• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chợ tình Khâu Vai

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chợ tình Khâu Vai




    Chợ tình Khâu Vai

    Không được làm ruộng thì làm nương
    Không được làm vợ thì làm người tình
    (lời hát ở chợ Khau Vai).

    Lời hát ấy cắt nghĩa về nguyên do hình thành phiên chợ Phong Lưu ở Khâu Vai, mỗi năm một lần vào 27-3 âm lịch.




    Nơi chợ tình Khâu Vai mỗi năm họp 1 phiên vào ngày 27/3 Âm lịch.


    Một góc chợ Khâu Vai (nguồn Internet)



    Theo các cụ già nơi đây, chợ tình Khâu Vai có từ cách đây hơn trăm năm, được bắt nguồn từ câu chuyện tình của một đôi trai gái.

    Chuyện kể lại rằng, vào thời bấy giờ, đất Khâu Vai chỉ có người Nùng và Giáy sinh sống. Họ sống riêng thành từng làng và mọi chuyện bắt đầu khi có một chàng trai người Nùng đem lòng yêu tha thiết một cô gái người Giáy ở làng bên. Chuyện tình của họ đang đẹp như bông hoa, như đôi chim lửa của núi rừng Khâu Vai thì cha mẹ, họ hàng hai bên biết chuyện. Họ ra sức ngăn cản bởi theo lệ thời đó, dân tộc nào chỉ lấy người dân tộc ấy, hơn nữa việc dựng vợ gả chồng là việc của cha mẹ nên việc đôi trai gái tự tìm đến nhau là trái với lệ làng…

    Sự cấm đoán của hai gia đình đã khiến cho đôi trai gái quyết định cùng nhau trốn lên núi. Nhưng không ngờ cuộc chạy trốn của họ lại càng làm cho mâu thuận giữa hai gia đình ngày một trầm trọng. Từ chỗ chỉ có xích mích giữa hai gia đình, dòng họ dần dần đã dẫn đến xích mích giữa hai làng người Nùng và người Giáy. Từ trên núi cao nhìn xuống thấy cảnh tượng xô xát giữa hai làng, đôi trai gái rất đau lòng, họ đành phải gạt nước mắt chia tay nhau. Hai người hẹn ước cho dù không thành vợ thành chồng nhưng mỗi năm sẽ gặp lại nhau vào ngày này (tức là ngày 27 tháng 3 âm lịch).
    Thế là mỗi năm cứ đến ngày hẹn, chàng trai và cô gái lại lên ngọn núi đó gặp gỡ, giãi bày tâm sự…

    Cứ như vậy cho đến một ngày kia khi dân làng biết chuyện, cảm phục tình yêu của đôi trai gái, người ta quyết định mở chợ tại ngọn núi- nơi đôi trai gái đã hẹn hò nhau. Chợ được mở ra, mỗi năm một lần làm nơi gặp gỡ cho những đôi trai gái vì nhiều nguyên nhân không lấy được nhau.



    Đi Chợ Tình Khâu Vai


    Ngày 27-3 như ngày giỗ của những mối tình bất thành. Là ngày giải tỏa nỗi nhớ để ươm lại những gì tốt đẹp từng đến với mỗi cuộc đời trong cõi tình bất diệt.

    Ca dao có câu

    Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
    thất bát sông cũng lội
    cửu thập đèo cũng qua”.

    Nhưng có lẽ chỉ đến tận Khâu Vai mới thấm ý tứ người xưa. Tôi ngờ rằng Khâu Vai cũng là một phần ngọn nguồn của câu ca dao bất diệt ấy. Bởi chỉ có sống vùi trong nỗi nhớ triền miên người ta mới bước nổi chân đến phiên chợ này.

    Từ Mèo Vạc rẽ hướng Lũng Pù vào Khâu Vai không chỉ đèo dốc gập ghềnh ở đủ độ cao mà còn sự hiểm trở của triền miên đá: Đá tai mèo xanh nhọn và sắc. Trùng trùng ngút mắt đá non bộ với muôn vàn hình thù như chứa trong lòng nó những ẩn ức chưa được giải tỏa.

    Ở đây chỉ còn đá và trời. Đá xanh tím vời vợi dính với trời xanh lặng ngắt. Nắng đầu hạ ong ong bí bách, bốc hỏa trên mặt đá nứt nẻ. Những dảnh ngô non lách trong kẽ đá vươn ra âm thầm chờ một cơn mưa, kiên nhẫn như những mối tình dang dở đến ngày nhích dần về phiên chợ hằng năm.
    Thiên nhiên khéo bày đặt và con người cũng khéo lựa chọn nơi thử thách những mối tình dang dở bất thành, có duyên mà chưa có phận. Khâu Vai, tiếng Tày có nghĩa là núi dây mây.
    Lác đác vài ba nếp nhà lẻ loi như đồ chơi của con trẻ lăn lóc. Rồi từ thung sâu, độ nghiêng núi đột ngột nhô, vượt lên là trùng trùng đá tím ngắt. Chỉ có đá trong nắng rải.
    Chợ Khâu Vai là như vậy. Đây là nơi thử thách tình yêu hơn là nơi nâng giấc những mối tình bất thành.

    Nhà nhiếp ảnh Nông Tú Tường kể: Có lần lên Khâu Vai, gặp một ông già. Bắt chéo trên người bi đông rượu. Một túi nải nữa khoác chéo sang bên, trong đựng xôi nếp, bánh ngô, thịt nướng. Ông đến từ chiều hôm trước, tha thẩn trong chợ, mắt hướng về phía đầu non.
    Một buổi chiều và một đêm cô đơn trong cái ồn ào gặp mặt của những mái đầu đã ngả màu sương gió. Ngày hôm sau ông lại thẫn thờ ở chợ đến khi mặt trời đứng bóng, chợ không còn người. Ông đã không gặp được người mình mong...

    Nhà thơ Cao Xuân Thái ở Hà Giang thì kể về niềm vui khôn tả của đôi bạn tình đã quá lâu mới có lần điền viên: “May mà chưa để tang nhau/ mừng sao hôm nay gặp lại...”.

    Không biết phiên chợ Khâu Vai đã bao nhiêu tuổi để những mối tình thức ngủ với thời gian, số phận, đời người? Chợ Khâu Vai, nguyên danh là chợ Phong Lưu mà bây giờ gọi nôm na dễ dãi là chợ tình, lâu thành quen.

    Hà Giang thập kỷ qua là tỉnh phát triển giao thông liên huyện, liên xã mạnh và nhanh ở miền núi phía Bắc. Đường vào Khâu Vai vốn gập ghềnh mà nay dập dìu xe máy. Ô tô 16 chỗ vào tận nơi. Thực chất, đó là những đội quân tò mò đổ bộ lên đất Khâu Vai xem chợ tình đó thôi.
    Lần nọ, bên cổng chợ, anh lái xe bâng quơ: “Chả quen ai, không có bạn”. Bèn được vị bán quán gợi ý: “Nếu cần, sẽ tìm cho một cô chuyện qua đêm”. Theo tay ông chỉ, thấp thoáng bên sườn núi những “tăng” ni lông nhỏ chăng cách nhau từng đoạn.

    Kinh tế thị trường đã lên đất Khâu Vai rồi. Hãy cứ để cho Khâu Vai lặng lẽ sống. Còn không, hồn Khâu Vai muôn năm trước có khi phải đi tìm miền đất mới.

    Đông Ngàn


    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Chợ tình Khâu Vai




    Chợ nằm ở bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 180 km, ở cuối con đường đèo. Mỗi năm một lần, vào ngày 26/3 âm lịch, trai bản trên, gái bản dưới lại tìm về gặp gỡ, giao lưu với nhau.
    Theo Cẩm Nang Mua Sắm, Khâu Vai là phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên toàn thế giới...

    Từ chiều 26/3 âm lịch (năm nay nhằm ngày 14/5) từ khắp các nẻo đường chênh vênh trên núi cao, những người dân trong trang phục của dân tộc mình, đã ríu ran, rộn ràng xuống chợ. Những người ở bản xa, cách chợ tình Khâu Vai những ba quả núi, bốn năm con suối... thì đi từ sớm hơn. Khách du lịch chen lẫn với các chàng trai, cô gái người Mông, Dao, Giáy, Lô Lô... như chảy về xã Khâu Vai. Mặc núi đá tai mèo, mặc núi cao suối sâu và những đoạn đường cua tay áo đầy nguy hiểm, họ náo nức, họ phấp phỏng... vì đêm nay sẽ là một đêm tình yêu lãng mạn thăng hoa, mỗi năm chỉ có một lần...




    Tôi theo dòng người “chảy” về Khâu Vai. Đây đó đã vang lên tiếng khèn, tiếng hát. Tiếng khèn lá réo rắt, du dương như gọi mời. Tiếng hát thanh thoát của một cô gái Lô Lô nào đó vang lên chộn rộn, tươi vui. Tất cả đều cùng hướng về chợ tình, hướng về người mình đã yêu, đang yêu và sẽ yêu... như hướng về một nghi lễ thiêng liêng, trọng đại nhất.

    Khi ông mặt trời khuất sau mỏm núi phía Tây, sương giăng mù trời, những đống lửa lớn được đốt lên, những can rượu lớn được mang ra là lúc đêm tình Khâu Vai bắt đầu. Tôi len lỏi men theo câu hát:

    Đêm nay đôi ta ngồi đã muộn
    Gà gáy giục chín năm mười sáu tiếng
    Đôi ta không có lòng thì thôi
    Có lòng thì hãy mau mau cất tiếng lên giọng...”

    Xa nơi đống lửa, dưới gốc cây xa mộc thẳng tắp, chàng trai Mông thổi khèn lá rồi cất lên tiếng hát thủ thỉ như một lời tâm sự chất chứa lâu trong lòng.

    Tôi lặng im lắng nghe. Luồn trong tiếng gió, luồn trong ý nghĩ, giọng một cô gái nào đó đáp lại, đầy chân thành nhưng cũng không kém phần thẳng thắn:

    Giờ này trời đã về khuya
    Sao đã lượn vòng đổi ngôi
    Sương đã phủ trắng
    Em chỉ biết mình anh nhưng chưa biết tim anh...”.

    Chỉ những câu đấy thôi nhưng cũng khiến chàng trai kia tràn trề niềm hy vọng. Biết đâu đấy, cô gái mà từ lâu anh đã thương thầm nhớ trộm, sau đêm nay sẽ về làm con dâu nhà mình?

    Anh Giàng A Năm kéo tôi đi, tôi thì chần chừ nán lại vì còn muốn nghe tiếp cuộc đối đáp của đôi tình nhân. Chếnh choáng bước đi rồi, vẫn còn vẳng nghe trong gió tiếng anh chàng đầy bạo dạn: “Anh thương em anh đã ngỏ lời / Nếu em thương, anh đón em về làm vợ...”... Anh Năm cười tủm tỉm: “Ngày xưa tao cũng giống như thế! nếu không làm sao lấy được con vợ tao bây giờ...”.

    Tôi nâng chén rượu ngô của một chàng trai bên đường, chừng như uống đã khá nhiều, người cứ rũ xuống nhưng đôi mắt vẫn như đang nhìn về đâu đó xa lắc, dưới chân dốc kia. Tôi đoán chừng, chắc phiên chợ năm trước anh đã hẹn người yêu mà phiên này người yêu anh không đến. Anh mượn rượu, để quên buồn. Anh đến Khâu Vai, để tìm quên. Quên nhưng lòng cố nhớ, không hẳn là đã không còn chút hy vọng...




    Lúc này họ là vợ chồng, chốc nữa họ bỏ nhau đi tìm người yêu cũ, vì một lý do nào đó mà trước kia họ không lấy được nhau. Sáng mai ra, tan chợ tan tình... họ lại về sống chung dưới một mái nhà đợi đến phiên chợ năm sau. Không ghen tuông, không thù ghét...

    Chợ tình Khâu Vai người Mông đông hơn cả. Các chàng trai, cô gái dùng tiếng khèn, tiếng hát để thể hiện tình cảm của mình. Những “Khâu xỉa plềnh”, “Già Xông”... mộc mạc mà chân thành, da diết mà tình cảm. Đó là những bản tình ca giản dị, say đắm. Những lời tỏ tình mộc mạc và dễ thương đã được những đôi trai gái trong đêm chợ thổi vào tình yêu chân thật như chính cuộc sống của họ...




    Cụ Lầu Pà Khiu nay đã 90 tuổi, ở xã Khâu Vai, cho biết: “Ban đầu nơi đây là chỗ hẹn của những người có tình yêu dang dở, vì một lý do nào đó mà không lấy được nhau. Khâu Vai còn là đêm chợ truyền thống của dân tộc Mông. Chợ tình xưa kia còn được gọi là chợ Phong Lưu, có nghĩa là sự phong tình. Hai chữ chợ tình mới phổ biến từ những năm 1990, khi có khách du lịch đến tham quan. Phiên chợ tình Khâu Vai có rất nhiều ý nghĩa nên được đồng bào nhiều dân tộc hưởng ứng. Từ vài chục năm nay Khâu Vai đã trở thành phiên chợ tìm kiếm tình duyên cho tất cả mọi người...”...

    Chợ tình Khâu Vai mỗi năm chỉ họp một lần nhưng phiên chợ Khâu Vai thì họp năm ngày một phiên để phục vụ nhu cầu của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ tình họp từ chập tối đến sáng ngày hôm sau là tan, từ sáng đến trưa lại họp bình thường như các chợ miền núi khác. Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình có nhiều ý nghĩa nhất.




    Chợ Tình đang tan

    Rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến... Ở ven đường, men theo các sườn núi, các vách đá... từng đôi nam nữ bịn rịn chia tay nhau. Họ hẹn hò gặp nhau vào một thời gian sớm nhất, còn nếu duyên chưa thắm thì hẹn đến phiên chợ tình năm sau...




    .

    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-05-2010, 10:02 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Lối sống kiểu này thì...loạn quá! Không văn minh chút nào cả

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post






        Tay cầm bầu rựu nắm nem
        Mãng vui quyên hết lời em dặn dò....

        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #5

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
          Lối sống kiểu này thì...loạn quá! Không văn minh chút nào cả

          trong cuộc trăm năm mà vẫn chấp nhận " góc riêng quá khứ " của người phối ngẫu - đấy mới là VĂN MINH chứ , còn lại đến 364 ngày của hiện tại mờ !!




          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi ;27704
          Những Phút Xao Lòng




          Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
          (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
          Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
          Yêu một cô, giờ cô ấy đã có chồng

          Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
          Nên giấu kín những suy tư không kể về giấc mộng
          Người yêu vợ mình có những điều
          Mà chính mình không có được
          Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn

          Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
          Khi gặp người yêu xưa
          với những điều vợ mình không có được
          Nghĩ về cái đã qua nhiều khi như muối tiếc
          Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn
          Sau những lần nghĩ đến đâu đâu
          Mình thương vợ mình hơn
          Và cảm thấy mình như người có lỗi

          Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
          Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn.

          Mà có trách chi những phút xao lòng
          Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
          Ai cũng có những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ
          Đừng trách chi những phút xao lòng.


          Thuận Hữu

          Thơ Sưu Tầm - Chút lưu lại
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 12-05-2010, 12:10 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post



            Tay cầm bầu rựu nắm nem
            Mãng vui quyên hết lời em dặn dò....

            say đến líu lưỡi cơ đấy...





            RƯỢU TỤNG CA

            Rượu tạo ra hàng ngàn mẩu chuyện
            Rượu chiều theo mọi giới trẻ già
            Rượu len vào tim óc người ta
            Tạo hai cảnh vui buồn lẫn lộn
            Rượu uống mừng tân gia yên ổn
            Rượu uống vui khi gặp cố nhân
            Rượu ấm lòng khi gặp người thân
            Rượu uống chán tình đời đen bạc
            Rượu uống chê lòng người hiểm ác
            Rượu uống sầu gia cảnh biệt ly
            Rượu uống buồn đưa tiễn người đi
            Rượu uống hận nhân tình gian dối
            Rượu uống khinh những người phản bội
            Rượu uống mừng chúc tụng rể dâu
            Rượu hân hoan ý hợp tâm đầu
            Rượu cay đắng tình sầu dang dở
            Rượu uống vui công danh rạng rỡ
            Rượu uống phiền vỡ nợ tan gia
            Rượu uống mừng cho kẻ tài ba
            Rượu uống kính chúc người trường thọ
            Rượu uống rầu khi thua đen đỏ
            Rượu uống vui sinh nhật anh em
            Rượu uống mừng công việc làm nên
            Rượu uống chán khi đời suy sụp
            Rượu uống vui mừng anh thăng chức
            Rượu uống khinh những kẻ tham tiền
            Rượu lòng thành cúng quảy tổ tiên
            Rượu mai mối nên duyên chồng vợ
            Rượu khai trương quán hàng mới mở
            Rượu mừng xuân hoà hiệp gia đình
            Rượu kính dâng thờ cúng thần linh
            Rượu vinh dự cho người chiến thắng
            Rượu chia sầu cùng người trỉu nặng
            Rượu giải khuây cho kẻ xa nhà





            Rượu giữ gìn tình nghĩa thông gia
            Rượu kính mến cho nhà nghĩa sỹ
            Rượu ân tình cùng người tri kỷ
            Rượu cảm thông cho kẻ hồi tâm
            Rượu hoà vui duyên nợ sắt cầm
            Rượu ấm dạ cho anh ngư phủ
            Rượu bổ thân ông già bà cụ
            Rượu bóp đau cho bác nông dân
            Rượu xã giao buôn bán xa gần
            Rượu trị liệu hàng trăm chứng bệnh
            Rượu cảm ơn những người quý mến
            Rượu sửa xương cho chị công nhân
            Rượu tạo nên cục diện xoay vần
            Rượu báo hại thế nhân điên đảo
            Rượu gieo ra ganh đua tàn bạo
            Rượu báo đời gây hoạ cho thân
            Rượu say sưa mất tính thiện nhân
            Rượu đem đến nhà tan cửa nát
            Rượu gây cho vợ con đói khát
            Rượu tạo ra tù tội xấu xa
            Rượu làm cho mất tính hài hoà
            Rượu kích thích người làm việc ác
            Rượu uống vào lòng người đổi khác
            Rượu hại cho mất hết công danh
            Rượu hại cho sự nghiệp tan tành
            Rượu vì rượu nên đời mới khổ
            Rượu tại rượu nên đời khả ố
            Rượu gây ra tai hại vô cùng
            Rượu hại người mất nghĩa thuỷ chung
            Rượu tác động người sai chữ hiếu
            Rượu gây nghiền dù người dư hiểu
            Rượu ngấm hồn mục rệu châu thân
            Rượu gây ra tai nạn bao lần
            Rượu chẳng ngọt sao người vẫn nghiện
            Rượu, Rượu, Rượu, quả là đa chuyện
            Rượu ngon gì xin hỏi thế nhân say.






            ******************

            cho tiền mua đỡ vài xị đế Gò đen nè....



            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 12-05-2010, 12:09 AM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
              trong cuộc trăm năm mà vẫn chấp nhận " góc riêng quá khứ " của người phối ngẫu - đấy mới là VĂN MINH chứ , còn lại đến 364 ngày của hiện tại mờ !!
              Giời ạ! CO ơi, làm sao mà tin được tự do gặp một lần trong 365 ngày là không gặp thêm vài lần nữa trong một năm? Hỏng chừng mỗi tuần một lần là thấy nị ông xã...xệ rùi! Theo tớ thì không nên gặp lại nữa. Thà chôn giấu trong lòng mà trọn vẹn tình nghĩa! Còn hơn là bộc lộ ra, lửa gần rơm thì có ngày cháy không kịp chữa...
              Gái có chồng như gông đeo cổ,
              Gông đeo rồi biết gỡ sao ra?\

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                Giời ạ! CO ơi, làm sao mà tin được tự do gặp một lần trong 365 ngày là không gặp thêm vài lần nữa trong một năm? Hỏng chừng mỗi tuần một lần là thấy nị ông xã...xệ rùi! Theo tớ thì không nên gặp lại nữa. Thà chôn giấu trong lòng mà trọn vẹn tình nghĩa! Còn hơn là bộc lộ ra, lửa gần rơm thì có ngày cháy không kịp chữa...
                Gái có chồng như gông đeo cổ,

                Gông đeo rồi biết gỡ sao ra?\


                Giàng ơi !
                Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                  Giời ạ! CO ơi, làm sao mà tin được tự do gặp một lần trong 365 ngày là không gặp thêm vài lần nữa trong một năm? Hỏng chừng mỗi tuần một lần là thấy nị ông xã...xệ rùi! Theo tớ thì không nên gặp lại nữa. Thà chôn giấu trong lòng mà trọn vẹn tình nghĩa! Còn hơn là bộc lộ ra, lửa gần rơm thì có ngày cháy không kịp chữa...
                  Gái có chồng như gông đeo cổ,

                  Gông đeo rồi biết gỡ sao ra?\




                  ...ca dao có câu :

                  -Gái có chồng như gông đeo cổ
                  Trai có vợ như rợ buộc chân





                  - Gái không chồng như thuyền không lái
                  Trai không vợ như ngựa không cương





                  - Gái có chồng như gông đeo cổ
                  Gái không chồng như phản gỗ long đanh
                  Phản long đanh anh còn chữa được
                  Gái không chồng khốn lắm , chị em ơi !




                  404 Not Found

                  ..................................................


                  cái " gông đeo cổ " do mấy chị em nghĩ thế !!! và tự tròng vào , gỡ ra hay không - do mấy chị em tự quyết.

                  AI CẤM !!!






                  .
                  Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 12-05-2010, 06:43 PM.
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
                    say đến líu lưỡi cơ đấy...



                    Không tự thương mình thì ai thương được đây? Làm sao mà lo nổi cho người khác hở CO? Ông này hư quá!

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom