Giải Hạn
Bùi Công Thuấn
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Từ quốc lộ, chiếc xe 12 chỗ chạy hợp đồng rẽ vào con đường đất đỏ. Hai bên nhà cửa thưa thớt. Bác tài xế lái xe theo sự hướng dẫn cuả chị phụ nữ ngồi bên cạnh: Quẹo phải, đi chừng một trăm mét, bên phải có Uỷ Ban Nhân Dân xã, tới một chút, bên trái có trường cấp hai, chạy thẳng chừng cây số nữa, qua cây cầu, từ cầu đi tới chừng hai trăm mét nữa, bên phải có một ngôi đình cổ, đối diện với ngôi đình cổ, là con đường nhỏ đi xuống xóm ruộng. Đi vào trong xóm, chừng 200m thì quẹo phải, đến đó hỏi nhà bà thầy, ai cũng biết.
Chị phụ nữ ngồi trên xe ngẫm nghĩ, người ở tận nơi sơn lâm cùng cốc này mà vẫn có khách tìm tới, kể cũng lạ.
Xe đến một ngã ba đường thôn, hai bên bờ tre um tùm. Bác tài cho xe dừng lại. Chị phụ nữ tìm một người hỏi đường, người này chỉ ngôi nhà sâu trong vườn. Có vài chiếc xe hơi con đang đậu ở con đưởng hẻm, trước sân.
Đó là ngôi nhà ba gian hai chái, vách ván, lợp lá dừa. Xung quanh là vườn cây, có một khoảng sân vừa rộng, vài băng ghế đá. Một bàn thờ thiên, trên có nải chuối xanh, ly nước và vài chân nhang. Ở góc sân có một lu lớn đựng đầy nước. Trong nhà thấp thoáng vài bóng người. Chị phụ nữ và cậu em ngồi ở ghế đá chờ. Hai người lấy khăn lau mặt.
Thấy một người đàn bà phục phịch từ trong nhà bước ra, chị phụ nữ hỏi:
- Thầy rảnh chưa chị?
- Còn một người khách nữa.
- Hoa trái lễ vật thế nào chị?
- Tùy.
- Em không mang theo gì, bỏ tiền phong bì có được không?
- Chắc là được, cần lòng thành!
Người khách thứ hai từ trong nhà bước ra là một ông tốt tướng, có vẻ là giám đốc, bên cạnh có một nhân viên đi theo. Ông ta đi ra chiếc xe con đậu ở ngoài ngõ. Chị phụ nữ chỉ hai người khách bề thế bảo cậu em ngồi bên cạnh:
- Đó, cậu thấy không, đâu chỉ có người bình dân đến đây, mà có cả dân xịn hẳn hoi. Cậu coi xe ông ta đó, bảng số xanh, quan chức đó!
Cậu em trông theo hai người:
- Em chẳng tin.
Người chị thuyết phục:
- Cậu nói vậy sao được! có thờ có thiêng. Cậu bị bênh không chữa, sao hết được!
- Nhưng em đâu có bệnh gì?
- Cậu ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vậy, không bịnh là sao?
- Em vẫn bình thường! Em đi đây là chiều lòng chị thôi!
Hai chị em vào trong nhà, ngồi ở cái ghế băng gần cửa sổ gian nhà phía trái. Gian giữa kê một tủ thờ lớn. Tượng phật Bà Quan Âm nghi ngút khói hương. Mâm quả để đầy chiếc bàn lớn phía dưới. Gian bên phải có lẽ là phòng ngủ.
“Bà thầy” đang ngồi ở bàn. Đó là một người phụ nữ nhỏ nhắn, điềm đạm, ăn mặc bình dân: áo bà ba nâu nhạt, không có nét gì đặc biệt. Trên bàn có một chiếc đĩa nhỏ đựng hai đồng tiền kẽm. Một thếp giấy đỏ, một bộ đồ trà.
Thầy ngước nhìn hai người:
- Chào anh chị, anh chị có việc gì ?
- Nhờ thầy coi bịnh dùm.
Cậu em vẫn ngồi lặng im, thoáng nhìn thầy, thờ ơ. Cậu nghĩ, người đàn bà bình dân này trình độ chắc cỡ thầy lang miệt vườn, biết gì mà chữa bịnh?
Thầy thăm hỏi:
- Hai vị từ đâu tới?
Người chị nói:
- Dạ cũng xa, ở thành phố.
- Sao hai vi biết mà tới đây?
- Dạ, có người giới thiệu.
- Hai người, ai bị sao vậy?
- Dạ cậu em đây, bác sĩ bảo không có bịnh gì, nhưng cậu ấy như người ngơ ngẩn.
- Sao chị không đem cậu ấy đến bệnh viện tâm thần?
- Nhiều người nói bịnh cuả cậu chỉ có thầy mới chữa được.
- Chị tin vậy à!
Rồi thầy thân thiện:
-Rất nhiều người đến đây nhưng không tin. Chỉ sau khi chữa hết bịnh mới tin. Một ông bác sĩ khá nổi tiếng ở Sai gòn. Người nhà đưa ông ta đến đây. Tôi gieo quẻ rồi bảo :Ông bị bịnh nặng. Ông ta vặn lại: tôi là bác sĩ mà tôi không biết bịnh tôi, còn chị, chẳng xét nghiệm gì làm sao biết! Tôi bảo: Cái việc ông đang làm ấy gây bịnh cho ông. Ông là bác sĩ, nhưng cái tâm cuả ông không thiện, lâu ngày tích thành bịnh, chẳng thuốc nào chữa cho ông được! Chỉ có ma mới chữa được! Nghe tôi nói, ông ta có vẻ giận. Tôi bảo: ông phải chữa cái tâm của ông, bịnh mới hết. Ông ta ra về. Thời gian sau ông ta lên đây tạ lễ Phật rất hậu.
Thầy nhấp một ngụm nước rồi nói tiếp:
-Lại có một ông linh mục, không tin và không chịu tới đây. Người nhà đem hình tới đây. Tôi biết, linh mục bị người ta thư, nhưng chỉ thư nhẹ cho ổng bịnh, chứ không làm chết người. Tôi chỉ cách cho người nhà về gỡ cho ổng. Bên Thiên Chúa Giáo họ không tin những chuyện bùa ngải. Họ bảo mọi việc đều do ý Chúa. Điều ấy đúng. Nhưng Kinh Thánh cũng dạy rằng ma quỷ luôn giành giật con người với Chúa. Chúng cũng có quyền lực, quyền lực bóng tối, chúng có thể làm được mọi điều, khi lương tâm con người trở nên đen tối. Cái ông GiuĐa chẳng từng bị quỷ ám mà đi bán Chúa đó sao. GiuĐa được Chúa nhắc nhở nhiều lần, nhưng hắn không thức tỉnh nổi. Lương tâm hắn đen quá rồi. Chúa bảo, quỷ đã nhập vào nó. Thời khắc này là giờ của quỷ, giờ của bóng tối.
Cậu em nghe thầy nói, ngẫm nghĩ. Dường như thầy muốn khoe mình giỏi hơn bác sĩ, thông hiểu Kinh Thánh hơn cả linh mục. Tâm lý! Nói năng kiểu này thì người bình dân tin là cái chắc.
Thầy kể tiếp:
-Tôi mới đi chơi các nước Châu Âu về. Một người ở Pháp mời. Gia đình họ có 5 người. Cả 5 người đều bị bịnh. Người nào bụng cũng to như cái thúng. Bệnh viện ở Pháp không chữa được. Họ về Việt Nam, cũng không biết ai giới thiệu họ đến đây, tôi, chữa hết bịnh. Họ mừng quá, mời tôi đi chơi Châu Âu một chuyến. Nể tình họ lắm tôi mới đi. Mà đi thì bỏ người bịnh ở nhà, lòng không đành!
Cậu nghĩ, bà này nổ dữ! Tây nó tin quái gì vào chuyện bùa ngải.
Nhưng những câu chuyện thầy kể có ảnh hưởng đến nhận thức cuả cậu: Con người bé nhỏ đang ngôì trước mặt cậu không hẳn là một người bình dân như cậu tưởng. Cho dù những chuyện thầy kể là chuyện biạ chăng nữa, thì thầy cũng tỏ ra có nghề lừa mị.
Cậu chặn ngang:
-Thế công an họ không làm khó dễ gì thầy hay sao?
-Họ có đến đây vài lần, tra vấn, lục soát, rồi về. Cái nhà rách này chẳng có gì cho họ tịch thu cả. Người bịnh thì cứ tới, làm sao cấm học được!
Có lẽ nói vậy đủ an tâm khách hàng rồi, bà thầy không kể chuyện nữa. Căn phòng trở nên tĩnh lặng. Thầy gieo hai đồng tiền kẽm trong đĩa, lặng im một lúc rồi nói:
-Cậu bị rồi, bịnh lâu ngày!
Cậu Trọng thấy cái đầu của mình sáng lên, như vừa thức tỉnh sau một cơn mê dài. Trước đây đầu óc cậu âm u, không nhớ nổi một điều gì, không dám quyết định một điều gì. Tất cả công việc gia đình, tay hòm chìa khóa, dạy dỗ con cái đều do người vợ quán xuyến. Mỗi lần cậu có ý kiến, vợ cậu quắc mắt lên là cậu rùng mình. Một nỗi sợ hãi bao trùm hồn vía. Cậu không biết mình sợ gì. Hằng đêm cậu hay mơ những giấc mơ kinh hoàng, không đầu không đuôi, ú ớ cho đến khi có người lay tỉnh. Giấc ngủ mê ấy đã kéo dài ba chục năm nay rồi, lúc cậu còn rất trẻ, 22, 25 gì đó, từ ngày cậu gặp cô giáo.
Chuyện cậu lấy cô giáo như một chuyện tình cờ.
Lúc ấy cậu chạy được một chân lính kiểng ở xa thành phố. Làm lính kiểng cũng buồn vì bị người ta đàm tiếu. Nhưng thời buổi chiến tranh, miễn là không phải ra chiến trường. Chiến tranh ngày càng ác liệt, bạn bè cậu mười đứa ra chiến trường, hết bảy tám đứa trở về bằng xe tang. Cậu được biệt phái sang dạy Tiểu học, học trò hầu hết là con lính. Luơng lính chỉ đủ mua kem đánh răng và ăn sáng, nhưng không lo chết.
Chỗ cậu dạy có một cô giáo trẻ, nói năng rất ngọt, lịch sự như Tây. Nghe đâu lúc nhỏ cô học trường Tây.
Chuyện trai gái gần nhau như lửa gần rơm. Cô mời cậu về nhà chơi. Gia cảnh một mẹ một con và một cậu em nuôi còn nhỏ. Bà mẹ cũng rất ngọt, lịch sự, hiếu khách. Mỗi khi cậu đến chơi, bà mẹ chào hỏi vài câu rồi xin phép làm việc này, việc kia. Quả là tế nhị. Mối quan hệ cuả cậu và cô giáo nhanh chóng trở nên thân thiện gần gũi. Hai người thường đi uống café tối hay đi ăn sáng. Ngày Chủ nhật, cậu đến chơi, cô làm món gì đó, cả nhà ăn chung, vui như mở hội.
Một hôm bà mẹ nói với cậu:
- Tôi có chuyến đi Đà-lạt vài ngày, nhà cưả chẳng có ai, cậu giáo là chỗ thân tình, nhờ cậu trông nhà và trông em nó giúp tôi, mong cậu vì tôi mà không từ chối.
Cậu dấu niềm vui trong lòng:
- Bác tin mà giao trách nhiệm, cháu đâu dám từ, để cháu xin phép cơ quan.
Bà mẹ vui mừng:
Ngày cậu đến dùng cơm với em, tối cậu đến ngủ, trông nhà giúp tôi, tôi coi cậu như người nhà.
Tất nhiên là chuyện phải đến đã đến. Trai gái chung nhà, trai tân, gái mới. Cậu như sống trong mơ. Đêm mây mưa ngụp lặn, ngày nối tiếp hành lạc: sáng bánh mì ốpla, café sữa. Trưa là bò Napoléon, tối là gà luộc bóp gỏi, rượu ngoại. Chẳng khác gì Tây! Cô giáo đối đãi thật ân cần và chu tất.
Sau những lần coi nhà cho cô giáo như vậy, lương tâm cậu cũng có day dứt. Tôn giáo bảo rằng cậu đã phạm tội ăn trái cấm. Nhưng cậu nghĩ, trời sinh ra thế, chẳng có gì là tội, Kinh Thánh chép rằng những gì Chúa dựng nên đều tốt đẹp, chẳng lẽ chuyện trai gái là xấu. Còn theo đạo lý, phong tục cha ông, thì đó là chuyện lén lút, tồi tệ. Cậu cười: Ngày xưa các cụ năm thê bảy thiếp có sao đâu. Có phúc thì cứ hưởng.
Bà mẹ trở về thấy nhà bình an, nét mặt bà hân hoan:
-Cám ơn cậu giáo. Này, nếu không có chỗ trọ, cậu cứ đến nhà tôi ở, không có gì trở ngại.Thêm bát thêm đũa thôi, nhà có người đàn ông nó ấm. Với lại, lương lính, ăn cơm tiệm, ở nhà trọ sao cho đủ. Tôi không có ý chê lính, nhưng chỗ thân tình, cậu bỏ quá cho.
Người chị nhiều lần thấy cậu đi qua đêm, sinh nghi, cật vấn:
- Cậu đi đâu suốt mà không về nhà?
- Báo động liên tục, lính tráng ứng trực 100% sao em về nhà được!
- Chị nghe người ta nói câụ ngủ với con nào phải không?
- Làm gì có con nào! Chị khéo tưởng tượng!
- Tuỳ cậu. Chị nhắc nhở thế thôi, có thân tự lo lấy, kẻo có ngày hối không kịp.
- . . . .
Đoạn kịch ấy cứ diễn đi diễn lại. Bởi vì tối nào cậu cũng đi chơi khuya. Không ngủ ở nhà cô giáo thì ngủ ở nhà bạn. Cô giáo chỉ là của rơi bên đường bỗng dưng nhặt được, cậu không để tâm. Cậu đang đeo đuổi một em rất xinh: váy ngắn màu xanh, tóc bím, chân sáo tung tăng, hồn nhiên như thiên thần. Cậu đã đến nhà chơi vài lần. Đó là một gia đình khá giả: Có trại cưa, có cây xăng và vài chục mẫu café. Cậu định gửi tương lai của mình vào gia đình ấy.
Khi biết chuyện này, cô giáo nổi máu tam bành lục tặc lên, hành xử theo bản năng cuả một con vật giống cái: Anh đã ăn nằm với tôi, thì không thể ăn nằm với con khác, anh nghe rõ không! Anh đâu có phải là chó hoang, đâu phải một thằng điếm!
Cô giáo túm lấy ngực áo cậu, giật liên hồi. Mắt cô ta đỏ sọc. Hàm răng nhe ra. Nắm tay xiết lại rồi xô cậu một cái chới với. Cậu kinh hoàng, chết lặng.
Khi đã bình tĩnh lại, cậu nghĩ, cũng có thể cô ta quá ghen thôi. Đàn bà xưa nay vốn thế. Tốt nhất là đừng để cô ta biết chuyện gì!
Cậu vẫn tiếp tục những ngày ngủ trong nhà cô giáo và những đêm đi chơi với cô thiên thần nhỏ, con đường hạnh phúc tưởng như dài vô tận.
Nhưng cục diện chiến tranh biến đổi nhanh quá. Những ngày cuối tháng tư 1975, tình hình thay đổi từng giờ. Ban Mê Thuột thất thủ. Huế, Quảng Trị giải phóng. Tình hình như trên chảo lưả. Quân Sàigòn cởi áo lính, quăng súng, chạy lấy người. Cả miền Nam là giòng người di tản.
Khi quân giải phóng chiếm được Xuân Lộc, cậu biết chiến tranh sắp kết thúc, thiên đàng hay điạ ngục? Cậu lẩn trong đoàn đoàn lũ lũ những con người khốn khổ chạy loạn.
Tình cờ cậu gặp cô gái thiên thần trong đám đông. Cả hai cùng ghé vào một nhà người quen. Nhà này bỏ hoang. Người nhà đã bỏ chạy về Saigòn. Hai người chẳng còn giữ gìn ý tứ gì nữa. Nguyện sống chết bên nhau. Còn biết đi đâu. Mình chỉ là hạt cát trong cơn bão loạn cuồng phong cuả lịch sử. Đêm ập xuống. Tiếng súng rền khắp nơi, tiếng xe tăng quần thảo quanh đây, tiếng đại bác xoè xoè trên đầu. Ngày tận thế đã đến. Hai người quấn lấy nhau, mặc cho mưa bom bão đạn. Nếu có phải chết trong giờ phút này thì cũng thật mãn nguyện: hạnh phúc như chưa bao giờ hạnh phúc. Một đêm tuyệt vời, một món quà bất ngờ cuả số phận. Chiến tranh đâu chỉ có đau khổ.
Đêm tan dần và tiếng súng cũng xa dần. Mặt trời rạng rỡ ló dạng.
Sáu giờ sáng, cô gái thiên thần thức dậy, ra sân nghe ngóng. Xung quanh yên tĩnh. Lác đác vài tiếng súng vu vơ. Bỗng một tiếng nổ long trời lở đất, trái pháo mồ côi rớt giữa sân nhà. Cậu lăn vội xuống gầm giường, không thấy cô gái đâu.
Im tiếng súng, cậu chạy ra trước nhà. Sân bị lúm một hố sâu. Những mảnh áo váy cuả cô gái lem luốc bụi đất và máu văng khắp trên sân. Cậu bàng hoàng kinh sợ, tay chân bủn rủn. Chưa bao giờ cậu phải chứng kiến một cảnh thương tâm như thế. Nước mắt cứ ứa ra, bên tai là âm vang tiếng đạn pháo xé trời.
Cậu lượm nhặt những mảnh thân xác còn lại cuả người yêu và chôn vội vàng trong một cái hố nông, rồi tìm đường bay về Saigòn. Chiến tranh! Ôi chiến tranh! tàn nhẫn quá! Chưa bao giờ cậu bị ám ảnh như thế, nỗi ám ảnh theo cậu suố đời. Ôi thiên thần nhỏ của tôi!
Cậu trở nên ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Hồn vía bay theo cô gái thiên thần vào cõi mơ hồ.
Rồi cả nhà cũng biết chuyện cậu dấu diếm. Cô giáo có bầu. Ấy là lúc bà mẹ cô giáo hành xử quyền lực đàn bà. Bà nói trong tiếng nghiến răng:
Mày ra khỏi nhà tao, đi đâu thì đi. Con đĩ thối! khốn nạn! Tao không ngờ!
Cậu hiểu rằng cái sự thối và khốn nạn cuả cô giáo là do cậu gây nên. Cậu phải nhận lấy nó. Chẳng thể đánh mất lòng tự trọng của một con người. Cậu thuê nhà cho cô giáo ở, đưa cô đi sinh nở, lén lút, cực nhục, chui rúc như con chuột dưới ống cống. Con người sống trên đời, cần có danh dự, cần có gia đình, nhưng cậu đã đánh mất tất cả. Bữa cơm nào, cả nhà cũng giàn dụa nước mắt. Tiếng thở dài âm u. Cha mẹ cậu chỉ ăn vài miếng, vuốt ngực, buông đũa, rồi đứng lên. Cậu còn biết nói điều gì. Tuổi trẻ trắng tay, cùng đường.
Cũng may cô giáo sinh nở mẹ tròn con vuông. Một thằng con trai kháu khỉnh, nó rất giống cậu. Lần đầu tiên trong đời, một tình cảm mới lạ xuất hiện trong lòng cậu. Cậu thương con, mừng mừng tủi tủi, tình thương của chuột cống.
Cả nhà quyết không cho cậu lấy cô giáo làm vợ. Con bé dữ dằn quá. Đàn bà miệng rộng, mắt xếch, lưỡng quyền to, hét như ngựa hý thì chỉ làm giặc. Nó sẽ làm loạn cái nhà này. Phúc đức tại mẫu. Cái cây đã thối từ gốc, thì chỉ có nhổ vứt đi! Đàn bà mà hư hỏng thì chồng khốn nạn, con khốn nạn, đời đời truyền kiếp!
Nhưng khó nhất là chuyện thằng bé. Không thể bỏ nó được. Nhà toàn con gái, nó là thằng cháu trai duy nhất nối dòng.Với lại còn đạo nghĩa, tôn giáo. Hay là cho cô giáo tiền, nói ngọt với nó để bắt thằng nhỏ về. Nó rảnh rang, muốn lấy ai thì lấy!
Một cuộc giành giật đứa bé diễn ra ngay tại bến xe. Một bên quyết bắt đứa bé, một bên quyết giữ đứa bé. Cậu bồng đứa bé ra xe nhờ chị đem đi. Cô giáo biết được, chạy theo và gào lên như một con mẹ khùng:
- Ối giời ơi người ta bắt con tôi, ối …giời… ôi!
Giữa đàng giữa chợ, người ta u đen như kiến. Ngay trên xe, cô giáo nhào vô cấu xé cậu, giành giật đứa bé.
Dĩ nhiên, ở chốn đông người, kẻ to mồm là kẻ thắng, cô giáo giữ được con.
Cả nhà đành hợp thức hóa chuyện vợ chồng cho cậu . Đúng như trong kịch bản cuả mẹ cô giáo. Bà bắt thóp được gia đình cậu là gia đình gia giáo, bắt thóp được thằng cháu ngoại của bà là cháu trai duy nhất cuả nội. Họ không thể bỏ con bỏ cháu.
Bà bảo con gái:
-Thân con gái là cái thân khổ. Xưa nay vẫn thế. Đời bạc ác lắm! Ngày xưa, mẹ cũng như con bây giờ: ngây thơ và mơ mộng, và con có mặt trên đời. Cũng vậy, đứa em nuôi, nó là con của con, đã ra đời trong sự bạc ác cuả cuộc đời này! Con không có kinh nghiệm hay sao!
Giọng bà mẹ trầm xuống:
-Trời cho con gái cái nhan sắc và thân xác. Con hãy dùng nó để bắt lấy một thằng con trai làm trâu làm ngựa nuôi mình. Phải nắm quyền sai khiến nó suốt đời. Tình yêu, danh dự, đạo nghĩa chỉ là những thứ vớ vẩn. Cần sống trước đã, dù có phải trả giá. Mà ở đời, cái gì cũng có giá cuả nó!
Bà đã làm đúng những gì bà dạy con gái: Cậu trở thành tên nô lệ cuả cô giáo lúc nào không biết. Cậu biết lòng mình không yêu cô giáo, nhưng không đến nhà cô giáo thì không chịu được. Có tiếng gọi ở trong óc, và có lửa đốt ở trong tim. Và cậu đã ăn trái cấm.
Cậu sống như người mộng du, không nghĩ suy được điều gì đến nơi đến chốn. Bảo là cậu mê thì cậu vẫn rất tỉnh. Bảo rằng cậu tỉnh sao lại hành xử như người mê, như bị sai khiến. Cậu bỏ lời cha mẹ ngoài tai. Cô gái thiên thần kia cũng chỉ giữ cậu được một khoảnh khắc. Tâm trí cậu đầy bóng tối. Trái tim bị cào cấu bởi móng vuốt và nung nấu trong những cơn ác mộng đầy máu.
Từ đấy, cậu lầm lũi như một cái bóng, dằn vặt không nguôi trong nỗi tủi cực.
Sau giải phóng 1975, cuộc sống khó khăn hết sức. Chẳng biết tương lai thế nào.
Giòng đời chảy ngược. Một lớp người ở trong rừng ào ạt về thành phố. Những vila, những nhà lầu, những nhà mặt tiền đại lộ trung tâm thành phố người ta bỏ đi, giờ có chủ mới, áo bà ba đen, vai vắt khăn rằn. Họ cũng học đòi sơn móng tay móng chân và bôi trét son phấn lên mặt. Dân thành phố nối nhau lên rừng, đi kinh tế mới. Đi cải tạo. Những đợt đánh Tư Sản liên tiếp, rồi đổi tiền. Miền Nam lột xác, tất cả trắng tay.
Người đi kinh tế mới hát rằng, “Lao động là vinh quang “, nhưng lại chế thêm : ” lang thang thì chết đói, hay nói thì đi ở tù, lù khù đi kinh tế mới.”
Người ta còn kể rằng: Một ngày kia, ở một ngã tư thành phố, có con bò nằm chắn giữa lối đi. Xe cộ bị kẹt, bóp còi inh ỏi. Con bò vẫn nằm trơ. Người ta hù doạ, lấy cây đập, nó vẫn nằm trơ. Cảnh sát giao thông đến, chỉa súng lên trời, bắn đùng! đùng! mấy phát liền, ai nấy dựng tóc gáy, nó vẫn nằm trơ. Không ai còn biết làm gì để đuổi con bò đi. Mọi người xầm xì: Công an nó không sợ, bắn súng nó không sợ, chỉ có trời sập thì may ra … Nó là giống bò, “ngu như bò,” đừng hòng cải tạo. Mọi người nhìn nhau bó tay. Bỗng có một anh ăn mặc nhếch nhác từ trong đám đông bước ra. Anh ta đến bên con bò, ghé sát tai nó, nói câu gì đó. Không ai nghe được. Người ta thấy con bò trợn mắt, đảo tròng một vòng, vểnh tai, rồi cong đuôi, phóng thẳng một mạch, không dám quay đầu lại. Đường phố reo hò như mở hội. Một người tò mò hỏi anh thanh niên: Anh nói gì mà con bò bỏ chạy vậy? Anh ta cười và thì thầm: có gì đâu, tôi bảo nó rằng, mày không đi, người ta cho mày đi kinh tế mới đó. Nó sợ mà chạy thôi! Mọi người lại phá ra cười.
Trong cái phong trào đi kinh tế mới ấy, có gia đình cậu. Cả nhà cậu khăn gói lên rừng làm rẫy. Ngày ngày cậu chặt cây, đốt rẫy khai hoang, lầm lũi như thời tiền sử, cô vợ chẳng phụ được việc gì, xưa nay vẫn thế.
Đời sống ở nương rẫy có làm cho cậu nguôi ngoai đôi chút. Ra rẫy cùng với cha mẹ, anh em, cùng đổ mồ hôi, cùng chung bếp lửa, cậu được tiếp thêm sức sống. Một năm trời cơ cực, ăn uống kham khổ, cặm cụi với rừng, dựng nhà chòi, trồng bắp, trỉa lúa, hoang dã và rừng rú! Con người về với nguyên sơ, lòng trí trở nên trong sáng …
Rừng mênh mông, tưởng như không có sức mà khai phá. Dần dà, đám rẫy hai mẫu lúa ngô xanh bạt ngàn thấp thoáng niềm vui. Cậu không sợ chết đói nữa … Bắp non, hái đến đâu luộc ăn đến đấy, ngọt như đường. Lúa trúng mùa, cánh đồng vàng rực. Đống thóc đập được sau một ngày, ngọn cao hơn đầu người. Cuộc sống manh nha hy vọng.
Khi rẫy nương ổn định thu hoạch, thì cũng là lúc gia đình cậu bắt đầu lục đục, lại chuyện mẹ chồng nàng dâu. Cứ mỗi lẩn mẹ cậu đem lúa bắp về thành phố là người con dâu ngăn cản, nói này nói kia, hỗn láo. Mẹ cậu chỉ biết khóc. Bố cậu bảo:
- Con ạ, lúa bắp là công sức cả nhà, mẹ mang về thành phố cho các em con cùng ăn. Sao con lại có ý không bằng lòng, điều ấy không đúng đâu con!
Thị cãi lại:
Bố mới không đúng. Chồng con nó lên rừng trước. Nằm rừng mấy tháng trời khai phá, bố mẹ và các em chỉ lên đây khi bắp có trái, lúa có hột thôi.
Ông bố trợn mắt lên:
- Thế thì suốt năm qua các con ăn bằng gì? không phải lương thực mẹ mang từ thành phố lên sao? Con không thấy bố và các em xoay trần ra chặt cây, cuốc đất, trỉa hạt đó sao?
Thị đối trả:
- Lương thực ấy con sẽ trả, cả nhà cùng làm thì cùng ăn, còn mùa màng thu hoạch, đất đai này là của chúng con. Bố và em chỉ là người làm phụ thôi.
Ông bố giận tái mặt:
- Con không có cái quyền ấy!
Thị la lên:
- Bố mẹ mới là người không có quyền gì cả. Con là con dâu không cưới không hỏi, bị cả nhà làm khổ! Vợ chồng con phải lên tận rừng xanh kiếm sống, cả nhà cũng không buông tha!
Bố cậu giận lắm. Ông uất lên, không nuốt nổi cục nghẹn ở cổ.
Ông bà bỏ về thành phố tức khắc. Ông đấm ngực kêu trời: lỗi tại tôi! lỗi tại tôi!
Trở về thành phố, ông bà lại xoay trần ra làm lụng. Bà gánh hàng rong, vật vờ trên phố, lần lữa nắng mưa qua ngày. Ông làm nghề thủ công, cắm đầu từ mờ sang đến tối, chốc chốc buông tiếng thở dài. Ông lẩm bẩm: sai lầm về chiến lược thì phải nhận lấy sự thảm bại. Đấy là bài học đau đớn một đời làm người của ông ….
Mỗi khi cay đắng quá, ông nhắm mắt lại, nước mắt lại giàn giụa … oan gia quả báo gì chăng! Thằng con trai ông là thằng oan gia! Đời nó khốn nạn, kéo theo sự khốn nạn cuả cả nhà. Đứa con gái lớn lấy phải thằng chồng không ra gì, cờ bạc, hút sách, buôn lậu rồi rũ tù. Đứa con gái thứ ba lấy chồng thừa, Việt kiều đã ly dị. Tưởng sẽ được nhờ, ai ngờ, sang Mỹ, nó chỉ làm con ở không công để nuôi con nhỏ cho thằng đó. Chó đển thế! Toàn là những sự khốn nạn. Tại ông tính toán sai lầm, hay tại oan gia? Nào ông có ăn ở thất nhân thất đức gì đâu? ….
Bây giờ, cậu là người bị trói chịu đòn, không kêu được, không thoát ra được, càng dẫy dụa, sợi giây càng xiết chặt hơn. ”Thấp cơ thua trí đàn bà,” chua chát quá! Không có sự bi phẫn nào của đàn ông lại thống thiết bằng nỗi khổ nhục bị đàn bà thống trị! Từ thời Adam, Eva đã đem tội lỗi đến trần gian. Đàn bà là giống gian ác, đồng nghĩa với rắn độc. Con rắn trong Vườn Địa Đàng đã nhập vào Eva, mơn trớn nhân loại, nhẹ nhàng và êm ái. Nhưng nếu bị nó quấn xiết, thì bất cứ thằng đàn ông nào trên cõi đời này cũng chỉ là con mồi hiền lành. Rồi sẽ thấm nọc độc, không chết ngay, nhưng mù loà và tê liệt trước cái họng mở to đầy răng nhọn của nó.
Đôi khi rỗi rảnh, cậu đắm mình mông lung. Cái chết kinh hoàng của cô thiên thân nhỏ vẫn ám ảnh cậu không nguôi trong những giấc mơ. Cậu mơ hồ mình mắc vào móng vuốt của bóng tối. Những ngày thơ mộng với cô giáo chỉ là cái bẫy giăng ra để bắt lấy linh hồn cậu. Ngu thì phải trả giá. Cả nhân loại này cũng đang phải trả giá, đâu chỉ mình cậu.
Cậu có cảm giác mình tê liệt, ý chí và nghị lực đã mềm nhũn. Cậu đang dẫy dụa trong họng con rắn đầy răng nhọn. Cậu luôn sợ hãi, không biết mình sợ hãi cái gì, nỗi sợ hãi không thể hình dung cụ thể. Mỗi khi vợ cậu quắc mắt lên, là cậu rùng mình. Một luồng khí lạnh chạy dọc xương sống. Vợ bảo gì, cậu chỉ im lặng làm.
Đã có lần cậu phản ứng quyết liệt, nhưng thảm bại.
Lần ấy tết đến, cậu muốn về thành phố thăm ông bà. Cậu muốn đem về chút quà của nương rẫy để bố mẹ ăn tết. Suốt năm suốt tháng không về được, cũng chẳng đồng quà tấm bánh cho ông bà, thì ngày tết cũng phải đem đầu về. Cần là cần tấm lòng lúc ông bà còn sống. Người chết không cần gì cả. Cậu nói với vợ cái nguyện vọng ấy.Vợ cậu không bằng lòng, thị gây sự không cho cậu về. Thị sợ phải chi tiền. Tiền bạc là trên hết. Cha mẹ gạt sang một bên. Quá tức giận, cậu thu quần áo để đi.Thị đóng chặt cửa lại, cầm trên tay con dao rừng. Thị bảo, hễ cậu bước ra khỏi nhà là thị chém liền.
Cậu bị thị chém một dao ở vai. May là cậu mặc áo vải dày và con dao rừng đã cùn. Cậu chạy được về đến nhà chị. Người chị thấy mặt mũi cậu có vết cào, vai quấn băng, thì hiểu ngay cơ sự. Chị dúi vào tay cậu tiền xe để cậu về thăm ông.
Vợ chồng, đầu gối tay ấp, một câu nhịn là chín câu lành, cậu nghĩ vậy.
Cuộc sống cuả cậu đang ổn định nương rẫy, vợ bảo bỏ rẫy, về thành phố. Dù sao ở thành phố cũng dễ sống hơn ở rừng. Ông bà già về thành phố vài năm đã thấy khá. Lúc này không khí làm ăn đã cởi mở hơn. Không còn ngăn sông cấm chợ. Truớc kia, dân lên rừng làm rẫy, muốn đem một ký café hay vài cái bắp về thành phố, cũng phải xin phép. Tờ đơn đóng đến năm bảy con dấu đỏ. Trên xe đò, người ta lục xét từng cân đậu, bắt từng trái bắp. Con gà con vịt không sao đi lọt. Giờ đi lại dễ dàng, xe cộ đã nhiều hơn. Chở hàng, buôn bán, không còn sợ bị bắt mất vốn, dĩ nhiên cũng phải lót tay cho quản lý thị trường.
Lúc ấy mẹ vợ cậu cũng vừa qua đời vì cao huyết áp. Tài sản bà để lại, vợ cậu cho hết đứa “em nuôi.” Hai mẫu rẫy của cậu, vợ cậu cũng bán cho cậu em với giá gần như cho không. Cậu không hiểu sao vợ cậu lại thương thằng em nuôi như thế?
Về thành phố, cậu lại bám lấy ông già. Ông mua cho cậu miếng đất nhỏ ở ngoại ô cất nhà ở. Cậu xin làm gác gian cho một công ty.Vợ cậu chẳng làm bất cứ việc gì ngoài việc chỉ tay năm ngón. Cuộc sống vẫn nghèo như ngày nào.
Mẹ cậu gầy như que củi, qua đời vì lao phổi và kiệt sức.
Ông phát bịnh. Thận suy, tim mạch suy, thần kinh suy lục phủ ngũ tạng đều suy. Chẳng ăn uống gì được. Ai cũng bảo ông bịnh vì ngồi làm việc quá sức. Giờ ông sống nhờ thuốc và nước biển. May có cậu con trai thứ hai vượt biên gửi tiền mua thuốc cho bố. Cậu này cũng gửi tiền về xây nhà cho ông, gọi là để an ủi bố lúc tuổi già. Ông cũng vui được một chút. Căn nhà khá đẹp và đồ sộ, một trệt hai lầu, kích thước 4 x 30m. Ở thành phố, nó trị giá bạc tỷ.
Nhà xây chưa xong thì ông đã vào bệnh viện. Có người độc mồm độc miệng bảo, tại ông xây nhà nên mới phải vào viện, động mồ động mả rồi! Nhiều người xây nhà xong, không ở nhà, lại ra nghĩa địa!
Nếu ông nội qua đời, căn nhà sẽ thuộc về ai? Mấy hôm nay vợ cậu nhắc cậu hoài về chuyện đó:
-Mình nghĩ xem. Mình là con trưởng. Mình có con trai nối dõi tông đường, thì mình phải làm chủ căn nhà. Chú ba chỉ có con gái, lại ở nước ngoài. Còn các cô là con gái, lấy chồng theo chồng, nữ nhân ngoại tộc. Mình phải lo việc này trước khi ông nội nhắm mắt.
Cậu có ý e ngại:
- Mình nói vậy không phải. Tài sản của cha mẹ là của cha mẹ. Nhà cuả ông bà là nhà tổ, là nơi thờ cúng ông bà ngày giỗ ngày tết. Mình giành sao được!
Người vợ quyết:
- Xưa nay quyền huynh thế phụ. Hết con đến cháu. Thằng con trai mình là cháu đích tôn. Mình làm sao thì làm!
Vợ cậu nói xong, quắc mắt, ánh mắt như nhát đao chém ngược lên. Cậu rùng mình.
Ba ngày sau, người chị một mình lên gặp thầy. Con đường trắc trở hết sức, xe hỏng máy liên tục. Thầy bảo: ấy là nó không cho chữa. Rồi thầy hỏi:
-Chị có làm đúng những gì tôi nói không?
Người chị thành khẩn:
- Thưa, đúng ạ. Tôi ra chợ mua 3 trái trứng, đem về luộc chín. Rồi đốt ba lá bùa thầy cho. Than để trong chén, tôi lăn trứng trên tro than rồi lăn rất kỹ lên người cậu ấy. Mỗi ngày tôi lăn một lần, tôi có đem theo đây, nhờ thầy …
Người chị để bọc vải lên bàn, rất cẩn thận. Thầy mở mấy lần giấy gói. Ba quả trứng gà luộc, vỏ hơi sậm.
Thầy hỏi:
-Quả trứng nào lăn sau cùng.
- Thưa quả này ạ. Quả không dấu là ngày thứ nhất, quả có vệt đỏ là ngày thứ hai. Quả vệt xanh là ngày thứ 3.
- Chị có lăn kỹ không?
- Dạ, lăn kỹ.
Thầy lấy con dao Thái Lan bổ trái trứng có vệt xanh ra. Rồi lấy mũi dao khơi trong lòng ruột đỏ trứng. Có một miếng vải nhỏ bằng móng tay, trên vẽ hình mặt người. Thầy đưa cho chị. Người chị cầm miếng vải nhỏ kinh ngạc. Không sao tin được. Trứng chị mua ở chợ, đem về lăn, rồi đem lên đây, thầy bổ trứng trước mắt chị, làm sao có miếng vải trong đó được?
Chị hỏi:
- Cái này là gì thưa thầy?
- Đó là miếng bùa trong người cậu em.
- Làm sao trong người cậu ấy lại có bùa?
- Cái người làm ác nhờ thầy ngải sai âm binh bỏ vào.
-Âm binh làm lúc nào?
- Lúc cậu em đầu không đội trời chân không đạp đất. – Thưa, là sao?
- Lúc mình ngủ. Mình nằm trên giường, đầu không đội trời chân không đạp đất ấy là thời cơ của quỷ thần. Với lại cũng tùy người, không phải ai cũng có thể bị bỏ bùa. Cậu em bị hạn, nên nhân đó nó mới làm được. Có người hạn tử không gỡ được .Cậu em còn có phước gặp thầy.
- Loại bùa này có nguy hiểm không thầy?
- Nó là bùa mê. Người ta bỏ để sai khiến cậu.
- Có biết ai không ạ?
Thầy ngần ngừ:
- Hạn thì phải chịu thôi chị, bậy giờ tai qua nạn khỏi, có lẽ cũng không cần biết làm gì!
- Dạ thưa … cần đề phòng!
- Nhưng mà … rất khó!
-Là sao ạ?
Thầy ngậm ngùi:
- Vì đó là người gần gũi với cậu ấy nhất trong gia đình!
Người chị bất giác kêu lên:
-Trời!
Người chị ra về, lòng ngập tràn xót xa. Sao lại có người đàn bà ác như thế?
Về đến nhà, chị nhận tin bệnh tình ông trở nên nguy kịch. Khi chị và cậu vào đến nơi, ông đã hôn mê, không còn biết gì nữa. Hai ngày sau ông qua đời.
Một thời gian ngắn sau đó, cậu em ở nước ngoài (người gửi tiền xây nhà cho ông) cũng bi ung thư qua đời.
Chị nói với cậu: Em giải được hạn rồi đấy!
Bùi Công Thuấn
Chị phụ nữ ngồi trên xe ngẫm nghĩ, người ở tận nơi sơn lâm cùng cốc này mà vẫn có khách tìm tới, kể cũng lạ.
Xe đến một ngã ba đường thôn, hai bên bờ tre um tùm. Bác tài cho xe dừng lại. Chị phụ nữ tìm một người hỏi đường, người này chỉ ngôi nhà sâu trong vườn. Có vài chiếc xe hơi con đang đậu ở con đưởng hẻm, trước sân.
Đó là ngôi nhà ba gian hai chái, vách ván, lợp lá dừa. Xung quanh là vườn cây, có một khoảng sân vừa rộng, vài băng ghế đá. Một bàn thờ thiên, trên có nải chuối xanh, ly nước và vài chân nhang. Ở góc sân có một lu lớn đựng đầy nước. Trong nhà thấp thoáng vài bóng người. Chị phụ nữ và cậu em ngồi ở ghế đá chờ. Hai người lấy khăn lau mặt.
Thấy một người đàn bà phục phịch từ trong nhà bước ra, chị phụ nữ hỏi:
- Thầy rảnh chưa chị?
- Còn một người khách nữa.
- Hoa trái lễ vật thế nào chị?
- Tùy.
- Em không mang theo gì, bỏ tiền phong bì có được không?
- Chắc là được, cần lòng thành!
Người khách thứ hai từ trong nhà bước ra là một ông tốt tướng, có vẻ là giám đốc, bên cạnh có một nhân viên đi theo. Ông ta đi ra chiếc xe con đậu ở ngoài ngõ. Chị phụ nữ chỉ hai người khách bề thế bảo cậu em ngồi bên cạnh:
- Đó, cậu thấy không, đâu chỉ có người bình dân đến đây, mà có cả dân xịn hẳn hoi. Cậu coi xe ông ta đó, bảng số xanh, quan chức đó!
Cậu em trông theo hai người:
- Em chẳng tin.
Người chị thuyết phục:
- Cậu nói vậy sao được! có thờ có thiêng. Cậu bị bênh không chữa, sao hết được!
- Nhưng em đâu có bệnh gì?
- Cậu ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vậy, không bịnh là sao?
- Em vẫn bình thường! Em đi đây là chiều lòng chị thôi!
Hai chị em vào trong nhà, ngồi ở cái ghế băng gần cửa sổ gian nhà phía trái. Gian giữa kê một tủ thờ lớn. Tượng phật Bà Quan Âm nghi ngút khói hương. Mâm quả để đầy chiếc bàn lớn phía dưới. Gian bên phải có lẽ là phòng ngủ.
“Bà thầy” đang ngồi ở bàn. Đó là một người phụ nữ nhỏ nhắn, điềm đạm, ăn mặc bình dân: áo bà ba nâu nhạt, không có nét gì đặc biệt. Trên bàn có một chiếc đĩa nhỏ đựng hai đồng tiền kẽm. Một thếp giấy đỏ, một bộ đồ trà.
Thầy ngước nhìn hai người:
- Chào anh chị, anh chị có việc gì ?
- Nhờ thầy coi bịnh dùm.
Cậu em vẫn ngồi lặng im, thoáng nhìn thầy, thờ ơ. Cậu nghĩ, người đàn bà bình dân này trình độ chắc cỡ thầy lang miệt vườn, biết gì mà chữa bịnh?
Thầy thăm hỏi:
- Hai vị từ đâu tới?
Người chị nói:
- Dạ cũng xa, ở thành phố.
- Sao hai vi biết mà tới đây?
- Dạ, có người giới thiệu.
- Hai người, ai bị sao vậy?
- Dạ cậu em đây, bác sĩ bảo không có bịnh gì, nhưng cậu ấy như người ngơ ngẩn.
- Sao chị không đem cậu ấy đến bệnh viện tâm thần?
- Nhiều người nói bịnh cuả cậu chỉ có thầy mới chữa được.
- Chị tin vậy à!
Rồi thầy thân thiện:
-Rất nhiều người đến đây nhưng không tin. Chỉ sau khi chữa hết bịnh mới tin. Một ông bác sĩ khá nổi tiếng ở Sai gòn. Người nhà đưa ông ta đến đây. Tôi gieo quẻ rồi bảo :Ông bị bịnh nặng. Ông ta vặn lại: tôi là bác sĩ mà tôi không biết bịnh tôi, còn chị, chẳng xét nghiệm gì làm sao biết! Tôi bảo: Cái việc ông đang làm ấy gây bịnh cho ông. Ông là bác sĩ, nhưng cái tâm cuả ông không thiện, lâu ngày tích thành bịnh, chẳng thuốc nào chữa cho ông được! Chỉ có ma mới chữa được! Nghe tôi nói, ông ta có vẻ giận. Tôi bảo: ông phải chữa cái tâm của ông, bịnh mới hết. Ông ta ra về. Thời gian sau ông ta lên đây tạ lễ Phật rất hậu.
Thầy nhấp một ngụm nước rồi nói tiếp:
-Lại có một ông linh mục, không tin và không chịu tới đây. Người nhà đem hình tới đây. Tôi biết, linh mục bị người ta thư, nhưng chỉ thư nhẹ cho ổng bịnh, chứ không làm chết người. Tôi chỉ cách cho người nhà về gỡ cho ổng. Bên Thiên Chúa Giáo họ không tin những chuyện bùa ngải. Họ bảo mọi việc đều do ý Chúa. Điều ấy đúng. Nhưng Kinh Thánh cũng dạy rằng ma quỷ luôn giành giật con người với Chúa. Chúng cũng có quyền lực, quyền lực bóng tối, chúng có thể làm được mọi điều, khi lương tâm con người trở nên đen tối. Cái ông GiuĐa chẳng từng bị quỷ ám mà đi bán Chúa đó sao. GiuĐa được Chúa nhắc nhở nhiều lần, nhưng hắn không thức tỉnh nổi. Lương tâm hắn đen quá rồi. Chúa bảo, quỷ đã nhập vào nó. Thời khắc này là giờ của quỷ, giờ của bóng tối.
Cậu em nghe thầy nói, ngẫm nghĩ. Dường như thầy muốn khoe mình giỏi hơn bác sĩ, thông hiểu Kinh Thánh hơn cả linh mục. Tâm lý! Nói năng kiểu này thì người bình dân tin là cái chắc.
Thầy kể tiếp:
-Tôi mới đi chơi các nước Châu Âu về. Một người ở Pháp mời. Gia đình họ có 5 người. Cả 5 người đều bị bịnh. Người nào bụng cũng to như cái thúng. Bệnh viện ở Pháp không chữa được. Họ về Việt Nam, cũng không biết ai giới thiệu họ đến đây, tôi, chữa hết bịnh. Họ mừng quá, mời tôi đi chơi Châu Âu một chuyến. Nể tình họ lắm tôi mới đi. Mà đi thì bỏ người bịnh ở nhà, lòng không đành!
Cậu nghĩ, bà này nổ dữ! Tây nó tin quái gì vào chuyện bùa ngải.
Nhưng những câu chuyện thầy kể có ảnh hưởng đến nhận thức cuả cậu: Con người bé nhỏ đang ngôì trước mặt cậu không hẳn là một người bình dân như cậu tưởng. Cho dù những chuyện thầy kể là chuyện biạ chăng nữa, thì thầy cũng tỏ ra có nghề lừa mị.
Cậu chặn ngang:
-Thế công an họ không làm khó dễ gì thầy hay sao?
-Họ có đến đây vài lần, tra vấn, lục soát, rồi về. Cái nhà rách này chẳng có gì cho họ tịch thu cả. Người bịnh thì cứ tới, làm sao cấm học được!
Có lẽ nói vậy đủ an tâm khách hàng rồi, bà thầy không kể chuyện nữa. Căn phòng trở nên tĩnh lặng. Thầy gieo hai đồng tiền kẽm trong đĩa, lặng im một lúc rồi nói:
-Cậu bị rồi, bịnh lâu ngày!
* * *
Cậu Trọng thấy cái đầu của mình sáng lên, như vừa thức tỉnh sau một cơn mê dài. Trước đây đầu óc cậu âm u, không nhớ nổi một điều gì, không dám quyết định một điều gì. Tất cả công việc gia đình, tay hòm chìa khóa, dạy dỗ con cái đều do người vợ quán xuyến. Mỗi lần cậu có ý kiến, vợ cậu quắc mắt lên là cậu rùng mình. Một nỗi sợ hãi bao trùm hồn vía. Cậu không biết mình sợ gì. Hằng đêm cậu hay mơ những giấc mơ kinh hoàng, không đầu không đuôi, ú ớ cho đến khi có người lay tỉnh. Giấc ngủ mê ấy đã kéo dài ba chục năm nay rồi, lúc cậu còn rất trẻ, 22, 25 gì đó, từ ngày cậu gặp cô giáo.
Chuyện cậu lấy cô giáo như một chuyện tình cờ.
Lúc ấy cậu chạy được một chân lính kiểng ở xa thành phố. Làm lính kiểng cũng buồn vì bị người ta đàm tiếu. Nhưng thời buổi chiến tranh, miễn là không phải ra chiến trường. Chiến tranh ngày càng ác liệt, bạn bè cậu mười đứa ra chiến trường, hết bảy tám đứa trở về bằng xe tang. Cậu được biệt phái sang dạy Tiểu học, học trò hầu hết là con lính. Luơng lính chỉ đủ mua kem đánh răng và ăn sáng, nhưng không lo chết.
Chỗ cậu dạy có một cô giáo trẻ, nói năng rất ngọt, lịch sự như Tây. Nghe đâu lúc nhỏ cô học trường Tây.
Chuyện trai gái gần nhau như lửa gần rơm. Cô mời cậu về nhà chơi. Gia cảnh một mẹ một con và một cậu em nuôi còn nhỏ. Bà mẹ cũng rất ngọt, lịch sự, hiếu khách. Mỗi khi cậu đến chơi, bà mẹ chào hỏi vài câu rồi xin phép làm việc này, việc kia. Quả là tế nhị. Mối quan hệ cuả cậu và cô giáo nhanh chóng trở nên thân thiện gần gũi. Hai người thường đi uống café tối hay đi ăn sáng. Ngày Chủ nhật, cậu đến chơi, cô làm món gì đó, cả nhà ăn chung, vui như mở hội.
Một hôm bà mẹ nói với cậu:
- Tôi có chuyến đi Đà-lạt vài ngày, nhà cưả chẳng có ai, cậu giáo là chỗ thân tình, nhờ cậu trông nhà và trông em nó giúp tôi, mong cậu vì tôi mà không từ chối.
Cậu dấu niềm vui trong lòng:
- Bác tin mà giao trách nhiệm, cháu đâu dám từ, để cháu xin phép cơ quan.
Bà mẹ vui mừng:
Ngày cậu đến dùng cơm với em, tối cậu đến ngủ, trông nhà giúp tôi, tôi coi cậu như người nhà.
Tất nhiên là chuyện phải đến đã đến. Trai gái chung nhà, trai tân, gái mới. Cậu như sống trong mơ. Đêm mây mưa ngụp lặn, ngày nối tiếp hành lạc: sáng bánh mì ốpla, café sữa. Trưa là bò Napoléon, tối là gà luộc bóp gỏi, rượu ngoại. Chẳng khác gì Tây! Cô giáo đối đãi thật ân cần và chu tất.
Sau những lần coi nhà cho cô giáo như vậy, lương tâm cậu cũng có day dứt. Tôn giáo bảo rằng cậu đã phạm tội ăn trái cấm. Nhưng cậu nghĩ, trời sinh ra thế, chẳng có gì là tội, Kinh Thánh chép rằng những gì Chúa dựng nên đều tốt đẹp, chẳng lẽ chuyện trai gái là xấu. Còn theo đạo lý, phong tục cha ông, thì đó là chuyện lén lút, tồi tệ. Cậu cười: Ngày xưa các cụ năm thê bảy thiếp có sao đâu. Có phúc thì cứ hưởng.
Bà mẹ trở về thấy nhà bình an, nét mặt bà hân hoan:
-Cám ơn cậu giáo. Này, nếu không có chỗ trọ, cậu cứ đến nhà tôi ở, không có gì trở ngại.Thêm bát thêm đũa thôi, nhà có người đàn ông nó ấm. Với lại, lương lính, ăn cơm tiệm, ở nhà trọ sao cho đủ. Tôi không có ý chê lính, nhưng chỗ thân tình, cậu bỏ quá cho.
Người chị nhiều lần thấy cậu đi qua đêm, sinh nghi, cật vấn:
- Cậu đi đâu suốt mà không về nhà?
- Báo động liên tục, lính tráng ứng trực 100% sao em về nhà được!
- Chị nghe người ta nói câụ ngủ với con nào phải không?
- Làm gì có con nào! Chị khéo tưởng tượng!
- Tuỳ cậu. Chị nhắc nhở thế thôi, có thân tự lo lấy, kẻo có ngày hối không kịp.
- . . . .
Đoạn kịch ấy cứ diễn đi diễn lại. Bởi vì tối nào cậu cũng đi chơi khuya. Không ngủ ở nhà cô giáo thì ngủ ở nhà bạn. Cô giáo chỉ là của rơi bên đường bỗng dưng nhặt được, cậu không để tâm. Cậu đang đeo đuổi một em rất xinh: váy ngắn màu xanh, tóc bím, chân sáo tung tăng, hồn nhiên như thiên thần. Cậu đã đến nhà chơi vài lần. Đó là một gia đình khá giả: Có trại cưa, có cây xăng và vài chục mẫu café. Cậu định gửi tương lai của mình vào gia đình ấy.
Khi biết chuyện này, cô giáo nổi máu tam bành lục tặc lên, hành xử theo bản năng cuả một con vật giống cái: Anh đã ăn nằm với tôi, thì không thể ăn nằm với con khác, anh nghe rõ không! Anh đâu có phải là chó hoang, đâu phải một thằng điếm!
Cô giáo túm lấy ngực áo cậu, giật liên hồi. Mắt cô ta đỏ sọc. Hàm răng nhe ra. Nắm tay xiết lại rồi xô cậu một cái chới với. Cậu kinh hoàng, chết lặng.
Khi đã bình tĩnh lại, cậu nghĩ, cũng có thể cô ta quá ghen thôi. Đàn bà xưa nay vốn thế. Tốt nhất là đừng để cô ta biết chuyện gì!
Cậu vẫn tiếp tục những ngày ngủ trong nhà cô giáo và những đêm đi chơi với cô thiên thần nhỏ, con đường hạnh phúc tưởng như dài vô tận.
Nhưng cục diện chiến tranh biến đổi nhanh quá. Những ngày cuối tháng tư 1975, tình hình thay đổi từng giờ. Ban Mê Thuột thất thủ. Huế, Quảng Trị giải phóng. Tình hình như trên chảo lưả. Quân Sàigòn cởi áo lính, quăng súng, chạy lấy người. Cả miền Nam là giòng người di tản.
Khi quân giải phóng chiếm được Xuân Lộc, cậu biết chiến tranh sắp kết thúc, thiên đàng hay điạ ngục? Cậu lẩn trong đoàn đoàn lũ lũ những con người khốn khổ chạy loạn.
Tình cờ cậu gặp cô gái thiên thần trong đám đông. Cả hai cùng ghé vào một nhà người quen. Nhà này bỏ hoang. Người nhà đã bỏ chạy về Saigòn. Hai người chẳng còn giữ gìn ý tứ gì nữa. Nguyện sống chết bên nhau. Còn biết đi đâu. Mình chỉ là hạt cát trong cơn bão loạn cuồng phong cuả lịch sử. Đêm ập xuống. Tiếng súng rền khắp nơi, tiếng xe tăng quần thảo quanh đây, tiếng đại bác xoè xoè trên đầu. Ngày tận thế đã đến. Hai người quấn lấy nhau, mặc cho mưa bom bão đạn. Nếu có phải chết trong giờ phút này thì cũng thật mãn nguyện: hạnh phúc như chưa bao giờ hạnh phúc. Một đêm tuyệt vời, một món quà bất ngờ cuả số phận. Chiến tranh đâu chỉ có đau khổ.
Đêm tan dần và tiếng súng cũng xa dần. Mặt trời rạng rỡ ló dạng.
Sáu giờ sáng, cô gái thiên thần thức dậy, ra sân nghe ngóng. Xung quanh yên tĩnh. Lác đác vài tiếng súng vu vơ. Bỗng một tiếng nổ long trời lở đất, trái pháo mồ côi rớt giữa sân nhà. Cậu lăn vội xuống gầm giường, không thấy cô gái đâu.
Im tiếng súng, cậu chạy ra trước nhà. Sân bị lúm một hố sâu. Những mảnh áo váy cuả cô gái lem luốc bụi đất và máu văng khắp trên sân. Cậu bàng hoàng kinh sợ, tay chân bủn rủn. Chưa bao giờ cậu phải chứng kiến một cảnh thương tâm như thế. Nước mắt cứ ứa ra, bên tai là âm vang tiếng đạn pháo xé trời.
Cậu lượm nhặt những mảnh thân xác còn lại cuả người yêu và chôn vội vàng trong một cái hố nông, rồi tìm đường bay về Saigòn. Chiến tranh! Ôi chiến tranh! tàn nhẫn quá! Chưa bao giờ cậu bị ám ảnh như thế, nỗi ám ảnh theo cậu suố đời. Ôi thiên thần nhỏ của tôi!
Cậu trở nên ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Hồn vía bay theo cô gái thiên thần vào cõi mơ hồ.
* * *
Rồi cả nhà cũng biết chuyện cậu dấu diếm. Cô giáo có bầu. Ấy là lúc bà mẹ cô giáo hành xử quyền lực đàn bà. Bà nói trong tiếng nghiến răng:
Mày ra khỏi nhà tao, đi đâu thì đi. Con đĩ thối! khốn nạn! Tao không ngờ!
Cậu hiểu rằng cái sự thối và khốn nạn cuả cô giáo là do cậu gây nên. Cậu phải nhận lấy nó. Chẳng thể đánh mất lòng tự trọng của một con người. Cậu thuê nhà cho cô giáo ở, đưa cô đi sinh nở, lén lút, cực nhục, chui rúc như con chuột dưới ống cống. Con người sống trên đời, cần có danh dự, cần có gia đình, nhưng cậu đã đánh mất tất cả. Bữa cơm nào, cả nhà cũng giàn dụa nước mắt. Tiếng thở dài âm u. Cha mẹ cậu chỉ ăn vài miếng, vuốt ngực, buông đũa, rồi đứng lên. Cậu còn biết nói điều gì. Tuổi trẻ trắng tay, cùng đường.
Cũng may cô giáo sinh nở mẹ tròn con vuông. Một thằng con trai kháu khỉnh, nó rất giống cậu. Lần đầu tiên trong đời, một tình cảm mới lạ xuất hiện trong lòng cậu. Cậu thương con, mừng mừng tủi tủi, tình thương của chuột cống.
Cả nhà quyết không cho cậu lấy cô giáo làm vợ. Con bé dữ dằn quá. Đàn bà miệng rộng, mắt xếch, lưỡng quyền to, hét như ngựa hý thì chỉ làm giặc. Nó sẽ làm loạn cái nhà này. Phúc đức tại mẫu. Cái cây đã thối từ gốc, thì chỉ có nhổ vứt đi! Đàn bà mà hư hỏng thì chồng khốn nạn, con khốn nạn, đời đời truyền kiếp!
Nhưng khó nhất là chuyện thằng bé. Không thể bỏ nó được. Nhà toàn con gái, nó là thằng cháu trai duy nhất nối dòng.Với lại còn đạo nghĩa, tôn giáo. Hay là cho cô giáo tiền, nói ngọt với nó để bắt thằng nhỏ về. Nó rảnh rang, muốn lấy ai thì lấy!
Một cuộc giành giật đứa bé diễn ra ngay tại bến xe. Một bên quyết bắt đứa bé, một bên quyết giữ đứa bé. Cậu bồng đứa bé ra xe nhờ chị đem đi. Cô giáo biết được, chạy theo và gào lên như một con mẹ khùng:
- Ối giời ơi người ta bắt con tôi, ối …giời… ôi!
Giữa đàng giữa chợ, người ta u đen như kiến. Ngay trên xe, cô giáo nhào vô cấu xé cậu, giành giật đứa bé.
Dĩ nhiên, ở chốn đông người, kẻ to mồm là kẻ thắng, cô giáo giữ được con.
Cả nhà đành hợp thức hóa chuyện vợ chồng cho cậu . Đúng như trong kịch bản cuả mẹ cô giáo. Bà bắt thóp được gia đình cậu là gia đình gia giáo, bắt thóp được thằng cháu ngoại của bà là cháu trai duy nhất cuả nội. Họ không thể bỏ con bỏ cháu.
Bà bảo con gái:
-Thân con gái là cái thân khổ. Xưa nay vẫn thế. Đời bạc ác lắm! Ngày xưa, mẹ cũng như con bây giờ: ngây thơ và mơ mộng, và con có mặt trên đời. Cũng vậy, đứa em nuôi, nó là con của con, đã ra đời trong sự bạc ác cuả cuộc đời này! Con không có kinh nghiệm hay sao!
Giọng bà mẹ trầm xuống:
-Trời cho con gái cái nhan sắc và thân xác. Con hãy dùng nó để bắt lấy một thằng con trai làm trâu làm ngựa nuôi mình. Phải nắm quyền sai khiến nó suốt đời. Tình yêu, danh dự, đạo nghĩa chỉ là những thứ vớ vẩn. Cần sống trước đã, dù có phải trả giá. Mà ở đời, cái gì cũng có giá cuả nó!
Bà đã làm đúng những gì bà dạy con gái: Cậu trở thành tên nô lệ cuả cô giáo lúc nào không biết. Cậu biết lòng mình không yêu cô giáo, nhưng không đến nhà cô giáo thì không chịu được. Có tiếng gọi ở trong óc, và có lửa đốt ở trong tim. Và cậu đã ăn trái cấm.
Cậu sống như người mộng du, không nghĩ suy được điều gì đến nơi đến chốn. Bảo là cậu mê thì cậu vẫn rất tỉnh. Bảo rằng cậu tỉnh sao lại hành xử như người mê, như bị sai khiến. Cậu bỏ lời cha mẹ ngoài tai. Cô gái thiên thần kia cũng chỉ giữ cậu được một khoảnh khắc. Tâm trí cậu đầy bóng tối. Trái tim bị cào cấu bởi móng vuốt và nung nấu trong những cơn ác mộng đầy máu.
Từ đấy, cậu lầm lũi như một cái bóng, dằn vặt không nguôi trong nỗi tủi cực.
* * *
Sau giải phóng 1975, cuộc sống khó khăn hết sức. Chẳng biết tương lai thế nào.
Giòng đời chảy ngược. Một lớp người ở trong rừng ào ạt về thành phố. Những vila, những nhà lầu, những nhà mặt tiền đại lộ trung tâm thành phố người ta bỏ đi, giờ có chủ mới, áo bà ba đen, vai vắt khăn rằn. Họ cũng học đòi sơn móng tay móng chân và bôi trét son phấn lên mặt. Dân thành phố nối nhau lên rừng, đi kinh tế mới. Đi cải tạo. Những đợt đánh Tư Sản liên tiếp, rồi đổi tiền. Miền Nam lột xác, tất cả trắng tay.
Người đi kinh tế mới hát rằng, “Lao động là vinh quang “, nhưng lại chế thêm : ” lang thang thì chết đói, hay nói thì đi ở tù, lù khù đi kinh tế mới.”
Người ta còn kể rằng: Một ngày kia, ở một ngã tư thành phố, có con bò nằm chắn giữa lối đi. Xe cộ bị kẹt, bóp còi inh ỏi. Con bò vẫn nằm trơ. Người ta hù doạ, lấy cây đập, nó vẫn nằm trơ. Cảnh sát giao thông đến, chỉa súng lên trời, bắn đùng! đùng! mấy phát liền, ai nấy dựng tóc gáy, nó vẫn nằm trơ. Không ai còn biết làm gì để đuổi con bò đi. Mọi người xầm xì: Công an nó không sợ, bắn súng nó không sợ, chỉ có trời sập thì may ra … Nó là giống bò, “ngu như bò,” đừng hòng cải tạo. Mọi người nhìn nhau bó tay. Bỗng có một anh ăn mặc nhếch nhác từ trong đám đông bước ra. Anh ta đến bên con bò, ghé sát tai nó, nói câu gì đó. Không ai nghe được. Người ta thấy con bò trợn mắt, đảo tròng một vòng, vểnh tai, rồi cong đuôi, phóng thẳng một mạch, không dám quay đầu lại. Đường phố reo hò như mở hội. Một người tò mò hỏi anh thanh niên: Anh nói gì mà con bò bỏ chạy vậy? Anh ta cười và thì thầm: có gì đâu, tôi bảo nó rằng, mày không đi, người ta cho mày đi kinh tế mới đó. Nó sợ mà chạy thôi! Mọi người lại phá ra cười.
Trong cái phong trào đi kinh tế mới ấy, có gia đình cậu. Cả nhà cậu khăn gói lên rừng làm rẫy. Ngày ngày cậu chặt cây, đốt rẫy khai hoang, lầm lũi như thời tiền sử, cô vợ chẳng phụ được việc gì, xưa nay vẫn thế.
Đời sống ở nương rẫy có làm cho cậu nguôi ngoai đôi chút. Ra rẫy cùng với cha mẹ, anh em, cùng đổ mồ hôi, cùng chung bếp lửa, cậu được tiếp thêm sức sống. Một năm trời cơ cực, ăn uống kham khổ, cặm cụi với rừng, dựng nhà chòi, trồng bắp, trỉa lúa, hoang dã và rừng rú! Con người về với nguyên sơ, lòng trí trở nên trong sáng …
Rừng mênh mông, tưởng như không có sức mà khai phá. Dần dà, đám rẫy hai mẫu lúa ngô xanh bạt ngàn thấp thoáng niềm vui. Cậu không sợ chết đói nữa … Bắp non, hái đến đâu luộc ăn đến đấy, ngọt như đường. Lúa trúng mùa, cánh đồng vàng rực. Đống thóc đập được sau một ngày, ngọn cao hơn đầu người. Cuộc sống manh nha hy vọng.
Khi rẫy nương ổn định thu hoạch, thì cũng là lúc gia đình cậu bắt đầu lục đục, lại chuyện mẹ chồng nàng dâu. Cứ mỗi lẩn mẹ cậu đem lúa bắp về thành phố là người con dâu ngăn cản, nói này nói kia, hỗn láo. Mẹ cậu chỉ biết khóc. Bố cậu bảo:
- Con ạ, lúa bắp là công sức cả nhà, mẹ mang về thành phố cho các em con cùng ăn. Sao con lại có ý không bằng lòng, điều ấy không đúng đâu con!
Thị cãi lại:
Bố mới không đúng. Chồng con nó lên rừng trước. Nằm rừng mấy tháng trời khai phá, bố mẹ và các em chỉ lên đây khi bắp có trái, lúa có hột thôi.
Ông bố trợn mắt lên:
- Thế thì suốt năm qua các con ăn bằng gì? không phải lương thực mẹ mang từ thành phố lên sao? Con không thấy bố và các em xoay trần ra chặt cây, cuốc đất, trỉa hạt đó sao?
Thị đối trả:
- Lương thực ấy con sẽ trả, cả nhà cùng làm thì cùng ăn, còn mùa màng thu hoạch, đất đai này là của chúng con. Bố và em chỉ là người làm phụ thôi.
Ông bố giận tái mặt:
- Con không có cái quyền ấy!
Thị la lên:
- Bố mẹ mới là người không có quyền gì cả. Con là con dâu không cưới không hỏi, bị cả nhà làm khổ! Vợ chồng con phải lên tận rừng xanh kiếm sống, cả nhà cũng không buông tha!
Bố cậu giận lắm. Ông uất lên, không nuốt nổi cục nghẹn ở cổ.
Ông bà bỏ về thành phố tức khắc. Ông đấm ngực kêu trời: lỗi tại tôi! lỗi tại tôi!
Trở về thành phố, ông bà lại xoay trần ra làm lụng. Bà gánh hàng rong, vật vờ trên phố, lần lữa nắng mưa qua ngày. Ông làm nghề thủ công, cắm đầu từ mờ sang đến tối, chốc chốc buông tiếng thở dài. Ông lẩm bẩm: sai lầm về chiến lược thì phải nhận lấy sự thảm bại. Đấy là bài học đau đớn một đời làm người của ông ….
Mỗi khi cay đắng quá, ông nhắm mắt lại, nước mắt lại giàn giụa … oan gia quả báo gì chăng! Thằng con trai ông là thằng oan gia! Đời nó khốn nạn, kéo theo sự khốn nạn cuả cả nhà. Đứa con gái lớn lấy phải thằng chồng không ra gì, cờ bạc, hút sách, buôn lậu rồi rũ tù. Đứa con gái thứ ba lấy chồng thừa, Việt kiều đã ly dị. Tưởng sẽ được nhờ, ai ngờ, sang Mỹ, nó chỉ làm con ở không công để nuôi con nhỏ cho thằng đó. Chó đển thế! Toàn là những sự khốn nạn. Tại ông tính toán sai lầm, hay tại oan gia? Nào ông có ăn ở thất nhân thất đức gì đâu? ….
Bây giờ, cậu là người bị trói chịu đòn, không kêu được, không thoát ra được, càng dẫy dụa, sợi giây càng xiết chặt hơn. ”Thấp cơ thua trí đàn bà,” chua chát quá! Không có sự bi phẫn nào của đàn ông lại thống thiết bằng nỗi khổ nhục bị đàn bà thống trị! Từ thời Adam, Eva đã đem tội lỗi đến trần gian. Đàn bà là giống gian ác, đồng nghĩa với rắn độc. Con rắn trong Vườn Địa Đàng đã nhập vào Eva, mơn trớn nhân loại, nhẹ nhàng và êm ái. Nhưng nếu bị nó quấn xiết, thì bất cứ thằng đàn ông nào trên cõi đời này cũng chỉ là con mồi hiền lành. Rồi sẽ thấm nọc độc, không chết ngay, nhưng mù loà và tê liệt trước cái họng mở to đầy răng nhọn của nó.
Đôi khi rỗi rảnh, cậu đắm mình mông lung. Cái chết kinh hoàng của cô thiên thân nhỏ vẫn ám ảnh cậu không nguôi trong những giấc mơ. Cậu mơ hồ mình mắc vào móng vuốt của bóng tối. Những ngày thơ mộng với cô giáo chỉ là cái bẫy giăng ra để bắt lấy linh hồn cậu. Ngu thì phải trả giá. Cả nhân loại này cũng đang phải trả giá, đâu chỉ mình cậu.
Cậu có cảm giác mình tê liệt, ý chí và nghị lực đã mềm nhũn. Cậu đang dẫy dụa trong họng con rắn đầy răng nhọn. Cậu luôn sợ hãi, không biết mình sợ hãi cái gì, nỗi sợ hãi không thể hình dung cụ thể. Mỗi khi vợ cậu quắc mắt lên, là cậu rùng mình. Một luồng khí lạnh chạy dọc xương sống. Vợ bảo gì, cậu chỉ im lặng làm.
Đã có lần cậu phản ứng quyết liệt, nhưng thảm bại.
Lần ấy tết đến, cậu muốn về thành phố thăm ông bà. Cậu muốn đem về chút quà của nương rẫy để bố mẹ ăn tết. Suốt năm suốt tháng không về được, cũng chẳng đồng quà tấm bánh cho ông bà, thì ngày tết cũng phải đem đầu về. Cần là cần tấm lòng lúc ông bà còn sống. Người chết không cần gì cả. Cậu nói với vợ cái nguyện vọng ấy.Vợ cậu không bằng lòng, thị gây sự không cho cậu về. Thị sợ phải chi tiền. Tiền bạc là trên hết. Cha mẹ gạt sang một bên. Quá tức giận, cậu thu quần áo để đi.Thị đóng chặt cửa lại, cầm trên tay con dao rừng. Thị bảo, hễ cậu bước ra khỏi nhà là thị chém liền.
Cậu bị thị chém một dao ở vai. May là cậu mặc áo vải dày và con dao rừng đã cùn. Cậu chạy được về đến nhà chị. Người chị thấy mặt mũi cậu có vết cào, vai quấn băng, thì hiểu ngay cơ sự. Chị dúi vào tay cậu tiền xe để cậu về thăm ông.
Vợ chồng, đầu gối tay ấp, một câu nhịn là chín câu lành, cậu nghĩ vậy.
* * *
Cuộc sống cuả cậu đang ổn định nương rẫy, vợ bảo bỏ rẫy, về thành phố. Dù sao ở thành phố cũng dễ sống hơn ở rừng. Ông bà già về thành phố vài năm đã thấy khá. Lúc này không khí làm ăn đã cởi mở hơn. Không còn ngăn sông cấm chợ. Truớc kia, dân lên rừng làm rẫy, muốn đem một ký café hay vài cái bắp về thành phố, cũng phải xin phép. Tờ đơn đóng đến năm bảy con dấu đỏ. Trên xe đò, người ta lục xét từng cân đậu, bắt từng trái bắp. Con gà con vịt không sao đi lọt. Giờ đi lại dễ dàng, xe cộ đã nhiều hơn. Chở hàng, buôn bán, không còn sợ bị bắt mất vốn, dĩ nhiên cũng phải lót tay cho quản lý thị trường.
Lúc ấy mẹ vợ cậu cũng vừa qua đời vì cao huyết áp. Tài sản bà để lại, vợ cậu cho hết đứa “em nuôi.” Hai mẫu rẫy của cậu, vợ cậu cũng bán cho cậu em với giá gần như cho không. Cậu không hiểu sao vợ cậu lại thương thằng em nuôi như thế?
Về thành phố, cậu lại bám lấy ông già. Ông mua cho cậu miếng đất nhỏ ở ngoại ô cất nhà ở. Cậu xin làm gác gian cho một công ty.Vợ cậu chẳng làm bất cứ việc gì ngoài việc chỉ tay năm ngón. Cuộc sống vẫn nghèo như ngày nào.
Mẹ cậu gầy như que củi, qua đời vì lao phổi và kiệt sức.
Ông phát bịnh. Thận suy, tim mạch suy, thần kinh suy lục phủ ngũ tạng đều suy. Chẳng ăn uống gì được. Ai cũng bảo ông bịnh vì ngồi làm việc quá sức. Giờ ông sống nhờ thuốc và nước biển. May có cậu con trai thứ hai vượt biên gửi tiền mua thuốc cho bố. Cậu này cũng gửi tiền về xây nhà cho ông, gọi là để an ủi bố lúc tuổi già. Ông cũng vui được một chút. Căn nhà khá đẹp và đồ sộ, một trệt hai lầu, kích thước 4 x 30m. Ở thành phố, nó trị giá bạc tỷ.
Nhà xây chưa xong thì ông đã vào bệnh viện. Có người độc mồm độc miệng bảo, tại ông xây nhà nên mới phải vào viện, động mồ động mả rồi! Nhiều người xây nhà xong, không ở nhà, lại ra nghĩa địa!
Nếu ông nội qua đời, căn nhà sẽ thuộc về ai? Mấy hôm nay vợ cậu nhắc cậu hoài về chuyện đó:
-Mình nghĩ xem. Mình là con trưởng. Mình có con trai nối dõi tông đường, thì mình phải làm chủ căn nhà. Chú ba chỉ có con gái, lại ở nước ngoài. Còn các cô là con gái, lấy chồng theo chồng, nữ nhân ngoại tộc. Mình phải lo việc này trước khi ông nội nhắm mắt.
Cậu có ý e ngại:
- Mình nói vậy không phải. Tài sản của cha mẹ là của cha mẹ. Nhà cuả ông bà là nhà tổ, là nơi thờ cúng ông bà ngày giỗ ngày tết. Mình giành sao được!
Người vợ quyết:
- Xưa nay quyền huynh thế phụ. Hết con đến cháu. Thằng con trai mình là cháu đích tôn. Mình làm sao thì làm!
Vợ cậu nói xong, quắc mắt, ánh mắt như nhát đao chém ngược lên. Cậu rùng mình.
***
Ba ngày sau, người chị một mình lên gặp thầy. Con đường trắc trở hết sức, xe hỏng máy liên tục. Thầy bảo: ấy là nó không cho chữa. Rồi thầy hỏi:
-Chị có làm đúng những gì tôi nói không?
Người chị thành khẩn:
- Thưa, đúng ạ. Tôi ra chợ mua 3 trái trứng, đem về luộc chín. Rồi đốt ba lá bùa thầy cho. Than để trong chén, tôi lăn trứng trên tro than rồi lăn rất kỹ lên người cậu ấy. Mỗi ngày tôi lăn một lần, tôi có đem theo đây, nhờ thầy …
Người chị để bọc vải lên bàn, rất cẩn thận. Thầy mở mấy lần giấy gói. Ba quả trứng gà luộc, vỏ hơi sậm.
Thầy hỏi:
-Quả trứng nào lăn sau cùng.
- Thưa quả này ạ. Quả không dấu là ngày thứ nhất, quả có vệt đỏ là ngày thứ hai. Quả vệt xanh là ngày thứ 3.
- Chị có lăn kỹ không?
- Dạ, lăn kỹ.
Thầy lấy con dao Thái Lan bổ trái trứng có vệt xanh ra. Rồi lấy mũi dao khơi trong lòng ruột đỏ trứng. Có một miếng vải nhỏ bằng móng tay, trên vẽ hình mặt người. Thầy đưa cho chị. Người chị cầm miếng vải nhỏ kinh ngạc. Không sao tin được. Trứng chị mua ở chợ, đem về lăn, rồi đem lên đây, thầy bổ trứng trước mắt chị, làm sao có miếng vải trong đó được?
Chị hỏi:
- Cái này là gì thưa thầy?
- Đó là miếng bùa trong người cậu em.
- Làm sao trong người cậu ấy lại có bùa?
- Cái người làm ác nhờ thầy ngải sai âm binh bỏ vào.
-Âm binh làm lúc nào?
- Lúc cậu em đầu không đội trời chân không đạp đất. – Thưa, là sao?
- Lúc mình ngủ. Mình nằm trên giường, đầu không đội trời chân không đạp đất ấy là thời cơ của quỷ thần. Với lại cũng tùy người, không phải ai cũng có thể bị bỏ bùa. Cậu em bị hạn, nên nhân đó nó mới làm được. Có người hạn tử không gỡ được .Cậu em còn có phước gặp thầy.
- Loại bùa này có nguy hiểm không thầy?
- Nó là bùa mê. Người ta bỏ để sai khiến cậu.
- Có biết ai không ạ?
Thầy ngần ngừ:
- Hạn thì phải chịu thôi chị, bậy giờ tai qua nạn khỏi, có lẽ cũng không cần biết làm gì!
- Dạ thưa … cần đề phòng!
- Nhưng mà … rất khó!
-Là sao ạ?
Thầy ngậm ngùi:
- Vì đó là người gần gũi với cậu ấy nhất trong gia đình!
Người chị bất giác kêu lên:
-Trời!
Người chị ra về, lòng ngập tràn xót xa. Sao lại có người đàn bà ác như thế?
Về đến nhà, chị nhận tin bệnh tình ông trở nên nguy kịch. Khi chị và cậu vào đến nơi, ông đã hôn mê, không còn biết gì nữa. Hai ngày sau ông qua đời.
Một thời gian ngắn sau đó, cậu em ở nước ngoài (người gửi tiền xây nhà cho ông) cũng bi ung thư qua đời.
Chị nói với cậu: Em giải được hạn rồi đấy!