THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1945)
Hình ảnh:
Trăng:
"Em ở mình đây nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngõ gió mênh mông..." (Hoa với rượu – Nguyễn Bính)
"Đêm nay ngồi khóc trong trăng lạnh
Trăng đắm chìm đi gió thở dài" (Diệu vợi – Nguyễn Bính)
"Hồn tôi giếng ngọt trong veo
Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh.” (Tình tôi – Nguyễn Bính)
"Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!” (Nguyệt cầm – Xuân Diệu)
"Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay"
"Những lời huyền bí toả lên trăng,
Những ý bao la rủ xuống trần"
"Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãi
Dấu bàn tay ấy ở trên tay" (Với bàn tay ấy – Xuân Diệu)
"Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu" (Yêu – Xuân Diệu)
"Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng"
"Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng”
"Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành" (Đêm trăng đường Láng – Xuân Diệu)
"Trăng còn đợi gió chưa lên,
Hay là trăng đã tròn trên mái rồi?" (Hỏi – Xuân Diệu)
"Trăng ở đó. Đất vườn thêu bóng lá.
Trời trên kia vàng mạ, sáng như băng” (Hoa đêm – Xuân Diệu)
"Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ,
Và trong gió phất phơ đi có bạn...” (Đa tình – Xuân Diệu)
"Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!"
"Chớ đạp hồn em!
Trăng về viễn xứ
Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn.
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo trăng từ biển thổi qua non” (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
"Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm.
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự" (Giục giã – Xuân Diệu)
"Và đêm nay lòng tôi lạnh lẽo...
Như sáng trăng trên mặt nước thu lờ" (Thở than – Xuân Diệu)
"Biết là trăng giữa cỏ
Rải những cọng rơm vàng
Biết là trăng trên trời
Đang rắc hoa liền cánh"
"Anh nhắc em : "Trăng sáng"
Anh gọi em: "Trăng ngà" (Trăng sáng – Xuân Diệu)
"Nếu anh tả biển bây giờ
Thì trăng kia cũng đợi chờ tả trăng” (Trăng khuya trên Hắc Hải)
"Đời mất về đâu hỡi tháng năm?
Xuân không mọc nữa với trăng rằm!” (Buồn – Huy Cận)
"Canh khuya tạnh vắng bên cồn,
Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang" (Thuyền đi – Huy Cận)
"Cận mới về thăm quê Nghệ Tĩnh
Gặp tuần trăng sáng ngẩn ngơ trăng” (Diệu ơi ! Diệu đã về yên tịnh)
"Mẹ ơi! Cho con mặt trăng!
Bé nhìn mặt mẹ, tay dang hái trời.
Hoa trăng nở sáng ngời ngời.
Trăng theo bóng mẹ, trăng ngồi bên con.
Mẹ là trăng, con bá cổ hôn;
Con là trăng nở, mẹ ôm vào lòng.
Mẹ đùa con dưới trăng trong,
Trăng cao con với, mẹ bồng lên cao.
Bé đà hái được trăng nào
Mà nghe lòng mẹ rào rào cánh trăng” (Em bé và mặt trăng – Huy Cận)
"Và trăng lu xế nửa mái tình sầu,
Gió than thở biết mấy lời van vỉ?" (Tình tự - Huy Cận)
"Tiếc gì em, nửa đường tơ!
Cho hoa quên nở, trăng mờ quạnh soi...” (Đã khuya rồi – Lưu Trọng Lư)
"Hôm ấy trăng thu rụng dưới cầu,
Em cười, em nói suốt trăng thâu” (Tình điên – Lưu Trọng Lư)
"Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối?"
"Trăng nội vẫn mơ màng
Trên những vòng tóc rối?" (Còn chi nữa – Lưu Trọng Lư)
"Tình em như tuyết vương chân ngựa
Hoặc có vừng trăng muôn dặm soi” (Lòng cô phụ - Lưu Trọng Lư)
"Đêm khuya trăng động trong cây lá,
Vò võ ta se mấy đoạn sầu” (Một chút tình – Lưu Trọng Lư)
"Đủng đỉnh chiếc thuyền con
Trăng lên đầy ngọn núi” (Trăng lên – Lưu Trọng Lư)
"Hôm ni hôm nớ mong rồi đợi
Trăng nở đầy buồng, người ở đâu?” (Đợi – Lưu Trọng Lư)
"Vầng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ” (Thơ sầu rụng – Lưu Trọng Lư)
"Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?” (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
"Mưa mãi mưa hoài!
Lòng biết thương ai!
Trăng lạnh về non không trở lại...” (Mưa… Mưa mãi – Lưu Trọng Lư)
"Chừ đây đêm hãy đầy sương,
Con thuyền còn buộc, trăng buông lạnh lùng!
Chừ đây trăng nước não nùng,
Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn" (Giang hồ - Lưu Trọng Lư)
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?” (Nhớ rừng – Thế Lữ)
"Đêm qua trăng khóc trên trời
Để cho nước mắt nó rơi trên cành" (Mấy vần ngây thơ – Thế Lữ)
"Thấp thoáng trông như thấy cả vườn xuân
Với trăng khóm thuỷ tiên trong lòng chén" (Hoa thủy tiên – Thế Lữ)
"Ngón tay rung, rung động cả đêm sương,
Khiến trăng nước đắm mơ hồn li biệt” (Đàn nguyệt – Thế Lữ)
"Trời khuya rạng rỡ đìu hiu
Bỗng nghe lọt tiếng sáo diều trong trăng” (Thức giấc – Thế Lữ)
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
"Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu,
Đợi gió đông về để lả lõi" (Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử)
<DIR>
<DIR>
Một số bài thơ khác của Xuân Diệu có hình ảnh trăng : Nguyện, Tình mai sau, Biệt ly êm ái, Bến thần tiên, Đàn, Dấu nằm, Hoa ngọc trâm, Mặt em
Một số bài thơ khác của Huy Cận có hình ảnh trăng : Xem trăng Tề Bạch Bạch, Nhà thơ dân gian, Chiều xưa
Một số bài thơ khác có hình ảnh trăng: Mây (Lưu Trọng Lư)</DIR></DIR>
Bốn mùa dưới mắt các thi nhân là đây:
Xuân
"Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành" (Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính)
"Hoa đi đón rước bao nhiêu bướm
Từ bướm xuân xanh đến bướm già" (Hương cồ nhân – Nguyễn Bính)
"Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu" (Xuân đầu – Xuân Diệu)
"Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao,
Cây vàng rung nắng lá xôn xao,
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát cành đào" (Nụ cười xuân – Xuân Diệu)
"Đầu năm gió mát tựa hè
Nứt bung hoa gạo bốn bề trăng xuân” (Trăng Xuân – Huy Cận)
"Sáng nay gió loáng trên đường
Cây phơi phới lá, dễ thường sang xuân" (Sang xuân – Huy Cận)
"Trăng êm cho gió thanh tân;
Hương rừng tỉnh dậy ái ân xuống đồng.
Đêm nay, không khí say nồng,
Nghìn cây mở ngọn, muôn lòng hé phơi..." (Xuân ý – Huy Cận)
"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng,
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" (Chiều xuân – Anh Thơ)
"Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang" (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Hạ
"Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát,
Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời.
Gió nồng reo trên hồ sen rào rạt" (Hoài xuân – Thế Lữ)
Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng,
Gà gáy trong thôn những tiếng dài"
"Thời gian dừng bước trên đồng vắng,
Lá ngập ngừng sa, nhẹ lướt ao.
Như mơ đường khói trên đồng vắng,
Trường học làng kia tiếng trống vào" (Trưa hè – Bàng Bá Lân)
"Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,
Các bà già đưa võng hát thiu thiu.
Những đĩ con ngồi buôn lê bắt chấy,
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu" (Trưa hè – Anh Thơ)
"Bỗng một ngày hè hoa phượng thắm,
Nở đầy trong lá phượng xanh tươi” (Bao nhiêu đau khổ của trần gian trời đã dành riêng để tặng nàng – Nguyễn Bính)
"Ngoài đồng lúa một vài cô tát nýớc,
Múc trăng lên theo tiếng hát mõ màng"(Đêm hè - Anh Thõ)
"Sao bông phýợng nở trong màu biếc" (Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)
Thu
"Nước mát hơi thu thắm sắc trời
Trời xanh xanh ngát đượm hồng phai” (Vẻ đẹp thoáng qua – Thế Lữ)
"Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi độ-ng tiếng huyền” (Thơ duyên – Xuân Diệu)
"Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà
Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua" (Thu – Xuân Diệu)
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt lá vàng." (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
"Sắc trời trôi nhạt dưới khe;
Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.
Sầu thu lên vút song song.
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu" (Thu rừng – Huy Cận)
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
"Em vừa khoác nhiễu lam sương
Đã vân tím nhạt, chuyển sang lụa đào
Buồm bay hay cánh hải âu?
Nắng vàng thu hay nắng đầu xuân tươi?” (Thu Hạ Long – Lưu Trọng Lư)
"Tìm cho những cánh hoa đang rụng,
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!" (Thu – Chế Lan Viên)
Đông
"Tình em như tuyết giăng đầu núi,
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời." (Một mùa đông – Lưu Trọng Lư)
"Mùa đông đến tự hôm nào nhỉ?
Lá rụng bay đầy dưới mái hiên.
Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều,
Cây em đan hộ tấm tình yêu" (Đan áo – Lưu Trọng Lư)
"Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu,
Đợi gió đông về để lả lõi" (Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử)
Những sắc màu cuộc sống, sắc màu suy tý của con ngýời nay cũng khác lạ xýa:
"Sýõng hồng lan nhẹ trên sóng biếc,
Rặng lau già xào xạc tiếng reo" (Tiếng trúc tuyệt vời - Thế Lữ)
"Sột soạt gió trêu tà áo biếc"
"Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
"Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng" (Týõng tý - Nguyễn Bính)
"Hõn một loài hoa đã rụng cành,
Trong výờng sắc đỏ rủa màu xanh" (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Nói về Thơ Mới là nói về muôn ngàn cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái táo bạo, cái bất ngờ và cái sáng tạo đầy ngẫu hứng của thi nhân. Nếu phải liệt kê những cái mới đó thì quả là một điều khó khăn. Nhưng ta có thể tổng kết về một số điểm sau.
Đầu tiên, Thơ Mới đã lột xác khỏi lớp vỏ hình thức mà nó đã mang gần 1000 năm qua. Thơ không nhất thiết phải làm theo Đường luật, lục bát hay bất cứ một thể nhất định nào nữa. Một dòng thơ có thể có từ 3 đến 13 tiếng. Nhịp thơ có thể cứng lên, gãy đoạn trong một câu. Câu thơ có thể vắt từ dòng này qua dòng khác. Ta hãy xem thử những biểu hiện này qua ngòi bút của "nhà thõ Mới nhất trogn các nhà thõ Mới":
"Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.
Du khách đi. Du khách đã đi rồi” (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
Kế đến là những sáng tạo trong ý tưởng, những định nghĩa rất “Mới”:
"Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu" (Yêu – Xuân Diệu)
Hay:
"Tình chỉ đẹp khi tình dang dở,
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề"
Chưa hết, ta còn bắt gặp được những vần thơ hết sức táo bạo mà trong thơ ca cổ chắc chắn không thể có được:
"Đôi tay anh khẽ ôm mình
Lòng anh toả ấp thân hình sáng trong;
Tay em ôm ấp bên lòng
Thân em, nghìn tía muôn hồng cũng thua" (Thân em – Xuân Diệu)
Hay:
"Em hôn anh suốt một giờ
Anh hôn em mấy cho vừa lòng đau” (Hôn – Xuân Diệu)
Và còn đây:
"Anh thương em khi ngủ
Phong thái rất hồn nhiên" (Anh thương em khi ngủ - Xuân Diệu)
Ảnh hưởng của văn hóa Pháp là không thể phủ nhận, chính điều này đã tạo ra những tác phẩm có hơi hướng của Tây học. Lối thơ tả chân (Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Thu Hồng…) và lối thơ tượng trưng (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê…) là những điểm mới của văn học giai đoạn này.
Cảm nhận về đất trời, con ngýời, cuộc sống. Nhýng các nhà thõ của chúng ta lại có những cái nhìn hết sức độc đáo. Đôi khi có cả sự chuyển đổi các giác quan, thể hiện một cảm quan mạnh mẽ, độc đáo và sâu sắc đối với cuộc đời:
Anh đã về, em nghe dưới chân vang
Hoa lá nở với chuông rền giọng thắm (Tình tự - Huy Cận)
Sang đêm thuyền đã xa vời;
Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn.
Đếm giọt sương gieo,
Lắng nghe rĩ rầu giọng dế (Hồn nghệ sĩ – Lưu Trọng Lư)
Lắng nghe trăng giãi bên thềm,
Lắng nghe trăng giãi bên thềm... ái ân! (Bao la sầu – Lưu Trọng Lư)
Đầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương.
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo! (Say đi em – Vũ Hoàng Chương)
Mùa thu về nhẹ nhàng
Như tay ai dịu dàng (Trái thu – Tế Hanh)
"Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?" (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
"Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần" (Thơ duyên – Xuân Diệu)
"Không phải anh hôn đôi mắt
Anh hôn cái nhìn của em" (Hôn cái nhìn – Xuân Diệu)
"Tháng giêng ngon nhý một cặp môi gần" (Vội vàng - Xuân Diệu)
"Đã nghe rét mýớt luồn trong gió,
Đã vắng ngýời sang những chuyến đò" (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
"Không gian nhý có sợi tõ,
Býớc đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu" (Chiều - Xuân Diệu)
"Nó đýợm màu ly biệt,
Trời výõng hýõng biệt ly" (Viễn khách - Xuân Diệu)
"Ôi chiều buồn! Sao nắng quá mong manh!
Môi tái nhợt nào cýời mà héo vậy!" (Nhạc sầu - Xuân Diệu)
"Hồn em đã chín mấy mùa đau thýõng?
Tay em anh hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rõi" (Ngậm ngùi - Huy Cận)
Đến lúc này, Thơ Mới đã thât sự là một đứa con trưởng thành của nền văn học Việt Nam và đáng được ghi dấu vào quá trình phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Tuy nhiên, phát triển là một quá trình kế thừa và phát huy. Và sự phát triền của Thơ Mới cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Như một đứa trẻ đang lớn, lúc đầu Thơ Mới không thể tránh khỏi những ước muốn thoát ly khỏi Thơ cũ hoàn toàn, xây dựng một nền thơ ca hoàn toàn khác lạ. Đôi khi sự phản ứng thái quá trước những người bảo vệ Thơ cũ đã làm Thơ Mới đôi lúc trở nên thái quá. Tuy nhiên sau này, các nhà Thơ Mới cũng phải công nhận, "cái vui chiến thắng qua đi, chúng ta bắt đầu hối hận”. Bên cạnh các phong cách mới bây giờ còn cá những nhà thơ mang "cá tính Việt" đặc sắc, đại diện là Lưu Trọng Lư (sau này) và Nguyễn Bính:
"Thôn Đoàn ngồi nhớ thôn Đông,
Một ngýời chín nhớ mýời mong một ngýời"
"Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, býớm giang hồ gặp nhau? (Týõng tý - Nguyễn Bính)
Rất nhiều các hình ảnh cách diễn đạt trong thõ ca cổ hoặc văn học dân gian đã đựõc vận dụng một cách khéo léo.
"Hình ảnh kẻ chinh phu,
Trong lòng ngýời cô phụ" (Tiếng thu - Lýu Trọng Lý)
"Ly khách, ly khách con đýờng nhỏ..." (Tống biệt hành - Thâm Tâm)
Những rung động khẽ khàng của cuộc sống, nhịp đập và hõi thở của nó, luôn là nguồn cảm hứng và động lực tạo nên những độ rung trong ngòi bút của các nhà thõ Mới, những vần thõ hay và đẹp, những tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và đầy khao khát mang nghệ thuật góp cho đời.
Mọi chi tiết xin liên hệ tác giả : Lương Thế Huy - huylt88@yahoo.com
Bài viết này được gởi đến một số diễn đàn trên mạng của Việt Nạm
Nguồn tài liệu tổng hợp từ một số tài liệu sách báo và trang web. Cáo lỗi là tôi không nhớ rõ trang web nào. Tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề bản quyền có liên quan.
Hình ảnh:
Trăng:
"Em ở mình đây nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngõ gió mênh mông..." (Hoa với rượu – Nguyễn Bính)
"Đêm nay ngồi khóc trong trăng lạnh
Trăng đắm chìm đi gió thở dài" (Diệu vợi – Nguyễn Bính)
"Hồn tôi giếng ngọt trong veo
Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh.” (Tình tôi – Nguyễn Bính)
"Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!” (Nguyệt cầm – Xuân Diệu)
"Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay"
"Những lời huyền bí toả lên trăng,
Những ý bao la rủ xuống trần"
"Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãi
Dấu bàn tay ấy ở trên tay" (Với bàn tay ấy – Xuân Diệu)
"Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu" (Yêu – Xuân Diệu)
"Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng"
"Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng”
"Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành" (Đêm trăng đường Láng – Xuân Diệu)
"Trăng còn đợi gió chưa lên,
Hay là trăng đã tròn trên mái rồi?" (Hỏi – Xuân Diệu)
"Trăng ở đó. Đất vườn thêu bóng lá.
Trời trên kia vàng mạ, sáng như băng” (Hoa đêm – Xuân Diệu)
"Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ,
Và trong gió phất phơ đi có bạn...” (Đa tình – Xuân Diệu)
"Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!"
"Chớ đạp hồn em!
Trăng về viễn xứ
Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn.
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo trăng từ biển thổi qua non” (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
"Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm.
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự" (Giục giã – Xuân Diệu)
"Và đêm nay lòng tôi lạnh lẽo...
Như sáng trăng trên mặt nước thu lờ" (Thở than – Xuân Diệu)
"Biết là trăng giữa cỏ
Rải những cọng rơm vàng
Biết là trăng trên trời
Đang rắc hoa liền cánh"
"Anh nhắc em : "Trăng sáng"
Anh gọi em: "Trăng ngà" (Trăng sáng – Xuân Diệu)
"Nếu anh tả biển bây giờ
Thì trăng kia cũng đợi chờ tả trăng” (Trăng khuya trên Hắc Hải)
"Đời mất về đâu hỡi tháng năm?
Xuân không mọc nữa với trăng rằm!” (Buồn – Huy Cận)
"Canh khuya tạnh vắng bên cồn,
Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang" (Thuyền đi – Huy Cận)
"Cận mới về thăm quê Nghệ Tĩnh
Gặp tuần trăng sáng ngẩn ngơ trăng” (Diệu ơi ! Diệu đã về yên tịnh)
"Mẹ ơi! Cho con mặt trăng!
Bé nhìn mặt mẹ, tay dang hái trời.
Hoa trăng nở sáng ngời ngời.
Trăng theo bóng mẹ, trăng ngồi bên con.
Mẹ là trăng, con bá cổ hôn;
Con là trăng nở, mẹ ôm vào lòng.
Mẹ đùa con dưới trăng trong,
Trăng cao con với, mẹ bồng lên cao.
Bé đà hái được trăng nào
Mà nghe lòng mẹ rào rào cánh trăng” (Em bé và mặt trăng – Huy Cận)
"Và trăng lu xế nửa mái tình sầu,
Gió than thở biết mấy lời van vỉ?" (Tình tự - Huy Cận)
"Tiếc gì em, nửa đường tơ!
Cho hoa quên nở, trăng mờ quạnh soi...” (Đã khuya rồi – Lưu Trọng Lư)
"Hôm ấy trăng thu rụng dưới cầu,
Em cười, em nói suốt trăng thâu” (Tình điên – Lưu Trọng Lư)
"Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối?"
"Trăng nội vẫn mơ màng
Trên những vòng tóc rối?" (Còn chi nữa – Lưu Trọng Lư)
"Tình em như tuyết vương chân ngựa
Hoặc có vừng trăng muôn dặm soi” (Lòng cô phụ - Lưu Trọng Lư)
"Đêm khuya trăng động trong cây lá,
Vò võ ta se mấy đoạn sầu” (Một chút tình – Lưu Trọng Lư)
"Đủng đỉnh chiếc thuyền con
Trăng lên đầy ngọn núi” (Trăng lên – Lưu Trọng Lư)
"Hôm ni hôm nớ mong rồi đợi
Trăng nở đầy buồng, người ở đâu?” (Đợi – Lưu Trọng Lư)
"Vầng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ” (Thơ sầu rụng – Lưu Trọng Lư)
"Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?” (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
"Mưa mãi mưa hoài!
Lòng biết thương ai!
Trăng lạnh về non không trở lại...” (Mưa… Mưa mãi – Lưu Trọng Lư)
"Chừ đây đêm hãy đầy sương,
Con thuyền còn buộc, trăng buông lạnh lùng!
Chừ đây trăng nước não nùng,
Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn" (Giang hồ - Lưu Trọng Lư)
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?” (Nhớ rừng – Thế Lữ)
"Đêm qua trăng khóc trên trời
Để cho nước mắt nó rơi trên cành" (Mấy vần ngây thơ – Thế Lữ)
"Thấp thoáng trông như thấy cả vườn xuân
Với trăng khóm thuỷ tiên trong lòng chén" (Hoa thủy tiên – Thế Lữ)
"Ngón tay rung, rung động cả đêm sương,
Khiến trăng nước đắm mơ hồn li biệt” (Đàn nguyệt – Thế Lữ)
"Trời khuya rạng rỡ đìu hiu
Bỗng nghe lọt tiếng sáo diều trong trăng” (Thức giấc – Thế Lữ)
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
"Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu,
Đợi gió đông về để lả lõi" (Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử)
<DIR>
<DIR>
Một số bài thơ khác của Xuân Diệu có hình ảnh trăng : Nguyện, Tình mai sau, Biệt ly êm ái, Bến thần tiên, Đàn, Dấu nằm, Hoa ngọc trâm, Mặt em
Một số bài thơ khác của Huy Cận có hình ảnh trăng : Xem trăng Tề Bạch Bạch, Nhà thơ dân gian, Chiều xưa
Một số bài thơ khác có hình ảnh trăng: Mây (Lưu Trọng Lư)</DIR></DIR>
Bốn mùa dưới mắt các thi nhân là đây:
Xuân
"Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành" (Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính)
"Hoa đi đón rước bao nhiêu bướm
Từ bướm xuân xanh đến bướm già" (Hương cồ nhân – Nguyễn Bính)
"Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu" (Xuân đầu – Xuân Diệu)
"Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao,
Cây vàng rung nắng lá xôn xao,
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát cành đào" (Nụ cười xuân – Xuân Diệu)
"Đầu năm gió mát tựa hè
Nứt bung hoa gạo bốn bề trăng xuân” (Trăng Xuân – Huy Cận)
"Sáng nay gió loáng trên đường
Cây phơi phới lá, dễ thường sang xuân" (Sang xuân – Huy Cận)
"Trăng êm cho gió thanh tân;
Hương rừng tỉnh dậy ái ân xuống đồng.
Đêm nay, không khí say nồng,
Nghìn cây mở ngọn, muôn lòng hé phơi..." (Xuân ý – Huy Cận)
"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng,
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" (Chiều xuân – Anh Thơ)
"Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang" (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Hạ
"Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát,
Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời.
Gió nồng reo trên hồ sen rào rạt" (Hoài xuân – Thế Lữ)
Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng,
Gà gáy trong thôn những tiếng dài"
"Thời gian dừng bước trên đồng vắng,
Lá ngập ngừng sa, nhẹ lướt ao.
Như mơ đường khói trên đồng vắng,
Trường học làng kia tiếng trống vào" (Trưa hè – Bàng Bá Lân)
"Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,
Các bà già đưa võng hát thiu thiu.
Những đĩ con ngồi buôn lê bắt chấy,
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu" (Trưa hè – Anh Thơ)
"Bỗng một ngày hè hoa phượng thắm,
Nở đầy trong lá phượng xanh tươi” (Bao nhiêu đau khổ của trần gian trời đã dành riêng để tặng nàng – Nguyễn Bính)
"Ngoài đồng lúa một vài cô tát nýớc,
Múc trăng lên theo tiếng hát mõ màng"(Đêm hè - Anh Thõ)
"Sao bông phýợng nở trong màu biếc" (Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)
Thu
"Nước mát hơi thu thắm sắc trời
Trời xanh xanh ngát đượm hồng phai” (Vẻ đẹp thoáng qua – Thế Lữ)
"Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi độ-ng tiếng huyền” (Thơ duyên – Xuân Diệu)
"Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà
Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua" (Thu – Xuân Diệu)
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt lá vàng." (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
"Sắc trời trôi nhạt dưới khe;
Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.
Sầu thu lên vút song song.
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu" (Thu rừng – Huy Cận)
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
"Em vừa khoác nhiễu lam sương
Đã vân tím nhạt, chuyển sang lụa đào
Buồm bay hay cánh hải âu?
Nắng vàng thu hay nắng đầu xuân tươi?” (Thu Hạ Long – Lưu Trọng Lư)
"Tìm cho những cánh hoa đang rụng,
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!" (Thu – Chế Lan Viên)
Đông
"Tình em như tuyết giăng đầu núi,
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời." (Một mùa đông – Lưu Trọng Lư)
"Mùa đông đến tự hôm nào nhỉ?
Lá rụng bay đầy dưới mái hiên.
Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều,
Cây em đan hộ tấm tình yêu" (Đan áo – Lưu Trọng Lư)
"Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu,
Đợi gió đông về để lả lõi" (Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử)
Những sắc màu cuộc sống, sắc màu suy tý của con ngýời nay cũng khác lạ xýa:
"Sýõng hồng lan nhẹ trên sóng biếc,
Rặng lau già xào xạc tiếng reo" (Tiếng trúc tuyệt vời - Thế Lữ)
"Sột soạt gió trêu tà áo biếc"
"Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
"Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng" (Týõng tý - Nguyễn Bính)
"Hõn một loài hoa đã rụng cành,
Trong výờng sắc đỏ rủa màu xanh" (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Nói về Thơ Mới là nói về muôn ngàn cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái táo bạo, cái bất ngờ và cái sáng tạo đầy ngẫu hứng của thi nhân. Nếu phải liệt kê những cái mới đó thì quả là một điều khó khăn. Nhưng ta có thể tổng kết về một số điểm sau.
Đầu tiên, Thơ Mới đã lột xác khỏi lớp vỏ hình thức mà nó đã mang gần 1000 năm qua. Thơ không nhất thiết phải làm theo Đường luật, lục bát hay bất cứ một thể nhất định nào nữa. Một dòng thơ có thể có từ 3 đến 13 tiếng. Nhịp thơ có thể cứng lên, gãy đoạn trong một câu. Câu thơ có thể vắt từ dòng này qua dòng khác. Ta hãy xem thử những biểu hiện này qua ngòi bút của "nhà thõ Mới nhất trogn các nhà thõ Mới":
"Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.
Du khách đi. Du khách đã đi rồi” (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
Kế đến là những sáng tạo trong ý tưởng, những định nghĩa rất “Mới”:
"Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu" (Yêu – Xuân Diệu)
Hay:
"Tình chỉ đẹp khi tình dang dở,
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề"
Chưa hết, ta còn bắt gặp được những vần thơ hết sức táo bạo mà trong thơ ca cổ chắc chắn không thể có được:
"Đôi tay anh khẽ ôm mình
Lòng anh toả ấp thân hình sáng trong;
Tay em ôm ấp bên lòng
Thân em, nghìn tía muôn hồng cũng thua" (Thân em – Xuân Diệu)
Hay:
"Em hôn anh suốt một giờ
Anh hôn em mấy cho vừa lòng đau” (Hôn – Xuân Diệu)
Và còn đây:
"Anh thương em khi ngủ
Phong thái rất hồn nhiên" (Anh thương em khi ngủ - Xuân Diệu)
Ảnh hưởng của văn hóa Pháp là không thể phủ nhận, chính điều này đã tạo ra những tác phẩm có hơi hướng của Tây học. Lối thơ tả chân (Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Thu Hồng…) và lối thơ tượng trưng (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê…) là những điểm mới của văn học giai đoạn này.
Cảm nhận về đất trời, con ngýời, cuộc sống. Nhýng các nhà thõ của chúng ta lại có những cái nhìn hết sức độc đáo. Đôi khi có cả sự chuyển đổi các giác quan, thể hiện một cảm quan mạnh mẽ, độc đáo và sâu sắc đối với cuộc đời:
Anh đã về, em nghe dưới chân vang
Hoa lá nở với chuông rền giọng thắm (Tình tự - Huy Cận)
Sang đêm thuyền đã xa vời;
Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn.
Đếm giọt sương gieo,
Lắng nghe rĩ rầu giọng dế (Hồn nghệ sĩ – Lưu Trọng Lư)
Lắng nghe trăng giãi bên thềm,
Lắng nghe trăng giãi bên thềm... ái ân! (Bao la sầu – Lưu Trọng Lư)
Đầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương.
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo! (Say đi em – Vũ Hoàng Chương)
Mùa thu về nhẹ nhàng
Như tay ai dịu dàng (Trái thu – Tế Hanh)
"Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?" (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
"Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần" (Thơ duyên – Xuân Diệu)
"Không phải anh hôn đôi mắt
Anh hôn cái nhìn của em" (Hôn cái nhìn – Xuân Diệu)
"Tháng giêng ngon nhý một cặp môi gần" (Vội vàng - Xuân Diệu)
"Đã nghe rét mýớt luồn trong gió,
Đã vắng ngýời sang những chuyến đò" (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
"Không gian nhý có sợi tõ,
Býớc đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu" (Chiều - Xuân Diệu)
"Nó đýợm màu ly biệt,
Trời výõng hýõng biệt ly" (Viễn khách - Xuân Diệu)
"Ôi chiều buồn! Sao nắng quá mong manh!
Môi tái nhợt nào cýời mà héo vậy!" (Nhạc sầu - Xuân Diệu)
"Hồn em đã chín mấy mùa đau thýõng?
Tay em anh hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rõi" (Ngậm ngùi - Huy Cận)
Đến lúc này, Thơ Mới đã thât sự là một đứa con trưởng thành của nền văn học Việt Nam và đáng được ghi dấu vào quá trình phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Tuy nhiên, phát triển là một quá trình kế thừa và phát huy. Và sự phát triền của Thơ Mới cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Như một đứa trẻ đang lớn, lúc đầu Thơ Mới không thể tránh khỏi những ước muốn thoát ly khỏi Thơ cũ hoàn toàn, xây dựng một nền thơ ca hoàn toàn khác lạ. Đôi khi sự phản ứng thái quá trước những người bảo vệ Thơ cũ đã làm Thơ Mới đôi lúc trở nên thái quá. Tuy nhiên sau này, các nhà Thơ Mới cũng phải công nhận, "cái vui chiến thắng qua đi, chúng ta bắt đầu hối hận”. Bên cạnh các phong cách mới bây giờ còn cá những nhà thơ mang "cá tính Việt" đặc sắc, đại diện là Lưu Trọng Lư (sau này) và Nguyễn Bính:
"Thôn Đoàn ngồi nhớ thôn Đông,
Một ngýời chín nhớ mýời mong một ngýời"
"Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, býớm giang hồ gặp nhau? (Týõng tý - Nguyễn Bính)
Rất nhiều các hình ảnh cách diễn đạt trong thõ ca cổ hoặc văn học dân gian đã đựõc vận dụng một cách khéo léo.
"Hình ảnh kẻ chinh phu,
Trong lòng ngýời cô phụ" (Tiếng thu - Lýu Trọng Lý)
"Ly khách, ly khách con đýờng nhỏ..." (Tống biệt hành - Thâm Tâm)
Những rung động khẽ khàng của cuộc sống, nhịp đập và hõi thở của nó, luôn là nguồn cảm hứng và động lực tạo nên những độ rung trong ngòi bút của các nhà thõ Mới, những vần thõ hay và đẹp, những tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và đầy khao khát mang nghệ thuật góp cho đời.
Mọi chi tiết xin liên hệ tác giả : Lương Thế Huy - huylt88@yahoo.com
Bài viết này được gởi đến một số diễn đàn trên mạng của Việt Nạm
Nguồn tài liệu tổng hợp từ một số tài liệu sách báo và trang web. Cáo lỗi là tôi không nhớ rõ trang web nào. Tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề bản quyền có liên quan.