• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Vài suy ngẫm nhân ngày 30/4!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Vài suy ngẫm nhân ngày 30/4!

    Vài suy ngẫm nhân ngày 30/4!

    Nguyễn Chính

    Thấm thoát đã lại đến ngày 30 tháng 4. Tính đến nay (2010) đã là 35 năm trôi qua rồi. Vâng! 35 mùa lá rụng, 35 mùa cây xanh nảy lộc, đâm chồi. Đã từ lâu, cứ đến dịp này là tôi lại man mác buồn. Tôi lên mạng, vào các trang báo điện tử. Vẫn thế! Cùng là người Việt mình cả mà số người này cho 30/4 là ngày quốc hận, số người kia thì "mừng ngày đại thắng". Trong nước, trên màn hình lại là những thước phim đen trắng ầm ầm xe pháo, khói đạn mù trời, được phụ họa bởi những bài ca bừng bừng khí thế lợm tanh mùi máu…

    35 năm qua rồi! Thời gian đã lắng lại, cùng với thực tiễn trải nghiệm và những gì học hỏi được…, tất cả, đã cho tôi có cái nhìn tổng quan, bình tĩnh hơn, thấu đáo hơn, để càng yêu thương lắm mảnh đất hình chữ S của Tổ Quốc mình, mà một thời trở thành bãi chiến trường trong cuộc chiến nồi da, xáo thịt đầy u mê, oan nghiệt.

    Vâng! Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Đã qua 35 mùa xuân, nhưng đêm đêm giọt đàn bầu bi thương vẫn rơi xuống những khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Tôi bỗng nhớ đến cố nhạc sỹ Văn Cao, vào nửa đêm ngày 30/4/1975 ấy, tác giả Tiến quân ca , sau một thời gian dài không viết, đã lần đến bên cây đàn piano và trong bóng tối (ông không bật đèn) bài hát Ngày hòa bình đầu tiên đã ra đời, với giai điệu và ca từ xúc động đến rưng rưng Từ đây người biết thương người…

    Vâng! Thời gian có thể đã làm nhạt nhòa đi nhiều thứ, nhưng cái giá của cuộc chiến vô bổ và mù lòa ấy thì không thể lấy gì khỏa lấp được. Sự thức tỉnh về hậu quả và cái giá phải trả cho cuộc chiến ấy, trong ta vẫn đang còn day dứt chưa nguôi…

    Tôi cứ nghĩ, cùng với những bậc cao minh của các thế hệ trước, trách nhiệm của thế hệ "U 60" chúng ta, mỗi người theo cách của mình, đều nên góp phần lý giải để rút ra cho muôn đời con cháu bài học nằm lòng, về cuộc chiến ý thức hệ.

    Bài học ấy, như một nhà thơ đã đúc kết rất chính xác, đại ý rằng: Mọi cuộc chiến tranh đều không có kẻ thắng người thua, chỉ có NHÂN DÂN là người thất bại. Vâng! Đã 35 năm rồi, xin tất cả chúng ta hãy nhớ cho, không có Việt cộng, Việt trừ gì cả, không có ngụy có tà nào cả. Chỉ có những người lính đã ngã xuống vì những thứ đồ bỏ chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ chẳng ăn nhập gì với dân tộc, với đất nước. Cũng chính vì thứ lý luận phe phái, ý thức hệ quái đản ấy, mà chúng ta đã làm khổ nhau trong suốt hơn 1/3 thế kỷ rồi.

    Vâng! Xin hãy để những tháng năm (1954 – 1975) dằng dặc bi thương nhất trong lịch sử dân tộc ấy lụi tàn. Cứ đến dịp 30 tháng 4, đêm đêm tôi vẫn thường tự véo tai mình[1] để luôn tỉnh, thật tỉnh mà nhớ rằng, mình là người Việt Nam bằng xương, bằng thịt. Cũng như tất cả con dân đất Việt chúng ta dù ở góc bể chân trời nào, cũng đều là người Việt Nam bằng xương, bằng thịt. Để mà, dây bầu, dây bí thương nhau, cùng trí tuệ tránh xa những cuộc đụng đầu lịch sử vì thứ chủ thuyết khốn nạn, lạc loài, xa lạ với truyền thống và văn hóa con Hồng, cháu Lạc của một đất nước mấy ngàn năm văn hiến. Mong lắm thay!


    © 2010 Nguyễn Chính
    © 2010 talawas

    [1] Thơ Vũ Duy Chu
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
  • #2

    MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN





    .


    ĐẤT NƯỚC





    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ĐẤT NƯỚC LỜI RU - Văn Thành Nho - Anh Thơ





      .CO thích bài này !
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-04-2010, 07:47 PM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        30_04 , Xin cùng cầu nguyện cho dân oan nước tôi



        Tiếng Dân Kêu



        Tưởng đã hết rồi một thời oan khuất
        Bao năm qua từ một chốn quê nghèo
        Vẫn còn sao những Thị Nở, Chí Phèo
        Những chị Dậu , những Lý Cường , Bá Kiến
        Đất nước tôi tan rồi mùa chinh chiến
        Nhưng độc tài đảng trị lại lên ngôi
        Một lũ cường quyền tàn phá nước tôi
        Đưa dân đen đến tận cùng nghèo túng
        Coi đất nước như là riêng của chúng
        Cúc cung dâng đất ,biển đến quan thầy
        Chúng van xin như một lũ ăn mày
        Rằng đổi mới quay về ôm chân Mỹ
        Khi đất nước đã không còn công lý
        Trời ở đâu ? Nhìn xuống đám dân oan
        Bọn cường quyền vơ vét chặt túi tham
        Sống chết - mặc! Đô La tao bỏ túi
        Đất nước tôi sao vẫn còn tăm tối
        Bọn cầm quyền quyết bám lấy quê hương
        Đó rừng vàng biển bạc đất kim cương
        Chúng đuổi dân giành nhau mà chia đất
        Dân nước tôi nay vẫn còn ngơ ngác
        Khi tỉnh ra thì đã trắng tay rồi
        Kẻ giàu sang, người nghèo túng kệ đời
        Bọn quan tham Đảng mặc tình vơ vét
        Lũ sâu bọ vẫn thản nhiên đục khoét
        Ba mươi năm quê Mẹ quá điêu tàn
        Từ khắp nơi bao nhiêu lớp dân oan
        Biết kêu ai ? Trời cao ơi có thấu
        Đơn khiếu kiện thấm bao nhiêu xương máu
        Của dân tôi chịu đựng đã bao đời
        Khi oan khiên phải được thét nên lời
        Ông ở đâu ? những Bao Công thời đại
        Đoàn dân oan cùng nhau đoàn kết lại
        Quyết đi tìm công lý với tự do
        Quyền con người không hỏi chẳng ai cho
        Dân như nước đến bao lâu thuyền lật
        Sao có thể lấy tay che sự thật
        Bọn cầm quyền bưng tai điếc giả ngơ
        Dân oan ơi , còn đợi đến bao giờ
        Giữa đêm đen chúng thẳng tay đàn áp
        Bọn công an đầu trâu như bão táp
        Dùng hơi cay võ lực bắt dân oan
        Người với người đối xử quá dã man
        Trên thế giới có nơi nào như vậy
        Hãy tin rằng sẽ có ngày bão dậy
        Nổi sóng lên tiêu diệt lũ quan ôn
        Đất nước tôi cuộn lửa Thiên An Môn
        Bây sẽ biết sức dân là sức nước.


        (Cao Nguyên)




        T_Q
















        Comment

        • #5

          ĐỌC CHO BIẾT :


          Sẽ có hàng trăm lao động Trung Quốc tại Nhân Cơ


          Công trình xây dựng nhà máy sản xuất alumin từ quặng bauxite thứ hai của Việt Nam vừa chính thức khởi công sáng Chủ nhật 28/02 tại Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông.

          Lãnh đạo Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ cho hay công trình xây dựng này lúc cao điểm sẽ có 600-700 lao động nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

          Dự án sản xuất alumin Nhân Cơ, do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư, sẽ gồm hai nhà máy được xây dựng trên diện tích 850ha, chưa bao gồm phần khai thác mỏ.

          Đó là nhà máy tuyển quặng bauxite, công suất giai đoạn một là 1,65 triệu tấn quặng tinh khô/năm; và nhà máy sản xuất alumin, công suất 650.000 tấn/năm.

          Tổng vốn đầu tư hai nhà máy xấp xỉ 12.000 tỷ đồng.

          Riêng nhà máy sản xuất alumin có tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, do nhà thầu CHALIECO (Trung Quốc) xây dựng và cung cấp thiết bị, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2012.

          Việc lao động nước ngoài, nhất là lao động phổ thông Trung Quốc, có mặt với số lượng lớn trong các công trình trọng điểm ở Việt Nam, lâu nay đã khiến dư luận bức xúc.

          Trong dự án Nhân Cơ lần này, giới hữu trách khẳng định sẽ siết chặt quản lý người nước ngoài.

          Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Trần Phương, phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, cho biết "tỉnh đã có nhiều kinh nghiệm quản lý người nước ngoài bởi phần lớn các dự án thủy điện đã và đang thực hiện trên địa bàn đều mua thiết bị từ Trung Quốc và do các chuyên gia đến từ nước này hướng dẫn lắp đặt, vận hành".

          Ông Bùi Quang Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ, thì nói với Đài Tiếng nói Việt Nam: "Dự án alumin Nhân Cơ là dự án 100% vốn của Việt Nam, và không liên danh liên kết với bất cứ nước nào."

          "Sau hai năm xây dựng, toàn bộ người nước ngoài sẽ về nước, dự án sẽ hoàn toàn do người Việt Nam đảm nhận, quản lý."

          Ông Tiến khẳng định công ty đã có nhiều "quy chế chặt chẽ" đối với người nước ngoài tới đây làm việc.

          Dự án tranh cãi

          Đây là công trình khai thác bauxite và sản xuất alumin thứ hai trong nước, sau dự án Tân Rai, Lâm Đồng. Dự án Tân Rai cũng do TKV là chủ đầu tư.

          Tại dự án Nhân Cơ, hiện TKV chỉ cung cấp được 20%-30% tổng vốn cần có, số còn lại là vốn vay trong và ngoài nước.

          Bộ Công thương Việt Nam khẳng định cả hai dự án Nhân Cơ và Tân Rai đều mang tính "thí điểm".

          Giai đoạn 2011-2015 việc khai thác và sản xuất bauxite mới đi vào chiều sâu, với ba dự án alumina tại Đăk Nông. Các dự án này có tên Đăk Nông 2 – 3 – 4, công suất dự kiến 4,5 cho đến 6 triệu tấn alumina mỗi năm.

          Theo đánh giá của Bộ Công thương, trữ lượng bauxite của Việt Nam khoảng 5,4 tỷ tấn.

          Các nhà quản lý dự án Nhân Cơ hy vọng nhà máy này khi hoạt động sẽ thu về khoảng 211 triệu đôla/năm, tạo việc làm trực tiếp cho 1.350 người và gián tiếp cho trên 12.000 lao động khác.

          Chủ đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt tại Việt Nam.

          Một số cựu tướng lãnh quân đội, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, đã viết thư yêu cầu ngừng dự án.

          Một trong các quan ngại là vùng Tây Nguyên, khu vực được cho la có vị trí xung yếu, sẽ mất an ninh khi có quá nhiều công nhân nước ngoài.


          Theo BBC


          Tin liên quan CLICK vào )

          Ngày 28/02 khởi công xây dựng nhà máy Alumium Nhân Cơ tại ĐăkNông. Nhà nước và dư luận vẫn còn bất đồng chính kiến

          Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh:Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc.

          Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng nguyên liệu dài hạn là đặc biệt nguy hiểm với an ninh quốc gia"

          Tan nát vùng biên vì quặng Bauxite

          "Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông"- Họa mất nước đơn giản từ đấy mà ra


          .
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 27-04-2010, 07:12 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu
            về cuộc chiến, là khi nó kết thúc thì hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn

            -Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng đế quốc Mỹ
            ĐỌC CHO BIẾT :


            Bi kịch của cuộc chiến

            35 năm sau chiến tranh, dù không thể xóa bỏ được bi kịch của cuộc chiến, nhưng từ chỗ ở hai chiến tuyến, ngày nay, những người lính Việt Nam và Mỹ đang cố gắng khép lại quá khứ để hướng tới tương lai.




            Cựu chiến binh Daniel Tucker cầm cuốn hồi ký nhớ lại những địa điểm để xác định nơi mai táng bộ đội Việt Nam.

            Giữa tháng 3/2010, những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến Khe Sanh và Huế đã đến tận chiến trường cũ để tận tay xác định lại nơi chôn cất những người lính Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh.

            Đèo Phước Tượng (Thừa Thiên - Huế), nơi Quốc lộ 1A chạy vắt qua, từng là căn cứ pháo binh Tomahawk của Mỹ hơn 40 năm về trước. Ông Daniel Tucker trong một trận đánh đêm 18, rạng ngày 19/6/1969 đã trở thành chỉ huy bất đắc dĩ vì cấp trên của ông bị chết. Trong trận đánh này, kế hoạch đánh úp của bộ đội đặc công Việt Nam không thành nên đã bị tốn thất lớn. Sau thời điểm tàn khốc nhất của trận đánh, chính ông đã làm công việc chôn cất 27 người lính phía bên kia.




            Daniel bên trái cùng những người bạn của mình không quản ngại gian khổ đi tìm vị trí mai táng bộ đội Việt Nam.

            Sau khi chiến tranh kết thúc, ông luôn nghĩ cuộc sống của mình mất cân bằng như thể chiếc xe đạp chỉ có một bánh. Chỉ đến khi quay trở lại để chỉ cho những người Việt Nam ngôi mộ tập thể, Daniel Tucker mới cảm thấy cuộc sống của mình trọn vẹn hơn.

            Ông Daniel Tucker, Ủy viên Chương trình Sáng kiến Cựu chiến binh thuộc tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi đã chôn cất họ trong phạm vi đồn trú và chọn khoảnh đất nơi những người lính của tôi sẽ không phải bước qua đó. Tôi trực tiếp ra lệnh, không ai được lấy bất cứ đồ vật gì của những người lính đó để làm kỷ niệm. Và chúng tôi đã chôn cất họ nguyên vẹn như lúc chúng tôi tìm thấy họ”.
            Chúng tôi xếp 6 người thành 1 hàng dài và tiếp theo là 6 người nữa. Theo cách đó, chúng tôi xếp 2 lớp, mỗi lớp 12 người chồng lên nhau, và lớp trên cùng là 3 người. Tất cả 27 người theo như trí nhớ của tôi.
            Tôi cầu Chúa việc làm của chúng tôi ngày hôm nay sẽ khép lại quá khứ đau thương, nghi kỵ và làm cho gia đình những người lính chưa tìm thấy thấy hài cốt người thân của mình có thể sẽ hướng tới được tương lai.




            Sau khi xác định được vị trí, Daniel cầu mong những chiến sĩ đã hi sinh được an lành.

            Năm 1967, lính Mỹ được chào đón nồng nhiệt khi đến Khe Sanh. Và những gì khốc liệt nhất, tàn bạo nhất của cuộc chiến đã xảy ra tại nơi này trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Sile Singo đã cay đắng nói rằng: “Tuy chúng ta đã ném cả danh dự nước Mỹ để giữ lấy Khe Sanh và bắt Hội đồng liên quân cam kết bằng máu, nhưng cuối cùng vẫn phải rút chạy”.

            Người Mỹ rút chạy, nhưng bi kịch cuộc chiến vẫn còn. Hơn bốn chục năm sau, chính những người lính Mỹ đã từng tham chiến ở Khe Sanh đã đến đây để tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh còn chưa liền sẹo.

            Gary Jones, Chủ nhiệm Ủy ban toàn quốc về tù binh và người mất tích thuộc Tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” cho biết: “Chính người lính đã chiến đấu ở đây trong chiến tranh cung cấp cho chúng tôi bản đồ này. Đó là một nhân viên sửa chữa đường băng, hồi đó anh ta có nhiệm vụ đào huyệt để chôn cất bộ đội Việt Nam. Chính anh ấy đã vẽ sơ đồ này và bạn của anh ấy đã có mặt ở đây để so sánh giữa những chi tiết trên bản đồ và thực địa. Và anh ấy đã tả ngôi mộ nằm ở đoạn cuối đường băng chỗ máy bay quay đầu khoảng 3-4m và dưới độ sâu từ 3-4m. Năm ngoái, tôi cùng với những cựu chiến binh đó quay lại và chúng tôi đứng ở cuối đường băng này. Tôi nghĩ rằng, hiện chúng ta đang đứng trên nơi an nghỉ của những người lính VN”.

            Kể từ năm 2008, ngay sau khi có hồ sơ do tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” cung cấp, công tác tìm kiếm đã được tỉnh Quảng Trị tiến hành. Hơn 5.000m2 ở đoạn cuối của sân bay Tà Cơn đã được xới lên, nhưng vẫn chưa có một hài cốt nào được tìm thấy. Và chính những cựu chiến binh Mỹ cảm thấy rất buồn.

            Công việc tiệc tìm kiếm hài cốt những người lính hy sinh của cả 2 bên vẫn đang được tiếp tục, cho dù công việc này ngày càng khó khăn hơn...




            Tác giả : Ngọc Hà
            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 27-04-2010, 09:06 PM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom