• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nữ hoàng Cleopatra – Pharaoh cuối cùng của Ai Cập

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nữ hoàng Cleopatra – Pharaoh cuối cùng của Ai Cập

    Nữ hoàng Cleopatra – Pharaoh cuối cùng của Ai Cập


    Vẻ đẹp thực sự của nữ hoàng Cleopatra có lẽ mãi mãi sẽ là một điều bí ẩn bởi xác ướp của bà đã được thả trôi trên dòng sông Seine (Pháp) nên khoa học giám định pháp y không thể phục hồi lại gương mặt thật sự. Song có lẽ sự thông minh, quyến rũ của bà là điều mà lịch sử mãi mãi phải công nhận.


    Cleopatra" theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là vì "vinh quang của vua cha" và tên đầy đủ của bà là Cleopatra Thea Philopator tức là "Nữ thần Cleopatra, đứa con Yêu dấu của Vua cha." Bà là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes và nữ hoàng Cleopatra V.

    Khi vua cha qua đời vài mùa xuân năm 51 TCN, nữ hoàng Cleopatra lúc đó chỉ mới 18 tuổi và là con lớn nhất của Auletes (hai người chị gái đã chết). Chính vì vậy, bà đã trở thành người cai trị đất nước kim tự tháp cùng với em trai Ptolemy XIII. Bà đã lấy em trai (theo phong tục cung đình của Ai Cập lúc đó, việc này không bị coi là loạn luân) và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình.




    Cleopatra là vị pharaohcuối cùng của Ai Cập


    Năm 51 TCN, Cleopatra đã loại bỏ tên của người em trai Ptolemy XIII ra khỏi mọi giấy tờ chính thức, bỏ qua truyền thống của dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị.
    Hơn nữa, trên đồng tiền xu của Ai Cập lúc bấy giờ chỉ in hình của nữ hoàng Cleopatra. Có lẽ chính điều đó đã dẫn đến vụ nổi loạn của triều thần nhằm lật đổ Cleopatra khỏi ngôi báu. Để chống trả lại, Cleopatra đã tìm cách tổ chức một cuộc nổi loạn ở quanh Pelusium nhưng nhanh chóng bị buộc phải rời Ai Cập.




    Năm 51 TCN,Cleopatra đã loại bỏ tên củangười em trai Ptolemy XIII ra khỏi mọi giấy tờ chính thức


    Tuy nhiên, tới mùa thu năm 48 TCN, quyền lực của Ptolemy bị đe dọa vì sự can thiệp thiếu thận trọng của ông vào công việc của Đế chế La Mã. Khi Gnaeus Pompeius Magnus, bỏ chạy trước Julius Caesar, tới trốn tránh tại Alexandria, Ptolemy đã ám sát ông ta để lấy lòng Caesar.
    Caesar quá tức giận trước sự xảo trá đó của Ptolemy. Vì vậy, ông đã chiếm thủ đô Ai Cập, tự đặt mình làm trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa Ptolemy và Cleopatra. Sau một cuộc chiến ngắn, Ptolemy XIII bị giết.




    Cleopatra nổi tiếng là người phụ nữ thông minh


    Cleopatra là một người phụ nữ thông minh và có thể nói đến 9 thứ tiếng. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm. Lịch sử ghi lại rằng: “Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà thật ngọt ngào…". Có lẽ chính điều đó đã giúp bà chinh phục được của người đàn ông vĩ đại Julius Caesar. Bà được Caesar tái lập lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIV là người đồng cai trị.
    Dưới sự cai trị của nữ hoàng Cleopatra, Alexandria, thủ phủ của Ai Cập, khi đó là thành phố hiện đại bậc nhất trên thế giới. Alexandria có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám nghiệm tử thi, một thư viện và một ngọn hải đăng khổng lồ. Có thể nói đây là trung tâm thu hút các nghệ sĩ, nhà khoa học, kỹ sư và nhà văn tài năng trên khắp thế giới.






    Sự quyến rũ của Cleopatra đã giúp bà chiếm được trái tim của Caesar

    Caesar sống qua mùa đông năm 48 TCN–47 TCN ở Ai Cập, và làm tăng uy thế chính trị của Cleopatra bằng cách bày tỏ tình yêu mãnh liệt với bà. Tại thời điểm lúc bấy giờ, đất nước của sông Nile vẫn giữ được độc lập nhưng ba quân đoàn Roma vẫn đồn trú lại đó. Mối quan hệ trong mùa đông giữa Cleopatra và Caesar có kết quả là một đứa con trai tên là Ptolemy Caesar (tên hiệu Caesarion hay "Caesar nhỏ"). Tuy nhiên, Caesar không cho đứa trẻ này quyền thừa kế, thay vào đó ông chỉ định đứa cháu lớn là Augustus, nhận làm con nuôi.

    Cleopatra và Caesarion tới thăm Roma trong khoảng 46 TCN và 44 TCN. Trong thời gian ở thành phố vĩnh hằng, bà đã mang tới cho đế quốc này những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong đó có thiên văn học. Năm 44TCN, Caesar bị sát hại trong một cuộc họp. Trước hay chỉ ngay sau khi bà quay trở lại Ai Cập, Ptolemy XIV đã chết một cách bí ẩn . Sau đó Cleopatra lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế của mình.




    Chuyện tình giữa Cleopatra và Antonius là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ

    Năm 42 TCN, Marcus Antonius, một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết, đã mời Cleopatra tới gặp ông ở Thành phố Tarsus để giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà. Cleopatra tới với sự quyến rũ chết người của mình đã khiến cho Antonius hồn xiêu phách lạc. Ông đã quyết định sống qua hai mùa đông với bà ở Alexandria.

    Bốn năm sau, 37 TCN, Antonius lại tới thăm Alexandria trên đường đi chiến đấu với người Parthia. Ông nối lại quan hệ với Cleopatra, và từ đó Alexandria trở thành ngôi nhà của ông. Ông đã cưới Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập dù khi ấy ông đã lập gia đình với Octavia Minor, em (hay chị) gái của người bạn trong Tam đầu chế là Augustus.
    Hành động đó khiến Augustus tức giận. Chính vì vậy cuộc chiến đã nổ ra giữa Augustus và Antonius để tranh giành ngôi chủ La Mã. Trong cuộc chiến đó, Antonius đã thất bại.




    Vài ngày sau khi Antonius tự sát, Cleopatra cũng qua đời

    Khi đã bại trận, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius quá đau khổ. Ông đã tự sát. Vài ngày sau Cleopatra cũng qua đời. Truyện kể lại rằng bà đã bị một con rắn mào gà cắn cùng với hai người hầu. Hầu hết mọi người cho rằng bà đã có chủ tâm để rắn cắn vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế có thể đạt tới bất tử.
    Song bên cạnh đó cũng có nhiều học giả bộc lộ nghi ngờ về giả thuyết này. Họ cho rằng loài rắn này không sống ở Ai Cập. Chính vì vậy có thể đó là một con rắn hổ mang, loài rắn phổ biến tại đất nước của các vị pharaoh. Sau khi Cleopatra qua đời, Augustus đã hợp táng bà và Antonius trong một ngôi nhà mộ đôi mà bà đã chủ định xây từ trước dành cho hai người.




    Caesar sống qua mùa đông năm 48 TCN–47 TCN ở Ai Cập


    Con trai của Cleopatra với Caeser, Caesarion, được người Ai Cập đưa lên làm pharaoh, nhưng Augustus đã thắng trận. Caesarion bị bắt và bị hành quyết, chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập.
    Ba người con của Cleopatra với Marcus Antonius được miễn tội và đưa về Roma, nơi chúng được vợ của Antonius là Octavia nuôi nấng. Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus.
    Vẻ đẹp của nữ hoàng Cleopatra đã được nhiều nghệ sĩ ca tụng song có một số học giả cho rằng bà có vẻ đẹp khó có thể gọi là nghiêng nước nghiêng thành và thậm chí là không có gì nổi bật.






    Sự thông minh, quyến rũ của bà là điều lịch sử phải công nhận

    Cho đến nay người ta mới chỉ tìm thấy 10 đồng tiền xu có khắc hình Cleopatra vẫn còn trong tình trạng tốt. Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có cái cổ to, mũi khoằm, tai dài còn cằm thì nhô ra. Cũng giống như tất cả các phụ nữ thời đó, Cleopatra cao 1,5m.

    Vẻ đẹp thực sự của nữ hoàng Cleopatra có lẽ mãi mãi sẽ là một điều bí ẩn bởi xác ướp của bà đã được thả trôi trên dòng sông Seine của nước Pháp nên ngành khoa học giám định pháp y ngày nay không thể phục hồi lại gương mặt thật sự của vị Pharaoh cuối cùng trong lịch sử Ai Cập này. Song có lẽ sự thông minh, quyến rũ của bà là điều mà lịch sử mãi mãi phải công nhận


    Hà Minh
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom