Ăn chay, trào lưu hay triết lý mới?
Hà Giang - Người Việt
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tiếng bát đũa lanh canh, các tiếp viên tất bật luồn lách qua những dẫy bàn đầy thực khách, với những khay thức ăn đầy ắp trên tay, chen giữa tiếng nói chuyện rì rào như tổ ong, thỉnh thoảng là những tiếng khúc khích, hay một tràng cười của ai bật lên sảng khoái.
Không gì nhộn nhịp và sinh động hơn không khí một nhà hàng trong giờ đông khách!
Thế mà giữa chốn ồn ào như vậy, cô bạn tôi lại muốn đi tìm một chút bình yên thư thái cho tâm hồn.
“H. ơi, chiều nay làm gì, đi ăn không?”
Giọng nói khẩn khoản gần như nài nỉ của Nguyệt làm sự ngạc nhiên của tôi vì cú phôn bất ngờ của Nguyệt bị át đi. Và với giọng nói ấy, tôi có cảm giác là mình không thể từ chối.
“Mấy giờ rồi? Ừ đi thì đi. Nhưng Nguyệt muốn ăn ở đâu?” Tôi hỏi.
“Ðâu cũng được, hay mình đi ăn chay nhé! H. có biết chỗ nào ăn chay ngon không?”
“Cũng không rành lắm đâu, nhưng thôi, mình mạo hiểm càng thích.”
Chúng tôi hẹn nhau đến một tiệm ăn chay ở Fountain Valley, gần nhà Nguyệt, và cả hai, ít ra là đến lúc đó, chẳng biết nhiều về thế giới của người ăn chay cả.
Chúng tôi phó mặc cho cô tiếp viên với yêu cầu “mang ra ba món chay ngon nhất của nhà hàng.” Tôi nhìn Nguyệt ngẫm nghĩ. Khi Nguyệt đến gặp tôi một mình, không mang theo ông xã, thì thường là vì muốn... tâm sự.
“Sao hôm nay lại muốn ăn chay vậy, ông xã đâu?” Tôi gợi chuyện.
“Ở nhà!”
“Chiến tranh lạnh à?”
“Dạo này ổng sao nóng nảy, cộc cằn quá!”
Nguyệt ngập ngừng trút tâm sự bằng sự im lặng dài giữa những câu nói ngắn. Tôi lắng nghe.
“Nghe nói người ta ăn chay có thể thay đổi tâm tính, nên Nguyệt muốn thử nghiên cứu xem sao.”
“À thì ra thế! Và Nguyệt nghĩ là sẽ trị ông xã, làm cho ông ấy hiền đi, bằng chế độ ẩm thực?” Tôi đùa.
“Thật đấy! Tình hình hai đứa căng lắm, nếu không có gì thay đổi, chắc nguy quá...”
Tôi chưa kịp nói gì thì cô tiếp viên, tuổi còn trẻ, có lẽ là sinh viên, trở lại với khay thức ăn và giới thiệu món đầu tiên.
“Mời hai chị dùng món Chả Cá Thăng Long.”
Rồi cô xếp xuống bàn lỉnh kỉnh nào là đĩa cá nướng, đĩa rau thì là tươi xanh um, những chiếc lá rong biển vuông vuông, dùng thay cho bánh tráng, đĩa rau sống, một đĩa dưa leo thái sợi, và một chén nước chấm.
“Wow!
Trông hấp dẫn quá!” Nguyệt xuýt xoa.
Dưới ánh đèn dịu dịu những đĩa thức ăn trong thật tươi lành. Tạm quên những ưu phiền cuộc đời trong giây lát, Nguyệt chăm chú với món ăn.
Tôi lấy một lá rong biển, cuốn cá, rau thơm, thì là, dưa leo và chấm vào nước chén nước chấm. Ồ! Phải công nhận là ngon miệng quá.
“Chẳng biết ăn chay có thay tâm đổi tính được không, nhưng H. nhất định phải ‘nghiên cứu’ thêm về những món ăn mới này.” Tôi đùa.
Nguyệt gật gù biểu đồng tình.
Tôi nhìn quanh. Nhà hàng càng lúc càng đông, điều đáng chú ý là rất nhiều khách ngoại quốc và rất nhiều người trẻ tuổi.
Nhìn họ, tôi mới thấy sự hiểu biết của mình về thế giới ăn chay thật thiếu cập nhật. Tôi cứ đinh ninh rằng, ăn chay là thế giới của những Phật tử, cao niên, người Việt. Thường thì người ta ăn chay vì không muốn sát sinh, vì lý do tôn giáo.
Khó khăn lắm tôi mới chuyện trò được với cô tiếp viên mấy câu, cô bận rộn quá.
“Em làm ở đây lâu chưa?” Tôi hỏi.
“Dạ mấy năm rồi chị.”
“Tối nào cũng khách đông vậy hả em?”
“Dạ, hôm nay Thứ Năm chưa đông lắm, cuối tuần đông hơn.”
“...”
“Nhiều người đến hàng tuần đó chị, bàn bên kia, hai vợ chồng người Mỹ đó một tuần đến đây ăn mấy lần. Còn đa số một tháng hai ba lần.”
“Em có biết tại sao khách đến đây ăn đông như vậy không?”
“Họ nói ăn ngon miệng! Có người nói ăn chay còn ngon hơn ăn mặn nữa đó!”
Tôi kể cho Nguyệt nghe là dạo này, hình như tôi đang “có duyên” với việc ăn chay. Hôm qua có người cho ăn thử một ổ bánh mì thịt bì và gà chay lần đầu tiên trong đời. Và phải công nhận là bánh mì chay ngon thật, có thể nói là “ngang ngửa” hay hơn bánh mì thịt mặn một chút xíu.
“Hôm đó H. còn tình cờ được nói chuyện với một người chuyên sản xuất món ăn chay nữa.”
“Ông ta có nói ăn chay làm cho con người bớt căng thẳng không?” Nguyệt hỏi.
“Mình chưa nói đến việc đó. Ðã hẹn gặp ông ta để tìm hiểu thêm.”
Rồi thấy Nguyệt có vẻ thấp thỏm tôi nói thêm: “Nhiều người nói là ăn chay tốt cho sức khỏe, điều đó cũng có lý, nếu mình ăn những thức ăn tươi tốt như hôm nay, nhưng chưa có dịp thử nghiệm.”
Trong khi Nguyệt lúi húi “order” món Chả Cá Thăng Long mang về cho ông xã, tôi bước đi một vòng nhà hàng, tìm những khuôn mặt thân thiện để gợi chuyện.
Tôi chào một cô có vẻ người Pháp, tuổi khoảng 26, tự giới thiệu rồi hỏi cô có đến đây thường xuyên không.
“Ồ, tôi đến đây hoài. Tôi ăn chay trường khoảng hai năm nay rồi.”
Một người ngoại quốc ăn chay trường! Kể cũng hiếm có.
“Cô có thể cho biết tại sao chuyển ra ăn chay không?
“Trước kia thì tôi thỉnh thoảng ăn vì lạ miệng, nhưng sau khi đọc John Robbins thì tôi bỏ thịt luôn.”
“John Robbins?”
Thấy tôi ngơ ngác cô cười xòa, rồi giải thích: “John Robbins là con trai của gia đình nhà Baskin Robbins, ông nhất định khước từ ngai vàng Baskin Robbins của bố.”
“Ông viết cuốn 'Diet for A New America' (Ẩm Thực Cho Một Nước Mỹ Mới). Chị muốn tìm hiểu về thế giới của chúng tôi thì phải nói chuyện với ông ta.” Cô nói.
“Ăn chay với cô là cả một triết lý sống?” Tôi hỏi.
“Có thể nói thế, nhưng câu trả lời của tôi cho đại chúng là tôi ăn chay vì lý do sức khỏe.”
“Và vì ngon miệng nữa!”
Lại một cuốn sách! Thì ra thế giới ăn chay không đơn giản, và cũng có những nhà “truyền giáo” nữa. Chia tay Nguyệt, tôi biết rằng giờ đây chính tôi mới là người nghiên cứu về việc ăn chay.
Hà Giang - Người Việt
Không gì nhộn nhịp và sinh động hơn không khí một nhà hàng trong giờ đông khách!
Thế mà giữa chốn ồn ào như vậy, cô bạn tôi lại muốn đi tìm một chút bình yên thư thái cho tâm hồn.
“H. ơi, chiều nay làm gì, đi ăn không?”
Giọng nói khẩn khoản gần như nài nỉ của Nguyệt làm sự ngạc nhiên của tôi vì cú phôn bất ngờ của Nguyệt bị át đi. Và với giọng nói ấy, tôi có cảm giác là mình không thể từ chối.
“Mấy giờ rồi? Ừ đi thì đi. Nhưng Nguyệt muốn ăn ở đâu?” Tôi hỏi.
“Ðâu cũng được, hay mình đi ăn chay nhé! H. có biết chỗ nào ăn chay ngon không?”
“Cũng không rành lắm đâu, nhưng thôi, mình mạo hiểm càng thích.”
Chúng tôi hẹn nhau đến một tiệm ăn chay ở Fountain Valley, gần nhà Nguyệt, và cả hai, ít ra là đến lúc đó, chẳng biết nhiều về thế giới của người ăn chay cả.
Chúng tôi phó mặc cho cô tiếp viên với yêu cầu “mang ra ba món chay ngon nhất của nhà hàng.” Tôi nhìn Nguyệt ngẫm nghĩ. Khi Nguyệt đến gặp tôi một mình, không mang theo ông xã, thì thường là vì muốn... tâm sự.
“Sao hôm nay lại muốn ăn chay vậy, ông xã đâu?” Tôi gợi chuyện.
“Ở nhà!”
“Chiến tranh lạnh à?”
“Dạo này ổng sao nóng nảy, cộc cằn quá!”
Nguyệt ngập ngừng trút tâm sự bằng sự im lặng dài giữa những câu nói ngắn. Tôi lắng nghe.
“Nghe nói người ta ăn chay có thể thay đổi tâm tính, nên Nguyệt muốn thử nghiên cứu xem sao.”
“À thì ra thế! Và Nguyệt nghĩ là sẽ trị ông xã, làm cho ông ấy hiền đi, bằng chế độ ẩm thực?” Tôi đùa.
“Thật đấy! Tình hình hai đứa căng lắm, nếu không có gì thay đổi, chắc nguy quá...”
Tôi chưa kịp nói gì thì cô tiếp viên, tuổi còn trẻ, có lẽ là sinh viên, trở lại với khay thức ăn và giới thiệu món đầu tiên.
“Mời hai chị dùng món Chả Cá Thăng Long.”
Rồi cô xếp xuống bàn lỉnh kỉnh nào là đĩa cá nướng, đĩa rau thì là tươi xanh um, những chiếc lá rong biển vuông vuông, dùng thay cho bánh tráng, đĩa rau sống, một đĩa dưa leo thái sợi, và một chén nước chấm.
“Wow!
Trông hấp dẫn quá!” Nguyệt xuýt xoa.
Dưới ánh đèn dịu dịu những đĩa thức ăn trong thật tươi lành. Tạm quên những ưu phiền cuộc đời trong giây lát, Nguyệt chăm chú với món ăn.
Tôi lấy một lá rong biển, cuốn cá, rau thơm, thì là, dưa leo và chấm vào nước chén nước chấm. Ồ! Phải công nhận là ngon miệng quá.
“Chẳng biết ăn chay có thay tâm đổi tính được không, nhưng H. nhất định phải ‘nghiên cứu’ thêm về những món ăn mới này.” Tôi đùa.
Nguyệt gật gù biểu đồng tình.
Tôi nhìn quanh. Nhà hàng càng lúc càng đông, điều đáng chú ý là rất nhiều khách ngoại quốc và rất nhiều người trẻ tuổi.
Nhìn họ, tôi mới thấy sự hiểu biết của mình về thế giới ăn chay thật thiếu cập nhật. Tôi cứ đinh ninh rằng, ăn chay là thế giới của những Phật tử, cao niên, người Việt. Thường thì người ta ăn chay vì không muốn sát sinh, vì lý do tôn giáo.
Khó khăn lắm tôi mới chuyện trò được với cô tiếp viên mấy câu, cô bận rộn quá.
“Em làm ở đây lâu chưa?” Tôi hỏi.
“Dạ mấy năm rồi chị.”
“Tối nào cũng khách đông vậy hả em?”
“Dạ, hôm nay Thứ Năm chưa đông lắm, cuối tuần đông hơn.”
“...”
“Nhiều người đến hàng tuần đó chị, bàn bên kia, hai vợ chồng người Mỹ đó một tuần đến đây ăn mấy lần. Còn đa số một tháng hai ba lần.”
“Em có biết tại sao khách đến đây ăn đông như vậy không?”
“Họ nói ăn ngon miệng! Có người nói ăn chay còn ngon hơn ăn mặn nữa đó!”
Tôi kể cho Nguyệt nghe là dạo này, hình như tôi đang “có duyên” với việc ăn chay. Hôm qua có người cho ăn thử một ổ bánh mì thịt bì và gà chay lần đầu tiên trong đời. Và phải công nhận là bánh mì chay ngon thật, có thể nói là “ngang ngửa” hay hơn bánh mì thịt mặn một chút xíu.
“Hôm đó H. còn tình cờ được nói chuyện với một người chuyên sản xuất món ăn chay nữa.”
“Ông ta có nói ăn chay làm cho con người bớt căng thẳng không?” Nguyệt hỏi.
“Mình chưa nói đến việc đó. Ðã hẹn gặp ông ta để tìm hiểu thêm.”
Rồi thấy Nguyệt có vẻ thấp thỏm tôi nói thêm: “Nhiều người nói là ăn chay tốt cho sức khỏe, điều đó cũng có lý, nếu mình ăn những thức ăn tươi tốt như hôm nay, nhưng chưa có dịp thử nghiệm.”
Trong khi Nguyệt lúi húi “order” món Chả Cá Thăng Long mang về cho ông xã, tôi bước đi một vòng nhà hàng, tìm những khuôn mặt thân thiện để gợi chuyện.
Tôi chào một cô có vẻ người Pháp, tuổi khoảng 26, tự giới thiệu rồi hỏi cô có đến đây thường xuyên không.
“Ồ, tôi đến đây hoài. Tôi ăn chay trường khoảng hai năm nay rồi.”
Một người ngoại quốc ăn chay trường! Kể cũng hiếm có.
“Cô có thể cho biết tại sao chuyển ra ăn chay không?
“Trước kia thì tôi thỉnh thoảng ăn vì lạ miệng, nhưng sau khi đọc John Robbins thì tôi bỏ thịt luôn.”
“John Robbins?”
Thấy tôi ngơ ngác cô cười xòa, rồi giải thích: “John Robbins là con trai của gia đình nhà Baskin Robbins, ông nhất định khước từ ngai vàng Baskin Robbins của bố.”
“Ông viết cuốn 'Diet for A New America' (Ẩm Thực Cho Một Nước Mỹ Mới). Chị muốn tìm hiểu về thế giới của chúng tôi thì phải nói chuyện với ông ta.” Cô nói.
“Ăn chay với cô là cả một triết lý sống?” Tôi hỏi.
“Có thể nói thế, nhưng câu trả lời của tôi cho đại chúng là tôi ăn chay vì lý do sức khỏe.”
“Và vì ngon miệng nữa!”
Lại một cuốn sách! Thì ra thế giới ăn chay không đơn giản, và cũng có những nhà “truyền giáo” nữa. Chia tay Nguyệt, tôi biết rằng giờ đây chính tôi mới là người nghiên cứu về việc ăn chay.
Comment