• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CA DAO XỨ HUẾ MỞ ĐẦU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CA DAO XỨ HUẾ MỞ ĐẦU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN

    NHỮNG BÀI CA DAO XỨ HUẾ ĐƯỢC MỞ ĐẦU
    BẰNG HAI CÂU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN

    I.

    Tìm hiểu ảnh hưởng của văn chương bác học đối với ca dao xứ Huế, thời kỳ còn là thủ phủ Đàng trong và Kinh đô của nước ta, hoặc có thể nói một cách rộng hơn, là tìm hiểu sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt, chúng tôi thấy có một hiện tượng văn học đáng lưu ý là không ít bài ca dao xứ Huế được mở đầu bằng hai câu có hình thức Hán văn. Cụ thể là có 41 bài ca dao được cấu trúc bốn câu, trong đó có từ một đến hai câu theo hình thức Hán văn (HTHV) (theo tài liệu người viết có được - xem phần chú thích). Trong số 41 bài này, thì 25 bài có hai câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất, thứ hai; 12 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất; và 4 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba. Hai dạng sau chưa tìm thấy sự trùng lặp câu thơ theo HTHV. Riêng dạng đầu, số 25 bài ấy, chỉ sử dụng 9 cặp câu theo HTHV; nghĩa là, nếu chọn ra 9 bài để xem xét, thì 16 bài còn lại có thể tạm cho là những dị bản tương ứng.

    Bài viết ngắn này chỉ đề cập đến HTHV đậm đặc nhất, tức 25 bài ca dao có hai câu theo HTHV ở vị trí mở đầu nêu trên, chủ yếu qua 9 bài được chọn, xin dẫn ra dưới đây (chữ số trong ngoặc đơn ghi cuối mỗi bài, vừa dùng để chỉ bài ấy khi phẩm bình, vừa dùng để ghi xuất xứ ở phần chú thích):

    1 -

    Thiên sanh nhân, hà nhân vô lộc?
    Địa sanh thảo, hà thảo vô căn?
    Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nước trên trăng,
    Biết cùng ai trao duyên gởi phận cho bằng thế gian

    Hai câu theo HTHV của bài 1 có nghĩa: Trời sinh ra người mà người không có lộc? Đất sinh ra cỏ, cỏ nào mà chẳng có rễ? Quy luật ấy của tạo hóa rành rành ra đó. Vậy mà em lại đang cô quạnh, chơi vơi giữa dòng nước, đất trời cùng mảnh thuyền không, “Biết cùng ai trao duyên gởi phận” đây? (lộc được hiểu như “nguồn sống từ đất trời, con người mà một cá nhân thụ hưởng”. Với người thiếu nữ trong bài ca dao, nguồn sống ấy là hạnh phúc lứa đôi).

    Bài ca dao đã rất phổ biến ở Huế. Có 6 dị bản với sự thay đổi ít nhiều lời ca ở hai câu cuối (hai câu đầu theo HTHV luôn cố định), chẳng hạn: “... Một mình em ngồi tựa mạn thuyền, dưới nước trên trăng, Biết nơi mô hơn mà thủ phận, nơi mô bằng mà trao duyên” ; và “... Anh thương ai thì nói lại cho ắt bằng, Kẻo một mai trâu cột ghét trâu ăn không đành” .


    2 -

    Hoạ hổ họa bì nan họa cốt,
    Tri nhân tri diện bất tri tâm;
    May mô may chút nữa em lầm,
    Khoai khô xắc lát, tưởng Cao Ly sâm bên Tàu

    Hai câu theo HTHV của bài 2 có nghĩa: Vẽ cọp thì vẽ được da cọp, khó vẽ được cốt cách con cọp; (cũng như) biết người thì biết mặt, không thể biết được lòng người. Một cách nói gần ý của câu ca dao Việt Nam “Sông sâu còn có kẻ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Nguyễn Trãi cũng nói tương tự “Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài” (Ngôn chí, bài 5); Nguyễn Du cũng không nói khác: “Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?” (Truyện Kiều, cầu 2120). Điều này được nhân vật của bài ca dao “ngộ” ra như reo lên: may mắn làm sao em đã thoát khỏi sự lầm lẫn về anh, một con người xoàng xĩnh (như khoai khô) mà trông bề ngoài cứ ngỡ là cao quý lắm (như sâm Cao Li)!

    Bài này có 5 dị bản, chẳng hạn; “... Xa xôi chi đó mà lầm; ở gần bên cây đó, há không biết hơi trầm thể nao?” , và “... Xưa kia chẳng biết nên anh lầm; Bây giờ đã rõ, vàng cầm anh cũng không ...


    3 -

    Minh quân lương tướng tao phùng dị,
    Tài tử giai nhân tế ngộ nan;
    May mô may thiếp lại gặp chàng,
    Trăm năm xin tạc đá vàng thủy chung


    Hai câu theo HTHV của bài 3 có nghĩa: Vua sáng, tướng tài tình cờ gặp gỡ nhau thì dễ; còn như tài tử, giai nhân đột nhiên mà gặp được nhau thì khó. Lời thơ tiếp theo thể hiện nỗi vui mừng của giai nhân (thiếp), tài tử (chàng), khi ngẫu nhiên gặp gỡ và kết duyên “đá vàng”, để tránh bỏ mất cơ hội hiếm hoi.


    4 -

    Hạ bút đề thị: quân tử trúc,
    Loan thiên tế địa trượng phụ tùng.
    Theo nhau chọn thủy chọn chung,
    Kẻo gái thuyền quyên chờ trai anh hùng bấy lâu

    Hai câu theo HTHV của bài 4 có nghĩa: Hạ bút đề thơ ca ngợi trúc quân tử thẳng ngay, và trượng phu tùng rắn rỏi, hiên ngang bốn mùa xanh tươi che kín trời đất. Theo văn cảnh, lời ca ngợi này hàm ý: chàng đã rất thủy chung (với thiếp). Thật thỏa lòng tin yêu, đợi chờ bấy lâu của thiếp!


    5 -

    Thiếp tựa thiên biên nguyệt,
    Quân như lãnh thượng vân;
    Tuy gần mà chẳng phải gần,
    Cũng như biển Sở non Tần cách xa .

    Hai câu theo HTHV của bài 5 có nghĩa: Thiếp như trăng bên chân trời; Chàng như mây trên đỉnh núi. “Trăng bên chân trời” và “mây trên đỉnh núi” tuy gần (trong tầm mắt), nhưng thật ra là cách biệt: “như biển Sở non Tần”. Phép so sánh giữa hai câu theo HTHV, so sánh ở câu lục, ở câu bát và kết hợp cặp lục bát) nhằm làm nổi bật được ý xa xôi “góc biển chân trời” ấy.


    6 -

    Ngộ bần cùng dã bạc,
    Ngộ bần tiện tri thông;
    Em dạo chơi cho biết đục trong,
    Dẫu có lâm cơ thất vận cũng đành lòng em nay .

    Hai câu theo HTHV của bài 6 có nghĩa: Gặp phải cảnh bần cùng thì vui (vui bần cùng); gặp phải cảnh nghèo khó, thì cũng biết lẽ cùng thông (cùng tắc biến, biến tắc thông) để bằng lòng với số phận. Phần tiếp theo của bài ca dao thể hiện phong thái ung dung “tuỳ ngộ nhi an”, sẵn sàng chấp nhận cả điều xấu nhất là “lâm cơ thất vận” (sa vào cảnh đói khó, cùng đường) cũng an với phận của mình của cô gái sắp vào cuộc hôn nhân


    7 -

    Tiền tài như phấn thổ,
    Nghĩa trọng tựa thiên kim;
    Thương nhau nên phải đi tìm,
    Tìm nhau từ buổi nổi chìm cháo rau .

    Hai câu theo HTHV của bài 7 có nghĩa: Tiền bạc, của cải [em] coi rẻ như cát bụi; chỉ có tình nghĩa mới đáng quý tựa ngàn vàng. Ngàn vàng (thiên kim) trong Hán văn cổ được dùng theo nghĩa bóng là vô giá, giá trị to lớn vô cùng (thơ Lý Bạch có câu: “Mỹ nhân nhất tiếu thiên hoàng kim = Tiếng cười của người đẹp đáng giá ngàn vàng”; Thơ Tô Thức lại nói: “Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim = Một khắc đêm xuân đáng giá ngàn vàng”; Hạt Quán Tử ghi “Trung lưu thất thuyền, nhất hồ thiên kim = Thuyền đắm giữa dòng một quả bầu đáng giá ngàn vàng”...). Bài ca dao cũng dùng ngàn vàng theo nghĩa này. Đây là quan niệm đạo đức trọng nghĩa khinh tài vốn rất được đề cao trong nhân dân ta. Lời tiếp theo của bài ca dao thể hiện quan niệm ấy theo nghĩa hẹp của “nghĩa” (là tình yêu nam nữ: đã thương nhau thì dù cách xa bao nhiêu, dù phải trải qua đói khổ, bần cùng đến mức “nổi chìm cháo rau” cũng phải tìm gặp nhau, chung thủy với nhau.

    Như bài 2, bài này cũng có 5 dị bản, chẳng hạn: “... Xa xôi anh cũng đi tìm, Bây giờ kháp mặt như Kim gặp Kiều , và “... Con le le mấy thuở chết chìm, Người thương ở bạc kiếm tìm làm chi”...


    8 -

    Phú dữ quý thị nhân chi sở dục,
    Bần dữ tiện thị nhân chi sở ố;
    Khổ thân phận chàng tứ cố vô thân!
    Chẳng trách thầy mẹ bên em tham chữ phú, phụ chữ bần,
    Còn em đây thì Nam mô A di đà Phật, hai chữ phù vân nhờ trời .

    Hai câu theo của bài 8 có nghĩa: Giàu sang là điều ai cũng muốn; nghèo khổ là điều ai cũng ghét. Nghèo khổ không chỉ bị ghét mà còn xếp vào hạng “lục cực” (sáu điều khốn: chết non, ốm đau, lo phiền, nghèo đói, tật xấu xa, hèn yếu), thậm chí, đứng đầu vạn tội (vạn tội bất như bần). Nguyễn Công Trứ đã xác nhận điều này: “Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai; vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn chẳng có” (Hàn nho phong vị phú). Cô gái trong bài ca dao đã dùng cái lẽ thường tình này để biện minh cho thày mẹ “tham chữ phú, phụ chữ bần” ruồng rẫy người tình nghèo khó của cô. Còn cô, cô ngả sang triết lý nhà Phật, xem giầu sang như mây nổi, thoắt có thoắt không, nên chấp nhận duyên số của mình mà cô cho là trời Phật đã an bài.


    9 -

    Bần cư trung thị vô nhân vấn,
    Phú tại sơn lâm hữu khách tầm;
    Ai tầm thì tầm, em nỏ thèm tầm,
    Vì chưng em dâng nghèo ở chợ, kết nghĩa sắt cầm không xứng đôi .

    Hai câu theo HTHV của bài 9 có nghĩa: Nghèo khổ thì dù ở ngay giữa chợ cũng chẳng ai hỏi han; còn giàu sang thì có ở tận núi sâu, rừng thẳm, cũng có khách đến tìm. Tục ngữ, ca dao xứ Huế có nhiều bài gần gũi với ý trên, thể hiện thói đời đen bạc “trọng của khinh tình”: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng bà nội cũng xa”; “Khó nghèo nằm giữa chợ chẳng ai han, khi làm quốc trạng ba ngàn bà con”; “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng thân thích li, giàu người dưng thì trọng, khó o với dì cũng xa”... Lời tiếp theo của bài ca dao đã như một bản tuyên ngôn tình yêu, một thông điệp của cô gái cho mọi người biết lập trường vững vàng của cô, lòng chung thủy của cô, vượt lên trên thói đời đen bạc; Ai tìm người sang giàu thì mặc, em không màng, vì “em đang nghèo ở chợ”, tự xét chẳng xứng đôi.


    II.


    Hầu hết lời theo HTHV thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan truyền thống. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở trời Phật và lẽ biến dịch (bài 1; 6), đề cao sự thủy chung, tình nghĩa (bài 4; 7), coi trọng người bạn tình tri kỷ (bài 3) và biết được thói tình của thế gian (bài 8; 9). Các lời theo HTHV này vốn từ cổ ngữ, kinh điển, những câu thơ cổ đã khá phổ cập, dân gian chỉ dùng lại nguyên mẫu hoặc có chế tác đôi chút cho dễ hò, hát và bắt vần (chẳng hạn, lời HTHV ở bài 4 đúng ra là: “... quân tử trúc, trượng phu tùng, loan thiên tế địa”). Sự ảnh hưởng của HTHV giảm dần rồi mất hẳn, trong ca dao sau Cách mạng tháng 8 (Ca dao giai đoạn 1945 - 1975) rất hiếm gặp hiện tượng xuất hiện cùng lúc một câu HTHV).

    Điều đáng lưu ý khác là các nhân vật trữ tình (hoặc chủ thể sáng tạo) của những bài ca dao trên, phần lớn là nữ và nội dung giải bày là cảm xúc lứa đôi. Phải chăng do tác giả của những bài ca dao ấy, có thể phần lớn là những nho sĩ bình dân, có vốn Hán học nhất định, sống gần gũi quần chúng nhân dân, có nhân sinh quan tiến bộ, có thái độ thông cảm và trân trọng đối với phụ nữ, bày tỏ khát vọng đòi tự do lứa đôi và quyền bình đẳng của phụ nữ, mà HTHV là một phương tiện giúp đỡ bày tỏ đắc lực.

    Hai câu theo HTHV được sắp xếp theo dạng đối, không gieo vần và đặt trước cặp lục bát (hoặc lục bát biến thể) lời Việt. Âm tiết cuối của câu đầu mang thanh trắc, âm tiết của câu sau mang thanh bằng để hiệp vần với âm tiết nuối của câu lục (riêng bài 8, do không tìm được thanh bằng ở câu theo HTHV thứ hai nên phải thêm vào một câu lời Việt để bắt vần với câu lục). Kiểu cấu tạo âm thanh này gần gũi với thể song thất lục bát. Khi diễn xướng, hai câu theo HTHV thường chỉ nói, đến cập lục bát (hát). Sự tách biệt này chỉ thuần tuý về mặt âm thanh, còn ý nghĩa thì hai câu theo HTHV ăn khớp với lời Việt. Nói chính xác hơn, hai câu theo HTHV thể hiện tư tưởng chủ đề của cả bài và mang nghĩa khái quát, hiển nhiên, được thuân thủ như một quy luật. Lời tiếp theo là một tình huống, một biểu hiện cụ thể của quy luật ấy.

    Sự kết hợp giữa hai câu HTHV dạng đối với một cặp lục bát lời Việt, ngoài những điều đã trình bày ra, còn tạo nên một vẻ đẹp cổ điển về mặt cấu trúc của bài ca dao. Vẻ đẹp này có được sự cân xứng của lời HTHV và lời Việt (tỉ số 2-2), sự tương phản về ngôn ngữ (Hán - Việt), về thể loại (đối - lục bát) của chúng. Mặt khác, là do ý nghĩa biểu đạt đi từ cái khái quát, cái quy luật đến cụ thể, tâm trạng riêng tư (tương tự thơ Đường luật, nếu chia số câu của bài thơ làm hai phần bằng nhau, thì nửa đầu thường thiên về cảnh, về sự, nửa sau ngả về tình ý riêng của nhà thơ) phù hợp với tư duy diễn dịch và quan điểm thẩm mĩ truyền thống.

    Việc có mặt đáng kể của những bài ca dao đang bàn trong kho tàng ca dao xứ Huế, hẳn có sự thu hút từ vẻ đạp của một kiểu cấu trúc văn bản mang tính thể loại ấy. Điều này thể hiện rõ nét chất bác học của ca dao xứ Huế trong giai đoạn hội tụ và giao thoa với văn hóa cung đình nói riêng, và là sự thể hiện sinh động của sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt nói chung.

    Người biên tập: Mai Xuân Hải
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 24-05-2010, 10:47 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Đọc bài ni thấy cũng hay hay...

    Chờ ít bửa nữa Mít đăng một loạt bài Đường thi do Mít dịch hí ! Coi thử tài " háng rộng " của Mít ra răng...
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
      Đọc bài ni thấy cũng hay hay...

      Chờ ít bửa nữa Mít đăng một loạt bài Đường thi do Mít dịch hí ! Coi thử tài " háng rộng " của Mít ra răng...

      " háng rộng " làm hàng rào nhốt chữ hở Mít ???

      hồi xưa CO coi cải lương BHCA , có anh chàng Khmer dịch câu :

      " Dò sông , dò biển - dễ dò. Nào ai lấy thước mà đo lòng người "

      thành câu : " Sông sâu - sào ngắn : thọt không tới..." ...

      oh la la , mong được đọc bài dịch Đường thi của Mít...
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
        " háng rộng " làm hàng rào nhốt chữ hở Mít ???

        hồi xưa CO coi cải lương BHCA , có anh chàng Khmer dịch câu :

        " Dò sông , dò biển - dễ dò. Nào ai lấy thước mà đo lòng người "

        thành câu : " Sông sâu - sào ngắn : thọt không tới..." ...

        oh la la , mong được đọc bài dịch Đường thi của Mít...
        Mít ở đây có quen thằng bạn Việt gốc Miên , mỗi lần nhậu khoái ca cải lương...

        " Sau đây em xin hát bài : Nàng công chúa bí đái.... Hỏi ra mới biết nó muốn hát bài : " Công chúa bị đày...
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #5

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
          Mít ở đây có quen thằng bạn Việt gốc Miên , mỗi lần nhậu khoái ca cải lương...

          " Sau đây em xin hát bài : Nàng công chúa bí đái.... Hỏi ra mới biết nó muốn hát bài : " Công chúa bị đày...

          Mít khiến CO nhớ chuyện ngày xưa : có bà vợ lính nhận được điện tín của chồng : " Đon toi dung bay gio phi truong phu bai.". Bà khóc hết nước mắt vì dịch là : " đồn tôi đụng bay giò phì trương phù bại " . Bà lo cho chồng bị thương đủ kiểu , chắc thành liệt sĩ dzồi !....

          Đố Mít đây là phòng gì ???



          .

          coi rùi wên :

          Theo tôi, không có bất kỳ lý do gì thu âm hộ học sinh, sinh viên cả. Âm hộ ai thì người đó phải tự giữ lấy và chịu trách nhiệm về việc sử dụng nó. Trong trường hợp cần sử dụng âm hộ sinh viên, học sinh cho cuộc liên hoan tiếng hát nào đấy thì phải mượn và được sự đồng ý của sinh viên chứ không thể thu.

          Theo luật, việc thu cái gì đấy của ai là một hành vi hành chính và chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vật được (bị) thu giữ phải là vật chất và không gắn liền với một chỉnh thể khác, càng không phải là bộ phận cơ thể. Trong trường hợp cần thiết buộc phải tách một bộ phận ra khỏi cơ thể ai đó thì phải có y lệnh và được thực hiện bằng phẫu thuật, do cơ quan y tế tiến hành, với sự đồng ý của bệnh nhân.

          Điều ngớ ngẩn của cái chuyện này là âm nhạc và âm hộ là hai lĩnh vực rất khác nhau, một bên là bộ phận cơ thể, một bên là lĩnh vực văn hóa. Vì vậy, không thể chấp nhận nếu một trường, một cơ quan tổ chức nào đó lập hẳn một bộ phận như Phòng (Ban) để tiến hành thu âm hộ sinh viên, học sinh.

          Về phía mình, sinh viên học sinh hoàn toàn có quyền không giao nộp âm hộ và khiếu nại lên cấp trên của đơn vị này. Trong điều kiện cần thiết họ có thể khởi kiện ra tòa. Mặt khác, việc thu âm hộ sinh viên có thể gây thương tích cho sinh viên nên người thực hiện có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích.

          Theo các văn bản hiện hành về hướng dẫn giám định pháp y, việc thu âm hộ có thể khiến người bị thu mất hoàn toàn khả năng lao động tình dục, chức năng sinh sản, tỷ lệ thương tật chắc chắn trên 30%, được xác định là trường hợp phạm tội nghiêm trọng.

          Lâu nay, báo chí nói nhiều về bệnh thành tích, gian dối trong giáo dục lẫn các phong trào học đường. Ở mức độ nào đó, việc vận động sinh viên tham gia các hoạt động văn thể là đáng khuyến khích. Tuy nhiên không thể nhân danh điều đó để có thể thu âm hộ sinh viên, học sinh một cách tùy tiện để phục vụ cho các cuộc thi.

          Mặt khác, hiện nay khó có thể tin hạ tầng y tế và việc trường học đứng ra thu như trên có thể bảo quản tốt âm hộ sinh viên, học sinh để phẫu thuật ráp nối sau đó, sau khi đã đem âm hộ đi dự liên hoan.

          Tóm lại, bất luận thế nào, không thể nhân danh cuộc thi nào để có thể thu âm hộ sinh viên như đã nói ở trên.

          Nguồn: [url="http://bocuhung.multiply.com/journal/item/358/358"][SIZE=1]Link
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-05-2010, 12:32 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            Huế - 70 cụm từ " Nói "

            Theo Võ Hương An, sự đa dạng trong ngôn ngữ của một dân tộc là điều tự nhiên. Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng và thấp thoáng trong cái riêng là hình ảnh của cái chung. Hình như địa lý và lịch sử đã kết hợp với nhau để tạo nên cho Huế một môi trường nảy sinh ra nhiều thổ âm và thổ ngữ hơn những miền khác; đến độ có người đã nói là có thể sưu tập thành một tiểu tự điển tiếng Huế.

            Ngay chỉ một từ ‘nói’ mà tiếng huế đã có hơn 70 cụm từ liên hệ.

            -Nói ba giẻm: thiếu lịch sự
            -Nói ba láp: -nt-
            -Nói ba lơn (bông lơn): nói đùa, nói giỡn chơi
            -Nói ba que xỏ lá: thiếu lịch sưNói ba trợn: -nt-
            -Nói ba xàm ba láp: có ý chê. Nói không đâu vào đâu cả
            -Nói bả lả: thấy câu chuyện trở nên gay cấn, cần làm hòa, để vui vẻ cho cả hai bên, có mục đích xã giao
            -Nói bở sở: nói ú ớ, không nhân thức được điều mình nói
            -Nói cà tửng: nói đùa, nói giỡn chơi
            -Nói chận họng: nói trước những gì đối phương sẽ nói dể chặn đầu trước, để họ phải theo ý mình
            -Nói cho cố: có ý lo xa cho người nói nhiều sẽ bị hớ
            -Nói chuốt ngót: nói có tính cách vuốt ve, nịnh bợ
            -Nói chưa bưa: nói chưa đã
            -Nói dóc tổ: nói láo quá mức
            -Nói dựng đứng: đặt ra nhiều chuyện dễ sợ để gán ghép cho người khác
            -Nói đặt điều: -nt-
            -Nói điêu toa, nói hồ đồ, nói ngoa ngoạnh: nói ngang, nói bướng, đặt nhiều điều không đúng để nói
            -Nói đổng: Nói lửng lơ không chỉ rõ ai
            -Nói hiện ngụy: Biểu lộ sự ngạc nhiên, không chê, không khen, phảng phất ít nhiều rộng lượng, thông cảm
            -Nói húy tiểu: nói những chuyện có phần nào quan trọng, người nghe phải kỵ húy, nể nang không nhắc tới, nay nói ra với nhiều thêm thắt, tưởng tượng pha lẫn giễu cợt
            -Nói không ngạ: nói nhiều nhưng chưa hết ý, cỏn hứa hẹn nói tiếp
            -Nói lảng: nói tránh qua một đề tài khác vì nếu trả lời trực tiếp là bất lịch sự, không tiện nói
            -Nói leo, nói hớt: khi người ta đang nói, mình nói theo, cướp lời người khác để nói
            -Nói lép bép: nói lau chau, lách chách, chỉ cách nói không rõ ràng
            -(Ăn) nói luông tuồng: nói không giữ gìn ý tứ, nói năng tự do, buông thả
            -Nói lựng lựng: nói một chuyện chưa bao giờ xảy ra, nhưng qua cách nói làm cho người khác hiểu lầm câu chuyện đang xảy ra
            -Nói như sanh như sứa: nói tía lia, nói liến thoắng
            -Nói như nước đổ lá môn: nói hoài, nói đầy đủ ý mà người nghe vẫn ỳ ra không hiểu
            -Nói như quạ bẻ bắp: nói nhanh, nói khỏe, nói không ngừng nghỉ
            -Nói như rìu chém đá, rạ chém đất: nói với thái độ xác quyết, chắc chắn
            -Nói ố ố, lác lác: có ý chê, nói không đâu vào đâu
            -Nói ốt dột: nói những điểu lẽ ra không nên nói, làm người nói, người nghe đều mắc cở
            -Nói rảng rảng: nói nhiều, nói to
            -Nói rồng nói rắn: đặt điều nói thêm nói bớt, nói toàn những chuyện không có
            -Nói săn đón, sách hoạch: nói năng không ngoan, chững chạc, lý luận vững chắc
            -Nói tam toang, tam tinh: -nt-
            -Nói tào lao: nói không đâu vào đâu cả, chẳng đúng tí nào
            -Nói tào lao, xịt bộp: -nt-
            -Nói tầm bậy, tầm bạ: có ý chê nói không đâu vào đâu
            -Nói tầm khào: có ý chê nói không đúng, nói điệu bộ khiếm nhã
            -Nói tầm phào: -nt-
            -Nói te rẹt: nói nhiều, ngụ ý khoe khoang, muốn người ta chú ý mình
            -Nói thày lay: những điều, những chuyện riêng tư, của người ta mà mình vẫn xen vô nói
            -Nói thắt nảy: nói làm cho người nghe phải sợ
            -Nói thiên lôi, địa tướng: đặt điều, nói thêm nói bớt, nói toàn những chuyện không có
            -Nói thiên thung mang nai: nói lung tung, quanh co, nói lai rai chưa vào trọng tâm
            -Nói thụi: nói hùa theo
            -Nói trạng, nói tướng: nói láo, nói dóc ở mức thượng đẳng, khó tin để khoe khoang
            -Nói trời ơi, đất hỡi: đặt điều, nói thêm nói bớt, nói toàn những chuyện không có
            -Nói tự thị: lời nói thiếu khiêm tốn, lịch sự của kẻ tự cao, tự đại, hoặc không ai cho phép nói, cho phép làm mà vẫn cứ nói, cứ làm
            - Nói xàng xê xàng xự: nói quanh co, úp mở, không vào đề làm người nghe sốt ruột chờ

            Ngoài ra, Huế có nhiều cách nói khác nữa như:
            -Nói trèo trẹo
            -Nói sa đà
            -Nói dai như giẻ rách
            -Nói dai như đĩa
            -Nói cho bõ ghét
            -Nói cho một trận
            -Nói ba xí, ba tú
            -Nói xì lô, xì la


            Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom