• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

BUỔI TỐI NGÀY SINH NHẬT

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • BUỔI TỐI NGÀY SINH NHẬT





    BUỔI TỐI NGÀY SINH NHẬT

    VÕ HÀ ANH

    Chiếc BMW nhanh chóng rời các con đường thành phố ra đường cao tốc, đầy vẻ sung sức. Các cửa đều lên kính, chỉ có tiếng ù ù của dòng xe xuôi ngược vang đều bên tai Quang. Trời chiều bốn giờ nắng chói chang, và sẽ chỉ tắt hẳn sau tám giờ tối, khi mặt trăng đã đến đỉnh đầu.

    Quang liếc nhìn mặt đồng hồ trước tay lái của Văn: 70 miles, là hơn 110 cây số. Nét mặt Văn trầm lặng, không thể hiện rõ điều gì. Người bạn bốn mươi hai tuổi, hơn anh hai tuổài, đầy vẻ đàn ông và nghị lực. Như loài cây trên vùng đất mầu mỡ, như con thú hoang trong rừng già bí ẩn, là một kẻ thành công trong cuộc đời, sừng sững và tự tin. Dáng cao lớn của Văn phủ xuống tay lái, mơn trớn nó giống như cầm một món đồ chơi. Chiếc xe lướt đi trên đường cao tốc với tốc độ chóng mặt. Trời chiều Cali khá lạnh và gió khô rát mặït nhưng bây giờ trong xe ấm áp. Không khí quen thuộc của máy điều hòa và mùi thơm nhè nhẹ làm Quang co rút người lại, cảm nhận được sự dễ chịu đang len lỏi trong mình. Anh đặt hai bàn tay áp vào nhau giữa hai đùi, ép chặt hai đầu gối, lim dim mắt thả hồn suy nghĩ mông lung.

    Quang đến Mỹ đã năm tuần. Một chuyến đi dài gần hai mươi giờ làm anh hơi ê ẩm. Nhưng niềm háo hức mạnh mẽ hơn, luôn thôi thúc anh. Từ khi còn nhỏ Quang đã đọc rất nhiều tác phẩm về vùng đất này. Trong tủ sách của Bố, Quang tìm thấy rất nhiều cuốn sách viết về nước Mỹ, về phong cách - văn hóa-con người. Về những câu chuyện kỳ lạ và hấp dẫn, đầy thú vị, lôi cuốn, thôi thúc trí tưởng tượng của anh. Quang đã mơ có một ngày nào đó mình sẽ đặt chân lên xứ sở Cờ Hoa, gặp được dấu vết kho tàng trong mộng của Tom Sawyer, tham gia các cuộc phiêu lưu kỳ thú của Huck Finn, trông thấy túp lều của chú Tom, nhìn tận mắt vùng đất sống của người chiến sĩ cuối cùng của giòng họ Mohican... và hành hương trên quê hương Mark Twain, nhà văn hào anh thán phục. Quang lại càng mơ ước nhiều hơn khi lớn lên đọc các tác phẩm của Hemingway, các bài viết về Elvis Presley, các danh nhân khoa học, văn chương: Edison-Magaret Mitchell – Bill Gate... Giấc mơ tồn tại trong Quang như một ngọn lửa hồng không bao giờ tắt, cho đến tận giờ.

    Ngày lên đường Quang vẫn chưa hẳn tin đó là sự thật.

    Chuyến đi thăm thân nhân và nghiên cứu thị trường của một doanh nhân trẻ là lý do chính thức để anh đến được đây. Visa một năm, được thuận cho lưu lại nơi này sáu tháng, trong khi anh chỉ dự trù một chuyến viễn du sáu mươi ngày. Và hơn năm tuần lễ đã trôi qua đầy sôi động. Những cuộc gặp gỡ với bà con họ hàng, bạn bè cùng học ngày nhỏ ở Sài gòn, vài bóng dáng êm ả từng qua cuộc đời anh, những doanh nhân mà anh đã giao dịch làm ăn trước đây nhiều năm... Họ làm cho anh sôi lên, họ nung anh nóng chẩày, họ làm anh ngộp thở với những buổi gặp gỡ, đi thăm viếng các nơi và trên tất cả là tình cảm nồng ấm của những kẻ gặp lại nhau sau bao năm xa cách. Anh ngụp lặn trong bầu không khí đó, có lúc quên mình đã có vợ và hai con ở Việt Nam, tuy cứ đôi ba ngày lại gọi một cuộc điện thoại đường dài vào buổi tối cho những người mà anh thương yêu nhất.

    Ngày đầu tiên khi tới phi trường San Francisco, gia đình Cô Thanh cậu Phát đem xe ra đón Quang đưa về San Jose.

    Anh ở đó một tuần, rồi gia đình Bác Khánh đến chở anh về Sacramento. Lạïi một tuần qua. Các anh chị em trong họ luân phiên chở Quang đi khắp nơi ở California và Nevada, Holliwood, Los Angeles, Santa Anna, Las Vegas... anh được họ giới thiệu về đất nước, văn hóa và con người của xứ sở kỳ lạ này. Từ Cali Quang bay sang Texas ở với gia đình Bác Hùng, một người bạn thân thuở nhỏ của Bố Mẹ. Hơn hai tuần liên tiếp anh được hai bác cùng gia đình đưa đi chơi các tiểu bang và thành phố Washington DC - New York City – và các địa danh nổi tiếng ở Texas.

    Những nơi mà anh đã thấy qua sách vở và hình ảnh nay tái hiện trên thực tế, có cái giống và không giống, có cái làm anh sững sờ nhưng cũng có cái làm anh thất vọng.

    Quang quay về San Jose, sống ít ngày trong yên tĩnh ở nhà Văn sau khi có vài cuộc gặp gỡ "bất ngờ" với hai người bạn gái thuở nào. Họ lần lượt rời xa quê hương những năm 80 và 90 cùng gia đình. Họ đã có tổ ấm nhưng ánh mắt khi gặp lại Quang... hình như vẫn còn có đuôi, làm anh bâng khuâng. Làm anh dội lên cảm xúc khó tả ở trong lòng

    Văn và Quang là đôi bạn thân ngày nhỏ, hai gia đình cũng quen nhau. Quả bóng đá làm họ gần nhau hơn nữa, nhưng chuyến đi HO của Ba Văn khiến họ không còn gặp nhau từ hai chục năm qua. Nay gặp lại, Văn đã là Kỹ Sư Điện Toán, người bạn ngày xưa có vẻ người lớn đầy chững chạc, đầy vẻ ... Mỹ. Tự dưng Quang muốn mình cũng có được dáng vẻ rất đàn ông, rất mạnh mẽ như bạn. Nhưng vẫn phải rất Việt Nam.

    Trong những ngày này buổi sáng Quang dậy sớm, thu mình trong chiếc áo khóac bằng dạ rất ấm của Văn. Anh thích đứng bên khung cửa kính, rộng như cả bức tường, ngó xuống vườn. Cây cối xanh, nâu, xám, đỏ, vành nhạt mơn mởn mùa Xuân. Thời tiết đã chuyển sang đầu Hè nhưng vẫn còn khá lạnh. Sương mù bao kín các ngọn cây, các nóc nhà ở xa xa, mờ mịt. Tiếng xe cộ ù ù đâu đó, bất tận. Chỉ độc có tiếng xe hơi đều đều không dứt. Xứ sở của sắt thép công nghiệp, của sức mạnh, của giầøu có.

    Anh suy nghĩ miên man nhiều lần khi đi qua các vùng cộng đồng người Việt. Có một số người bạn bảo anh rằng họ đang dần dần trở thành người Mỹ. Như Mỹ trắng chứ không phải Mỹ gốc Việt da vàng hiện nay. Nhưng cũng có những người bạn khác bảo rằng cộng đồng đang cố gắng hết sức để bảo tồn văn hóa Việt trước nền văn hóa thực dụng nơi quê hương mới, dẫu sao thì cũng đã ít nhiều làm cho tâm hồn Việt Nam co lại, dấu kín hay biến mất. Nhưng ở gia đình thân nhân, bè bạn của mình Quang vẫn cảm nhận được những tình cảm rất Việt Nam và anh thực sự cảm động. Vậy thì đâu mới là điều đáng quang tâm? Đâu mới là điều thực sự tồn tại và phát triển? Sáng nay Quang đang đắm mình trong những suy tư như thế, đột nhiên tiếng Văn ngay bên cạnh, trầm ấm:

    -Lạnh hả?

    Quang quay lại, Văn vẫn chỉ áo chui bình thường. Anh cười gượng:

    -Lạnh thật đấy chứ

    -Chưa quen thôi. Ở đây vài năm cậu sẽ thấy giống như Đà Lạt, ra đường chạy bộ mà không cần quần áo ấm.

    -Cái lạnh ở đây… khó chịu quá. Khô và buốt không giống bên mình.

    Văn ngồi ghé lên mặt bàn bi da lỗ, gật gù :

    -Cali thời tiết tương đối giống Việt Nam nhất. Nhưng khô nên không có mồ hôi, quần áo mặc cả tuần không thấy dơ

    -Nhà cửa hầu hết thấp… lè tè, chỉ có một hai tầng.

    -Xứ sở của động đất mà, nên tòan bằng gỗ và vật liệu nhẹ cho đỡ thiệt hại.

    Hai người trầm ngâm nhìn qua cửa kính. Một lúc, Văn hỏi bạn:

    -Hôm nay có chương trình gì không?

    Quang lắc đầu:

    -Thứ sáu? Không, không có. Nhưng tuần tới được mời qua South Carolina thăm vài tên bạn học cũ.

    -Ừ, nên đi. Qua đây mà không đi nhiều nơi, biết có dịp khác hay không. Xứ sở này mênh mông quá, không có bạn bè thì chẳng ai đi đâu xa, trừ dân du lịch.

    Văn cười cười trước khi quay đi:

    -Vậy thì chiều nay tôi đưa cậu đi chơi cuối tuần, khi tan sở về.

    -Tiết mục gì? Hấp dẫn không đấy?

    -Chả biết nữa, nhưng cũng qua được mấy tiếng cho đầu óc thảnh thơi

    Quang nhìn theo bạn. Cái máy khổng lồ của cuộc sống đang cuốn mọi người vào nó. Văn cũng phải lao theo, không ngọai lệ. Nơi Văn làm việc cách nhà hơn nửa tiếng chạy xe, thuộc một thành phố khác. Ởû Cali có những cái ngược với Sài gòn, như thành phố lại nằm trong Quận. Chỉ riêng một quận Cam (Orange County) đã có hàng chục thành phố trong nó, còn thành phố Sài Gòn có đến 17 Quận và 5 Huyện trên bản đồ hành chánh. Từ ngày sang đây Quang đã cố ý tìm hiểu và học hỏi nhiều điều để có thể thích nghi. Trong đó có việc tự nấu mì gói nếu không muốn tự nấu cơm để lo cho bữa ăn của mình trong ngày. Không những chỉ vì Văn sống một mình mà còn vì ở đây ai cũng phải tự làm. Không có người giúp việc để giúp đỡ hay phục vụ mình như ở quê nhà. Mà cũng không thể vừa bước ra đường là có hàng quà, hàng ăn, giống Sài Gòn – Hà Nội. Phải lái xe với tốc độ sáu bẩy chục cây, đi vài chục phút mới đến được một tiệm ăn nào đó, và ít có tiệm nào mở cửa đến tám giờ tối.

    Quang loay hoay trong ngôi nhà vắng lặng. Anh bắt đầu giống như Văn, giống như hầu hết các gia đình Việt ở hải ngoại này: phần lớn thời gian của họ ở nhà sau khi đi làm, đi học về là ngồi trước máy truyền hình hay vi tính. Xem chán, anh đi nằm, đọc sách rồi lại… xem phim. Cho đến lúc Văn về. Đã bốn giờ chiều của một ngày xuân lạnh buốt.

    Văn sửa sọan rất nhanh. Quang nhận ra một điều là ở đây người ta dùng nước hoa ít hơn người Sài gòn. Chỉ thoảng nhẹ. Và hình như không trau chuốt. Dáng vẻ lè phè. Cũng chẳng ai quan tâm chú ý tới ai. Trong đám đông đa sắc tộc, ở nhà hàng hay sân trường đại học hoặc các trung tâm mua sắm, Quang lại càng thấy rõ điều đó. Mọi người như chỉ sống cho riêng mình và chung quanh chỉ là người xa lạ.

    Hai người mang giầy ở ga ra và lên xe. Cánh cửa nhà xe được điều khiển từ xa từ từ mở rộng. Có nhiều chuyện, nhiều hình ảnh ở đây về đến quê nhà đã từng làm mọi người trầm trồ thì thực ra chỉ là chuyện tự nhiên, là bắt buộc hay là phương tiện phục vụ. Nó không thể hiện gì nhiều về sự giầu nghèo, sự cách biệt trong cuộc sống của các gia đình. Một ngôi biệt thự với ba bốn chiếc ô tô trong vài ba ga ra cửa đóng mở tự động là một trong những hình ảnh bình thường.

    Quang ngồi cạnh Văn, thắt dây an toàn. Anh đã quen với công việc bắt buộc này. Luật pháp Mỹ được thể hiện qua việc thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định, luôn được nhắc nhở bằng hình phạt nặng. Một vi phạm tưởng nhỏ có thể bị phạt từ hàng trăm đến hàng ngàn đô la, khối anh không đủ tiền nộp phạt mỗi năm phải xin trả góp, Văn nói thế.

    Văn đưa xe ra đường, không cần nhìn lại, cửa ga ra đã tự khóa. Quang hỏi:

    -Đi đâu đây?

    Văn cười dòn:

    -Có nhớ hôm nay là ngày gì không?

    -Thứ sáu, cuối tuần.

    -Tệ quá. Hình như quên mất rồi nhỉ?

    Quang cố đào bới trong ký ức. Văn liếc nhìn bạn, gợi ý:

    -Chúng ta thường có những buổi "đánh chén" với nhau thịnh soạn ở Sài gòn khi còn bé. Bột chiên, bò khô, bánh ướt... đặc biệt là thêm món phá lấu và nước mía Viễn Đông vào những dịp ... long trọng.

    Quang la lên:

    -A, nhớ rồi. Tháng ba, cuối tháng ba. Sinh nhật cậu.

    Hai người phá lên cười vui vẻ. Quang tiếp:

    -Vậy thì tôi đãi cậu một chầu. Gần đây có nhà hàng nào không?

    Văn xua tay:

    -Không cần thế. Lần này tôi khao, mình sẽ đi ăn ở quận Sacramento.

    Quang tròn mắt:

    -Đi xa thế? Bằng từ Sài gòn đi Phan Thiết đấy ông a.ï

    -Hai tiếng chạy xe, nghĩa lý gì.

    Quang lắc đầu chịu thua: Xứ này cái gì cũng khác thường, ít nhất là khác với Việt Nam. Hai người chìm vào yên lặng.



    Văn bẻ lái vào Exit, tìm một trạm xăng. Chàng quay sang Quang định hỏi có cần vào nhà vệ sinh dọc đường không. Hình như Quang đang say ngủ. Văn nhẹ nhàng kéo ống bơm đổ xăng vào xe đến đầy bình rồi lại đưa xe vào đường cao tốc. Chỉ mới được nữa đường và sớm nhất thì sáu giờ chiều mới đến được Sacto.

    Không khí lạnh tràn vào xe lúc đứng bơm xăng làm chàng co người lại. Chàng rên nhẹ trong cổ họng, phát hiện ra mình cũng thường có tiếng rên như thế những lần ở cạnh người con gái ấy, trên chăn ấm nệm êm. Một niềm thôi thúc mãnh liệt chợt đến, Văn nhấn mạnh chân ga và đắm mình trong hồi ức.

    Bích Hạnh có dáng người cao và mảnh mai. Nét đẹp tây phương dù là người Việt Nam. Cha mẹ định cư ở Cali từ trước 75, đều là sinh viên du học. Cô gái sinh ra đúng vào cái năm bao nhiêu người đồng hương lũ lượt kéo về đây sinh sống. Bích Hạnh nói tiếng Việt tương đối khá. Nàng lớn lên giữa những con người vàng – đen – đỏ – trắng nhưng không hề thắc mắc. Nói tiếng Anh ở trường và ở nhà, nhưng nàng biết mình là người Việt Nam, một xứ sở xa xôi nào đó ở cách đây nửa vòng trái đất. Dân tộc ấy trông giống như ông bà nội và ngoại của nàng, nhưng sinh hoạt không giống như cha mẹ anh em nàng lắm. Họ chỉ mới đến ở gần gia đình nàng khi nàng mới là cô bé học sinh lớp 6

    Bích Hạnh lớn dần. Lớn dần. Nàng dành thời gian cho việc học và cũng dành thời gian để tìm hiểu cội rễ của mình. Nàng khám phá ra nhiều điều thú vị, nhiều điều bi thảm và buồn bã từ quê hương cha mẹ. Nhưng đồng thời nàng thấy thiết tha yêu quý mảnh đất nghèo nàn cơ cực ấy. Tốt nghiệp cử nhân luật nhưng Bích Hạnh bỏ việc sau hai năm tập sự tại một văn phòng luật sư nổi tiếng người Mỹ. Trong thâm tâm, Bích Hạnh vẫn mong mỏi có cơ hội về thăm miền đất xa xôi nơi cha mẹ mình từng sống. Bích Hạnh thường nói thế.

    Cô gái có nụ cười thật tươi, răng khểnh. Ánh mắt long lanh. Nàng đẹp rực rỡ và thân hình đầy hấp dẫn. Ở đây người ta quen nhau dễ dàng. Văn gặp Bích Hạnh trong sinh nhật một người bạn. Em gái người này giới thiệu Bích Hạnh. Văn chú ý đến nàng ngay lần gặp đầu tiên. Hai người ngồi cạnh nhau ở góc vườn sau. Trời se lạnh và nắng chiều rực rỡ. Nụ cười dường như đọng thường xuyên trên đôi môi nàng. Văn hỏi:

    -Em có lạnh không?

    Bích Hạnh trả lời, giọng hơi trầm:

    -Mát mà, đâu có lạnh.

    Nàng ưỡn người. Hai gò ngực nhô cao, Văn nhìn thẳng vào đó, tự nhiên. Không có gì là sỗ sàng cả, chàng biết Bích Hạnh cũng nghĩ như vậy. Người ta thưởng thức nó như thưởng thức vẻ đẹp của trời đất, cỏ cây.

    Văn hỏi:

    -Sao em không theo nghề Luật sư?

    -Không hợp.

    -Sao lại học luật?

    -Lúc đó không thấy.

    -Tại sao đổi làm nghề địa ốc?

    -Vui.

    Văn và Hạnh cùng phá lên cười. Không ai khó chịu vì tiếng cười của họ, mọi người đang vui vẻ ăn uống trong vườn. Văn lấy tiếp cho Hạnh mấy cái chả giò. Câu chuyện làm họ thân nhau nhanh chóng và vẻ chững chạc, già dặn đàn ông của chàng đã cuốn hút người con gái. Hạnh kể cho Văn nghe thời thơ ấu của nàng bằng cái giọng hơi tức cười không đủ vốn tiếng Việt để dùng phải xen lẫn tiếng Anh của những người thuộc lứa tuổi từ 75 trở về sau, sống xa quê Cha đất Tổ – Họ là một thế hệ mới mẻ, non trẻ đầy sức sống và không có dĩ vãng. Họ chỉ nhìn về phía trước, không biết đến sau lưng và quan tâm tối đa vào hiện tại. Hạnh tốt nghiệp Đại Học ngành Luật Ngân Hàng và Địa Ốc. Lĩnh vực dịch vụ địa ốc cần am hiểu nhiều về luật, nên Hạnh chuyển nghề một cách dễ dàng và gặt hái được kết quả khá tốt.

    Hạnh chính là mẫu người tiêu biểu cho thế hệ này, xông xáo và thực dụng.

    Văn ngồi im chăm chú nghe. Vẻ mặt của chàng như một khích lệ làm cho cô gái thêm hào hứng nói liến láu quên thôi. Khi kết thúc câu chuyện, nàng hỏi:

    -Anh có biết tại sao em thích làm service địa ốc không, Toni?

    -Em nói rồi: vui!

    Bích Hạnh nheo mắt, trề môi:

    -Đúng rồi. Nhưng còn có một lý do nữa, đó là em có nhiều dịp để ra vô các loại nhà.Một ngày nào đó em sẽ kiếm được mẫu căn nhà vừa ý của riêng em.

    -Và một gia đình vừa ý nữa chứ?

    -Đúng vậy. Em phải tìm cho em một người chồng vừa ý.

    Cả hai cùng cười thoải mái. Họ cảm thấy như đã quen nhau từ lâu, như đã từng gặp gỡ nhiều lần. Như đã từng xẻ chia những ý nghĩ riêng tư, thân thiết. Văn thấy mình trẻ lại như còn ở tuổi hai mươi và không nhớ cô gái này kém chàng tới mười lăm tuổi.

    Sau lần gặp gỡ đó họ trở thành đôi bạn thân và không rõ tự lúc nào, họ yêu nhau và quấn quýt lấy nhau. Mỗi cuối tuần Văn thường từ San Jose "bay" về Sacramento với Hạnh, ở chung với nàng trong căn "nhà house" xinh đẹp có vườn rộng chung quanh, đủ các loại hoa khoe sắc cùng các loại cây ăn trái. Văn đem đến trồng ở nhà nàng hai giống hoa quỳnh: một là nhật quỳnh của Nhật Bản và một là dạ quỳnh của Việt Nam. Cùng một loài hoa nhưng hai xứ sở khác biệt thì hoa cũng khác biệt. Quỳnh Việt đài các, hiếm hoi chỉ nở vội vài ba đóa mấy tiếng trong đêm rồi tàn úa, trong lúc quỳnh Nhật nở rộ, rực rỡ suốt cả tuần. Văn bảo anh thích quỳnh hương và nghĩ là em cũng thích. Bích Hạnh nũng nịu:

    -Em chỉ thích anh thôi.

    Văn nhận ra tâm hồn người con gái này rất giản đơn và thành thật. Nàng nghĩ sao nói vậy và cũng thật lòng tin tưởng ở chàng. Cuộc sống gần giống như vợ chồng làm cho họ thấy dễ chịu. Bích Hạnh từng kể bạn bè ganh tị với nàng vì có người tình Châu Á cao lớn, đẹp trai. Có bạn hỏi nàng chừng nào làm lễ cưới và nàng ngạc nhiên về câu hỏi ấy, điều mà Hạnh và số đông bạn đồng trang lứa ít quan tâm. Văn nói ở quê nhà vào tuổi này người ta bảo là "cô gái ế chồng", Hạnh tròn xoe mắt không thể hiểàu. Tự dưng Văn thấy yêu Bích Hạnh quá chừng. Chàng để tâm săn sóc nàng ngày càng nhiều hơn. Điều ấy làm cho cô gái thích thú, có những lúc nhận thấy Văn khác biệt rất xa với những người bạn trai khác, kể cả những người bạn trai Mỹ trắng cao lớn đã từng nói yêu nàng, đã từng hôn nàng say đắm. Bích Hạnh kể lại cho Văn nghe những suy nghĩ này một cách hồn nhiên.

    Bên cạnh, Quang cựa quậy và bật lên vài tiếng ho khan. Văn ngó sang người bạn "nối khố". Lúc hai người còn bé gia đình ở cạnh nhà nhau trong con ngõ nhỏ Sài gòn, đã có một thời gian dài chơi với nhau thân thiết.

    Quả bóng lăn dài dưới đôi chân trần hai đứa. Cây tây ban cầm bị quăng quật, vật vã dưới những ngón tay tập dượt những bài nhạc tây, ta. Ở trần, quần đùi, chân đất, hai đứa chạy nhẩy khắp nơi như chân sáo không mệt mỏi

    Họ chưa kịp lớn lên đã phải chia xa. Đã hai mươi năm cách biệt, đây là lần đầu tiên hai đứa gặp nhau. Trong khoảng thời gian dài như vậy, họ chỉ gặp được nhau qua những lá thư và những năm gần đây qua máy vi tính. Tuy nhiên tình bạn của hai người không có gì thay đổi, Văn biết chắc như vậy và Quang cũng nghĩ như vậy về chàng.

    Văn nghe Quang hỏi nhỏ:

    -Sắp tới chưa, mình ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

    -Chưa, nhưng dậy đi. Nhìn chong chóng kia kìa.

    Trong nắng chiều vàng óng, trên các đồi cao cỏ mọc xanh mơn mởn gió đùa các cụm cây lá rung rinh, Quang nhìn thấy hàng cột chong chóng ba cánh trắng nhạt quay tít chạy dài và nhấp nhô. Những ngọn đồi cao thấp không đều, từng lớp từng lớp chạy về mọi hướng được trồng những hàng chong chóng thép khổng lồ trên ngọn và quay bằng sức gió để sản sinh điện cho toàn khu vực chung quanh. Một hàng chong chóng chạy ngang thì lại có một hàng chạy dọc bắt lấy gió mọi phương, không để lọt mất chút nào. Dưới chân chúng từng đàn bò nhởn nha gặm cỏ. Cảnh tượng thật là thơ mộng, thanh bình.

    Quang kêu lên:

    -Đẹp quá.

    Anh cầm vội chiếc camera thu lấy đoạn hình ảnh ấy. Nắng vẫn rực rỡ ở trên cao, dù đã sáu giờ chiều. Quang nghĩ có lẽ đến tám giờ trời mới tối hẳn cho đêm có cơ hội lên đèn. Chiếc xe lồng lên, vun vút. Phút chốc, các đỉnh đồi khuất lấp, trước mặt là con đường xa tít tắp với những hàng dài xe ô tô ngược xuôi bất tận, tốc độ vẫn làm Quang chóng mặt. Nhưng không thấy bóng dáng của khói xăng và bụi mù quen thuộc ở quê nhà Việt Nam.



    Hai người tới Elk Grove khi thành phố đã lên đèn. Sacto buổi tối vắng vẻ hơn San Jose và lại càng vắng vẻ hơn Santa Anna, Los Angeles những nơi anh đã đi qua. Hình như thời tiết lạnh hơn. Trong lúc Văn đưa xe rời xa lộ rẽ vào thành phố, Quang thả hồn nhớ lại những ngày vừa qua tại các nơi anh đến. Những lần đi chơi với gia đình chú thím Trường và các cô Thái – Lạng cùng các em ra bãi biển; đi với vợ chồng Khoa lê la các khu phố vắng người hoặc ngồi hàng giờ trong quán kem; cùng Phúc – Đính, vợ chồng Toán – vợ chồng Chiểu thưởng thức các món Việt Nam hay đi ăn quà vặt. Tất cả đều là những kỷ niệm khó quên, Quang đã không tiếc thời gian để thu vào camera và chiếc máy chụp hình nhỏ những hình ảnh ấy. Đột nhiên anh thấy bâng khuâng. Cuộc đời – tan hợp – mỗi người một hoàn cảnh. Hạnh phúc không phải là thứ được san xẻ đồng đều cho mọi người cùng hưởng. Không ít tiếng cười nhưng cũng tràn đầy nước mắt. Tiếng than thở càng làm cho khuôn mặt già nua khắc khổ hơn sau bao nhiêu đày đọa xẩy ra với mọi người suốt những năm chiến tranh.

    Quang thấy thương tất cả những người đã gặp và cũng thương cho chính bản thân mình. Trong anh, không cứ là người Việt, mà bất cứ ai anh gặp cũng thấy đều rất thiện cảm, rất có tình người.

    Văn rẽ tay phải, vòng qua một công viên rồi tiếp tục cho xe chạy trên đường nội bộ của một khu nhà độc lập. Ở Cali, đâu đâu cũng thấy những khu nhà rộng bằng gỗ, một và hai tầng kiểu biệt thự khang trang nhiều mẫu mã, sơn mầu thanh nhã hài hòa. Nhà nào cũng có vườn rộng bao quanh với các loài hoa rực rỡ.

    Những đóa hồng to bằng cái bát canh đỏ tươi trên cành cao hơn hai mét, cạnh đó là các bụi hoa lạ đủ mầu xanh đỏ trắng tím vàng khoe sắc.

    Xe dừng lại trước ngôi nhà xinh xắn. Quang nhận ngay ra được dấu vết sự chăm sóc của bàn tay người trên thảm cỏ xanh mướt trước nhà, trên các bụi hoa cạnh hòn non bộ cạn, trên lối đi uốn lượn đến hàng hiên vào cửa chính biệt thự.

    Quang không hỏi, trước sau gì cũng biết mình ở đâu. Có thể là gia đình một người bạn. Hay một nhà bà con nào đó.

    Văn bấm chuông và như chỉ trong tích tắc, cánh cửa mở rộng. Một cô gái cao lớn cắt nét giữa khung cửa tràn ánh sáng. Quang sững sờ. Đẹp quá. Mái tóc dài uốn nhẹ phủ trên đôi bờ vai, một khuôn mặt thanh tú và có nét châu Âu tươi cười với Văn, không có vẻ gì quan tâm đến người đứng bên cạnh chàng. Cô gái choàng hai vòng tay quanh cổ Văn, âu yếm hôn nhẹ lên đôi môi người tình. Một tiếng "chut" nho nhỏ – Văn ôm lấy ngang lưng nàng, hỏi khẽ trong tiếng cười:

    -Có nhớ anh không Doris?

    Nàng gật đầu hóm hỉnh:

    -Nhớ suốt tuần, không lúc nào quên.

    -Cám ơn em.

    Văn giới thiệu hai người:

    -Đây là anh Quang ở Việt Nam qua chơi. Còn đây là Bích Hạnh, một người Mỹ gốc Việt, công dân của Cali.

    Cô gái đưa tay bắt tay Quang rất tự nhiên. Bàn tay cô mềm và ấm. Quang đã chuẩn bị những lời chào khách sáo, nhưng anh thấy ngượng ngập. Hình như thiếu nữ không cần thứ ngôn ngữ đó, cô nói những câu nữa Mỹ, nữa Việt với anh, nhanh láu táu và hồn nhiên:

    -Hi, anh Quang. Anh Văn nói anh đi du lịch và muốn tìm dịch vụ địa ốc ở đây?

    Quang gật đầu, quên cả buông tay cô:

    -Đúng thế, Anh Văn nói Bích Hạnh rất rành về dịch vụ này?

    -Thank you anh. Em biết gì thì sẽ nói cho anh nghe.

    Văn giục:

    -Thôi vào nhà đã, anh Quang chưa quen lắm với thời tiết Cali, dễ bị lạnh.

    Ba người vào phòng khách ấm áp có máy điều hòa, Quang bước nhẹ trên thảm dầy trải rộng khắp sàn. Bên này nhà nào cũng trải thảm để tránh lạnh chân những ngày đông giá, kể cả nhà vệ sinh, nhà tắm, cầu thang.

    Bộ salon to choán một nữa căn phòng, hướng nhìn về lò sưởi. Ở đó là chiếc tivi 50 inch mỏng đang mở, một đọan phim quảng cáo ô tô. Tiền điện và tiền ga chiếm một khoản đáng kể trong chi phí sinh họat hàng tháng của các gia đình. Người ta ở trước máy truyền hình lâu như thời gian ngủ, chỉ sau thời gian đi làm việc. Quang ngồi vào chiếc ghế sô pha và cảm thấy vô cùng dễ chịu sau khi trải qua hai tiếng dài trên chiếc ô tô.

    Ba người chuyện trò vui vẻ. Quang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái, trong lúc Văn và Bích Hạnh ngồi choàng vai âu yếm. Một lúc, Văn kéo Hạnh đứng lên và nói với Quang:

    -Cậu ngồi xem ti vi nhe , hoặc nếu thích thì chơi game, mọi thứ ở trong tủ bên cạnh đó. Tôi vô phụ cô nhỏ này một tay cho kịp bữa chiều.

    Quang nhìn theo hai người, cả hai đều cao và đẹp. Đây có phải là mẫu người Việt Nam trong và ngoài nước của thế kỷ 21 mà người ta thường nói tới trong các bài viết, các chương trình khoa học và đời sống và các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng? Quang bật cười với suy nghĩ vẩn vơ của mình.

    Hạnh mở bếp ga hâm lại đồ ăn cho thật nóng và Văn chuẩn bị cho món ốc vòi voi độc đáo mà chàng ưa thích. Chàng đã dặn Hạnh làm món này để đãi bạn phương xa. Con ốc dẹp giống con chem chép ở quê nhà, nhưng lại có chiếc vòi khổng lồ bằng nữa thân mình nó. Chỉ hai con đã cho một dĩa thịt đầy, trắng bạch như thịt gà xé, chấm với nước tương mù tạt và lai rai với bia lạnh thì thật là tuyệt.

    Cơm được dọn ra thật nhanh. Ba người đều vui với niềm vui riêng của mình. Quang nhận ra rằng anh vẫn còn đôi chút dè dặt, trong lúc Văn lè phè, tự tin và cô gái thì rất hồn nhiên.

    Bữa ăn kéo dài hơn một tiếng. Đèn điện chợt tối đi gần hết và một ánh nến vụt sáng lên. Hạnh, trong trang phục áo chui cổ lọ quần short bó sát thân mình, một tay bưng đĩa bánh sinh nhật nhỏ bên trên có ngọn nến thắp sáng, tay kia là chai rượu vang đậm mầu, bước tới cạnh bàn. Nàng nghiêng người đặt xuống trước mặt người tình và ôm choàng vai Văn:

    -Happy Birthday!

    Cả hai cười vui, vỗ tay hát bài hát quen thuộc và Quang ngập ngừng một chút rồi cũng vỗ tay theo. Bích Hạnh kết thúc bài hát bằng nụ hôn nhẹ làm quà mừng sinh nhật trên môi Văn. Mỗi người có một phần bánh nhỏ. Thanh niên Mỹ ngày nay đang hăng hái ăn kiêng (diet) để giảm cân vì nhận ra mình quá dư thừa năng lượng, phát phì.



    Văn và Hạnh cùng rửa chén, dọn dẹp nhà trong lúc Quang ngồi xem truyền hình. Buổi tối ngày sinh nhật của Văn trôi qua nhẹ nhàng, êm ả làm sao.
    Chàng cảm nhận một niềm vui trọn vẹn đang ngấm dần. Trong lúc sắp chén đĩa vào rổ úp cho khô, chàng cảm thấy mình như một người chồng gương mẫu trong một tối gia đình hạnh phúc. Niềm vui dai dẳng, thiết tha tràn ngập trong lòng, tan ra máu thịt và nung nấu khắp người làm cơ thể Văn nóng lên hừng hực.

    Hạnh đã vào phòng ngủ, có lẽ là đang trang điểm lại. Văn thấy mình như đang vội vã, hối hả xếp những món cuối cùng vào rổ úp.

    Chàng rửa tay trong nước nóng, hơi nóng ngấm sâu vào lòng bàn tay và
    những ngón tay. Chàng lau vội, thoa một chút lotion và nhẹ nhàng bước
    vào phòng Hạnh.

    Nàng đang đứng xoa nhẹ hai má trước gương. Khí hậu ở đây không ẩm làm cho da bị khô và dễ mốc. Nam hay nữ đều dùng mỹ phẩm như nhau. Văn đứng lặng nhìn nàng. Đã bao lần như thế, nhưng sao lần này chàng có cảm giác hoàn toàn mới lạ. Như lần đầu tiên biết yêu trong đời. Như khi chàng gặp Thu Hà, cô nữ sinh Marie Curie ở Sài gòn và hai người yêu nhau với mối tình đầu cao thượng.
    Người con gái ấy đã để lại dấu ấn không thể nào quên trong tâm hồn Văn
    từ bao năm qua, tồn tại ở một ngăn nào đó trong trái tim sôi bỏng, vĩnh
    viễn không phai mờ.

    Bích Hạnh biết có sự hiện diện của Văn trong phòng nhưng không quay lại. Văn tiến đến cạnh nàng, không tiếng động. Chàng vòng tay ôm ngang eo nàng siết chặt và vùi đầu trong suối tóc người con gái. Bích Hạnh nghiêng đầu về một bên, quàng tay lên vít đầu Văn xuống. Nụ hôn của Văn tham lam trên môi, trên cổ và trên gáy nàng. Cả hai đều nghe thấy hơi thở gấp rút của nhau, cả tiếng khêu gợi của hai đôi môi quấn quýt.

    Văn dìu nhẹ Bích Hạnh đến góc giường ngủ. Nàng ngã ngồi xuống và cả hai siết chặt lấy nhau trong vòng tay mạnh bạo. Những cái hôn nồng cháy nối tiếp. Không gian hoàn toàn im vắng, ngưng đọng.

    Văn quỳ một gối trên thảm dầy. Chàng úp mặt trong lòng Bích Hạnh, lặng lẽ đón nhận hơi nóng và mùi áo ấm của nàng. Một lúc Văn bất ngờ kéo vạt áo trước ngực nàng và chui đầu vào trong đó. Hạnh ngồi yên, hai tay ôm chặt lấy đầu Văn. Chàng cảm thấy nhịp tim Hạnh hỗn loạn, lồng ngực Bích Hạnh nóng rực và mơn trớn trên mặt chàng. Văn say sưa với những cảm giác tuyệt vời. Mùi thịt da cô gái làm chàng ngây ngất, đưa chàng về một thuở xa xôi từng cọ đầu trên ngực Mẹ.

    Hạnh như choàng tỉnh dậy khi Văn nhấc đầu ra khỏi nàng. Ánh mắt chàng long lanh. Vòng tay chàng như sắt thép. Hạnh ve vuốt hai đuôi mắt Văn, nói nhẹ như thở:
    -Ở lại đi! Ở lại đi!

    Chàng không trả lời. Anh sẽ ở lại nhưng không phải đêm nay. Đêm nay như
    thế là trọn vẹn. Anh chỉ muốn đến thế, vì anh muốn sẽ ở lại với em trọn
    đời. Anh chưa thấy mỏi mệt nhưng anh muốn dừng chân lại mãi mãi. Anh
    muốn có một mái ấm gia đình, anh muốn những đứa con. Anh muốn …

    Văn nâng nhẹ cằm nàng:

    -Đường xa lắm. Anh phải đưa Quang về.

    Cô gái thoáng nét buồn. Chàng thì thầm:

    -Đừng mà. Anh sẽ trở lại tuần tới.

    Bích Hạnh vò tung mái tóc chàng, lặng im. Văn đứng lên, hai ngón tay kẹp nhẹ tai nàng, day day:

    -Anh muốn làm đám cưới.

    Bích Hạnh vẫn lặng lẽ, bàn tay nàng xoa nhè nhẹ trên cánh tay Văn. Mơn
    trớn và âu yếm. Đã đến lúc rồi đó. Em cũng không muốn phải ở xa anh. Em
    muốn có anh ở cạnh bất cứ lúc nào.Bây giờ. Ngay đêm nay, ngay trong căn phòng đầy chăn gối này.

    Văn bước ra ngoài. Quang đang khoanh tay gục đầu ngủ ngồi trên chiếc sôpha. Ti vi vẫn léo nhéo giọng con nít trong phim họat hình. Văn đứng khựng vài giây rồi gõ nhè nhẹ trên vai bạn:

    -Về thôi!

    Quang cựa mình, mở mắt nhìn Văn cười như xin lỗi:

    -Ấm quá, ngủ quên mất.

    Người con gái đứng tựa khung cửa tiễn hai người. Gió lùa mái tóc cô rối bồng. Quang mạnh dạn siết tay cô:

    -Cám ơn Hạnh.

    Hạnh cười hiền hậu:

    -Good bye anh.

    Văn vẫy vẫy tay:

    -Ngủ ngon nhé.

    Hạnh trả lời đầy ý nghĩa;

    -OK. Rất ngon. Bye Tony.

    Và đứng yên nhìn theo chiếc xe dần khuất ở cuối đường. Văn nhấn mạnh ga, thở ra một hơi dài. Quang hỏi :

    -Tối nay vui chứ?

    -Vui. Rất vui. Buổi tối ngày sinh nhật đáng nhớ, một bên là người tình, một bên là bạn tri kỷ. Còn muốn gì hơn nhỉ?

    Cả hai cười vang. Quang nhớ tới ngày sinh nhật của mình ở quê nhà. Sắp đến rồi. Lại thêm một tuổi nữa. Nhưng lần này Văn không thấy bâng khuâng. Lóang thóang hình ảnh vợ con và ngôi nhà xinh xắn hiện lên trí óc Quang, anh đưa tay vuốt nhẹ trên mặt.
    Hạnh phúc của tôi. Đó là cả cuộc sống tôi. Một niềm mong muốn cồn cào
    dậy sóng trong lòng anh.

    Tiếng Văn vang lên đâu đó:

    -Nước Mỹ cầm chân được chàng chứ? Ở lại chơi một tháng nữa nhé, tôi sẽ đưa chàng đi vài tiểu bang khác trong dịp vacance.

    Quang nhếch mép hóm hỉnh:

    -Sáng mai cậu lên mạng đổi ngày về giúp tôi.

    -Định ở lại bao lâu?

    -Thích thì thích thật. Nhưng tôi muốn đổi ngày về sớm hơn nửa tháng.

    Văn la lên ngạc nhiên:

    -Sao lại thế?

    -Nhớ nhà rồi!

    -Nhớ nhà hay nhớ vợ con?

    -Cả hai. Nhớ lắm.

    Văn cười:

    -Nỗi nhớ thường hay đến bất chợt và đôi khi làm xoay chuyển quyết định của một người, giống như tình yêu vậy.

    Quang chân thành:

    -Mình vừa nhớ đến Quốc Văn Giáo Khoa Thư: "chốn quê hương là đẹp hơn cả".

    Văn tán đồng:

    -Đúng vậy. Đi đâu rồi cũng quay về tổ ấm thôi.

    Chiếc xe lao đi vun vút. Mỗi người chìm vào thế giới riêng. Văn nhớ tới Bích Hạnh với hơi ấm da thịt, gối chăn hạnh phúc. Quang nhìn ra cửa, xe đang tiến lên đỉnh đồi cao. Bên dưới Silicon Valley đang sống động rực rỡ với muôn vàn đèn điện hoa vàng rực. Thung lũng Hoa Vàng về đêm như bừng sống, như sinh khí của Cali tụ tập hết về đây.

    Quang nghĩ tới những người tuổi trẻ, tương lai của đất nước anh đã gặp trong những ngày qua ở cả hai miền quê hương. Đã hơn 30 năm xa cách mà vẫn gần gũi thân quen. Anh thấy yêu mến tất cả, cảm tình với tất cả. Chỉ có yêu thương, không giận ghét. Không phân biệt mầu da, chính kiến, tập quán, văn hóa.

    Không gì hết, chỉ có một chữ Tình.


    VÕ HÀ ANH
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 23-05-2010, 03:11 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom