• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bức tranh được ghép từ hàng trăm người khoả thân

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bức tranh được ghép từ hàng trăm người khoả thân

    Bức tranh được ghép từ hàng trăm người khoả thân




    Hàng trăm người với màu da khác nhau khoả thân để sắp xếp tạo thành một gương mặt khổng lồ




    Đây có thể coi là bức chân dung 'độc nhất vô nhị' từ trước cho tới nay


    Chỉ lướt qua, bạn sẽ nghĩ đây là một bức chân dung bình thường. Nhưng nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy trên bức ảnh là hàng trăm người khoả thân với màu da khác nhau, tất cả được sắp xếp một cách khéo léo tạo thành một gương mặt khổng lồ.


    Cận cảnh phần mắt của bức chân dung

    Bức ảnh 'vẽ' lại khuôn mặt nữ vận động viên Olympic Cathy Freeman, cô là biểu tượng của thể thao Australia trong những năm đầu thế kỉ 21 khi cô giành được chiếc huy chương vàng nội dung chạy 400m trên sân vận động Olympic Sydney.


    Còn đây là chiếc mũi


    Phần tóc và trán của bức tranh


    Bức tranh 'độc nhất vô nhị' này được thiết kế bởi nhiếp ảnh gia Andreas Smetana cho show truyền hình Who Do You Think You Are? của đài BBC. Smetana là Giám đốc trung tâm nghệ thuật Josh Moore, từng giành huy chương đồng cho hạng mục tranh có nét chấm sửa độc đáo vào năm 2008.


    Vận động viên Olympic Cathy Freeman chính là người trong bức chân dung này



    Ông đã thực hiện bức ảnh này trong studio của mình. Ban đầu, ông chụp từng nhóm người một. Những nhóm này có thể được chụp theo nhóm là một gia đình, người thân. Sau đó ông dùng kỹ xảo đặc biệt có tên là 'Electric art' để ghép những mảnh khác nhau vào làm thành một bức ảnh hoàn thiện diễn tả khuôn mặt của Cathy Freeman.


    SƯUTAM
    Similar Threads
  • #2

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
    Bức tranh được ghép từ hàng trăm người khoả thân





    Hàng trăm người với màu da khác nhau khoả thân để sắp xếp tạo thành một gương mặt khổng lồ



    Đây có thể coi là bức chân dung 'độc nhất vô nhị' từ trước cho tới nay



    Vận động viên Olympic Cathy Freeman chính là người trong bức chân dung này

    Ông đã thực hiện bức ảnh này trong studio của mình. Ban đầu, ông chụp từng nhóm người một. Những nhóm này có thể được chụp theo nhóm là một gia đình, người thân. Sau đó ông dùng kỹ xảo đặc biệt có tên là 'Electric art' để ghép những mảnh khác nhau vào làm thành một bức ảnh hoàn thiện diễn tả khuôn mặt của Cathy Freeman.



    SƯUTAM


    ... mới nhìn CO tưởng ảnh được thực hiện bằng "con ruốc " nén lại. HB biết con đó ko ? hi hi hi



    Mùa con ruốc

    Vào khoảng tháng năm đến tháng tám hàng năm là mùa con ruốc, có mặt hầu như khắp các vùng biển Việt Nam. Khi ruốc về cư dân ven biển như ngày hội, già trẻ, đàn ông, đàn bà đua nhau xúc, vớt, lưới; phơi, làm mắm… chăm bẵm vào con ruốc



    Con ruốc là loài giáp xác 10 chân, dạng như con tôm nhỏ, chỉ lớn chừng 1 – 4 phân. Người trong Nam gọi “tép” nhỏ, người Hà Tĩnh gọi “moi”, người miền Trung gọi “khuyết”. Hơn 15 năm về trước, ngư dân vùng biển Gành Hào, Bạc Liêu gọi là “ruốc vịt” bởi nó rẻ như bèo và nhiều vô kể, chẳng ai chế biến, sản xuất gì với con ruốc vịt này. Lúc đó, các chủ đáy hàng khơi “tức” lắm vì con ruốc tí xíu đó cứ túa vào đầy lưới mà họ thì mong tôm cá. Chỉ lưu dân các tỉnh khác đến cửa biển Gành Hào dùng những phương tiện đơn giản bắt con ruốc về làm nước mắm. Nay, mắm ruốc “vịt” đã xuất khẩu sang Hàn Quốc, đã phơi khô đóng hộp… chế biến được nhiều món ngon.

    “Ruốc tháng sáu là máu rồng”

    Ông Ngọc Thanh, ngư dân hiện ở Phan Rí từng theo ghe ra tận Hà Tĩnh đánh bắt hải sản là con nuôi trong gia đình tôi kể, mùa hè là dịp người dân quê đi xúc moi. Thường buổi trưa moi nổi lềnh mặt biển thành một vùng rộng lớn màu hồng “trôi” dần vào bờ. Người dân réo nhau, “moi về, moi về!”, họ lũ lượt mang vợt, lưới, rổ ra xúc. Khuấy động chừng nửa tiếng thì “moi đi”, biển xanh lại như ngàn năm cũ. Ngoài việc muối làm nước mắm, mắm ruốc…, dân địa phương thường luộc moi tươi mới vớt với lá bưởi, lá chanh, ăn cuốn bánh đa nướng nhúng nước, kèm ít rau mùi nghe thật thơm và ngọt thanh tao mà không phải chấm thứ gì vì đã đủ vị mặn nguyên thuỷ của biển.

    Quê nội – ngoại tôi ở Đồng Hới, vùng cửa biển Nhật Lệ có câu rằng, “ruốc tháng sáu là máu rồng” cho con ruốc ngon nhất mùa trong năm. Sự ví von này như tuyệt đỉnh vì tiết heo đã ngon huống chi tiết… rồng. Bên thềm hè nhà nội – ngoại tôi luôn có vài cái vịm phơi mắm ruốc, mắm nêm gần như quanh năm; những vùng khác thì gọi chum hay vại. Tới mùa, cứ 1 tô muối, 5 – 7 tô ruốc tươi hay nhiều hơn nữa, tuỳ chế biến mặn – lạt, ướp chừng một ngày rồi đem vắt thật xiết con ruốc cho ra nước đem phơi – gọi là mắm tròn. Lấy xác ruốc phơi khô, quết mịn bỏ vào vịm mắm tròn, khuấy đều, phơi nắng. Đến khi đảo, dậy mùi thơm là có thể dùng được. Đâm tỏi, ớt, đường, chanh pha mắm ruốc vào ăn với cơm trắng cũng… cạn tô; chưa kể chấm cá, rau, thịt luộc hay bún, bánh đúc… đều khỏi chỗ chê.

    Các kiểu chế từ con ruốc



    Những năm tháng đi lao động ở nông trường 16.4, mẹ tôi thường bới cho lon gô (hộp nhôm sữa Guigoz) ruốc sả dành ăn cả tháng vẫn không hư mốc. Món này dễ làm, dễ ăn và dễ bảo quản; xào sả băm nhuyễn như hạt tấm với một ít dầu mỡ cho sả chín, vàng sậm. Sau đó múc mắm ruốc đặc vào với một lượng tương đương sả, xào tiếp cho đến khi hỗn hợp rời, khô ráo. Muốn cay, thêm tiêu, ớt bột; để thật nguội rồi đưa vào lon gô khô sạch đậy kín. Hôm nào có lương hay phòng cung tiêu nông trường xẻ thịt, có bò, có heo thì xắt hột lựu, thịt càng nhỏ càng thấm; cho vào xào chung với ruốc sả. Thích chí hơn thì đưa thêm mè hay đậu phộng tươi đập giập vào, thêm thơm bùi. Chẳng cao lương gì nhưng đã từng ăn thật khó quên, đến giờ vẫn bày làm như món ăn khoái khẩu.

    Con ruốc tươi luộc, nấu canh rau, canh khoai tía, khoai môn, nhiều lúc ngon ngọt hơn tép. Còn con ruốc khô như một loại thực phẩm “cứu sinh” người dân nghèo miền Trung. Khi mùa giông bão tới cũng là lúc ruốc khô đã yên vị từng bao trên dàn bếp, chợ búa khó khăn, xúc con ruốc khô ra nấu với mồng tơi, đọt khoai sau hè nhà. Bào vài trái dưa leo, đâm nước mắm tỏi ớt, rang sơ con ruốc khô với ít mỡ; tất cả bóp chung lại thành món gỏi mát miệng, mặn mòi mà ngon lạ.
    Những lần làm món gì có con ruốc, mắm ruốc, mẹ tôi thường nói, “ông mệ ngoại sống trên trăm tuổi cả cũng nhờ con ruốc ni đây!” Chắc không phải vậy, nhưng rõ một điều là con ruốc ngon bằng nhiều cách.

    Nguyễn Tâm
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
      ... mới nhìn CO tưởng ảnh được thực hiện bằng "con ruốc " nén lại. HB biết con đó ko ? hi hi hi
      Hồi còn ở VN, ruốc tươi xào với mỡ hành lên cho thơm rồi ăn chung với khế chua ngon lắm! Giờ nhắc lại còn chảy nước miếng vì cái món khế chua. Ở đây không có khế chua, chỉ có khế ngọt thôi.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
        ... mới nhìn CO tưởng ảnh được thực hiện bằng "con ruốc " nén lại. HB biết con đó ko ? hi hi hi



        Mùa con ruốc

        Vào khoảng tháng năm đến tháng tám hàng năm là mùa con ruốc, có mặt hầu như khắp các vùng biển Việt Nam. Khi ruốc về cư dân ven biển như ngày hội, già trẻ, đàn ông, đàn bà đua nhau xúc, vớt, lưới; phơi, làm mắm… chăm bẵm vào con ruốc



        Con ruốc là loài giáp xác 10 chân, dạng như con tôm nhỏ, chỉ lớn chừng 1 – 4 phân. Người trong Nam gọi “tép” nhỏ, người Hà Tĩnh gọi “moi”, người miền Trung gọi “khuyết”. Hơn 15 năm về trước, ngư dân vùng biển Gành Hào, Bạc Liêu gọi là “ruốc vịt” bởi nó rẻ như bèo và nhiều vô kể, chẳng ai chế biến, sản xuất gì với con ruốc vịt này. Lúc đó, các chủ đáy hàng khơi “tức” lắm vì con ruốc tí xíu đó cứ túa vào đầy lưới mà họ thì mong tôm cá. Chỉ lưu dân các tỉnh khác đến cửa biển Gành Hào dùng những phương tiện đơn giản bắt con ruốc về làm nước mắm. Nay, mắm ruốc “vịt” đã xuất khẩu sang Hàn Quốc, đã phơi khô đóng hộp… chế biến được nhiều món ngon.

        “Ruốc tháng sáu là máu rồng”

        Ông Ngọc Thanh, ngư dân hiện ở Phan Rí từng theo ghe ra tận Hà Tĩnh đánh bắt hải sản là con nuôi trong gia đình tôi kể, mùa hè là dịp người dân quê đi xúc moi. Thường buổi trưa moi nổi lềnh mặt biển thành một vùng rộng lớn màu hồng “trôi” dần vào bờ. Người dân réo nhau, “moi về, moi về!”, họ lũ lượt mang vợt, lưới, rổ ra xúc. Khuấy động chừng nửa tiếng thì “moi đi”, biển xanh lại như ngàn năm cũ. Ngoài việc muối làm nước mắm, mắm ruốc…, dân địa phương thường luộc moi tươi mới vớt với lá bưởi, lá chanh, ăn cuốn bánh đa nướng nhúng nước, kèm ít rau mùi nghe thật thơm và ngọt thanh tao mà không phải chấm thứ gì vì đã đủ vị mặn nguyên thuỷ của biển.

        Quê nội – ngoại tôi ở Đồng Hới, vùng cửa biển Nhật Lệ có câu rằng, “ruốc tháng sáu là máu rồng” cho con ruốc ngon nhất mùa trong năm. Sự ví von này như tuyệt đỉnh vì tiết heo đã ngon huống chi tiết… rồng. Bên thềm hè nhà nội – ngoại tôi luôn có vài cái vịm phơi mắm ruốc, mắm nêm gần như quanh năm; những vùng khác thì gọi chum hay vại. Tới mùa, cứ 1 tô muối, 5 – 7 tô ruốc tươi hay nhiều hơn nữa, tuỳ chế biến mặn – lạt, ướp chừng một ngày rồi đem vắt thật xiết con ruốc cho ra nước đem phơi – gọi là mắm tròn. Lấy xác ruốc phơi khô, quết mịn bỏ vào vịm mắm tròn, khuấy đều, phơi nắng. Đến khi đảo, dậy mùi thơm là có thể dùng được. Đâm tỏi, ớt, đường, chanh pha mắm ruốc vào ăn với cơm trắng cũng… cạn tô; chưa kể chấm cá, rau, thịt luộc hay bún, bánh đúc… đều khỏi chỗ chê.

        Các kiểu chế từ con ruốc



        Những năm tháng đi lao động ở nông trường 16.4, mẹ tôi thường bới cho lon gô (hộp nhôm sữa Guigoz) ruốc sả dành ăn cả tháng vẫn không hư mốc. Món này dễ làm, dễ ăn và dễ bảo quản; xào sả băm nhuyễn như hạt tấm với một ít dầu mỡ cho sả chín, vàng sậm. Sau đó múc mắm ruốc đặc vào với một lượng tương đương sả, xào tiếp cho đến khi hỗn hợp rời, khô ráo. Muốn cay, thêm tiêu, ớt bột; để thật nguội rồi đưa vào lon gô khô sạch đậy kín. Hôm nào có lương hay phòng cung tiêu nông trường xẻ thịt, có bò, có heo thì xắt hột lựu, thịt càng nhỏ càng thấm; cho vào xào chung với ruốc sả. Thích chí hơn thì đưa thêm mè hay đậu phộng tươi đập giập vào, thêm thơm bùi. Chẳng cao lương gì nhưng đã từng ăn thật khó quên, đến giờ vẫn bày làm như món ăn khoái khẩu.

        Con ruốc tươi luộc, nấu canh rau, canh khoai tía, khoai môn, nhiều lúc ngon ngọt hơn tép. Còn con ruốc khô như một loại thực phẩm “cứu sinh” người dân nghèo miền Trung. Khi mùa giông bão tới cũng là lúc ruốc khô đã yên vị từng bao trên dàn bếp, chợ búa khó khăn, xúc con ruốc khô ra nấu với mồng tơi, đọt khoai sau hè nhà. Bào vài trái dưa leo, đâm nước mắm tỏi ớt, rang sơ con ruốc khô với ít mỡ; tất cả bóp chung lại thành món gỏi mát miệng, mặn mòi mà ngon lạ.
        Những lần làm món gì có con ruốc, mắm ruốc, mẹ tôi thường nói, “ông mệ ngoại sống trên trăm tuổi cả cũng nhờ con ruốc ni đây!” Chắc không phải vậy, nhưng rõ một điều là con ruốc ngon bằng nhiều cách.

        Nguyễn Tâm
        Co ơi , hôm nay HB mới thấy reply của bài này đó..thật là vô tình hả !!?HB nhìn bài hướng dẫn và nói về con ruốc thấy ngon ghê lại nghe chị UKH diễn tả nữa thấy đói bụng rồi...ngon lắm thật ra bây giờ Hb thấy cứ ăn như vậy lại ngon mà tốt đó , vì cái con này thì đâu có cholesterol cũng không sợ là họ nuôi mà cho thuốc gì hết vì nó có tí xíu thôi..HB cám ơn Co và chị UKH nhiều nhiều nhe

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom