• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Vì sao dân nhập cư châu Á thành đạt tại Mỹ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Vì sao dân nhập cư châu Á thành đạt tại Mỹ

    Vì sao dân nhập cư châu Á thành đạt tại Mỹ

    Có lẽ, ai cũng biết về sự thần kỳ châu Á diễn ra chính châu lục này - sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên quá nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, châu Á còn có một sự thần kỳ khác, hơi có phần kém nổi tiếng hơn, đang diễn ra trên đất Mỹ.


    Nhiều người châu Á nhập cư vào Mỹ, ban đầu không một xu dính túi và phải làm những công việc có thu nhập thấp, ít có cơ hội tiến bộ, giờ đây đã nằm trong tầng lớp giàu và có học vấn cao nhất tại quốc gia này. Cho dù đó là người Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan, họ đều là những người thành đạt bằng con đường học tập và lao động vất vả.Đôi khi, cộng đồng người châu Á nhập cư vào Mỹ được coi là “cộng đồng thiểu số kiểu mẫu”, là hình mẫu của sự hội nhập và trái ngược với những vấn đề kinh tế và xã hội mà những người Mỹ Latin hay người da màu nhập cư đang phải đối mặt.

    Theo điều tra dân số năm 2005 của Mỹ, thu nhập hộ gia đình bình quân của người châu Á tại nước này gần gấp đôi so với thu nhập những gia đình da màu nhập cư, và cao hơn đáng kể so với thu nhập của các hộ da đình người da trắng. Người châu Á có tỷ lệ học đại học cao hơn và có cơ hội lớn hơn trong việc có được một công việc quản lý hoặc chuyên môn.“Người châu Á nhấn mạnh vào việc học để phục vụ cho nghề nghiệp. Họ tập trung vào những lĩnh vực sẽ có ích cho cuộc sống sau này của họ, thay vì chỉ học để mà học,” Henry Tang, người từng làm cho một ngân hàng đầu tư, đồng thời là người sáng lập ra Ủy ban 100, một tổ chức uy tín của người Mỹ gốc Hoa tại Trung Quốc, nói. Do đó, nhiều người nhập cư châu Á cảm thấy áp lực buộc phải có bằng cấp trong những lĩnh vực như công nghệ, luật, dược, hay tài chính.

    Ngoài ra, do rào cản ngôn ngữ, còn có một xu hướng khác, trong đó người châu Á trở thành các chủ doanh nghiệp và mở các cửa hàng hay công ty nhỏ của riêng họ. Người châu Á tại Mỹ đã thành công tới mức họ được coi là những người Do Thái mới, theo Howard Winant, một chuyên gia của Đại học California.Một ví dụ về sự thành công của người nhập cư châu Á vào Mỹ là Shashi Anand. Nhập cư vào Mỹ vào năm 1975 khi còn là một góa phụ mới 25 tuổi, với hai cô con gái và 80 USD trong túi, trình độ học vấn phổ thông. Giờ đây, bà đã là chủ một công ty sản xuất quần áo trẻ em có tên Simonia Fashions với mức doanh thu hàng năm từ 18 đến 20 triệu USD.

    Shashi Anand cho rằng, thành công của người nhập cư châu Á rõ ràng xuất phát từ yếu tố văn hóa. Bà nói: “Khi bạn sinh ra trong một ra đình châu Á, bạn sẽ nghĩ rằng, khi kiếm được 200 USD, bạn sẽ phải gửi về nhà 50 USD. Khi ăn tại một nhà hàng, bạn sẽ ăn vừa phải hơn để có tiền gửi tiền về nhà. Bạn phải làm việc cố gắng để tiết kiệm tiền để có được cuộc sống tốt đẹp. Người da trắng luôn tiêu hết sạch tiền vào mỗi dịp cuối tuần.”
    Amit Sinha, một phó chủ tịch mới 29 tuổi của JP Morgan, người rời Mumbai, Ấn Độ để tới Mỹ học đại học bằng học bổng khi mới 18 tuổi, lại cho rằng: “Thành công của người châu Á tại Mỹ không phải là do yếu tố tâm lý, mà do môi trường mà họ sống và làm việc tại đất nước này.”

    Những người đã làm việc lâu năm trong các doanh nghiệp tại Mỹ cũng công nhận sự thăng tiến của người nhập cư châu Á. Seong Ohm rời Seoul, Hàn Quốc tới Mỹ vào năm 1975 khi bà 11 tuổi. Sau đó, bà theo học đại học ngành thần kinh học, nhưng lại yêu thích công việc kinh doanh và tiếp tục lấy bằng MBA. Từ khi tốt nghiệp đến nay, bà đã làm việc cho nhiều công ty lớn của Mỹ bao gồm GE và AT&T và hiện đang là phó chủ tịch của Sam’s Club, một bộ phận của hãng bán lẻ Wal-Mart. Seong Ohm cho biết, hiện số lượng người châu Á tại các vị trí quản lý bậc trung hiện nay phổ biến hơn nhiều so với thời điểm bà bắt đầu đi làm 21 năm trước đây.

    Sự tăng trưởng năng động của các nền kinh tế châu Á cũng hứa hẹn sẽ giúp cho người nhập cư châu Á tại Mỹ. Bà Seong cho biết, việc bà là một người Hàn Quốc đã giúp bà nhiều trong mối quan hệ với các nhà cung cấp châu Á. Tương tự, Sinha cũng đang nhận thấy ngày càng có nhiều cơ hội xuất phát từ những kỹ năng ngôn ngữ và khả năng am hiểu địa phương tốt hơn của người châu Á về các thị trường châu Á.Mặc dù vậy, theo bà Seong, người nhập cư châu Á vẫn “còn một chặng đường dài phải đi” để đạt tới bậc lãnh đạo cấp cao trong các công ty tại Mỹ. Những số liệu mới đây của Ủy ban 100 cho thấy, người châu Á chỉ chiếm 1,5% trong số thành viên ban giám đốc của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ năm 2006 theo xếp hạng của tạp chí Fortunes, tăng 50% so với năm 2004. Trong khi đó, người nhập cư châu Á chiếm tới 4,5% dân số Mỹ.

    Tuy nhiên, việc gọi chung tất cả người châu Á nhập cư là một nhóm đồng nhất, hoặc thậm chí cố gắng phân tích những con số thống kê gộp chung họ lại, thường là thiếu chính xác hoặc dẫn tới hiểu lầm. Trong khi có tới 68,2% người Mỹ gốc Ấn có trình độ từ đại học trở lên, chỉ có 9,6% người Mỹ gốc H’Mông, tới từ Việt Nam, có trình độ như vậy.Mặc dù vậy, có một sự khác biệt lớn giữa làn sóng nhập cư đầu tiên từ châu Á vào Mỹ vào giữa thế kỷ 19 và những người mới đến trong thời gian gần đây. Viranjini Munasinghe, Giám đốc Nghiên cứu về người Mỹ gốc Á tại Đại học Cornell nói: “Nếu bạn tới khu phố của người Trung Quốc, hay nhìn vào bất kỳ một cộng đồng châu Á nào, bạn sẽ thấy nhiều người đang sống nghèo khổ. Bạn mới chỉ nghe thấy những câu chuyện thành công mà thôi.”

    Liệu hiện tượng thành công của người nhập cư châu Á tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên, khi mà sự “châu Á hóa” của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển, hay sẽ phai nhạt dần đi, khi mà những thế hệ sau của những người nhập cư châu Á bị Mỹ hóa nhiều hơn, vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.Tuy nhiên, Bonnie Wong, chủ tịch Hội Nữ doanh nhân châu Á tại Mỹ cho biết, có một mặt trái của sự thành công của những gia đình người châu Á nhập cư vào Mỹ. Đó là, thế hệ con cháu của họ đang sống rất lười biếng.

    Nguồn: Vneconomy
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom