NHỮNG BÀI CA DAO XỨ HUẾ ĐƯỢC MỞ ĐẦU
BẰNG HAI CÂU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN
I.
Hầu hết lời theo HTHV thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan truyền thống. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở trời Phật và lẽ biến dịch (bài 1; 6), đề cao sự thủy chung, tình nghĩa (bài 4; 7), coi trọng người bạn tình tri kỷ (bài 3) và biết được thói tình của thế gian (bài 8; 9). Các lời theo HTHV này vốn từ cổ ngữ, kinh điển, những câu thơ cổ đã khá phổ cập, dân gian chỉ dùng lại nguyên mẫu hoặc có chế tác đôi chút cho dễ hò, hát và bắt vần (chẳng hạn, lời HTHV ở bài 4 đúng ra là: “... quân tử trúc, trượng phu tùng, loan thiên tế địa”). Sự ảnh hưởng của HTHV giảm dần rồi mất hẳn, trong ca dao sau Cách mạng tháng 8 (Ca dao giai đoạn 1945 - 1975) rất hiếm gặp hiện tượng xuất hiện cùng lúc một câu HTHV).
Điều đáng lưu ý khác là các nhân vật trữ tình (hoặc chủ thể sáng tạo) của những bài ca dao trên, phần lớn là nữ và nội dung giải bày là cảm xúc lứa đôi. Phải chăng do tác giả của những bài ca dao ấy, có thể phần lớn là những nho sĩ bình dân, có vốn Hán học nhất định, sống gần gũi quần chúng nhân dân, có nhân sinh quan tiến bộ, có thái độ thông cảm và trân trọng đối với phụ nữ, bày tỏ khát vọng đòi tự do lứa đôi và quyền bình đẳng của phụ nữ, mà HTHV là một phương tiện giúp đỡ bày tỏ đắc lực.
Hai câu theo HTHV được sắp xếp theo dạng đối, không gieo vần và đặt trước cặp lục bát (hoặc lục bát biến thể) lời Việt. Âm tiết cuối của câu đầu mang thanh trắc, âm tiết của câu sau mang thanh bằng để hiệp vần với âm tiết nuối của câu lục (riêng bài 8, do không tìm được thanh bằng ở câu theo HTHV thứ hai nên phải thêm vào một câu lời Việt để bắt vần với câu lục). Kiểu cấu tạo âm thanh này gần gũi với thể song thất lục bát. Khi diễn xướng, hai câu theo HTHV thường chỉ nói, đến cập lục bát hò (hát). Sự tách biệt này chỉ thuần tuý về mặt âm thanh, còn ý nghĩa thì hai câu theo HTHV ăn khớp với lời Việt. Nói chính xác hơn, hai câu theo HTHV thể hiện tư tưởng chủ đề của cả bài và mang nghĩa khái quát, hiển nhiên, được thuân thủ như một quy luật. Lời tiếp theo là một tình huống, một biểu hiện cụ thể của quy luật ấy.
Sự kết hợp giữa hai câu HTHV dạng đối với một cặp lục bát lời Việt, ngoài những điều đã trình bày ra, còn tạo nên một vẻ đẹp cổ điển về mặt cấu trúc của bài ca dao. Vẻ đẹp này có được sự cân xứng của lời HTHV và lời Việt (tỉ số 2-2), sự tương phản về ngôn ngữ (Hán - Việt), về thể loại (đối - lục bát) của chúng. Mặt khác, là do ý nghĩa biểu đạt đi từ cái khái quát, cái quy luật đến cụ thể, tâm trạng riêng tư (tương tự thơ Đường luật, nếu chia số câu của bài thơ làm hai phần bằng nhau, thì nửa đầu thường thiên về cảnh, về sự, nửa sau ngả về tình ý riêng của nhà thơ) phù hợp với tư duy diễn dịch và quan điểm thẩm mĩ truyền thống.
Việc có mặt đáng kể của những bài ca dao đang bàn trong kho tàng ca dao xứ Huế, hẳn có sự thu hút từ vẻ đạp của một kiểu cấu trúc văn bản mang tính thể loại ấy. Điều này thể hiện rõ nét chất bác học của ca dao xứ Huế trong giai đoạn hội tụ và giao thoa với văn hóa cung đình nói riêng, và là sự thể hiện sinh động của sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt nói chung.
BẰNG HAI CÂU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN
I.
Tìm hiểu ảnh hưởng của văn chương bác học đối với ca dao xứ Huế, thời kỳ còn là thủ phủ Đàng trong và Kinh đô của nước ta, hoặc có thể nói một cách rộng hơn, là tìm hiểu sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt, chúng tôi thấy có một hiện tượng văn học đáng lưu ý là không ít bài ca dao xứ Huế được mở đầu bằng hai câu có hình thức Hán văn. Cụ thể là có 41 bài ca dao được cấu trúc bốn câu, trong đó có từ một đến hai câu theo hình thức Hán văn (HTHV) (theo tài liệu người viết có được - xem phần chú thích). Trong số 41 bài này, thì 25 bài có hai câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất, thứ hai; 12 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất; và 4 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba. Hai dạng sau chưa tìm thấy sự trùng lặp câu thơ theo HTHV. Riêng dạng đầu, số 25 bài ấy, chỉ sử dụng 9 cặp câu theo HTHV; nghĩa là, nếu chọn ra 9 bài để xem xét, thì 16 bài còn lại có thể tạm cho là những dị bản tương ứng.
Bài viết ngắn này chỉ đề cập đến HTHV đậm đặc nhất, tức 25 bài ca dao có hai câu theo HTHV ở vị trí mở đầu nêu trên, chủ yếu qua 9 bài được chọn, xin dẫn ra dưới đây (chữ số trong ngoặc đơn ghi cuối mỗi bài, vừa dùng để chỉ bài ấy khi phẩm bình, vừa dùng để ghi xuất xứ ở phần chú thích):
1 -
Thiên sanh nhân, hà nhân vô lộc?
Địa sanh thảo, hà thảo vô căn?
Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nước trên trăng,
Biết cùng ai trao duyên gởi phận cho bằng thế gian
Địa sanh thảo, hà thảo vô căn?
Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nước trên trăng,
Biết cùng ai trao duyên gởi phận cho bằng thế gian
Hai câu theo HTHV của bài 1 có nghĩa: Trời sinh ra người mà người không có lộc? Đất sinh ra cỏ, cỏ nào mà chẳng có rễ? Quy luật ấy của tạo hóa rành rành ra đó. Vậy mà em lại đang cô quạnh, chơi vơi giữa dòng nước, đất trời cùng mảnh thuyền không, “Biết cùng ai trao duyên gởi phận” đây? (lộc được hiểu như “nguồn sống từ đất trời, con người mà một cá nhân thụ hưởng”. Với người thiếu nữ trong bài ca dao, nguồn sống ấy là hạnh phúc lứa đôi).
Bài ca dao đã rất phổ biến ở Huế. Có 6 dị bản với sự thay đổi ít nhiều lời ca ở hai câu cuối (hai câu đầu theo HTHV luôn cố định), chẳng hạn: “... Một mình em ngồi tựa mạn thuyền, dưới nước trên trăng, Biết nơi mô hơn mà thủ phận, nơi mô bằng mà trao duyên” ; và “... Anh thương ai thì nói lại cho ắt bằng, Kẻo một mai trâu cột ghét trâu ăn không đành” .
2 -
Hoạ hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm;
May mô may chút nữa em lầm,
Khoai khô xắc lát, tưởng Cao Ly sâm bên Tàu
Tri nhân tri diện bất tri tâm;
May mô may chút nữa em lầm,
Khoai khô xắc lát, tưởng Cao Ly sâm bên Tàu
Hai câu theo HTHV của bài 2 có nghĩa: Vẽ cọp thì vẽ được da cọp, khó vẽ được cốt cách con cọp; (cũng như) biết người thì biết mặt, không thể biết được lòng người. Một cách nói gần ý của câu ca dao Việt Nam “Sông sâu còn có kẻ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Nguyễn Trãi cũng nói tương tự “Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài” (Ngôn chí, bài 5); Nguyễn Du cũng không nói khác: “Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?” (Truyện Kiều, cầu 2120). Điều này được nhân vật của bài ca dao “ngộ” ra như reo lên: may mắn làm sao em đã thoát khỏi sự lầm lẫn về anh, một con người xoàng xĩnh (như khoai khô) mà trông bề ngoài cứ ngỡ là cao quý lắm (như sâm Cao Li)!
Bài này có 5 dị bản, chẳng hạn; “... Xa xôi chi đó mà lầm; ở gần bên cây đó, há không biết hơi trầm thể nao?” , và “... Xưa kia chẳng biết nên anh lầm; Bây giờ đã rõ, vàng cầm anh cũng không ...
3 -
Minh quân lương tướng tao phùng dị,
Tài tử giai nhân tế ngộ nan;
May mô may thiếp lại gặp chàng,
Trăm năm xin tạc đá vàng thủy chung
Tài tử giai nhân tế ngộ nan;
May mô may thiếp lại gặp chàng,
Trăm năm xin tạc đá vàng thủy chung
Hai câu theo HTHV của bài 3 có nghĩa: Vua sáng, tướng tài tình cờ gặp gỡ nhau thì dễ; còn như tài tử, giai nhân đột nhiên mà gặp được nhau thì khó. Lời thơ tiếp theo thể hiện nỗi vui mừng của giai nhân (thiếp), tài tử (chàng), khi ngẫu nhiên gặp gỡ và kết duyên “đá vàng”, để tránh bỏ mất cơ hội hiếm hoi.
4 -
Hạ bút đề thị: quân tử trúc,
Loan thiên tế địa trượng phụ tùng.
Theo nhau chọn thủy chọn chung,
Kẻo gái thuyền quyên chờ trai anh hùng bấy lâu
Loan thiên tế địa trượng phụ tùng.
Theo nhau chọn thủy chọn chung,
Kẻo gái thuyền quyên chờ trai anh hùng bấy lâu
Hai câu theo HTHV của bài 4 có nghĩa: Hạ bút đề thơ ca ngợi trúc quân tử thẳng ngay, và trượng phu tùng rắn rỏi, hiên ngang bốn mùa xanh tươi che kín trời đất. Theo văn cảnh, lời ca ngợi này hàm ý: chàng đã rất thủy chung (với thiếp). Thật thỏa lòng tin yêu, đợi chờ bấy lâu của thiếp!
5 -
Thiếp tựa thiên biên nguyệt,
Quân như lãnh thượng vân;
Tuy gần mà chẳng phải gần,
Cũng như biển Sở non Tần cách xa .
Quân như lãnh thượng vân;
Tuy gần mà chẳng phải gần,
Cũng như biển Sở non Tần cách xa .
Hai câu theo HTHV của bài 5 có nghĩa: Thiếp như trăng bên chân trời; Chàng như mây trên đỉnh núi. “Trăng bên chân trời” và “mây trên đỉnh núi” tuy gần (trong tầm mắt), nhưng thật ra là cách biệt: “như biển Sở non Tần”. Phép so sánh giữa hai câu theo HTHV, so sánh ở câu lục, ở câu bát và kết hợp cặp lục bát) nhằm làm nổi bật được ý xa xôi “góc biển chân trời” ấy.
6 -
Ngộ bần cùng dã bạc,
Ngộ bần tiện tri thông;
Em dạo chơi cho biết đục trong,
Dẫu có lâm cơ thất vận cũng đành lòng em nay .
Ngộ bần tiện tri thông;
Em dạo chơi cho biết đục trong,
Dẫu có lâm cơ thất vận cũng đành lòng em nay .
Hai câu theo HTHV của bài 6 có nghĩa: Gặp phải cảnh bần cùng thì vui (vui bần cùng); gặp phải cảnh nghèo khó, thì cũng biết lẽ cùng thông (cùng tắc biến, biến tắc thông) để bằng lòng với số phận. Phần tiếp theo của bài ca dao thể hiện phong thái ung dung “tuỳ ngộ nhi an”, sẵn sàng chấp nhận cả điều xấu nhất là “lâm cơ thất vận” (sa vào cảnh đói khó, cùng đường) cũng an với phận của mình của cô gái sắp vào cuộc hôn nhân
7 -
Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tựa thiên kim;
Thương nhau nên phải đi tìm,
Tìm nhau từ buổi nổi chìm cháo rau .
Nghĩa trọng tựa thiên kim;
Thương nhau nên phải đi tìm,
Tìm nhau từ buổi nổi chìm cháo rau .
Hai câu theo HTHV của bài 7 có nghĩa: Tiền bạc, của cải [em] coi rẻ như cát bụi; chỉ có tình nghĩa mới đáng quý tựa ngàn vàng. Ngàn vàng (thiên kim) trong Hán văn cổ được dùng theo nghĩa bóng là vô giá, giá trị to lớn vô cùng (thơ Lý Bạch có câu: “Mỹ nhân nhất tiếu thiên hoàng kim = Tiếng cười của người đẹp đáng giá ngàn vàng”; Thơ Tô Thức lại nói: “Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim = Một khắc đêm xuân đáng giá ngàn vàng”; Hạt Quán Tử ghi “Trung lưu thất thuyền, nhất hồ thiên kim = Thuyền đắm giữa dòng một quả bầu đáng giá ngàn vàng”...). Bài ca dao cũng dùng ngàn vàng theo nghĩa này. Đây là quan niệm đạo đức trọng nghĩa khinh tài vốn rất được đề cao trong nhân dân ta. Lời tiếp theo của bài ca dao thể hiện quan niệm ấy theo nghĩa hẹp của “nghĩa” (là tình yêu nam nữ: đã thương nhau thì dù cách xa bao nhiêu, dù phải trải qua đói khổ, bần cùng đến mức “nổi chìm cháo rau” cũng phải tìm gặp nhau, chung thủy với nhau.
Như bài 2, bài này cũng có 5 dị bản, chẳng hạn: “... Xa xôi anh cũng đi tìm, Bây giờ kháp mặt như Kim gặp Kiều , và “... Con le le mấy thuở chết chìm, Người thương ở bạc kiếm tìm làm chi”...
8 -
Phú dữ quý thị nhân chi sở dục,
Bần dữ tiện thị nhân chi sở ố;
Khổ thân phận chàng tứ cố vô thân!
Chẳng trách thầy mẹ bên em tham chữ phú, phụ chữ bần,
Còn em đây thì Nam mô A di đà Phật, hai chữ phù vân nhờ trời .
Bần dữ tiện thị nhân chi sở ố;
Khổ thân phận chàng tứ cố vô thân!
Chẳng trách thầy mẹ bên em tham chữ phú, phụ chữ bần,
Còn em đây thì Nam mô A di đà Phật, hai chữ phù vân nhờ trời .
Hai câu theo của bài 8 có nghĩa: Giàu sang là điều ai cũng muốn; nghèo khổ là điều ai cũng ghét. Nghèo khổ không chỉ bị ghét mà còn xếp vào hạng “lục cực” (sáu điều khốn: chết non, ốm đau, lo phiền, nghèo đói, tật xấu xa, hèn yếu), thậm chí, đứng đầu vạn tội (vạn tội bất như bần). Nguyễn Công Trứ đã xác nhận điều này: “Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai; vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn chẳng có” (Hàn nho phong vị phú). Cô gái trong bài ca dao đã dùng cái lẽ thường tình này để biện minh cho thày mẹ “tham chữ phú, phụ chữ bần” ruồng rẫy người tình nghèo khó của cô. Còn cô, cô ngả sang triết lý nhà Phật, xem giầu sang như mây nổi, thoắt có thoắt không, nên chấp nhận duyên số của mình mà cô cho là trời Phật đã an bài.
9 -
Bần cư trung thị vô nhân vấn,
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm;
Ai tầm thì tầm, em nỏ thèm tầm,
Vì chưng em dâng nghèo ở chợ, kết nghĩa sắt cầm không xứng đôi .
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm;
Ai tầm thì tầm, em nỏ thèm tầm,
Vì chưng em dâng nghèo ở chợ, kết nghĩa sắt cầm không xứng đôi .
Hai câu theo HTHV của bài 9 có nghĩa: Nghèo khổ thì dù ở ngay giữa chợ cũng chẳng ai hỏi han; còn giàu sang thì có ở tận núi sâu, rừng thẳm, cũng có khách đến tìm. Tục ngữ, ca dao xứ Huế có nhiều bài gần gũi với ý trên, thể hiện thói đời đen bạc “trọng của khinh tình”: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng bà nội cũng xa”; “Khó nghèo nằm giữa chợ chẳng ai han, khi làm quốc trạng ba ngàn bà con”; “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng thân thích li, giàu người dưng thì trọng, khó o với dì cũng xa”... Lời tiếp theo của bài ca dao đã như một bản tuyên ngôn tình yêu, một thông điệp của cô gái cho mọi người biết lập trường vững vàng của cô, lòng chung thủy của cô, vượt lên trên thói đời đen bạc; Ai tìm người sang giàu thì mặc, em không màng, vì “em đang nghèo ở chợ”, tự xét chẳng xứng đôi.
II.
Hầu hết lời theo HTHV thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan truyền thống. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở trời Phật và lẽ biến dịch (bài 1; 6), đề cao sự thủy chung, tình nghĩa (bài 4; 7), coi trọng người bạn tình tri kỷ (bài 3) và biết được thói tình của thế gian (bài 8; 9). Các lời theo HTHV này vốn từ cổ ngữ, kinh điển, những câu thơ cổ đã khá phổ cập, dân gian chỉ dùng lại nguyên mẫu hoặc có chế tác đôi chút cho dễ hò, hát và bắt vần (chẳng hạn, lời HTHV ở bài 4 đúng ra là: “... quân tử trúc, trượng phu tùng, loan thiên tế địa”). Sự ảnh hưởng của HTHV giảm dần rồi mất hẳn, trong ca dao sau Cách mạng tháng 8 (Ca dao giai đoạn 1945 - 1975) rất hiếm gặp hiện tượng xuất hiện cùng lúc một câu HTHV).
Điều đáng lưu ý khác là các nhân vật trữ tình (hoặc chủ thể sáng tạo) của những bài ca dao trên, phần lớn là nữ và nội dung giải bày là cảm xúc lứa đôi. Phải chăng do tác giả của những bài ca dao ấy, có thể phần lớn là những nho sĩ bình dân, có vốn Hán học nhất định, sống gần gũi quần chúng nhân dân, có nhân sinh quan tiến bộ, có thái độ thông cảm và trân trọng đối với phụ nữ, bày tỏ khát vọng đòi tự do lứa đôi và quyền bình đẳng của phụ nữ, mà HTHV là một phương tiện giúp đỡ bày tỏ đắc lực.
Hai câu theo HTHV được sắp xếp theo dạng đối, không gieo vần và đặt trước cặp lục bát (hoặc lục bát biến thể) lời Việt. Âm tiết cuối của câu đầu mang thanh trắc, âm tiết của câu sau mang thanh bằng để hiệp vần với âm tiết nuối của câu lục (riêng bài 8, do không tìm được thanh bằng ở câu theo HTHV thứ hai nên phải thêm vào một câu lời Việt để bắt vần với câu lục). Kiểu cấu tạo âm thanh này gần gũi với thể song thất lục bát. Khi diễn xướng, hai câu theo HTHV thường chỉ nói, đến cập lục bát hò (hát). Sự tách biệt này chỉ thuần tuý về mặt âm thanh, còn ý nghĩa thì hai câu theo HTHV ăn khớp với lời Việt. Nói chính xác hơn, hai câu theo HTHV thể hiện tư tưởng chủ đề của cả bài và mang nghĩa khái quát, hiển nhiên, được thuân thủ như một quy luật. Lời tiếp theo là một tình huống, một biểu hiện cụ thể của quy luật ấy.
Sự kết hợp giữa hai câu HTHV dạng đối với một cặp lục bát lời Việt, ngoài những điều đã trình bày ra, còn tạo nên một vẻ đẹp cổ điển về mặt cấu trúc của bài ca dao. Vẻ đẹp này có được sự cân xứng của lời HTHV và lời Việt (tỉ số 2-2), sự tương phản về ngôn ngữ (Hán - Việt), về thể loại (đối - lục bát) của chúng. Mặt khác, là do ý nghĩa biểu đạt đi từ cái khái quát, cái quy luật đến cụ thể, tâm trạng riêng tư (tương tự thơ Đường luật, nếu chia số câu của bài thơ làm hai phần bằng nhau, thì nửa đầu thường thiên về cảnh, về sự, nửa sau ngả về tình ý riêng của nhà thơ) phù hợp với tư duy diễn dịch và quan điểm thẩm mĩ truyền thống.
Việc có mặt đáng kể của những bài ca dao đang bàn trong kho tàng ca dao xứ Huế, hẳn có sự thu hút từ vẻ đạp của một kiểu cấu trúc văn bản mang tính thể loại ấy. Điều này thể hiện rõ nét chất bác học của ca dao xứ Huế trong giai đoạn hội tụ và giao thoa với văn hóa cung đình nói riêng, và là sự thể hiện sinh động của sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt nói chung.
Người biên tập: Mai Xuân Hải
Comment