• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thơ Nguyễn Khôi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ Nguyễn Khôi




    GỬI TUYÊN QUANG



    Ừ có hẹn cũng chưa về Tuyên được,
    Bếp lửa nhen ai đó sưởi riêng lòng
    Đêm Hà nội đã nhạt mùi hoa sữa
    Tưởng tóc ai phảng phất hương rừng


    Xa để nhớ một khúc thành sót lại
    Một đoạn đường cát bụi tím bằng lăng
    Một bến thuyền bắc cầu trong mong đợi
    Một đêm thơ ai đọc lệ rơi thầm.


    Để ai đấy ở lại cùng thành cổ
    Mỗi sớm mai xuống chợ thả xuôi dòng
    Ngồi thư viện xem chừng chưa ấm chỗ
    Nghe gió mùa xao xác suốt triền sông.


    Từ thượng nguồn ai trông về cuối bãi
    Để ai kia khắc khoải những mong chờ
    Thôi, cứ để cho thời gian gió thổi,
    Gieo vào lòng một chút sóng sông Lô.


    Hà Nội 1993

    "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
    HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"
    Similar Threads
  • #16

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post

    THĂM HÀN SƠN TỰ

    1

    Chùa cổ thơ đề vẳng tiếng chuông
    ngàn năm ngưỡng vọng đến Hàn Sơn
    “Cô Tô” thành ngoại in bóng nguyệt
    để khách đa tình phải vấn vương

    2

    Nắng gắt, người chen, ánh chiều tà
    Bờ phong xoà bóng, liễu thướt tha
    chuông động hồn xưa Hàn Sơn Tự
    lên tháp vời trông sóng Vận Hà.


    [/COLOR][/SIZE][/FONT][/B]

    THĂM HÀN SƠN TỰ



    Đến Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự.Đó là ngôi chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl),tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn,phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu).Thiền Sư lấy tên hiệu(pháp danh) của mình đặt tên cho chùa"Hàn Sơn Tự" để làm kỷ niệm.Từ đây thiền sư lại vân du đi chơi núi Lạnh(Hàn Sơn) đó là núi Thiên Thai(nơi sinh ra dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can.Bức hoành phi với bốn chữ đại tự"Hàn Sơn Thập Đắc" có nghĩa là chùa Hàn Sơn lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh.

    Trải qua nhiều biến động của các triều đại,chùa Hàn Sơn bị binh lửa đời Thanh đốt cháy(năm 1860),đến năm Quang Tự thứ 3(1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay,gồm có : Đại điện,Tàng kinh lâu(lầu chứa kinh),Chung lâu(lầu chuông),Phong giang lâu(lầu ngắm rừng phong bên sông),bi lang(hành lang đặt bia).Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế,mà theo tục lệ:các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực,được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá,trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường(khoảng trước năm 754).

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hoả đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

    Dịch thơ:

    Trăng tà,tiếng qụa kêu sương
    Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

    Nguyễn Hàm Ninh
    (Trước đây cho là của Tản Đà dịch)

    Dịch "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" là dịch thoát ý,dịch đúng phải là:

    Trăng lặn,sương mờ,nghe tiếng quạ
    Lửa chài cây ánh,giấc chưa yên
    Cô Tô bên mái Hàn Sơn Tự
    Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.

    Bùi Khánh Đản

    Quạ kêu,trăng xế,sương tuôn
    Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
    Chùa Hàn Sơn mé Tô Châu
    Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.

    Hoài Anh

    Sự ra đời của bài thơ: theo giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ), theo dòng Vận Hà bắc nam,đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều(bến Cây Phong)bên chùa Hàn Sơn(Hàn Sơn đây là tên chùa,chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn qua văn bản thơ...vào thời bấy giờ(đời Đường)người ta có"phân dạ Chung"(chuông chia đêm)đánh vào lúc nửa đêm...Thi Sỹ buồn (vì thi trượt)nằm trong thuyền chập chờn bên ngọn lửa của ngư ông(lão đánh cá) giữa trời sương,trăng lặn lảnh tiếng quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn Sơn nửa đêm vọng tới...tức cảnh sinh tình,Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền hậu thế.Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn Sơn Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh.Xin dẫn một vài ví dụ với đôi câu thơ hay: . Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) Tần Thục - đời Tống . Lãnh tận Hàn Sơn cổ tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn Sơn) Khang Hữu Vi - đời Thanh

    Còn một điều cực kỳ thú vị nữa là:theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá - ngôn ngữ của người Việt.Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là"bát ô tô", Nam Việt gọi là "tô" thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon - 1895) của Paulus Của giải thích là"bát thành Cô Tô làm ra,bát lớn mà khéo".Tuy nhiên ý kiến của Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ "Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự". Người Bắc Việt nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là "bát ô tô", còn dân Nam Việt gọi tắt là "bát tô", rồi "tô". Xem thế,đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt tác văn học quả là sâu rộng lắm thay!


    Tô Châu - Hà Nội 6-2006
    Nguyễn Khôi.

    [/B]
    "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
    HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

    Comment

    • #17

      Cho bác phụ đề thêm nhe.......

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post
      Duyên Trường



      Đôi bạn chùa Hàn Sơn


      Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
      Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
      Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
      Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
      Trương Kế


      Chúng tôi có mặt nơi "xuất xứ" bài thơ Phong kiều dạ bạc vào một sáng đầu thu, khi những chiếc lá ngô đồng đầu tiên vừa lẳng lặng lìa cành và in những đốm thu vàng vào những phiến đá xanh xám trên đường phố Tô Châu.
      Hơn ngàn năm trước, Trương Kế đã ghé bến thuyền này trong một đêm trăng buồn và sự cô độc không giấu được. Còn bây giờ, Hàn Sơn tự lúc nào cũng dập dìu ngựa xe...

      Hương vị mát ngọt của sương thu và sông lạnh dường như tan biến đi ngay khi ta bước qua cổng chùa có giá vé 25 tệ. Trong chùa, không gian được dành cho nhang khói, cho sắc màu của đủ mọi trang phục ngắn dài, cho đủ lời thuyết minh với du khách bằng nhiều thứ tiếng có qua loa hoặc không qua loa phóng thanh cầm tay...
      Lầu chuông liên hồi vang lên những âm thanh không rõ thông điệp có giá 5 tệ cho ba lần gióng chuông. Người ta cúng bái, cầu nguyện, cười nói, đi lại, nhìn ngắm, mua bán vô cùng sôi nổi. Phía sau, tháp Phổ Minh bảy tầng đang được rào chắn để đại tu. Bên hông có một bảng kê lịch thuyết pháp của các thầy, có kèm ảnh chân dung, giống như bảng kê tên và ảnh các đại phu cho bệnh nhân tự chọn mà chúng tôi từng gặp ở Bệnh viện Trung Y thành phố Côn Minh (Vân Nam).

      Cổng sau của chùa có lối dẫn qua Hàn Sơn biệt viện (nơi ở của các tăng), trong đó có một quán bán trà. Trước cổng biệt viện, lố nhố nhiều người đàn ông chuyên bám đuổi và mời gọi du khách đi... xem bói! Các tăng đi lại, cười nói cũng sôi nổi không kém. Ai cũng da đỏ hồng, mặt béo tốt, miệng cười tươi, mắt mở to khắp các hướng như để thu nhận cho được hết cái cảnh chợ đang diễn ra trong chùa và quanh chùa. Sự sung túc ẩn mình trong nếp Phật y...

      Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa nhỏ nhưng nổi tiếng là nhờ tiếng chuông. Tiếng chuông chùa nổi tiếng là nhờ bài thơ của Trương Kế. Bài thơ của Trương Kế lại nổi tiếng là nhờ mấy xìcăngđan mấy trăm năm chung quanh những câu thơ tứ tuyệt đó: Có thật là có tiếng chuông chùa lúc nửa đêm không? Có phải giang phong là cây phong bên sông và ngư hỏa là đốm lửa của làng chài? Hay đó là Giang kiều, Phong kiều? Hay đó là Giang Phong sơn và Ngư Hỏa sơn? Và có không Ô Đề thôn, Sầu Miên sơn?... Nhưng thật ra Hàn Sơn tự còn nổi tiếng bởi đôi ẩn sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc.

      Theo sử sách, Hàn Sơn còn được gọi là Hàn Sơn Tử, sống vào thời Trịnh Quán, đời Đường. Là thi sĩ, tăng sĩ, cùng với Thập Đắc, Phong Can làm nên "Quốc Thanh tam ẩn". Ông sống ẩn dật, cơ hàn trong hang đá ở núi Thiên Thai (Chiết Giang), thường đến chùa Quốc Thanh do thiền sư Phong Can trụ trì, để thăm bạn là thi tăng Thập Đắc. Hàn Sơn hành trạng cổ quái, tính khí khác thường: "đội mũ vải gai, chân đi guốc gỗ, mặc áo choàng lam, xốc xa xốc xếch, cười hát tự nhiên...", "chốc chốc lại kêu gào chửi bới mọi người, hoặc là ngẩng mặt lên trời mà chửi đổng".

      Còn Thập Đắc, chỉ biết là bị bỏ rơi từ nhỏ trong rừng, được sư Phong Can tìm thấy và đem về chùa nuôi dưỡng (Thập Đắc có nghĩa là nhặt được), chuyên trông nom nhà bếp trong chùa. Cả hai là đôi bạn "cuồng sĩ" thường bá vai nhau, cười la nhảy múa, đi chạy khắp nơi. Hai ông thường lui tới chùa nên thiền sư Hy Thiên đặt tên Hàn Sơn để làm kỷ niệm...

      Nhưng sử sách chưa chắc đã làm hài lòng dân gian. Cho nên người ta còn truyền miệng một câu chuyện tình tay ba rất ly kỳ hấp dẫn theo môtip chuyện ba người thường thấy ở khắp mọi nơi. Đại ý là Hàn Sơn và Thập Đắc cùng yêu một cô gái. Sau khi phát hiện sự thật, Hàn Sơn thấy mình có lỗi với bạn hiền, bèn bỏ đi tu.
      Thập Đắc sau đó biết được chuyện bạn hi sinh vì mình, cũng bỏ đi tu nốt... Chuyện ấy thực hư thế nào không biết được. Cũng không rõ cô gái ấy là ai, tên gì, và cũng không biết có nên đối xử với cô gái ấy như thế không? Nhưng có một điều chắc chắn: tình bạn của Hàn Sơn - Thập Đắc được dân gian khắc tạc thành một biểu tượng thiêng. Cho nên trong chùa Hàn Sơn có nhiều tranh tượng về Hàn Sơn, Thập Đắc và sau chánh điện là Hàn - Thập điện.
      Giữa Hàn - Thập điện là một nhóm tượng rất sinh động, thếp vàng sáng chóe đặt trên cao với Hàn Sơn đứng cầm một bông hoa sen, còn Thập Đắc ngồi cầm một cái bình. Hoa sen (liên hoa) còn được gọi là hà hoa, hà gần âm với hòa. Cho nên, nếu nhìn từ bên phải qua, theo cách đọc của người Trung Quốc, người ta thấy hiện lên hai chữ "hòa bình". Bây giờ, mỗi khi người Trung Quốc thấy vợ chồng, anh em, bạn bè, đối tác làm ăn với nhau mà bất hòa, xích mích thì cùng kéo nhau đến đây, quì lạy trước hai vị Hàn -Thập để hóa giải mọi mâu thuẫn, cầu mong sự thuận hòa...

      ...........................................

      ( 67/68 Mùi của ngày xưa )
      Mùi của ngày xưa - Chút lưu lại





      Thi thoại: Chuông chùa nào nửa đêm?


      Chuyện kể rằng một tối kia, vị sư chùa Hàn San làm được hai câu thơ, tả mảnh trăng non:
      Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
      Bán tự ngân câu bán tự cung
      (Mùng ba, mùng bốn, trăng non chưa rõ nét
      Nửa như cái móc bạc, nửa như cái cung…)

      Rồi chú tiểu làm tiếp hai câu:

      Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
      Bán trầm thủy để bán phù không
      ((Như) một phiến ngọc trắng, xẻ làm hai
      Nửa chìm dưới nước, nửa nổi giữa trời không)

      Sau đó, vị sư này vui mừng, dù lúc ấy đang nửa đêm[7], vẫn bảo chú tiểu thắp hương rồi thỉnh chuông để tạ ơn Phật vì cả hai vừa cùng làm được một bài thơ xứng ý. Chính tiếng chuông của hai thày trò yêu thơ này đã vọng đến thuyền Trương Kế, khi ấy đang đỗ bến Phong Kiều, khiến ông viết hai câu cuối của bài thơ trên.

      Câu chuyện quanh thơ [8] (thi thoại) đẹp như một bài thơ xuôi, trước sau chỉ có thơ, lòng yêu thơ, sự làm thơ. Tiếng chuông từ kẻ yêu thơ rơi vào trang giấy của kẻ chờ thơ, thành hai câu cho trọn bài thơ đang đợi ý. Thơ nối thơ bằng tiếng chuông chùa ngân [9]

      .................................................. ...

      Chú thích :

      [7] Cũng theo GS Nguyễn Quảng Tuân, chuyện chuông chùa nửa đêm cũng bị các nhà phê bình Tàu ngờ là hư tạo, theo bài viết dẫn trên:
      “Hai câu này cũng gây thắc mắc cho người đọc vì vào lúc nửa đêm làm gì có tiếng chuông chùa.Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

      Ấu Dương Tu thì cho rằng: "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy).

      Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: "Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì". (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết.)
      Diệp Thiếu Uẩn trong Thạch lâm thi thoại lại cho rằng: "Cái công vị thường chí Ngộ trung(3), kim Ngô trung tự thực bán dạ đả chung." (Vì ông không thường tới Ngô trung chứ hiện nay chùa ở đó vào lúc nửa đêm có đánh chuông thật.)

      [8] Genette, Gerard. Paratexts: thresholds of intepretation: Có thể xem thi thoại là paratext – gồm tất cả các yếu tố nằm trên “ngưỡng cửa” của thi, văn bản. Lại còn phân ra peritext (lời dẫn, tự, giới thiệu, bạt, nhan đề các chương, chú giải, …) và epitext (phỏng vấn, tiểu sử, tóm lược văn nghiệp, các bài phê bình, nhận xét, phỏng vấn, tóm lược đăng kèm,…) Tất cả không thuộc vào văn bản, nhưng giúp và có ảnh hưởng đến cách đọc, cách tiếp nhận tác phẩm.

      [9] Cũng theo Nguyễn Quảng Tuân, bài viết dẫn trên, về sau, nhiều thi sĩ Tàu đều nhắc đến bài thơ này:

      “Nhà thơ Lục Du đời Tống trong bài Túc Phong Kiều đã viết:

      Thất niên bất đáo Phong Kiều tự
      Khách chẩm y nhiên bán dạ chung.
      (Bảy năm không tới thăm lại chùa Phong Kiều,
      Nằm gối đầu ngủ lại ở đất khách nghe tiếng chuông chùa đánh lúc nửa đêm thấy vẫn y như cũ).

      Nhà thơ Tôn Địch cũng đời Tống trong bài Phong Kiều đã viết:

      Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự,
      Ỷ chẩm do văn bán dạ chung.
      (Quạ kêu, trăng lặn, cầu ở bên chùa,
      Nằm gối đầu ngủ còn nghe thấy tiếng chuông nửa đêm.)

      Nhà thơ Cố Trọng Anh đời Nguyên trong bài Bạc Xương môn đã viết:

      Tây phong chỉ tại Hàn San tự,
      Trường tống chung thanh giảo khách miên.
      (Chỉ tại chùa Hàn San mà gió tây
      Đưa xa tiếng chuông tới quấy động giấc ngủ của khách.)

      Nhà thơ Cao Khải đời Minh trong bài Phong Kiều đã viết:

      Kỷ độ kinh qua ức Trương Kế,
      Ô đề nguyệt lạc hựu chung thanh.
      (Mấy lần qua Phong Kiều đều nhớ Trương Kế,
      Quạ kêu, trăng lặn với tiếng chuông nửa đêm.)

      Nhà thơ Văn Trưng Minh đời Minh trong bài Phong Kiều đã viết:

      Thủy minh nhân tĩnh Giang thành cô,
      Y nhiên lạc nguyệt đề sương ô.
      (Nước trong, lòng tĩnh, Giang thành vắng,
      Trăng lặn, quạ kêu trong sương vẫn y như cũ.)”



      [url="http://www.chuaphuclam.com/home/index.php?option=com_content&view=article&id=683:t ing-chuong-chua-trong-phong-kiu-d-bc&catid=55:van-hoa&Itemid=82"][B]404 Not Found
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom