• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cướp Đất Người Chết(Cồn Dầu Đà Nẵng)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cướp Đất Người Chết(Cồn Dầu Đà Nẵng)

    TIN VỀ CỒN DẦU

    Lúc 2 giờ sáng giờ Việt Nam (04/05/2010) lực lượng công an (CA), cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã bao vây toàn bộ giáo xứ Cồn Dầu, đặc biệt CA dày đặc ở nghĩa địa Cồn Dầu với súng ống, lựu đạn, lưới thép B40, dùi
    cui. CA đã giăng một lưói sắt ngang qua cổng nghĩa địa, không cho bất cứ ai qua lại. Giáo dân cả đêm không ngủ, một số đến giúp gia đình bà Nhu lo việc tang chế, một số vào nhà thờ lo lễ tang, một số đông chị em
    phụ nữ qua bên nghĩa địa đọc kinh, cầu xin sự an bình.

    Đến khoảng 3 giờ sáng, lực lượng CSCĐ đã bắt đầu ra tay. Họ đánh đập chị em phụ nữ rất dã man. Chị Trông đã bị đánh bất tỉnh, mạng sống rất nguy kịch. Một số người khác bị đánh thê thảm, thương tích nặng nề.
    Giáo dân đang kêu khóc thảm thiết trước những sự vô tâm, tàn ác của lực lượng CA, CSCĐ.

    Lễ tang chưa cử hành và người chết chưa được chôn, nhưng máu đã đổ và người sống đang gục ngã trước nghĩa địa linh thiêng. Sao lực lượng này không ra Trường Sa, Hoàng Sa mà đánh đuổi giặc xâm lăng
    phương Bắc, cớ chi hà hiếp dân lành trong tay không tấc sắt? Sao lại bạo tàn, đổ máu người dân vô tội? Trời cao ơi! Xin hãy mang lại sự công bằng cho người dân quê nghèo chúng con. Những lời van xin thảm thiết

    cất lên trong đêm đen làm nhức nhối tim gan mọi người. CA vẫn tiếp tục đánh, máu tiếp tục chảy và tiếng khóc oan khiên vọng tới trời xanh. Đã có nhiều phụ nữ ngã xuống nhưng cuối cùng tấm lưới chắn lối đi đã sụp
    đổ. Máu chảy, những thân thể loang lỗ máu bởi những dùi cui đòn hèn của những kẻ tàn bạo vẫn giáng xuống trên đám người vô tội. “Chúa ơi ! Xin cứu dân Ngài”. Tiếng kêu của ai đó kêu lớn trong khi bị đòn hòa lẫn
    với tiếng khóc đớn đau của những con người giáo dân đang bị dập vùi tạo nên môt cảnh hỗn loạn, tàn nhẫn chưa từng thấy.

    Lương tâm con người ở đâu? Hằng trăm người đã ngã xuống, nằm dài trên khúc đường từ nhà ông năm Binh đến nghĩa địa. Đến bây giờ CA và CSCĐ vân tiếp tục bao vây đánh đập trẻ em, người già, phụ nữ, thanh niên.

    Xin mọi người gióng lên một tiếng nói cho công lý cho sự thật. Xin loan giùm tin này trên các phưong tiện truyền thông để cứu những người giáo dân vô tội, cô đơn thất thế trước lũ bạo quyền.


    (Thiên Giang )


    T_Q
















    Similar Threads
  • #2

    Cuộc Đối Đầu Giữa Chính Quyền và Giáo Dân Cồn Dầu Trong Đám Tang Của Một Tín Hữu.

    Tin từ Cồn Dầu cho hay, đang lúc chính quyền ra lệnh cấm chôn xác và canh gác nghiêm ngặt nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu từ hơn 3 tuần nay, cụ bà Nhu (nhũ danh Maria Đặng Thị Tân), một giáo dân Cồn Dầu vừa
    từ trần. Đây là một biến cố có thể trở thành cuộc đối đầu gay cấn giữa chính quyền và giáo dân Cồn Dầu trong cuộc đấu tranh chống lệnh giải tỏa bất công của chính quyền thành phố Đà Nẵng.

    Bà cụ Nhu tạ thế vào lúc 4 giờ rưỡi sáng thứ bảy ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại tư gia ở Cồn Dầu, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi ra đi, Cụ trăn trối muốn được an nghĩ ngay bên cạnh phần mộ của người chồng yêu quý của mình là Cụ Hồ Nhu, cùng ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời tại nghĩa trang Cồn Dầu. Thuở sinh thời, cụ Hồ Nhu là một người có tiếng tăm và uy tín ở phường Hòa Xuân, bởi Cụ có nhiều nhiệm kỳ làm chủ tịch ủy ban nhân dân xã Hoà Xuân (trước năm 1975). Đàn con cháu đông đảo của cụ bà Nhu đã quyết tâm thực thi ước nguyện của người quá cố, và sẽ chôn cất cụ bà Maria trong phần mộ của giòng tộc tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu vào sáng thứ ba, mồng 4 tháng 5 năm 2010 mặc dù chính quyền cố ý ngăn cản. Nếu chính quyền cản trở không cho phép chôn, ho sẽ để xác tại chổ chứ không đưa đi chôn ở bất cứ nơi đâu.

    Được biết, thời gian trước khi cụ bà Nhu mất, chính quyền đã nhiều lần đến nhà con cháu cụ khuyến cáo cũng như đe dọa để đừng chôn cụ tại nghĩa trang Cồn Dầu. Sáng thứ bảy, khi vừa hay tin cụ qua đời, hàng trăm cán bộ và công an quận, phường đã đổ về Cồn Dâu để khuyến cáo tang gia, bao vây nghĩa địa và chuẩn bị cho cuộc đối đầu có thể xảy ra trong ngày an táng. Sáng chủ nhật, đang lúc tang gia đang phát tang, chính quyền đã đến đọc lênh cấm và đe dọa sẽ có chuyện xảy ra nếu chôn bà cụ Maria tại nghĩa trang Cồn Dầu. Chính quyền cũng ra lện cho Cha Xứ Nguyễn Tấn Lục không được làm lễ an táng tại nghĩa địa. Cha Lục nói ngài sẽ cử hành lễ mồ cầu cho linh hồn cụ bà Maria tại nhà thờ Cồn Dầu như ngài vẫn làm cho các tín hửu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tuỳ ý họ.

    Từ ngày ra thông cáo cấm chôn cất, trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu lúc nào cũng có ít nhất 8 công an và dân phòng canh gác ngày đêm. Một số thanh niên ở các làng lân cận Cồn Dầu được thuê 100 ngàn đồng mỗi ngày để làm công tác canh gác. Hôm nay đang có hàng trăm công an chìm nổi canh phòng chung quanh nghĩa địa và rải rác khắp thôn Cồn Dầu. Nguồn tin nội bộ công an cho hay, trong ngày an táng cụ bà Nhu, sẽ có thêm 500 công an tăng cường.

    Đang khi đó, hàng trăm giáo dân Cồn Dầu vẫn tiếp tục đến cầu kinh tại nghĩa địa hằng đêm từ 6 đến 7 giờ 30 tối. Họ dự định mọi người sẽ tham dự lễ an táng và tiễn đưa bà cụ Maria về với Chúa ngay trên phần mộ của của tổ tiên mình, cho dù có nguy cơ sẽ bị đàn áp. Họ biết rằng, nếu bà cụ Nhu không an táng ở đây được, kễ từ nay, sẽ không có ai được chôn xác ở đây nữa, và việc gỉai tỏa khu nghĩa địa và cả giáo xứ Cồn Dầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn của một tập thể gần 2000 giáo dân với sự can đảm và đoàn kết hiếm thấy, để chống lại việc di dời cướp đất một cách bất công của chính quyền Cộng Sản Đà Nẵng.

    Song Ngọc


    T_Q
















    Comment

    • #3

      Đụng độ giữa Công an và dân chúng tại Cồn Dầu, Đà Nẵng

      [flash=Link]quality=high width=320 height=90parameter=parameter_value[/flash]

      Từ khuya thứ hai rạng sáng thứ ba mùng 4 tháng 5 hằng trăm công an đã kéo về một ngôi làng ở Đà Nẵng, kéo rào ngăn cản dân mai táng người thân trong nghĩa trang Cồn Dầu, thuộc xã Hoà Xuân huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng.



      Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

      Lúc 2 giờ sáng giờ VN,mùng 4 tháng 5 năm 2010, lực lượng công an, cảnh sát cơ động đã bao vây toàn bộ giáo xứ Cồn Dầu. Công an bố trí dày đặc ở nghĩa trang Cồn Dầu với súng ống, lựu đạn, lưới thép B40, dùi
      cui, giăng một lưói sắt ngang qua cổng nghĩa địa, không cho ai ra vào, nhất quyết ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng thị Tân.

      Giáo dân cả đêm không ngủ, một số đến giúp gia đình bà Nhu lo việc tang chế, một số vào nhà thờ lo lễ tang, một số đông chị em phụ nữ qua bên nghĩa địa đọc kinh, cầu xin sự an bình.

      Đến khoảng 3 giờ sáng, lực lượng cảnh sát cơ động được lệnh tiến vào giải tán, phụ nữ kháng cự, bị công an đánh đập nặng.

      Đến sáng thứ ba, dân làng vẫn cương quyết đưa linh cữu người quá cố vào nghĩa trang Cồn Dầu mặc dù hằng trăm công an được lệnh vây chặn kín mít từ ngã ba Cồn Dầu vào tới nghĩa trang.

      ConDau-05042010b-305.jpg

      Công an sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán giáo dân, ngăn cản việc cử hành tang lễ. Hình do thính giả gửi đến RFA

      Cấm chôn cất trong nghĩa trang

      Chính quyền đã có lệnh cấm chôn cất trong nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu. Công an canh gác nghiêm ngặt trong giáo xứ từ hơn 3 tuần nay. Đột nhiên cụ bà Nhu, một giáo dân Cồn Dầu từ trần. Bà cụ tạ thế vào lúc 4
      giờ rưỡi sáng thứ bảy ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại tư gia, hưởng thọ 82 tuổi.

      Trước khi ra đi, cụ trăn trối muốn được an nghỉ bên cạnh mộ phần của cụ ông Hồ Nhu, cùng ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Cồn Dầu. Thuở sinh thời, cụ Hồ Nhu là một người
      có tiếng tăm và uy tín ở phường Hòa Xuân.

      Đàn con cháu đông đảo của cụ bà Nhu nhất quyết thực hiện ước nguyện của người quá cố, muốn mai táng cụ bà Maria Đặng Thị Tân trong phần mộ của giòng tộc tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu vào sáng thứ ba,
      mồng 4 tháng 5 năm 2010, trong khi chính quyền cũng nhất quyết ngăn cản.

      Được biết, thời gian trước khi cụ bà Nhu mất, chính quyền địa phương đã nhiều lần đến nhà con cháu cụ khuyến cáo cũng như đe dọa để đừng chôn cụ tại nghĩa trang Cồn Dầu.

      Sáng thứ bảy, khi vừa hay tin cụ qua đời, cán bộ và công an quận, phường đã đổ về Cồn Dâu để khuyến cáo tang gia, bao vây nghĩa địa và chuẩn bị cho cuộc đối đầu có thể xảy ra trong ngày an táng.

      Sáng chủ nhật, lúc tang gia đang phát tang, chính quyền đã đến đọc lênh cấm và tuyên bố sẽ có chuyện xảy ra nếu cử hành tang lễ tại nghĩa trang Cồn Dầu. Chính quyền cũng ra lệnh cho cha xứ Nguyễn Tấn Lục
      không được làm lễ an táng tại nghĩa địa.

      Cha Lục nói ngài sẽ cử hành lễ mồ cầu cho linh hồn cụ bà Maria tại nhà thờ Cồn Dầu như ngài vẫn làm cho các tín hửu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tuỳ ý họ.

      Hằng trăm giáo dân Cồn Dầu vẫn tiếp tục đến cầu kinh tại nghĩa địa hằng đêm từ 6 đến 7 giờ 30 tối, để bảo vệ khu nghĩa trang đang bị chính quyền đòi giải toả. Họ nói rằng nếu bà cụ Nhu không được an táng ở đây,

      việc gỉai tỏa khu nghĩa địa và cả giáo xứ Cồn Dầu chỉ còn là vấn đề thời gian.

      Việt Long, phóng viên RFA


      T_Q
















      Comment

      • #4

        Giao Xu Con Dau 2010 05 03

        [flash= - YouTube]quality=high width=590 height=400 parameter=parameter_value[/flash]


        T_Q
















        Comment

        • #5

          Vụ nghĩa trang Giáo xứ Cồn Dầu: đối đầu giữa giáo dân và chính quyền gia tăng


          Vụ đối đầu giữa các Giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu ở thành phố Ðà Nẵng với nhà cầm quyền địa phương đang có dấu hiệu gia tăng sau khi người thân của một giáo dân vừa qua đời nhất quyết mai táng tại nghĩa trang
          này, bất chấp sự ngăn cấm của nhà cầm quyền thành phố.

          Hơn hai tháng qua, kể từ khi nhà cầm quyền Ðà Nẵng (với áp lực từ chính bí thư thành ủy thành phố tên Nguyễn Bá Thanh) có kế hoạch để cướp cho bằng được đất nghĩa trang của Giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu thì hơn
          một ngàn Giáo dân cương quyết không chấp nhận bị tước đoạt tài sản.



          Công an Ðà Nẵng bao vây và canh chừng nghĩa trang Cồn Dầu suốt ngày đêm.

          Một bản tin được gởi đi từ Cồn Dầu hôm 2 tháng 5 cho hay, đang lúc chính quyền ra lệnh cấm chôn cất và canh gác nghiêm ngặt nghĩa trang Giáo xứ Cồn Dầu thì cụ bà Nhu (nhũ danh Maria Ðặng Thị Tân), một Giáo
          dân Cồn Dầu vừa từ trần.



          “Ðây là một biến cố có thể trở thành cuộc đối đầu gay cấn giữa chính quyền và Giáo dân Cồn Dầu trong cuộc đấu tranh chống lệnh giải tỏa bất công của chính quyền thành phố Ðà Nẵng.



          Giáo dân Cồn Dầu không có dấu hiệu nhượng bộ nhà cầm quyền.

          Nghĩa trang Cồn Dầu, một khu đất rộng gần 10 hecta nằm ở khu B của giáo xứ, cách nhà thờ gần 1 cây số, là nơi an nghỉ của bao thế hệ giáo dân địa phương từ ngày thành lập giáo xứ cách đây 135 năm. Tuy nhiên,
          trước những mối lợi lộc, nhà cầm quyền thành phố Ðà Nẵng bất chấp tất cả, cướp đoạt cả di tích lịch sử, cả chỗ yên nghỉ của người đã chết để đổi thành tiền.

          Vẫn theo tường thuật của bản tin, “từ ngày ra thông cáo cấm chôn cất, trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu lúc nào cũng có ít nhất 8 công an và dân phòng canh gác ngày đêm, họ còn thuê một số thanh niên ở các làng lân
          cận Cồn Dầu để làm công tác canh gác. Hôm nay đang có hàng trăm công an chìm nổi canh phòng chung quanh nghĩa địa và rải rác khắp thôn Cồn Dầu.”

          Bản tin dẫn nguồn tin nội bộ công an cho hay, trong ngày an táng cụ bà Nhu, sẽ có thêm 500 công an tăng cường. Trong khi đó, hàng trăm Giáo dân Cồn Dầu vẫn tiếp tục đến cầu kinh tại nghĩa trang hằng đêm từ 6
          đến 7 giờ 30 tối. Họ dự định mọi người sẽ tham dự lễ an táng và tiễn đưa bà cụ Maria về với Chúa ngay trên phần mộ của của tổ tiên mình, cho dù có nguy cơ sẽ bị đàn áp. Họ biết rằng, nếu bà cụ Nhu không an táng
          ở đây được, kể từ nay, sẽ không có ai được chôn cất ở đây nữa, và việc giải tỏa khu nghĩa trang và cả giáo xứ Cồn Dầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Ðây là cuộc đấu tranh một mất một còn của một tập thể gần 2,000
          giáo dân với sự can đảm và đoàn kết hiếm thấy, để chống lại việc di dời cướp đất một cách bất công của chính quyền Ðà Nẵng.

          Tin giờ chót từ Cồn Dầu vào sáng Chủ Nhật (giờ Hoa Kỳ) cho hay, “Bí Thư Thành Ủy Ðà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã đích thân huy động hơn 200 công an về Cồn Dầu, đem theo vòng rào kẽm gai và lưới thép B40 để
          chuẩn bị rào cản khu nghĩa trang không cho phép chôn bà cụ Nhu tại đây. Tất cả mọi ngả đường về Cồn Dầu và đường dây điện thoại, Internet đều bị kiểm soát nghiêm ngặt đề phòng tin tức lọt ra ngoài.”

          (theo nguoi-viet)


          T_Q
















          Comment

          • #6

            Tin giờ chót SOS

            công an Đà Nẵng đàn áp đẫm máu giáo dân Cồn Dầu tham dự đám tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân


            Đà Nẵng – Sau mấy ngày bao vây và chuẩn bị cho cuộc đối đầu với giáo dân Cồn Dầu trong đám tang của cụ bà Maria Đặng Thị Tân, sáng sớm hôm nay, thứ ba ngày 4 tháng 5 (ngày/giờ Việt Nam) ngay từ 2 giờ sáng, hàng trăm công an cơ động bắt đầu giăng kẽm gai và lưới thép B40 chặn đường trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu, cố ý ngăn chặn không đưa xác vào chôn tại nghĩa địa. Hàng trăm giáo dân Cồn Dầu đã canh thức suốt đêm đọc kinh tại khu nghĩa địa, đã phản đối hành động ngăn cấm vô lý của công an. Lập tức, đám công an liền ra tay đàn áp, dùng roi điện và dùi cui, đánh tơi bời đám giáo dân đang có mặt tại đó, đa số là đàn bà và trẻ em và các cụ cao niên. Tiếng la khóc và hò hét khắp trời hơn một tiếng đồng hồ cho đến khi hàng rào kẽm gai được lệnh dỡ đi, thay vào đó là mấy chiếc xe van của công an cơ động đậu chắn ngang đường vào trước cổng nghĩa địa. Có ít nhất ba giáo dân bị thương tích bất tỉnh và nhiều trẻ em bị chấn thương trầm trọng.



            Theo đúng dự định, xác cụ bà Tân được đưa vào nhà thờ Cồn Dầu để làm lễ cầu hồn lúc 4 giờ sáng. Sau thánh lễ, tang gia và hơn một ngàn giáo dân tiễn đưa cụ bà Maria sang nghĩa địa cách nhà thờ gần một cây số để an táng. Ngoài số giáo dân, còn có hàng ngàn dân các làng lân cận như Trung Lương, Cẩm Chánh, Lổ Giáng, cũng đổ về Cồn Dầu, vì hiếu kỳ và cũng muốn tiển đưa cụ bà Maria, nhưng bị công an chặn lại không cho đến gần đoàn tang lễ và khu nghĩa địa, nên họ chỉ nhìn từ xa. Khi đầu đoàn đưa tang với thánh giá và đoàn thiếu nhi đến gần cổng nghĩa địa thì bị chận lại. Xe tang và đội kèn trống vẫn từ sau tiến tới gần cổng nghĩa địa thì một đám công an cơ động xông vào định cướp xác cụ bà Maria, đưa sang một xe phụ tang đậu sẵn ở gần đó, đem đi chôn ở một nơi khác. Hàng trăm giáo dân đã nhào đến ôm cứng xe tang và quan tài, kêu khóc thảm thiết. Đám công an lại một lần nữa thẳng tay đánh đập tàn nhẫn, nhưng cũng không lấy được quan tài, bèn rút ra vây quanh đoàn người đưa tang. Những nạn nhân bị chấn thương vẫn còn nằm tại chỗ, vì không một xe cứu thương nào chịu đến đưa đi bệnh viện. Số người bị thương nằm la liệt trên đường, chưa biết con số chính xác là bao nhiêu.



            Hiện giờ, đoàn người đưa tang ngồi nguyên tại chỗ, nhất định không đi đâu hết cho đến khi đưa quan tài vào chôn tại nghĩa địa. Hơn 200 trăm công an cơ động được tăng cường, dàn thành nhiều lớp trên đường vào nghĩa địa. Họ phát loa phóng thanh yêu cầu tang gia đưa linh cửu cụ bà Maria về lại nhà và chờ chủ tịch thành phố đến giải quyết, nhưng tang gia và giáo dân nhất định ngồi yên.



            Chính quyền Đà Nẵng đã huy động hầu như toàn bộ công an cơ động, cán bộ, dân phòng để chuẩn bị đối đầu với giáo dân Cồn Dầu trong biến cố này, đang khi người dân Cồn Dầu chỉ có tay không và niềm tin vào Đấng Tối Cao. Lần này có sự có mặt của ông Trần Văn Minh, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và rất nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền. Chỉ riêng ông bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh hai ngày nay không thấy xuất hiện. Một nguồn tin từ công an cho hay, ông thanh bị đột quỵ tim (heart attack) đang nằm tại bệnh viện. Không biết thực hư như thế nào nhưng nếu đây là sự thật, thì đúng là ông Trời có mắt. Đây cũng có thể là một đòn ‘ném đá giấu tay’, cố ý không ra mặt trong cuộc đàn áp này để không bị tai tiếng ảnh hưởng đến chỗ đứng chính trị tương lai của ông ta trong kỳ đại hội đảng sắp đến.

            Tin giờ chót từ Cồn Dầu (1:42 AM USA) cho hay công an đã bắt đầu bắn lựu đạn cay vào đám giáo dân đang bao quanh quan tài và bắt loa nói mọi người phải gỉải tán. Và liền sau đó, hàng trăm công an đã tấn công vào cướp xác của cụ bà Maria đưa lên xe chở đi chỗ khác, mặc cho tang gia kêu khóc. (*) Hiện giờ công an đang đổ xô đi bắt và đánh đập không thương tiếc những giáo dân không chạy trốn kịp hoặc đang bị thương nằm tại chỗ.

            Người dân Cồn Dầu trông chờ sự ủng hộ tinh thần của những người yêu chuộng công lý trên khắp thế giới cũng như của mọi cơ quan truyền thông lên tiếng để phần nào ngăn chặn bàn tay sắt máu đàn áp người vô tội của bạo quyền cộng sản.


            Cảnh sát được huy động dày đặc để cướp xác bà Tân


            Giáo dân Cồn Dầu tiễn đưa bà Tân ra nghĩa trang giáo xứ


            Cảnh sát và hàng rào ngăn cản giáo dân

            (song ngoc)


            T_Q
















            Comment

            • #7

              Công An Cướp Quan Tài

              [flash= - YouTube]quality=high width=590 height=400 parameter=parameter_value[/flash]


              T_Q
















              Comment

              • #8

                Cướp hết tài sản người sống rồi , giờ cướp tới đất của người chết , Nhìn xem sự giàu có của quan thấy cộng sản , từ đâu có ,

                Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng, Ủy Viên Trung Ương Đảng


                Địa chỉ: Số 189, Cách Mạng Tháng 8, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.


                Cổng vào của ngôi biệt thự nói trên.


                Mặt tiền khu resort Sandy Beach,có khách sạn hạng 4 sao ,mà Nguyễn Bá Thanh có cổ phần,và có một vài phòng đặc biệt dành riêng cho ông ta ở đây.


                Một góc khác của khu resort Sandy Beach.


                T_Q
















                Comment

                • #9

                  Cồn Dầu: Khởi tố 6 giáo dân, đòn trả thù thâm độc của Nguyễn Bá Thanh

                  Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Bá Thanh, ngày 13/5, CA Quận Cẩm Lệ đã ra quyết định khởi tố hình sự đối với 6 giáo dân trong vụ đàn áp đẫm máu vừa qua tại nghĩa trang Cồn Dầu.
                  [flash=Link]quality=high width=320 height=90parameter=parameter_value[/flash]


                  6 nạn nhân bị khởi tố là :

                  1. Anh Nguyễn Hữu Liêm

                  2. Anh Trần Thanh Việt

                  3. Anh Lê Thanh Lâm

                  4. Anh Đoàn Cảng

                  5. Chị Nguyễn Thị Thế

                  6. Chị Phan Thị Nhẫn

                  6 giáo dân trên bị khởi tố 2 tội danh : “Chống người THCV” và “Gây rối TTCC” theo điều 257 và 245 Bộ luật Hình sự. Một giáo dân khác là chị Nguyễn Thị Liễu đã mất tích từ khi bị Công an bắt hôm 4/5. Theo ghi nhận đây là trường hợp trả thù có tích cách cá nhân, hiện tại không rõ chị Liễu đang bị giam giữ ở đâu.

                  Trong 6 người bị khởi tố, chỉ có anh Đoàn Cảng vừa được cho tại ngoại sau nhiều ngày bị Công an giam giữ. 5 người còn lại hiện vẫn đang bị tạm giam trong tình trạng hết sức tồi tệ và thường xuyên bị tra tấn, đánh đập.

                  Trong cuộc trấn áp tàn bạo vừa qua, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã lệnh cho công an bất ngờ xông vào cướp quan tài, sau đó một lực lượng Công an trang bị vũ khí tận răng tràn vào đánh đập không nương tay cả phụ nữ lẫn trẻ em. Máu đổ, tiếng la hét, tiếng kêu gào, và cả những gương mặt điên dại vì say máu…

                  Khoảng 72 giáo dân đã bị Công an bắt đi trong tình trạng bị thương nặng. Tất cả họ đều bị tra tấn, ép buộc phải nhận tội. Đồng thời những người còn lại phải lẩn trốn khỏi địa phương vì bị lùng bắt . Mọi liên lạc ở giáo xứ Cồn Dầu bị ngăn cấm và cắt đứt. Những giáo dân bị Công an đánh trọng thương bị cấm không cho đi bệnh viện, cấm ra khỏi điạ phương. Cồn Dầu chìm ngập trong không khí tang tóc, khủng bố.

                  Nhân cơ hội giáo dân đang hoang mang, lo sợ, Nguyễn Bá Thanh lệnh cho thuộc hạ gấp rút bắt buộc người dân phải ký giấy chấp nhận giải tỏa. Nhiều giáo dân liên tục bị triệu tập và đe dọa. Hết người này đến người khác hàng ngày phải lên đồn Công an, trở về với những vết thương trên người.

                  Âm mưu thâm độc của Nguyễn Bá Thanh đã thể hiện rõ, người chết Thanh có thể hành hạ được, thì đừng nói gì đến người sống. Nhiều người Đà Nẵng vẫn rùng mình khi nhắc đến vụ tai nạn đáng ngờ của ông Ngô Thanh Bình sau khi ông tố cáo Nguyễn Bá Thanh mua bằng tiến sỹ

                  Trở lại với vụ Cồn Dầu, với cái cớ chống “âm mưu diễn tiến hòa binh”, Thanh ngầm đe dọa bọn bè cánh khác : chớ có dại dột tranh giành Đà Nẵng với gia đình y.

                  Qua vụ đàn áp này, Nguyễn Bá Thanh muốn cho Bộ chính trị thấy khả năng “giải quyết gọn gàng” của y. Thanh chưa bao giờ che dấu tham vọng sẽ leo lên chức Tổng Bí Thư DCS. Dù được xem là lãnh chúa Đà Nẵng, nhưng Thanh vẫn luôn ấm ức cái chuyện bị phe cánh khác cười nhạo là “Bí thư ăn tạp” hay “Mr10%” (Vì mỗi dự án hắn luôn đòi được chia 10%). Thanh muốn một cái gì đó lớn hơn, quyền lực hơn và dễ ăn hơn, như Nguyễn Tấn Dũng với dự án Bauxite chẳng hạn.

                  Lâu lâu hắn vẫn còn tiếc rẻ vụ 14 cân hồng yến hạng nhất, vợ con hắn chạy đôn chạy đáo kiếm cho bằng đủ để biếu mỗi ủy viên BCT một cân, giá gần 300 triệu đồng/cân. Lần ấy hắn mong ra HN làm Chủ tịch Thủ đô mở rộng, nhưng việc chẳng thành vì có gã khác chi đậm hơn. Thôi thì sắp đến Đại Hội Đảng rồi, hắn vẫn còn một ô dù cực lớn sau lưng mà ít ai biết.
                  (LeCongDinh)


                  T_Q
















                  Comment

                  • #10

                    Quanh vụ tranh chấp ở giáo xứ Cồn Dầu


                    Giáo xứ Cồn Dầu tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng là nơi xảy ra tranh chấp mới nhất (hình từ trang Catholic.Org)

                    Chính phủ Việt Nam bác bỏ tin có "hàng chục người bị bắt và một số bị thương" trong vụ đụng độ giữa giáo dân và công an ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.
                    Trong buổi họp báo thường lệ hôm thứ Năm, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói rằng "thông tin đó là sai lệch và có mục tiêu bôi nhọ Việt Nam".
                    Hãng AFP 6/05 trích lời bà nói "Sự thực là vụ việc không liên quan gì đến tôn giáo".
                    Những ngày qua, tin tức cho hay một số giáo dân bị thương trong vụ đụng độ với an ninh địa phương ở Bấm giáo xứ Cồn Dầu, thuộc thành phố Đà Nẵng trong cuộc tranh chấp được thông tấn quốc tế nói là "liên quan đến đất nghĩa trang".
                    Vụ việc, theo hãng AFP, xảy ra hôm 4/05 khi lực lượng công an đã xuất hiện và "chặn người dân" lúc họ đang chuẩn bị chôn cất một bà cụ 82 tuổi.
                    Sinh thái và nghĩa địa
                    Có vẻ như việc Bấm tranh chấp đất đai, lần này là xoay quanh một khu nghĩa địa mà chính quyền dự kiến xây thành khu đô thị sinh thái, không khác nhiều các vụ tương tự giữa chính quyền địa phương tại Việt Nam và người Công giáo.
                    Từ cuối 2007 đã có liên tục các vụ tranh chấp đất và bất động sản giữa người Công giáo tại Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội) và Bấm Tam Tòa (Đồng Hới).
                    Vẫn AFP trích lời các nhân chứng không nêu tên cáo buộc rằng "Công an đã mang quan tài đi", và "đã bắn chỉ thiên, đánh người bằng gậy gộc."
                    AFP cũng nói họ cố gắng liên lạc với chính quyền địa phương để hỏi về các thông tin này nhưng không được.
                    Các nhân chứng cho hãng tin này hay có khoảng "60 hoặc 70 người bị bắt giữ".
                    Trong khi đó, những giờ qua, các mạng Công giáo trong và ngoài Việt Nam liên tục đưa bài và đăng các hình ảnh họ nói là về vụ "hàng trăm công an đánh đập giáo dân Cồn Dầu".
                    Chính quyền muốn di dời các ngôi mộ ra một nghĩa địa khác, cách vị trí tranh chấp này 20 km.
                    Mạng VietCatholic có trụ sở chính tại Hoa Kỳ thì cho hay vụ tranh chấp đã có từ ít nhất hồi tháng 1/2010.
                    Trong bài đăng hôm 20/04 vừa qua, trang web này nói chính quyền Đà Nẵng chuẩn bị một chiến dịch nhằm "giải tỏa nghĩa địa giáo xứ Cồn Dầu, một khu đất rộng gần 10 hecta nằm ở khu B của giáo xứ, cách nhà thờ gần một km."
                    Vẫn theo trang mạng này, nghĩa địa "là nơi an nghỉ của bao thế hệ giáo dân Cồn Dầu từ ngày thành lập giáo xứ cách đây 135 năm."
                    Các báo không chính thống cũng đưa tin dự án xây khu sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ được lãnh đạo Đà Nẵng, đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh, chấp thuận đã từ một thời gian qua.
                    Khởi tố 6 người vụ Cồn Dầu
                    Công an huyện Cẩm Lệ, Đà Nẵng, vừa quyết định khởi tố sáu người trong vụ liên quan đất đai nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu.
                    Được biết, những người này là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Đoàn Cảng, và các bà Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhẫn.
                    Họ bị khởi tố vì tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ, theo Điều 245 và 257 Bộ Luật Hình sự.
                    Cơ quan công an nói việc làm "vi phạm pháp luật" của những người này" sẽ được tiếp tục làm rõ và xử lý "đúng người đúng tội".
                    Trong khi đó, một số trang web hải ngoại nói trong số sáu người bị khởi tố, chỉ có một người được tại ngoại còn năm người còn lại vẫn bị tạm giam.
                    Cũng có cáo buộc rằng khi vụ lộn xộn xảy ra ở Cồn Dầu làm nhiều người bị thương, công an bắt đi hơn 70 người. Thông tin này sau đó đã bị Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ.
                    Giải tỏa đất đai
                    Vụ việc xảy ra ngày 04/05 tại khối phố Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, trong lễ tang bà Đặng Thị Tân, sinh năm 1918.
                    Gia đình bà Tân muốn chôn cất bà tại nghĩa trang Cồn Dầu, nhưng chính quyền địa phương nói đã thông báo đây là "khu vực giải toả thuộc Dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, không được chôn cất, nhằm đảm bảo tiến độ của dự án".
                    Các nguồn tin Công giáo hải ngoại nói hàng chục người bị thương khi đụng độ với công an và an ninh, vốn được huy động ngăn cản việc chôn cất.
                    Lâu nay, chính quyền sở tại đã có ý định giải tỏa nghĩa địa giáo xứ Cồn Dầu, một khu đất rộng gần 10 hecta nằm ở khu B của giáo xứ, cách nhà thờ gần 1km, và muốn di dời các ngôi mộ ra một nghĩa địa khác cách vị trí này 20 km.
                    Tuy nhiên, một số giáo dân không muốn di chuyển mồ mả gia đình, vì cho rằng đây là "nơi an nghỉ của bao thế hệ giáo dân Cồn Dầu từ ngày thành lập giáo xứ cách đây 135 năm".
                    Dự án xây khu sinh thái Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, được lãnh đạo Đà Nẵng chấp thuận đã từ một thời gian qua.
                    Vài năm trở lại đây, đã liên tục xảy ra các vụ tranh chấp đất và bất động sản giữa người Công giáo, thí dụ tại Nhà Chung, Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội) và Tam Tòa (Đồng Hới).
                    ...
                    *(Chỉ có BBC Vietnamse là đúng thôi)
                    Bạn ơi xin nhớ câu này:
                    "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là Quan"

                    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 16-05-2010, 09:15 PM.

                    Comment

                    • #11

                      Phân Tích Biến Cố Cồn Dầu Qua Bài Đăng Trên Báo Đà Nẵng

                      Biến cố Cồn Dầu đã xảy ra vào ngày 4 tháng 5 năm 2010 lúc 2 giờ sáng, mãi cho đến hôm nay Báo Đà Nẵng mới đưa tin, nghĩa là cách nhau 10 ngày. Lý do nào Báo Đà Nẵng đã không dám đưa tin? Chúng ta có thể
                      tin một nhà báo hèn hạ như vậy không? Làm báo, những tin tức hệ trọng với 500-700 công an trang bị tận răng với lưới thép B40, kẻm gai, roi điện, dùi cui, lá chắn, lựu đạn cay, đánh tơi bời những phụ nữ và trẻ em.
                      Làm như thế bộ không biết nhục sao, hả Báo Đà Nẵng ??? Hàng trăm người dân bị đánh, 72 bị bắt, hiện còn đang giam giữ 6 người, ấy thế mà Báo Đà Nẵng không nói một lời. Biết ngậm miệng chịu nhục thì chịu im
                      luôn đi, lên tiếng làm gì. Lên tiếng kiểu này qủa thật sẽ nhục nhã cho đến muôn đời sau đấy.

                      Ai đã đẻ ra dự án Đô Thị Sinh Thái ??? vài tên cầm quyền như Nguyễn Bá Thanh đẻ ra những dự án này nọ để cướp đất của người dân là một chuyện làm phổ biến đối với người dân trên toàn lãnh thổ nước
                      CHXHCNVN. Hiện tại, đang có hàng triệu người dân bị cướp đất là vì những dự án quy hoạch như thế này. Họ đã trở thành hàng triệu dân oan, một số kéo lên Hà Nội biểu tình, một số kéo lên Sài Gòn biểu tình để đòi
                      lại những mảnh đất đã bị cướp, hay nói đúng hơn bị Nhà cầm quyền địa phương đã mua lại với gía rẻ mạc. Và khi quy hoạch xong, Nhà cầm quyền bán lại với gía cao gấp mấy chục lần gía họ mua vô. Chúng ta cần
                      khẳng định, đây là việc làm sai trái của Nhà cầm quyền địa phương. Những quy hoạch như thế này rất bất công, vì nó không phải là ý kiến của toàn dân, mà chỉ là ý kiến của một số đang cầm quyền, muốn hưởng lợi
                      trên mảnh đất xương máu của đồng bào. Ở đây, đất Nghĩa Trang Cồn Dầu của người dân ở Giáo Xứ Cồn Dầu, có trên 135 năm qua. Nó được gọi là đất thánh, được người dân dùng để chôn cất. Nên nhớ, theo
                      truyền thống hiếu đạo của người Việt Nam, và cũng theo phong tục ngàn đời, việc di dời, đụng chạm đến mồ mả ông bà, cha mẹ, tổ tiên là điều cấm kỵ đối với người dân. Hiến pháp và luật pháp của một nước được
                      đặt ra là để bảo vệ an ninh về chỗ ở, cũng như tài sản của người dân, qua những mảnh đất người dân đã làm sở hữu chủ lâu đời. Tất cả những vụ quy hoạch đã và đang xảy ra trên mảnh đất nước CHXHCNVN, làm
                      hàng triệu người dân bị cướp đất oan ức bởi quy hoạch đều đi ngược với tinh thần của hiến pháp và luật pháp.

                      Nghĩa Trang Cồn Dầu có từ 135 năm qua, không thể nhà cầm quyền địa phương ban lệnh quy hoạch là có thể huy động trên 500 công an, với lựu đạn cay, lá chắn, dùi cui, roi điện đến để chiếm dụng đất của dân, mà
                      cần phải xét đến những yếu tố về truyền thống, hiếu đạo của sự việc. Lời trăn trối của cụ bà 82 tuổi, xin được chôn ở Nghĩa Trang Cồn Dầu cạnh chồng mình, là phong tục mà tất cả những người con hiếu đạo đều
                      phải tuân thủ. Phân tích chúng ta thấy, đây là việc làm sái trái nhất của nhà cầm quyền Đà Nẵng, đi ngược lại truyền thống tôn trọng lời trăn trối trước lâm chung, đi ngược lại lòng hiếu đạo ngàn đời thờ cha kính mẹ
                      của dân tộc Việt Nam, và đi ngược luôn cả tinh thần của hiến pháp và luật pháp.

                      Như thế, Nhà cầm quyền Đà Nẵng đã đi ngược lại truyền thống, phong tục hiếu đạo, hiến pháp, và luật pháp, vậy có còn xứng đáng ở vị trí cầm quyền? Dân vi qúy, quân vi khinh, người dân tạo ra, đẻ ra nhà cầm
                      quyền, chính quyền, chứ không phải ngược lại. Dân được ví như dòng nước đưa thuyền đi, nhưng thuyền cà chớn, nước vẫn có thể làm lật thuyền, khi dân thịnh nộ, có nghĩa nhà cầm quyền đó đã đi ngược ý dân,

                      Lẽ dĩ nhiên, Nhà cầm quyền Đà Nẵng có quyền quy hoạch để phát triển đô thị, và cũng dựa trên tinh thần của hiến pháp và luật pháp, bảo vệ an ninh và quyền sở hữu đất đai của đồng bào. Trước khi đất của dân được
                      trưng dụng, cần phải thực hiện việc trưng cầu dân ý ngay địa phương đó. Nếu đa số dân đồng ý việc quy hoạch thì tiến hành, ai bất tuân sẽ bị luật pháp trừng trị đích đáng. Lúc đó, chúng ta có thể bảo đảm, không một
                      người dân nào dám kháng cự với nhà cầm quyền.

                      Khi xưa, nhớ thời Việt Nam Cộng Hòa, người dân được dạy qua môn Công Dân Giáo Dục, mỗi khi ra đường gặp một đám ma, phải biết giỡ nón ra và cúi đầu chào tiễn biệt người qúa cố. Vậy cớ sao Nhà cầm quyền
                      Đà Nẵng là việc cướp đi quan tài của bà Maria Đặng Thị Tân, trong lúc đưa đám. Truyền thống của dân tộc Việt Nam, nghĩa tử là nghĩa tận, có nghĩa khi chết thì chấm dứt rồi, tại sao nhà Cầm quyền không tôn trọng
                      điều đó? Đây phải nói, là lỗi lầm rất lớn của Nhà cầm quyền Đà Nẵng, chỉ làm việc theo sức mạnh, mà không theo sự suy nghĩ. Người dân bảo vệ truyền thống về lời trăn trối, bảo vệ phong tục của sự hiếu đạo là việc
                      đương nhiên, bất cứ ai, bất cứ Nhà nước nào, đi ngược lại truyền thống, phong tục của dân tộc Việt Nam này là đi ngược lại ý nguyện của toàn dân.

                      Theo những tin tức ghi nhận được, người ta biết thêm một việc làm sai trái của Nhà cầm quyền Đà Nẵng là ngang nhiên hỏa táng xác cụ bà Maria mà không thông qua chữ ký của những người con bà cụ. Sau khi
                      cưỡng chiếm quan tài mang đi, Nhà cầm quyền “ép buộc” người cháu gái của bà cụ, Hồ Thị Sinh ký tên đồng ý hỏa táng, rồi đem đi hỏa táng. Đây là việc làm tắc trách, cưỡng đoạt của Nhà cầm quyền Đà Nẵng. Đây
                      cũng là việc làm “thất đức” của Nhà cầm quyền Đà Nẵng, chứ không phải như Báo Đà Nẵng đã tố cáo “các con cái của bà cụ” đã làm điều “thất đức”


                      Để kết luận, Báo Đà Nẵng mượn lời ông Nguyễn Trường, 53 tuổi, trú tổ 21, người từng có 19 năm làm làm Trưởng Ban Giáo lý giáo xứ Cồn Dầu nói: “Họ (những người quá khích – P.V) đã làm nhiều điều ác với linh
                      hồn bà cụ”. Qúa khích ở đây phải nói đến nằm ở Nhà cầm quyền Đà Nẵng và cũng Nhà cầm quyền này đã và đang gây ra tội ác đối với linh hồn của cụ bà Maria vì ỷ vào việc cầm quyền, đã áp dụng bạo lực dã man để
                      đánh đập hàng trăm dân lành, bắt đi 72 người, nay còn giam giữ 6 người, đã đi ngược lại truyền thống, phong tục hiếu đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

                      Nhà cầm quyền Đà Nẵng này, do Thành ủy Nguyễn Bá Thanh chỉ huy, nếu còn có lương tâm và nhận biết được đúng sai, phải biết xin lỗi người dân, phải thả ngay 6 nạn nhân còn đang bị giam cầm, và phải hứa bồi
                      thường tất cả những thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần đã xảy ra tại Giáo Xứ Cồn Dầu. Bằng không, chắc chắn câu chuyện không dừng lại ở đây.

                      Ngày 14 tháng 5 năm 2010

                      Mylinhng@aol. com

                      PS: Bài báo Đà Nẵng nhục nhã ngậm miệng, đến 10 ngày sau mới lên tiếng

                      vụ Cồn Dầu.

                      404 Not Found


                      T_Q
















                      Comment

                      • #12

                        Tiếng ai oán hờn căm trong gió
                        Một tấc quê hương, một tấc người.


                        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 18-05-2010, 06:23 PM.

                        Comment

                        Working...
                        X
                        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom