng nhiều hơn miền khác nữa. Tội nhỉ!

    Comment

    • #3

      Đêm qua em ngồi nghe câu chuyện nghe giọng nói và những tiếng nấc lên của người đàn ông..em không biết diễn tả thế nào cái tâm trạng mình nữa...có bao giờ chị thấy con trai khóc chưa..? hình như là em chưa thấy vậy mà khi nghe giọng nói uất nghẹn của ông ta cái cảm giác sợ hãi như chính mình đang nhìn thấy những hình ảnh đó và thương nhất đó là...điều kinh khủng ấy mang mãi trong tâm hồn người đàn ông đó..tội thật em nghĩ thực sự những người đã chết sẽ không khổ bằng những người còn sống và bị ám ảnh bởi những câu chuyện kinh hoàng đó..nhưng em thấy hình như vì người miền trung bị nhièu cái khổ như vậy nên ông trời đền bù bằng cách thường những người giỏi hay xuất thân từ miền Trung...thôi cũng là một niềm tự hào và an ủi

      Comment

      • #4

        Thảm sát ở Huế và Lương tâm Dân tộc chúng ta ,

        cộng sản giết chết rất tàn ác dã man trên 6,000 dân Huế Vô Tội ,

        Tết Mậu Thân 68 hay vết thương lòng của người dân xứ Huế



        [flash=Link]quality=high width=440 height=130 parameter=parameter_value[/flash]

        Tại sao họ nhẫn tâm bắt gia đình nạn nhân phải vinh danh kẻ đã tàn sát thân nhân mình?

        Bài này được tác giả Nam Dao viết cách đây đúng 5 năm, tuy nhiên tính cách thời sự hình như vẫn còn nguyên vẹn. Thật vậy, vào đầu năm nay 2008 cũng như vào đầu năm 2003, CSVN lại sửa soạn ăn mừng linh

        đình "thắng lợi" Mậu Thân của họ, và ngày hôm nay, vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải đối với Trung Cộng vẫn tiếp tục nóng bỏng như hồi nào. Xin gửi đến bạn đọc những tâm tư đau nhức nhưng thắm thiết của

        Nam Dao nhân ngày kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân.

        Ba mươi bốn năm trời trôi qua. Cái mốc thời gian tạm đủ dài trong một kiếp sống phù du có thể giúp con người quên đi những đớn đau thầm kín và hàn gắn được những vết thương đổ vỡ trong đời mình. Mốc thời

        gian đó cũng tạm đủ vừa để nhân loại suy gẫm về những sai lầm của mình hầu điều chỉnh cho tốt đẹp hơn. Và mốc thời gian đó cũng vừa đủ giúp con người vơi dần những hận thù hầu tha thứ cho nhau.

        Ba mươi bốn mùa xuân đã trôi qua trên quê hương tôi tính kể từ ngày Tết Mậu Thân 1968. Chỉ còn vài ngày nữa, tôi và dân tộc VN sẽ bước vào mùa xuân thứ 35. Bình thường giống như những năm về trước, tôi sẽ

        chẳng nhắc đến tết Mậu Thân thưở nào vì chuỗi thời gian 34 năm qua đã giúp tôi xóa được một phần nào những câu chuyện hãi hùng về cuộc thảm sát ở Huế mà những người bạn hay dân miền Trung đã kể lại cho

        tôi. Tôi tránh nghĩ tới để khỏi đau lòng và tôi cũng muốn đóng trong tâm hồn mình những trang sử buồn đen tối của đất nước để hướng tâm tư vào chuyện tương lai. Cũng vì thế mà tôi không nghĩ đến Tết Mậu Thân

        vào những dịp xuân về từ hơn hai chục năm qua.

        Thế nhưng khi sắp bước vào ngưỡng cửa của mùa xuân Quý Mùi 2003, cả một ký ức đen tối về Huế 68 mà tôi cố vùi chôn từ mấy chục năm qua bỗng dưng lại hiện về không thiếu một chi tiết nào chỉ vì tôi vừa đọc

        xong một bản tin của một người bạn gửi đến cho mình. Đó là một văn bản của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cộng sản Việt Nam đăng trên tờ báo Thể Thao Việt Nam vào ngày 23/12/2002 vừa qua, chỉ thị các

        đoàn thể nhân dân và các địa phương tổ chức các hoạt động kỷ niệm 73 năm ngày thành lập đảng CSVN và kỷ niệm 35 năm cuộc gọi là "tổng tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân" 1968 với chủ đề "mừng Xuân, mừng

        Đảng, mừng thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước". Bản tin trên đã làm sống dậy trong tôi một cuộc thảm sát dã man nhất trong 100 năm lịch sử VN cận đại mà thủ phạm là CSVN, những tên đồ tể cầm mã tấu

        tàn sát đồng bào Huế một cách man rợ. Man rợ đến nỗi mỗi khi nhắc tới ai ai cũng đều cảm thấy một luồng tử khí lành lạnh gió hận thù đang chạy dài sống lưng mình.

        Riêng cá nhân tôi và có lẽ nhiều người dân miền Nam cũng đều không muốn nhắc đến Tết đó chỉ vì tôi muốn cố xóa đi nỗi hận những kẻ lấp đất chôn sống dân mình. Cố quên để còn giữ tinh thần bao dung nhân bản

        của tổ tiên hầu không rơi vào cái bẫy tội lỗi của CS dùng hận thù gieo rắc bao tang thương đổ vỡ trên đất nước VN. Thế nhưng ngày hôm nay những tên đồ tể kia lại ra lệnh khắp nơi phải tổ chức rầm rộ ăn mừng kỷ

        niệm 35 năm "cuộc tổng tấn công nổi dậy" Xuân Mậu Thân 1968 ở Huế. Tại sao họ lại nhẫn tâm bắt gia đình các nạn nhân bị thảm sát ở Huế phải ăn mừng vinh danh những kẻ sát nhân đã tàn sát thân nhân họ? Tại

        sao họ nỡ lòng nào làm sống dậy những vết thương lòng nhức nhối đau mà người dân xứ Huế nói riêng và người dân miền Nam đã phải cần tới 35 năm trường để c? vá cho lành những ký ức rỉ tiếng nấc không

        nguôi? Tại sao họ lại thản nhiên cười ăn mừng trên xác chết và sự đau khổ của gia đình các nạn nhân?

        Tuy không có người thân bị vùi thây trong cuộc thảm sát Mậu Thân 68, lòng tôi cũng đã đau như đang bị ai đó cầm dao đâm thẳng vào tim mình. Tâm tư tôi muốn trở về cố đô Huế. Trở về với Tết Mậu Thân1968 năm

        nào, trước là để an ủi chúc Tết những vong linh đã khuất, và sau đó để cùng chịu chung nỗi đau bất tận với những oan hồn và thân nhân họ ngày hôm nay lại phải ứa máu thêm một lần nữa uất nghẹn chứng kiến cảnh

        nhà nước CSVN hả hê ăn mừng trên sự chết chóc đổ nát cuộc đời của gia đình họ, trên nỗi đau của toàn dân miền Nam và của những gia đình tử sĩ miền Bắc có chồng hay con đã bỏ thây nơi cố đô Huế.

        Vâng, tôi muốn trở về Huế để chia sẻ nỗi đau này với dân tộc tôi. Tôi sẽ tìm về những con đường ghi lại những hành trình đổ nát tang thương của đời người dân Huế trong Tết Mậu Thân 68. Tôi sẽ đi thăm Thành Nội,

        An Cựu, Bến Ngự, Trúc Lâm, Từ Đàm, Phủ Cam, Tây Thiên, Thủy Dương Hạ, Phù Lương, đồn trường Bià, Phú Vân Lâu, cửa Đông Ba, cửa Thượng Tứ... Những con đường nhầy nhụa xác người chết ngổn ngang

        chồng chất, sình thối rữa nát, đầu lăn một nơi, tay chân rơi rụng một nẻo. Những con đường vang vang những tiếng khóc mất nhau, hằn in những dấu chân tuyệt vọng tất tả dẫm trên những xác người để đi tìm sự

        sống. Những con đường với những dãy nhà xiêu vẹo đổ nát bới đạn bom. Những con đường rợp bóng đen tử thần ngồi đếm từng phát súng kết liễu đời người dân vô tội.

        Tôi sẽ đi vuốt mắt những vong linh nào mắt vẫn còn mở trừng trừng chỉ vì họ là kẻ chết cuối cùng trong gia đình. Tôi sẽ tìm về phố Phan Bội Châu, cắm một nén nhang trên mộ phần của người đàn bà bụng chửa chết

        lòi con ra ngoài nơi dọc đường chạy loạn để an ủi bà rằng trong cái rủi thiệt mạng đó bà đã cứu vớt được một linh hồn không phải đầu thai trên một xứ sở đầy rẫy những bạc ác bất công và hấp hối tình người. Tôi

        cũng sẽ an ủi nói với những bà mẹ chết còn ôm chặt con mình trong tay trên con đường này rằng, sau cuộc tổng kết những tội ác của CSVN gây ra cho người dân Huế, mẹ con bà đã có cái may mắn được chết trong

        một hoàn cảnh lạc đạn hay chết vì đói khát. Một cái chết tương đối nhẹ nhàng không khủng khiếp như hàng ngàn người dân Huế khác bị trói chặt tay chân lại chung với nhau thành một sợi dây xích cột hàng trăm

        mạng sống với nhau, bị ném xuống hố do chính thân nhân hay bạn bè của họ bị bộ đội cộng sản bắt đào và bắt lấp đất chôn họ.

        Tôi sẽ đi thăm linh hồn hai em bé bị bộ đội cộng sản đập đầu hai em vào tường cho tới chết óc bắn tung tóe chỉ vì hai em lỡ sinh ra làm con của một người mẹ VN lấy chồng Mỹ mà Bác Đảng đã liệt kê hai em vào

        thành phần có hại cho tương lai dân tộc. Hai em hỡi! Linh hồn hai em đừng gào khóc nữa làm chị thêm đau lòng. Chị đau vì thấy cái chế độ gian ác này đã coi hai em không phải là một con người nên họ chẳng muốn

        phí một viên đạn để kết liễu đời các em cho hai em được chết nhanh không đau đớn. Chị đau vì cái thú tính của những kẻ thản nhiên đập vỡ óc tuổi thơ ra thành từng mảnh vụn để tiêu diệt cho tới cùng cái bóng ma

        tuyên truyền kẻ thù Mỹ Ngụy mà họ nghĩ là đã trốn trong trí óc tuổi thơ vô tội nào biết gì về ý thức chính trị! Em ơi! Chị cầu nguyện Thiên Thần đưa linh hồn hai em bay bổng về vùng trời không hận thù hành hạ tuổi thơ.

        Tôi sẽ trở về giòng Chúa Cứu Thế tìm thăm người mẹ VN đau khổ năm nào ngày đêm ôm chặt xác đứa con thơ dại đã sình thối trong lòng và ru con bằng những lời ca dao ngọt ngào tình mẫu tử. Tôi sẽ dìu bà đến mộ

        phần của con để bà lại ru cho con nghe những lời ca dao thưở nọ trước khi con nhắm mắt lìa đời. Người mẹ VN đau khổ kia hỡi! Giờ đây bà còn sống hay đã chết? Bà đã tỉnh trí hay vẫn còn điên loạn tâm thần giống

        như lúc bà ôm ru con mà không hay con đã chết tự bao giờ? Những người trốn ở dòng Chúa Cứu Thế đã phải sụt sùi rơi lệ khi chứng kiến cảnh thương tâm này, cảnh một người mẹ gào thét muốn giữ lại xác của

        một đứa bé đã chảy nước chỉ vì nó là của cải cuối cùng của đời bà. Những người thân của bà đã rữa nát thịt gan dọc theo những con đường bom rơi lạc đạn trong lúc chạy loạn. Nhưng họ cũng mừng cho bà đã điên

        loạn để bà khỏi phải tiếp tục rụng rời chứng kiến thêm những cảnh giết chóc tàn khốc của những ngày kế tiếp trên thành phố ngày càng ngập xác người dân Huế vô tội. Nếu còn gặp được bà vất vưởng nơi dòng Chúa

        Cứu Thế, tôi cũng chỉ cầu nguyện mong bà đừng tỉnh trí vào những ngày đầu xuân Quý Mùi 2003, để bà khỏi bị cái chế độ bất nhân bỏ tù bà vì tội phản động không chịu ăn mừng 35 năm cuộc tổng tấn công nổi dậy Tết

        Mậu Thân vì bà đâu có phải là loài súc vật cười đùa vui chơi trên những xác chết của gia đình bà và của đồng bào ở Huế...

        Tôi sẽ đi thăm vong linh những người dân Huế bị Việt Cộng trói trên cửa thành làm mồi cho máy bay bắn vì tưởng lầm là VC. Tôi sẽ cởi tất cả những sợi giây trói oan nghiệt để cho những linh hồn đó không còn gào

        thét sợ hãi mỗi khi nghe tiếng máy bay bay trên trời.

        Khi trở về Gia Hội, nơi thiết lập trung tâm tòa án nhân dân với biết bao bản án phi nhân kết liễu đời người dân vô tội, tôi sẽ thắp một nén nhang lên mộ phần người mẹ và những đứa con thơ của bà đã gục chết bởi

        những phát súng "giải phóng" chỉ vì họ kết tội mẹ con bà đã dùng cái tivi để liên lạc với địch. Tôi sẽ ru gia đình bà bằng những lời ru hãy ngủ yên giấc ngàn thu. Hãy quên đi cái bản án ngu xuẩn để cho những tiếng thét

        của mẹ con bà hay những tiếng rú nửa đêm của những người bị đem đi hành quyết và những tiếng súng lạnh lùng giết người không lý do không còn vang trong tiềm thức những nạn nhân làm thổn thức nhức nhối trái

        tim dân tộc Việt.

        Tôi sẽ đi thăm Đồng Di, Tây Hồ, đi thăm những nấm mồ tập thể chôn sống hàng trăm mạng thường dân bị trói chặt vào nhau. Vong linh đồng bào tôi hỡi! Tôi đau theo từng tiếng gào thét của những người đang bị

        chôn sống mỗi khi từng xẻng đất đổ lên đống người bị trói. Tôi lại càng đau hơn khi được biết những kẻ tự mệnh danh là "giải phóng" đã dí súng vào đầu dân bắt người dân xứ Huế phải lấp đất chôn sống thân nhân

        đồng bào mình. Vong linh những người bị chôn sống hỡi! Nỗi đau tuyệt vọng vùng vẫy trước khi chết của quý vị sẽ không thể nào kinh hoàng bằng nỗi sợ của những người dân Huế bị quân "giải phóng" dí súng vào đầu

        bắt lấp đất chôn sống quý vị, chôn sống đồng bào mình trong đó có thân nhân và bạn bè họ. Sau khi đất đã lấp xong, những người đào đất lại phải đào thêm một cái hố mới để chôn chính mình. Và lần này kẻ cầm

        súng giải phóng đã bắn họ, đẩy họ xuống cái hố mà họ vừa đào, lấp vội vã đất rồi bỏ đi. Còn cái hình ảnh nào hãi hùng cho bằng hình ảnh một người tự đào huyệt chôn mình! Cũng vì thế mà một nạn nhân may mắn

        sống sót trong cái huyệt chôn người tột cùng dã man đó đã trở nên điên loạn chạy trên đường phố Huế khóc lóc kể lại những gì anh ta đã chứng kiến và sau đó anh hét lên 'Tôi phải chạy trốn chúng nó'. Những người

        được nghe anh kể chuyện và cả tôi nưã tuy được nghe kể lại, cũng đều cầu mong anh được điên mãi để anh không còn nhớ đến cái cảnh tượng rùng rợn lấp đất chôn sống thân nhân bạn bè anh. Quên cái huyệt mà

        những kẻ "giải phóng" bắt anh đào để chôn chính anh và những kẻ lấp đất cuối cùng còn sót lại trong đoàn người vừa bị bắt đem đi chôn sống.

        Tôi cũng sẽ đi thăm mộ phần người lính "giải phóng" chết vì bị cột chân nơi khẩu đại liên. Sau khi biết quê quán anh ở đâu tôi sẽ về báo tin cho thân nhân anh, kể cho gia đình anh nghe về cái chết của anh, một người

        dân yêu nước hy sinh đời mình đi "giải phóng" miền Nam lại phải tan xác bởi cái xích oan nghiệt cột chặt mạng sống và tự do của anh với khẩu đại liên. Anh ơi! Anh có run sợ thần chết đến thăm sau khi khẩu đại liên

        khạc viên đạn cuối cùng hay không? Anh có thét những tiếng rùng rợn giống như người dân xứ Huế thấy đạn tiến tới mình mà không có đường chạy hay không? Trong khi chờ viên đạn oan nghiệt kết liễu đời anh, anh

        nghĩ gì về cái chế độ đã xiềng xích mạng sống anh với khẩu đại liên? Có bao giờ anh tự hỏi tại sao những kẻ lãnh đạo như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương và con cái

        họ, v.v... không tự xiềng xích chân họ vào những khẩu đại liên mà lại đi dùng mạng sống của những người lính thấp cổ bé họng như anh để làm những con vật tế thần trong những cuộc chiến đẫm máu? Anh có hay

        sau khi thân xác anh gẫy vụn, cái bộ máy tuyên truyền nhà nước CSVN lại rỉ rả vinh danh anh là người anh hùng dân tộc để tìm thêm những mạng sống khác thế vào chỗ anh, trong khi đó bản thân họ và con cái họ cứ

        ung dung hưởng thụ ở nhà? Linh hồn anh hỡi! Dù lúc còn sống anh đã nã súng đạn bắn chết những người dân vô tội miền Nam nhưng sao tôi vẫn xót thương cho thân phận anh, thân phận những người chiến binh

        CSVN đã bị Đảng CSVN lừa lọc. Cái chiêu bài dân tộc bịp bợm đó đã xiềng xích được tình yêu nước của anh nơi chiến trường cho bom đạn cầy nát xác thân anh. Tôi thương anh đã chết yểu. Tôi oán giận cái chế độ

        dã man xích chân người lính với khẩu đại liên bỏ mặc cho quân mình chết banh thây nơi trận địa! Và tôi tiếc cho những giọt máu đào của anh đã đổ ra vô ích vì nó không đem lại hạnh phúc ấm no độc lập cho dân tộc

        VN. Mạng sống và lòng yêu nước của anh đã được CSVN tích cực đầu tư khai thác để củng cố những chiếc ghế quyền lực của họ được nối liền với những hành động bán nước cho Trung Cộng mà họ ém nhẹm từ

        hơn cả mấy chục năm qua.

        Tôi cũng sẽ đi thăm mộ một người lính "giải phóng" đã được một người lính biệt động quân đào huyệt chôn xác anh đầu hướng về phiá Bắc theo ý nguyện trong thơ tuyệt mạng của anh cùng với xác một người dân

        Huế: "Khi tôi chết, tôi muốn gối đầu lên đất Bắc, dù chân tôi ở miền Nam. Tôi đã gây cảnh đổ máu ở thành phố này, tôi phải để máu của tôi lại để hòa cùng với giòng máu oan ức của dân Huế, của dân tộc tôi." Những

        ước nguyện của anh đã thành tựu. Máu anh đã đổ và đã hoà cùng với giòng máu oan ức của người dân Huế chôn cùng một huyệt với anh. Vào những giây phút cuối đời, ngẫm thân phận người "giải phóng quân" bị

        thương, bị đồng đội bỏ rơi, anh có buồn không anh? Có lẽ nhờ bị thương nên anh mới có thời giờ quan sát quang cảnh đổ vỡ tang thương của thành phố Huế và nghe được tiếng khóc của dân tộc mình để rồi mới viết

        những lời trăn trối cảm động nói trên. Tôi hiểu được tâm trạng ăn năn của anh, tâm trạng chung của những người chiến binh miền Bắc đã bị CSVN lừa và lợi dụng tình yêu nước của mình để lùa các anh đi làm những

        chuyện ác thay cho họ. Cũng vì thế, tuy người dân miền Nam đã bị các đồng chí của anh hành hạ ở những cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Tết Mậu Thân, hay trại cải tạo vùng kinh tế mới, nhưng họ không nỡ lòng nào oán

        hận các anh, nạn nhân (đáng tội nghiệp hơn là đáng ghét) của một trò bịp lừa đảo dân tộc VN vĩ đại trong chiêu bài gọi là "giải phóng đất nước". Ngày hôm nay, sau khi hồn anh được chứng kiến cảnh kẻ thù là một

        người quân nhân VNCH đào đất, loay hoay tìm phương hướng để đặt đầu anh yên nghỉ nơi hướng Bắc đúng theo ước nguyện của kẻ thù mình chắc anh hẳn sẽ cảm động về cái tình của người dân miền Nam đối với

        người dân miền Bắc. Có chứng nhận điều này anh mới thấy rằng tuy cùng một cái chết nơi chiến trường, nhưng những người chiến binh VNCH đã chết trong vinh dự vì xương máu của họ đã được lịch sử ghi nhận

        công lao đóng góp bảo vệ tự do và độc lập cho quê hương dân tộc. Họ nhắm mắt ra đi không buồn rầu ân hận như anh đã phải đớn đau trăn trối trước khi chết "... Tôi đã gây cảnh đổ máu ở thành phố này, tôi phải để

        máu của tôi lại để hòa cùng với giòng máu oan ức của dân Huế, của dân tộc tôi". Sự khác biệt trong cuộc chiến tranh Nam Bắc nằm ở chỗ đó. Sự khác biệt về cái chết có ý nghĩa đã nói lên chính nghĩa của người dân

        miền Nam cầm súng để bảo vệ tự do cơm no áo ấm cho đồng bào.

        Anh ơi! Hãy nhắm mắt ngủ yên anh nhé. Anh nên mừng cho anh đã bị đồng đội bỏ rơi chết ở Huế để anh không còn sống phạm thêm những tội ác tầy trời khác mà CSVN đã nhồi sọ cán bộ phải hành hạ nhân dân

        miền Nam trong những nhà tù cải tạo học tập hay vùng kinh tế mới sau khi họ nuốt trọn miền Nam VN. Anh hãy mừng vì đã được chết sớm để không khỏi ấm ức thấy VN đã "thống nhất" rồi mà sao anh và hơn trăm

        ngàn thanh niên trẻ VN đã bỏ xác nơi chiến trường Cam Bốt và vùng biên giới phía Bắc. Và cuối cùng anh nên mừng được chết sớm để ngày hôm nay tim anh khỏi nhức nhối đau chứng kiến những nụ cười, những

        cái bắt tay hữu nghị bán nước cầu vinh của những Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải với quan thầy Trung Cộng. Chỉ nhìn cảnh đồng bào Huế tang thương mà anh đã ăn năn trăn trối như thế, thì anh làm

        sao chịu cho thấu nỗi đau vô bờ bến khi thấy máu xương của chính anh, của các đồng chí anh và của tổ tiên dân tộc ta đã đổ ra để giữ từng tấc đất VN yêu quý giờ đây đã bị CSVN đem bán cho Trung Quốc, một tên

        láng giềng gian manh độc ác từ hơn bốn ngàn năm qua luôn luôn hăm he thôn tính nước ta. Một con người có cái tâm yêu nước thương nòi như anh hẳn sẽ phải gào thét trước cái tin lịch sử Ải Nam Quan đã rơi vào

        tay Trung Quốc.

        Anh hỡi! Qua làn hương trầm nguyện vong linh anh sớm siêu thoát, nếu hồn anh chết thiêng, xin anh hãy về phù hộ cho những đồng chí của anh, đang bị giam ở trong tù hay bị khủng bố tinh thần ở ngoài đời để họ

        tiếp tục lật mặt nạ những kẻ bán nước cầu vinh. Ngày hôm nay linh hồn anh và những đồng chí còn sống sót của anh hẳn nhiên sẽ không cúi đầu chiụ nhục để cho Trung Cộng đang từng ngày từng ngày tiếp tục cắm

        những cột mốc lấn chiếm đất tổ tiên ta trước sự im lặng cúi đầu ngoan ngoãn phục tùng của những kẻ lãnh đạo bán nước.

        Trường Tiền hỡi! Những nhịp cầu đổ nát đau thương của Tết Mậu Thân năm xưa tưởng đâu đã lành trong trái tim người dân Huế. Trong ngày hoa mai nở rộ đón xuân Quý Mùi, Trường Tiền có đau không khi những

        bước chân ăn mừng kỷ niệm 35 năm cuộc tổng tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân 68 một lần nữa lại làm rung chuyển những nhịp đời đổ nát lòng người dân Huế? Sau 34 năm cố chôn vùi những mất mát kinh hoàng để

        sớm mãn tang khăn sô Huế, ngày hôm nay dân tôi lại phải mở vành khăn sô cũ cuốn lên đầu mình. Đồng bào tôi hỡi! Biết lấy gì để đè cho chặt những vết thương lòng sắp nổ tung theo những tiếng cười ăn mừng

        chiến thắng trên nấm mồ người dân Huế? Biết lấy gì xoa dịu nỗi đau của dân tôi khi đất nước vẫn còn những kẻ lãnh đạo thích thú ăn mừng trên xác người dân?

        Một nén hương đoàn kết thương yêu xin kính cẩn gửi về mộ phần cố đô Huế.

        Nam Dao (Adelaide)


        T_Q
















        Comment

        • #5

          Người đời thường nói:- Tốt khoe xấu che, Lữa không bao giờ gói được giấy, Dưới ánh mặt trời không có gì là bí mật, Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn xòn trơ trơ..
          ....
          "KIM TRONG BỌC CŨNG LÒI RA"
          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 23-04-2010, 05:31 PM.

          Comment

          • #6

            Huế Đau Thương
            [flash=Link]quality=high width=590 height=400 parameter=parameter_value[/flash]
            Trước hết là tôị ác về văn hóa của các quốc gia Cộng sản thống trị và văn hóa của nhân loại.

            Staline đã ra lịnh phá bỏ hàng trăm giáo đường của các tôn giáo taị Nga. Nhà độc tài Ceaucescu của Lỗ Ma Ni đã ra lịnh phá hủy trung tâm lịch sử Châu Âu đó là thành phố Bucaresti. Pol Pot đã cho tháo gỡ từng viên gạch của thành phố Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên. Trong cuộc cách mạng văn hoá, Hồng Vệ Binh của Mao đã phá hủy vô số kho tàng văn hóa vô gía của nhân dân Trung Hoa.
            Chúng tôi chỉ ghi lại tội ác của một số người được coi là linh hồn của các vụ tàn sát. Tuỳ theo mỗi chế độ, các phương tiện khủng bố được thi hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Xư bắn, xử treo cổ, nhận chìm trong nước, đánh bằng gậy gộc, dùng chất khí độc, cho chết đói, đưa đi lưu đày, gây ra tai nạn trong lúc đưa đi lưu đày, bắt đi bộ trên các quãng đường dài hàng trăm cây số, Lao động khổ sai, kiệt sức,...
            Chúng tôi thống kê danh sách con số người đã bị Cộng Sản giết chết. Đây chỉ là con số tối thiểu. Phải cần thời gian mới có thể đưa ra con số chính xác. Sau đây là con số người nạn nhân đã bị Cọng Sản giết chết :



            Trung Quốc= 65 triệu;
            Liên Xô = 20 triệu
            Bắc Hàn = 2 triệu;
            Miên = 2 triệu;
            Phi châu = 1,7 triệu;
            A phú Hãn = 1,5 triệu;
            Đông Âu = 1 triệu;
            Việt Nam = 1 triệu
            Trung Mỹ = 150 ngàn

            Các phong trào Cộng sản quốc tế, các đảng cộng sản đang nắm chính quyền: vài chục ngàn.

            Tổng số người chết lên đến con số gần 100 triệu.

            Nếu tính theo tỉ lệ thời gian thì Pol Pot đứng hàng đàu gây tội ác. Trong vòng 3 năm, Pol Pot đã tiêu diệt một phần tư dân số dân tộc Miên. Mao đã gây tội ác trầm trọng trong cuộc cách mạng văn hóa . Bàn tay của
            Lenine và Staline đẩm máu vì cái lô-gích tư tưởng của mình.

            Nếu chỉ suy tư về tội ác thì không thể nào đánh gía được phẩm chất chiều sâu của nó được. Công việc này phải được xét xử trên tiêu chuẩn khách quan và trên khía cạnh pháp lý.

            Taị tòa án Numberg vào năm 1945, các lãnh tụ Đức Quốc Xã đã bị kết án về tội diệt chủng trong thế chiến thứ hai căn cứ theo điều 6 của tòa án quốc tế. Điều luật này ghi 3 trọng tôị: chống lại hòa bình, tội ác gây ra

            trong chiến tranh và tội chống lại nhân loại.

            Nếu căn cứ vào điều luật thứ 6 này thì Lenine, Staline cũng như tất cả chính quyền Cộng sản đã gây ra tội ác đều phải bị kết án.

            Trần minh Tâm (phiên dịch )

            (Le Livre noir du communisme " , Xb Robert Laffont 1997)

            Nhìn Lại Tên CS Trung Quốc , Thầy của Cộng Sản VN hiện nay ,
            giết người khủng khiếp nhất




            Đã chỉnh sửa bởi ThienQuang; 30-04-2010, 03:42 PM.


            T_Q
















            Comment

            • #7

              Tám Nẻo Đường Thành


              Trầm Tử Thiêng

              Ca sĩ: Thanh Tuyền


              Bé thơ ơi ! Bé thơ ơi !
              Nín đi đừng khóc.
              Xót xa nhiều trào thêm nước mắt
              Chiến tranh nào mà không tan nát

              Khói lên cao trắng tay máu dân nghèo lơ láo.
              Mẹ bồng con giờ về đâu
              Nhìn vành tang con quấn ngang đầu

              Xác ai đây chết hôm qua đến nay còn thấy
              Vắt cơm gầy nằm trong gói giấy
              dưới chân tường nhà ai đang cháy.

              Ðốt đêm đen trái châu treo thay đèn lấp lánh
              Cầu chữ Y, Lộ Hàng Xanh
              Lửa bao thiêu tám nẻo đường thành

              Ðầu Xuân súng nổ reo rắc tóc tang
              Giờ đây nhúm lửa thiêu đốt phố phường
              Súng nào giết trẻ đêm đen
              Súng nào banh xác mẹ hiền
              Một lần đêm vài tang biến mộ dày thêm.

              Khóc quê hương suốt hai mươi năm ngoài lửa khói
              Cũng do một bàn tay anh mãi
              Nếu xa lạ thì không ai nói
              Ðếm đi anh ! Ðếm đi anh !
              Bao hồn oan đó
              Mộ chẳng sâu, cỏ chẳng xanh
              Người nghìn sau nhắc chuyện đường thành


              Link


              .
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                Trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Cộng Sản đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam Tuy Nhiên hai bên đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình

                Quân Cộng Sản gian tra tấn công đúng vào giao thừa để giành phần bất ngờ. Vì khi thoả thuận hưu chiến ,Quân lực VNCH có số đông được nghĩ phép về ăn tết với gia đình Chiến trường Huế, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. quân Cộng Sản bị đánh bật ra khỏi thành phố,

                -Sau Tết Mậu Thân 1968, Nhạc Sĩ

                Trầm Tử Thiêng đã sáng tác bài

                "Chuyện một chiếc cầu đã gẫy"

                để chia sẻ niềm đau với người dân xứ Huế, rất gần với quê hương ông, xứ Quảng Nam.

                Sau mấy lần trốn tránh vì bị kết án "nhạc sĩ phản động", Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã vượt biên,

                bị bắt tù, cuối cùng ông đã đến bến bờ Tự Do vào năm 1985.


                Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy

                Tác giả: Trầm Tử Thiêng

                Ca sỹ thể hiện : Thanh Thuy, Bang Tam

                [flash=Link]quality=high width=580 height=400 parameter=parameter_value[/flash]

                Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh
                Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
                Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
                Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình
                Niềm vui bao lâu ước mơ giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ
                Thỏa lòng người dân hằng chờ
                có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ

                Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
                Cầu đã đưa anh qua xới ruộng nâu
                Giờ êm ái quen nghe tiếng hò Ngự Bình
                Nước dưới cầu nước vẫn trong xanh
                như lòng người dân lành
                Cầu đưa ta đi sớm trưa
                tìm trong nắng mưa niềm vui ngày mùa
                Hết lòng gìn giữ nhịp cầu
                nối liền tình người đẹp đời mai sau

                Từng đoàn người dệt tương lai đi nắng về trưa
                Dập dìu trong tay chan chứa tình thương
                Cầu êm bóng xa xa nắng tre rập đường
                Áo trắng về trắng cầu quê hương
                Mỗi lần chiều tan trường
                Cầu quen đưa bao chuyến xe
                Nhiều khi vẫn nghe buồn vui tràn trề
                Âm thầm người đi, người về, trót ghi lời thề
                ngoài miền sơn khê

                Ngày nào cầu đã đưa anh qua phố tìm em
                Cầu đã đưa ta sang chỗ hẹn nhau
                Cầu tha thiết khuyên anh giữ trọn tình đầu
                Nước dưới cầu nước vẫn trong veo
                Như cuộc tình duyên nghèo
                Tình yêu ta như nước trong
                Dù qua mấy sông lòng vẫn một lòng
                Thương người nhìn qua đầu cầu
                Hứa hẹn ngọt ngào tình bền duyên lâu



                Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui
                Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.
                Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
                Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai
                tiếc thương lời vắn dài
                Vì sao không thương mến nhau
                còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
                Mối thù chờ sang ngày nào
                nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau
                Đã chỉnh sửa bởi ThienQuang; 22-04-2010, 01:17 PM.


                T_Q
















                Comment

                • #9

                  Tết Mậu thân...cộng sản đã đang tâm giết hại bao dân lành vô tội...vết thuơng chưa lành thì máu đỏ lại một lần nữa nhuộm đỏ non sông gieo bao đau thuơng tang tóc cho muôn dân..đã 34 năm trôi qua những đau thuơng ấy lại được khơi dậy mỗi khi ngày 30/4 trở về dường như tất cả những người miền nam gia đình nào cũng có những mất mát..Hôm nay đã 34 năm trôi qua mặc dù đã có rất nhiều những thành công gặt hái ở xứ người nhưng nỗi đau ấy vẫn âm ỉ và lại dấy lên mỗi khi nghe thấy hay nhìn thấy những đau thuơng mà người dân ở VN đang hứng chịu...mời các bạn xem 1 slide show nói lên nỗi lòng của người ở lại khi đưa tiễn con..em mình đi tìm bến bờ TỰ DO



                  [flash=Page not found]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]
                  Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 22-04-2010, 01:44 PM.

                  Comment

                  • #10

                    TRỞ VỀ

                    Một người linh trở về nhà đoàn tụ gia đình sau nhiều năm tham chiến ở Việt Nam. Từ san Francisco anh gọi điện về thăm hỏi gia đình.
                    - Cha mẹ ơi, con đang trở về nhà đây. Nhưng có điều con muốn xin phép cùng cha mẹ. con muốn dẫn bạn cùng về nhà mình.
                    - Ô`,được thôi con trai.Cha mẹ rất sẵn lòng đón tiếp bạn con.
                    - Nhưng có điều này cha mẹ nên biết:anh ấy bị thương khá nặng trong chiến tranh,mất cả cánh tay và đôi chân.Anh ấy ko còn chỗ nào để nương tựa, vì vậy co muốn anh ấy về sống cùng chúng ta.
                    - Cha mẹ rất tiếc khi nghe điều này,có thể chúng ta sẽ giúp anh ấy tìm được chỗ trú ngụ.
                    - Ô`,ko con muốn anh ấy ở cùng chúng ta kia.
                    - Con ko biết con đang đòi hỏi điều gì đâu con trai. Một người tàn tật như vậy sẽ là một gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta còn cuộc sống riêng tư chúng ta nữa chứ,ko thể để một điều như vậy chen vào cuộc sống của chúng ta được.Tốt hơn hết con quay về nhà và quên anh chàng ấy đi. Anh ta chắc sẽ tìm được cách tự kiếm sống thôi.
                    Nghe đến đó, người con trai gác máy. Vài ngày sau đó họ đột nhiên nhận được cú điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con trai đã chết sau khi ngã từ một tòa nhà cao tầng. Cảnh sát cho rằng đây là một vụ tự sát.
                    Người cha và mẹ đau buồn này vội vã bay đến San Francisco và được dẫn đến nhà táng thành phố để nhận xác con. Họ nhận ra anh ngay,nhưng họ cũng kinh hoàng nhận ra một điều khác cùng lúc. Con trai họ chỉ còn lại một tay và một chân.
                    ___________st___________
                    sigpic

                    Comment

                    • #11

                      Muốn viết thật nhiều...nhưng sao cứ thấy nghèn nghẹn!
                      Chiến tranh đi qua đã lâu rồi mà!
                      Sao....các pác, các chú ,các cô...gì đó vẫn còn hằn học với ngày 30-4 ghê thế !
                      Năm nay được nghỉ lễ 3 ngày là vui lắm!
                      Hạnh phúc của người nghèo đơn giản...thế thôi!
                      "Em cần bầu trời xanh trong sáng
                      Em cần mặt đất bình yên..."

                      sigpic

                      Comment

                      • #12

                        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hải vũ View Post
                        Muốn viết thật nhiều...nhưng sao cứ thấy nghèn nghẹn!
                        Chiến tranh đi qua đã lâu rồi mà!
                        Sao....các pác, các chú ,các cô...gì đó vẫn còn hằn học với ngày 30-4 ghê thế !
                        Năm nay được nghỉ lễ 3 ngày là vui lắm!
                        Hạnh phúc của người nghèo đơn giản...thế thôi!
                        "Em cần bầu trời xanh trong sáng
                        Em cần mặt đất bình yên..."
                        Đúng vậy ngày 30/4 của năm 1975 đã trôi qua 34 năm nhưng nỗi đau có lẽ không bao giờ hết...người ta nói nếu mình có đau bao tử mới cảm nhận được cái đau của người đang đau...cá nhân HB có lẽ cũng như bạn thôi... là một người ra đời sau này tuy nhiên những mất mát của gia đình thì không thể quên...người ta nói miếng ngon nhớ lâu niềm đau nhớ đời..tuy nhiên nỗi đau của cá nhận cũng không thể ví bằng nỗi đau của bao người con dân nước Việt đã bị và đang bị..Hạnh Phúc...thế nào là hạnh phúc..đối với mình chữ HẠNH PHÚC thật tròn đó là xung quanh mình ai nấy đều hạnh phúc..nhưng hãy nhìn xem quanh mình có bao nhiêu người hạnh phúc và bao nhiêu người đau khổ..?Bất cứ là ai dù là tôi hay là bạn thì cũng đều mơ về một bầu trời xanh và một chốn yên bình...đó là 2 chữ TỰ DO

                        Comment

                        • #13

                          TRỞ VỀ

                          Nhớ lại ngày trước sau ngày 30-4-1975, Tôi liều mình di tản, vượt biển, tìm tự do ,

                          bị Họ chửi bới thậm tệ là:" bọn du côn, bọn phản động, ăn bơ thừa sửa cặn của đế quốc, liếm gót đế quốc...".

                          nghĩ lại may mắn cho tôi là thoát được cái chết ,giữa biển khơi , và sống dưới một bầu trời Tự Do Nhân Quyền ,

                          Cơm No áo ấm ,

                          (Nhìn Hình ảnh thương đau những người dân sau hơn 34 năm

                          dưới chế độ thống trị của Cộng Sản , cả ngày tết đến cơm

                          không đủ ăn


                          may mắn Được Cứu Trợ... Hơn 2 Kgs Gạo. ăn tết )

                          Vừa rối " Phó Thủ tướng CSVN kiêm Bộ trưởng Ngoại

                          giao Phạm Gia Khiêm ra chiêu bài mới thực thi Nghị quyết

                          36",


                          nào là miễn thị thực gì đó khi về VN , uh còn thêm là có

                          quyền lấy quốc tịch Việt Nam ,


                          "Thu bao biển bạc, lòng chưa hả.
                          Góp núi tiền đô ($), dạ chẳng vừa"

                          Họ bên kia thì ra thêm những chiêu bài , chiêu dụ Họ bên này, đón gió thực thi dùm công tác,những con "chim hót trong lồng"

                          đánh động tình cảm với" Người việt hải ngoại "cây đa bến cũ,"" quê hương là chùm khế ngọt".

                          Quê hương là chùm khế ngọt

                          Cho con trèo hái mỗi ngày

                          Quê hương là đường đi học

                          Con về rợp bướm vàng bay

                          Quê hương là cầu tre nhỏ

                          Mẹ về nón lá nghiêng che

                          Là hương hoa đồng cỏ nội

                          Bay trong giấc ngủ đêm hè

                          Tôi có trở về không ,Quê hương tôi giờ cần phải có thuốc sát trùng để

                          tiêu diệt đám sâu bọ đục khoét "chùm khế ngọt " của tôi .

                          "quê hương chùm khế ngọt"

                          " Khá tê lòng nước, khế ta rao.

                          Kế khó lừa ai: có khế giàu!

                          Rát nuột non già khi ruột nát.

                          Đụng rả chùm tươi, đã rụng nhào.

                          khế đã hư rồi, đâu khá để.

                          Đã ngọt, trùng sâu, đọt ngả màu.

                          Ca đây: chùm khế, cây đa cũ.

                          Khế đỏ, nhiễm trùng, khó để lâu"

                          Hát Cho Những Bà Mẹ Việt Nam




                          [flash=4shared - free file sharing and storage]quality=high width=640 height=420 parameter=parameter_value[/flash]

                          Mẹ già bế con ngồi trên đường phố

                          Từng chiều xót xa , trời nắng trời mưa



                          Bao nhiêu hàm Oan ,giăng bạt che dầu



                          trời cao nào có thấy , Mẹ ngồi như cỏ cây

                          Từ ngày chiến tranh tàn theo ngày tháng



                          tưởng rằng sẽ không còn nỗi nghiệt Oan

                          nhưng sao mẹ yên vẩn cỏn đau buồn



                          Nhà xưa giặc đã cướp, đuổi mẹ ra bãi hoang ,

                          Mẹ tìm lên phố , về giữa vườn hoa , theo mòn trong ánh nắng



                          giữa dòng đời phôi pha , Mẹ mặc áo trắng chỉ thiếu vành tang



                          giữa vòng dây dã thú , mặt trời che khuất mù ,



                          Mẹ đòi công lý giữa chốn thành đô ,



                          hãy trả tôi tiếng nói , của vạn người dân oan

                          Cuộc đời khao khát , một chút bình an

                          sẽ vùng lên buất khuất vì một ngày Việt Nam







                          sẽ đập tan áp bức ,vì một ngày Việt Nam



                          Đau thương cho các bà mẹ, Lúc CS còn suy yếu

                          phải sơ tán chui vào nhà dân vừa có

                          nơi nương tựa, trốn tránh và vừa nằm vùng ngay trong nhà

                          Với chiêu bài tam cùng ( cùng ăn-cùng ở-cùng làm),

                          Các bà mẹ đã chứa chấp cho ăn cho trốn tránh , Con trai của

                          mình cũng bỏ mạng cho Đảng ,





                          để giở này Mẹ chịu khổ cực đứng suốt ngày dưới nắng mưa

                          đòi công lý, đòi đất đói nhà , giờ mới thấm thía " miệng lằn

                          lưỡi mối" với luận điệu chính sách tam cùng ( cùng ăn-cùng

                          ở-cùng làm), và cũng hiểu thế nào là

                          " nuôi ong tay áo,


                          Đã chỉnh sửa bởi ThienQuang; 23-04-2010, 02:34 PM.


                          T_Q
















                          Comment

                          • #14

                            Nhà tôi có 2 người chết trong tay Việt minh
                            Ông Cố ngoại từ Hà nội về thăm quê, thấy cả làng đang bị Tây tra hỏi, đứng ra làm thông dịch viên giùm. Đêm đó bị Việt minh xử tử trên cầu, gắn trên ngực mảnh giấy "Việt gian!". Nghe Bà Ngoại tôi kể lại Ông cố Ngoại tôi không bao giờ làm chính trị, cả đời đi học và làm trên Hà nội. Việt minh nghi là Ông Cố ngoại tôi dẫn Tây về hạch hỏi dân làng...Việt minh họ có suy nghĩ lạ lắm, thà giết lầm còn hơn là tha lầm. Họ có quan niệm rằng "không có đánh cho có, có đánh cho chừa, chừa rồi đánh cho chết!" Dã man!

                            Cậu tôi, vừa mới học ra trường, chưa một lần cầm súng mà đã bị bắt đi học tập cài tạo. Cậu vượt ngục và có lẽ bị bắn chết cùng với 4 người khác. Tất cả đều mất xác...Ai là người chịu trách nhiệm cho những mất mát của gia đình tôi?

                            Và còn....bao nhiêu gia đình mất người thân trên biển? Trong cuộc nội chiến với chiêu bài thống nhất đất nước? Họ chiếm được miền Nam rồi thì dân miền Nam phải di tản...Hãy nhìn lại đi, đất đai, nhà cửa Sài gòn, những chỗ ngon lành, bây giờ ai làm chủ? Toàn là Bắc kỳ 75 cả. Những miếng đất tiền tỉ đổ ra chưa chắc đã mua nổi, ai đang làm chủ?

                            Còn căn nhà thân thương của tôi, nơi tôi lớn lên ở đó nữa...Ngày ra đi phải hiến cho nhà nước...Buổi sáng trước ngày đi, tôi sờ từng cánh cứa, rờ khắp những bức tường và khóc rũ ra...Rồi thì cũng mất!

                            Cảm giác mất mát đó ai sẽ làm nó dịu đi????????????????????????

                            Comment

                            • #15




                              .


                              .
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom