• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những hạt thóc 3000 tuổi vẫn ... nảy mầm @_@

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những hạt thóc 3000 tuổi vẫn ... nảy mầm @_@

    Sau hơn 10 ngày nảy mầm, những “hạt thóc 3.000 năm” khai quật được tại di chỉ Thành Dền (Cổ Loa) đã phát triển thành những cây mạ tươi tốt. Các nhà khoa học đang chờ một kết quả khả quan về giống lúa quý báu của người Việt xưa.

    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    8 cây lúa nhận đợt 1 (khay trắng, bên phải) và 2 cây lúa nhận đợt 2 (khay đen, bên trái, góc trên) đang được chăm sóc kỹ lưỡng. Ảnh: L.V.

    Hiện tại, những “cây lúa 3.000 năm tuổi” đang được nuôi dưỡng và chăm sóc một cách cẩn thận tại phòng Bệnh học phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học Nông Nghiệp, Bộ NN&PTNN).
    TS. Phạm Xuân Hội, trưởng phòng Bệnh học phân tử, người trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc các cây lúa cổ cho biết, Viện tiếp nhận 10 cây mạ được nảy mầm từ những hạt thóc khai quật được ở Thành Dền theo hai đợt. Vào ngày 12/05, Viện nhận được 8 cây và và mới đây, ngày 16/05 viện nhận thêm 2 cây nữa từ các nhà khảo cổ.
    Hiện tại trong số 8 cây mà viện tiếp nhận đợt đầu đã có hai cây cao 15 cm. Hai cây đợt sau phát triển ngang nhau. Về hình dạng và quá trình sinh trưởng, TS. Phạm Xuân Hội, cho biết ngoài hình thái lá hơi mảnh, hẹp, những “cây mạ 3.000 tuổi” này sinh trưởng không khác nhiều so với những cây lúa hiện đại.
    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    Bốn cây lúa giống Q5 của Việt Nam được trồng để so sánh với những cây lúa cổ. Ảnh: L.V.

    Để so sánh và đối chiếu với các giống lúa hiện đại, các nhà khoa học tại Viện Di truyền Nông Nghiệp đã trồng hai cây "mạ cổ" Thành Dền mới nhận được cùng với 4 cây mạ thuộc giống lúa Q5 của Việt Nam và một cây mạ thuộc giống lúa Pusa Basmati của Ấn Độ để so sánh.
    Theo TS. Hội thì những “cây lúa cổ” Thành Dền vẫn đang phát triển rất tốt và chưa có bất cứ dấu hiệu nào bất thường.
    TS. Hội cũng cho biết, trước mắt, các nhà chuyên môn sẽ cố gắng chăm sóc để cây sinh trưởng và cho hạt. Sau đó mới có thể tiến hành các thí nghiệm để xác minh niên đại thực sự của những cây lúa này.
    Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về những cây lúa 3.000 năm tuổi đang được nuôi dưỡng tại Viện Di truyền Nông nghiệp do phóng viên VietNamNet ghi lại vào chiều ngày 21/05:
    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    2 trong số 8 cây nhận đợt đầu đã có chiều cao lên đến hơn 15 cm. Ảnh: L.V.


    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    Hai cây nhận đợt thứ 2 có chiều cao tương đương nhau. Ảnh: L.V.


    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    Các cây "mạ cổ" vẫn đang khỏe mạnh và phát triển bình thường. Ảnh: L.V.

    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    Theo quan sát, hình dáng và quá trình sinh trưởng của các cây "mạ cổ" không khác nhiều so với các giống lúa hiện đại. Ảnh: L.V.

    Lê Văn
    (theo vietnamnet)

    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$

    Hạt lúa 3000 năm thì phải thành mùn cưa mới đúng chớ, ở đây lại .. nảy mầm ??!?! Ai tin nổi nhỉ ? Y__Y ... nếu khủng long mà cũng zậy chắc loài người ... tèo quá
    Similar Threads
  • #2

    Giả thuyết về sức sống của 'hạt thóc 3.000 năm'

    Sau khi hay tin khu di chỉ Thành Dền phát hiện ra những hạt thóc ở tầng văn hóa Đồng Đậu nảy mầm, chiều 18/5, rất nhiều chuyên gia đã tìm tới đây. Trong số đó có giáo sư Đào Thế Tuấn (từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô); ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Khoa học nông nghiệp Việt Nam; phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Phó tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam và các chuyên gia đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội.
    Chăm chú quan sát nơi phát lộ các hạt thóc, ông Đào Thế Tuấn, vị giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nhận định, các hạt này có hình dạng ngắn, bề ngang rộng chứ không thon dài như lúa nhiệt đới. Đây là cũng là hình dạng của các loại lúa cổ xưa nhất ở Việt Nam như lúa nương, lúa nếp.


    Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung (áo hoa) trao đổi với các nhà khoa học tại một hố khai quật ở Thành Dền. Ảnh: Nguyễn Hưng.


    Lý giải về điều kiện để duy trì sức sống hạt giống, giáo sư Tuấn cho rằng, điều kiện tốt nhất là môi trường yếm khí. Tuy nhiên, ngay cả trong những phương pháp hiện đại nhất như bơm chân không thì cũng không thể gây được chân không hoàn thiện.

    "Theo tôi, nếu đúng là hạt thóc 3.000 năm nảy mầm thì có lẽ ở đây có một điều kiện đặc biệt nào đấy, tạo cho khu vực lưu trữ hạt thóc ở di chỉ Thành Dền chân không tốt nhất, giữ được sức sống cho chúng. Tôi giả định rằng trong khu vực lưu giữ các hạt thóc có lẫn lộn rất nhiều tro, hạt gạo cháy... Có thể chính môi trường này đã tạo điều kiện yếm khí tuyệt đối", vị giáo sư nêu giả thuyết.

    Tuy nhiên, ông Tuấn cũng để mở khả năng ngoài môi trường yếm khí ra, "có thể có những điều kiện mà con người chưa xác định được".
    Đồng quan điểm với giáo sư Đào Thế Tuấn, Viện trưởng Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Bộ cho biết, không loại trừ khả năng những hạt thóc này được bao bọc bởi một môi trường đặc biệt, có thể là yếm khí hoàn toàn mà con người chưa biết đến.
    "Đây là một hiện tượng hy hữu, cũng giống như trường hợp mộ kết, hay chuyện một người không ăn uống trong mấy chục năm trời vẫn có thể sống khỏe mạnh mà khoa học vẫn chưa giải thích được", ông Bộ nói.


    Ông Nguyễn Lân Cường (đứng, áo trắng) vẫn không khỏi ngạc nhiên khi nghe tin về "hạt thóc 3.000 năm" nảy mầm. Sau khi có mặt tại Thành Dền, ông khẳng định những hạt thóc đúng là đã được khai quật từ tầng đất có niên đại 3.000 năm. Ảnh: Nguyễn Hưng.


    Còn theo ông Nguyễn Lân Cường, trước khi đi khảo sát thực tế, ông rất nghi ngờ về câu chuyện hạt thóc sau 3.000 năm vẫn nảy mầm. "43 năm làm khảo cổ nhưng tôi chưa bao giờ nghe, hoặc chứng kiến chuyện này. Tôi cũng đã đọc rất nhiều tài liệu nhưng chưa thấy đề cập đến chuyện nào tương tự. Tôi rất sợ đó là những hạt thóc do chuột đào hang và tha xuống", ông Cường nói.

    Mang theo những nghi ngờ tới Thành Dền, ông kiểm tra rất kỹ lưỡng các hố khai quật, hỏi han các công nhân và chuyên gia đoàn khảo cổ. "Đất ở đây bị nén rất chặt, không có dấu vết hang chuột. Về mặt sinh học vẫn phải đợi kết quả thí nghiệm của Viện Di truyền nông nghiệp, nhưng tôi hoàn toàn bị thuyết phục về niên đại của hạt thóc nảy mầm là cách đây khoảng 3.000 năm", vẫn chưa hết ngạc nhiên, ông Cường chia sẻ.

    Clip hiện trường tìm thấy 'thóc 3.000 năm' nẩy mầm


    Trong khi đó, theo giáo sư Đào Thế Tuấn, việc phát hiện những hạt lúa, hạt gạo ở di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu có ý nghĩa rất quan trọng. "Trước kia khi nghiên cứu về văn hóa Đồng Đậu, các nhà khoa học ít chú ý đến hạt lúa. Lần này nếu có hạt thóc, gạo được đo đạc có hệ thống sẽ có tác dụng lớn trong việc tìm hiểu vai trò di chỉ Đồng Đậu trong quá trình phát triển nông nghiệp VN", ông nói.

    Cũng theo ông Tuấn, phát hiện này sẽ làm cơ sở để xác định nền văn minh lúa nước của đồng bằng sông Hồng trước đây ra sao. Về mặt sinh học, các hạt lúa nảy mầm sẽ cung cấp thông tin về giống, giúp các nhà khoa học biết được sự tiến hóa của cây lúa Việt Nam... Ông Tuấn cũng khẳng định, theo các tài liệu chính thức, chưa từng có phát hiện nào trên thế giới mà sau 3.000 năm hạt lúa vẫn nảy mầm.

    Để xác định chính xác niên đại, Viện trưởng Khoa học nông nghiệp Nguyễn Văn Bộ cho biết sẽ đề nghị các nhà khảo cổ lấy mẫu gửi ra nước ngoài làm thí nghiệm theo phương pháp AMS (phương pháp xác định niên đại của các hiện vật hiện đại và chính xác nhất hiện nay). Theo ông Bộ, hiện tại Việt Nam chưa thể làm được AMS, còn sử dụng phương pháp đồng vị carbon (C14) cần rất nhiều mẫu và vẫn có sai số.


    .Nguyễn Hưng
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      'Hạt thóc 3.000 năm' được gửi sang Nhật Bản xác định niên đại

      Theo tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung, ngay trong tuần này, đoàn khảo cổ sẽ làm các thủ tục gửi 3 mẫu hạt thóc khai quật ở di chỉ Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) sang Nhật Bản để giám định niên đại.

      Nữ tiến sĩ này cho biết, một đồng sự người Nhật Bản đã đồng ý giúp đỡ gửi giám định miễn phí 3 mẫu thóc. "Chúng tôi sẽ chọn 3 mẫu thóc được khai quật ở các thời điểm khác nhau, kể cả những hạt vừa phát lộ vào hôm 7/6. Nếu kết quả tốt, chúng tôi sẽ gửi thêm", tiến sĩ Dung nói.

      Hiện, có hai sự lựa chọn để tiến hành các phân tích xác định niên đại ở Nhật Bản. Một là ở ĐH Nagoya, nơi có máy Tandetron AMS, thiết bị xác định niên đại C14 tốt nhất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, để có kết quả thời gian chờ đợi có thể là một năm hoặc hơn vì còn rất nhiều mẫu đang chờ được xác định tại đây.


      Mẫu thóc còn dính chặt vào lớp đất của tầng văn hóa Đồng Đậu. Ảnh: Nguyễn Hưng.


      Khả năng thứ hai, các mẫu thóc cổ sẽ gửi tới một hãng độc lâp cũng có thiết bị AMS với ưu thế cung cấp kết quả theo yêu cầu của khách hàng (khoảng một tháng). "Vì thế tôi khuyên chị ban đầu nên gửi mẫu tới đây, nếu niên đại có giá trị, chị có thể gửi những mẫu khác đến Đại học Nagoya để kiểm tra kết quả sau đó", đồng sự người Nhật Bản trao đổi với tiến sĩ Dung.

      Cũng theo bà, chi phí để phân tích, xác định niên đại cho các mẫu thóc không quá lớn, 600 USD cho mỗi mẫu.
      Trong ngày 8/6, thay mặt đoàn khai quật, tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung đã bàn giao 12 hạt thóc vừa được khai quật một ngày trước đó tại Thành Dền cho Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Tất cả các hạt thóc này đều phát lộ từ tầng văn hóa Đồng Đậu, 3.500-3.000 năm trước.

      Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Dung cho biết, quá trình khai quật các hạt thóc ngày 7/6 được chứng thực trực tiếp bởi các chuyên gia Viện Di truyền Nông nghiệp. Tất cả các nghi vấn, khả năng để mẫu ngoại lai lẫn vào khu di chỉ đã được loại trừ.


      Các hạt thóc cổ khai quật ngày 7/6 được phóng to hàng trăm lần và sao chụp bằng kính hiển vi huỳnh quang soi nổi tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hưng.


      Ngay sau khi bàn giao, các chuyên gia Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành sao chụp toàn bộ 12 hạt thóc bằng kính hiển vi với độ phóng đại hàng trăm lần để lưu lại hình ảnh chi tiết của thóc cổ. Trong số này, đáng chú ý có hạt còn dính chặt với lớp đất và vết tích của gốm ở tầng văn hóa Đồng Đậu.

      "Đây là mẫu vật quan trọng. Với những mẫu thóc dính chặt vào lớp đất cổ như thế này thì không thể là do chuột mang xuống hay do lẫn từ đâu đó vào được", một cán bộ Viện Di truyền Nông nghiệp nói.

      Theo tiến sĩ Dung, sau khi bàn giao 12 hạt thóc, Viện Di truyền Nông nghiệp sẽ xem xét hạt nào có khả năng nảy mầm để tiếp tục nuôi cấy. Hạt nào không nảy nhưng còn chất hữu cơ sẽ được bảo quản lạnh, giữ gìn sau này nếu cần sẽ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
      Trong khi đó, những hạt thóc cổ được nuôi cấy thành lúa non trước đó tại Viện này vẫn phát triển tốt. Cây lớn nhất cao hơn 40 cm, có 4 nhánh. Hiện, các hố khai quật ở Thành Dền đang được đo vẽ lấy cột địa tầng trước khi cho lấp trở lại.
      Nguyễn Hưng

      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Kết luận chính thức:

        Lúa Thành Dền không phải lúa cổ

        Hôm qua (30/9), tại hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 45, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung đã có kết luận chính thức về lúa Thành Dền không phải là lúa cổ.

        Tại hội nghị này, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung và các cộng sự đã có báo cáo “Thóc, gạo và tàn tích động, thực vật ở di tích Thành Dền”. Theo đó, lúa thành Dền thực chất không phải là lúa cổ.

        Kết quả gửi sang Nhật Bản phân tích AMS của vỏ hạt nảy mầm cây số 9 cho kết quả hàm lượng pMC vượt quá 40 (pMC được hiểu là hàm lượng nguyên tố carbon hiện đại trong mẫu vật).

        Theo những gì mà TS Lâm Thị Mỹ Dung cùng cộng sự của mình nghiên cứu thì, mức 40 đơn vị được coi là mức chuẩn. Nếu hàm lượng này trong mẫu dưới 40 đơn vị, các nhà khoa học mới tiếp tục phân tích để tìm niên đại, vượt quá 40 là mẫu hiện đại.


        Lúa thành Dền (Ảnh: VNN)


        Tuy nhiên, bà Dung nói :“Ở đây, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp AMS do Nhật thực hiện cho kết quả vượt quá 40, do vậy không được xác định niên đại và theo hàm lượng này, mẫu thuộc thời hiện đại”.

        Trước đó hôm 31/8, báo cáo kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng của những cây lúa Thành Dền, tiến sỹ Phạm Xuân Hội, trưởng phòng Bệnh học phân tử, Viện Di truyền Nông Nghiệp cho biết xét 13 chỉ tiêu hình thái thì lúa gieo từ các hạt thóc Thành Dền tương đối giống với lúa Khang Dân 18.

        Tuy nhiên, GS – Viện sĩ Đào Thế Tuấn, một trong trong những người nghiên cứu về lúa cổ đầu tiên ở nước ta lưu ý, cần phải có đầy đủ cứ liệu thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. “Phải nhìn nhận toàn diện, nếu không chúng ta sẽ giống như thầy bói xem voi, ông sờ thấy cái đuôi bảo nó là cái này, ông túm được cái vòi lại bảo nó là cái kia”.

        Cuối cùng các nhà khoa học mới thống nhất đề nghị tiếp tục phân tích toàn bộ đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, ADN của tất cả các dòng lúa Thành Dền. Kết quả này sẽ được kết hợp với kết quả giám định vỏ trấu bằng phương pháp AMS đang được tiến hành tại Nhật để đưa ra kết luận cuối cùng.
        • Minh Hồ (tổng hợp)

        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom