Cho vừa lòng em -Hoài Lình- Dương Ngọc Thái & Hà Mi
Thông báo Quan trọng
Collapse
No announcement yet.
Nhạc SẾN nè..
Collapse
X
-
Senior Member
Nhạc SẾN nè..
hát như thế này ...được mấy điểm ??? , HB...
Tình yêu là gì ?
Minh Nhật
Em xin hỏi anh tình yêu là gì?
Nghe nói rằng tình như khói sương?
hay đớn đau sầu khổ tơ vương?
Tấm thân gái như con thuyền
bập bềnh giữa muôn đợt sóng?
Em xin hỏi anh tình yêu là gì?
Nghe nói rằng như trái đắng không tên?
Tình yêu là bể khổ dây oan
Cánh hoa tác tơ nhụy tàn
Em sợ em sợ lắm chị ơi!
Ô thương em làm sao
Em tôi vẫn còn ngây thơ
Có đâu như lời em nói
Thương em vẫn còn dại khờ
Tình yêu cao đẹp vô ngần
Làm sao em tôi hiểu thấu
Này..này.. em..em ơi,
Tình yêu như cành hoa mai
Lung linh giữa trời xuân tươi
Như hoa bướm lượn đầy trời
Diều lên vút tận đỉnh đồi
Tình yêu như cơn say mơ
Em chưa hiểu được tình yêu là gì?
Tình yêu nào mang đến đắng cay?
Tình yêu nào lệ thắm khăn tay?
Khóc cho số duyên bẽ bàng
Âm thầm lạnh lùng một bóng
Thôi em chớ hỏi anh thêm bồi hồi!
Chỉ biết rằng tình yêu thế thôi
Yêu để xây hạnh phúc cho nhau
Mấy xuân nữa em sẽ hiểu
thế nào là trái ngọt ( hạnh phúc ) tình yêu
.----------------------------
Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
Comment
Co ơi ai hát mà hay vậy hả...từ xưa đến giờ HB sợ nhất là nhạc sến đó..nghe mắc cở luôn nhưng không hiểu sao bây giờ nghe lại thấy hay hay và cũng phê lắm...Cám ơn CO bản nhạc hay lắm.HB
Comment
Senior Member
..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View PostCo ơi ai hát mà hay vậy hả...từ xưa đến giờ HB sợ nhất là nhạc sến đó..nghe mắc cở luôn nhưng không hiểu sao bây giờ nghe lại thấy hay hay và cũng phê lắm...Cám ơn CO bản nhạc hay lắm.HB
sao ko thấy chấm điểm...thế thì... nghe thêm nữa nhe...
Đưa Bé đến trường
Phạm Duy
Đưa bé đến trường bằng xe anh đạp
Khi bước ra đường bình minh đã lên
Ba má đã khuyên mình nên đi sớm
Em hãy leo lên để anh đi liền!
Đưa bé đến trường từ nơi xóm hẹp
Qua những con đường vòng quanh đã quen
Ra tới công viên ngựa xe như nước
Len giữa đám đông chật như đóng nêm
Trên xe trên xe em nói huyên thuyên
Bao nhiêu bao nhiêu chuyện cổ tích tiên
Anh tuy nghe luôn anh vẫn quên liền
Thôi em thôi em con dốc nghiêng nghiêng
Anh đang leo lên nghẹt thở đứng tim
( xin ) Em im đi cho anh gắng anh đạp
Xe lăn bon bon chuông bấm kinh cong
Đang đi em xin ngừng lại gốc xoan
Cho em giơ tay em hái hoa đẹp
Thôi em thôi em ta hãy đi mau
Không ai không ai chờ đợi bé đâu
Anh nghe như chuông nơi mái trường reo
Đón bé ra trường chiều mưa hoang lạnh
Manh áo tơi trùm cả em lẫn anh
Thương chiếc xe xanh nhỏ xinh ướt át
Nhưng ấm trong tim hồi chuông giáo đường
Đón bé ra trường chiều mưa xám xịt
Đi giữa hai hàng đèn đêm đứng im
Em bé co ro ngồi ôm tay lái
Anh cũng so vai còng lưng tiến lên
Nhưng em không quên em nói em khoe
Hôm nay cô cho mười điểm thích ghê
Nhưng đôi tai anh đâu có nghe gì?
Thôi em thôi em khi nước mưa tuôn
Xe đang đi trên đường hẹp đất trơn
( xin ) Em im đi cho anh gắng anh đạp
Xe đi loanh quanh mưa xuống nhanh nhanh
Chân anh chân em tràn ngập nước văng
Anh em ca lên cho đỡ run lạnh
Ca lên ca lên câu hát anh em
Ta thương yêu nhau, đời là cõi tiên
Nay mai xa nhau, kỷ niệm chẳng quên
Đưa đón em bằng một xe móp mẹp
Đưa đón em bằng tình anh với em
Đưa đón em sao mà vui tha thiết
Đưa đón em như là đưa người tình
Mai mốt em thành người trong xã hội
Chức lớn sang giàu nổi danh khắp nơi
Em có đi chơi bằng xe hơi mới
Xin chớ cán xe đạp của anh nghe bé ơi
.Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-06-2010, 08:34 AM.----------------------------
Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
Comment
..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View PostCo ơi ai hát mà hay vậy hả...từ xưa đến giờ HB sợ nhất là nhạc sến đó..nghe mắc cở luôn nhưng không hiểu sao bây giờ nghe lại thấy hay hay và cũng phê lắm...Cám ơn CO bản nhạc hay lắm.HB
Lâu lắm rồi MVX nghe danh từ "sến", nhưng có gì mà phải "mắc cở" hả HB?'(đó là nhạc bình dân đại chúng )
Chỉ có bọn đạo nhạc mới mắc cở khi ăn cắp nhạc người khác cho là của minh (td: Tình thôi xót xa)
Sến theo giời bình dân như MVX thì đó là dòng nhạc trữ tình, lãng mạn, dễ thuộc dễ nhớ, dễ ca hát,... phần nhiều âm điệu là Bolero, Rumba, Slow Rock, Habanara, Tango...(nhưng Bolero là nhiều hơn). MVV hay hát nhạc theo Bolero
Sẵn đây MVX mạn phép post lại trang này để tìm hiểu thêm về nhạc "sến"
HB và các bạn nào có gì thì bổ sung thêm nha!
Nhạc tình cảm lãng mạn (1963-1975)
Ðệ nhị cộng hòa bắt đầu tháng 11,1963 sau khi Ngô Ðình Diệm bị giết. Tình và Lính là hai chủ đề quan trọng nhứt. Ðời lính được nói tới nhiều qua một số nhạc phẩm: "Lính Nghĩ Gì ? (Hoài Linh), "Tình Anh Lính Chiến " (Lam Phương), "Lính Trận Mưa Xa" (Bằng Giang và Anh Châu), "Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương" (Minh Kỳ), "Phiên Gác Ðêm Xuân" (Nguyễn Văn Ðông), "Trên Vùng Bốn Chiến Thuật" (Trúc Phương), "Người Ở Lại Charlie" (Trần Thiện Thanh), "Người Yêu Của Lính" (Anh Chương ), "Em Yêu Người Lính Chiến" (Thu Hồ), "Ngày Phép Của Lính" (Thanh Sơn), "Vì Yêu Anh Là Lính" (Y Vân), "Tình Lính" (Y Vân), "Lính Mà Anh" (Anh Thy), "Người Lính Chung Tình" (Khánh Băng), "Hai Người Lính Tâm Sự" (Thanh Sơn), "13 Tuổi Lính" (Lê Dinh-Minh Kỳ), "Ngày Tròn Tuổi Lính" (Lê Dinh-Dạ Cầm). Cho tới năm 1969, một số nhạc phẩm sau đây đã được rất đông người Việt miền Nam ưa thích và vẫn còn gợi lại trong lòng những người lìa xa đất nước ngày hôm nay. Như những tình khúc và các bài không tên nhứt là "Bài Không Tên Thứ Nhứt", "Bài Không Tên Số 2" của Vũ Thành An, "Mộng Dưới Hoa" (Phạm Ðình Chương-Ðinh Hùng), "Nửa Hồn Thương Ðau" (Phạm Ðình Chương-Cung Tiến-Thanh Tâm Tuyền), "Sang Ngang " (Ðỗ Lễ), "Giọt Mưa Trên Lá "(Phạm Duy), "Kỷ Vật Cho Em" (Phạm Duy) , "Nghìn Trùng Xa Cách" (Phạm Duy), "Nửa Ðêm Ngoài Phố" (Trúc Phương), "Lệ Ðá" (Hà Huyền Chi- Trần Trịnh), "Thôi " (Y Vân), "Căn Nhà Ngoại Ô" (Anh Bằng - T.H.), "Thương Quá Việt Nam" (Phạm Thế Mỹ), "Nỗi Lòng " (Nguyễn Văn Khánh), "Kiếp Nghèo" (Lam Phương), "Khi Ðã Yêu" (Phượng Linh), "Tình Yêu Ðã Mất " (Phạm Mạnh Cương), "100 phần 100" (Ngọc Sơn -Tuấn Hải), vv.... Khi bước sang 1970 cho tới khi Saigon bị thất thủ vào ngày 30 tháng 4, 1975, nhạc sĩ trẻ đã gây một tiếng vang lớn trong làng tân nhạc Việt Nam. Trần Thiện Thanh (cũng là ca sĩ Nhật Trường, sang định cư tại Hoa kỳ , 1993) là nhạc sĩ tiêu biểu cho giai đoạn tân nhạc thời này (1970-75). Những nhạc khúc của anh như "Mùa Ðông Của Anh", "Người Yêu Tôi Khóc", "Anh Không Chết Ðâu Em", "Người Ở Lại Charlie", tả lại nỗi đau khổ của người lính , người tình ở tiền tuyến cũng như nỗi lo lắng của người sống hay chết sau chiến tranh. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những ca khúc khác cũng đánh dấu vai trò của nó trong giai đoạn này. Phạm Duy với "Mùa Thu Chết", "Em Hiền Như Ma Soeur" , Nguyễn Ánh 9 với "Không", « Buồn Ơi, Chào Mi », Châu Kỳ với "Tôi Viết Nhạc Buồn", Vũ Chương-Dạ Cầm với "Lần Ðầu Cũng Là Lần Cuối", Lê Dinh với "Nếu Mai Này", Lê Mộng Bảo với "Ve Sầu", Vũ Thành An với "Ðừng Yêu Tôi", Khánh Băng vơí "Nếu Một Ngày", Mai Bích Dung với "Cho Người Tình Nhớ" , Hoàng Thi Thơ với "Một Lần Cuối", Tùng Giang và Nam Lộc với "Anh Ðã Quên Mùa Thu", Ngân Giang với "Vỗ Ta Mừng Rạng Ðông", vv.... Cũng trong giai đoạn này (1963-1975) Phạm Duy là nhạc sĩ sáng tác nhiều nhạc phẩm nhất ở Việt Nam, và đa số các bản nhạc đều được ưa thích. Phạm Duy đã sáng tác trên 700 bài và nhiều tập nhạc về một chủ đề như "Bé Ca", "Tục Ca", "Tâm Phẫn Ca", "Ðạo Ca", "Bình Ca". Hoàng Thi Thơ là một trong một số ít nhạc sĩ đã thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhạc mang nhiều dân tộc tính như "Gạo Trắng Trăng Thanh", "Rước Tình Về Với Quê Hương", nhạc quê hương như "Trơì Quê Hương Ta Xanh", "Mặt Trời Lại Sáng Quê Hương", nhạc hùng mạnh như "Những Người Không Biết Quay Lùi", "Quân Thù Nào", nhạc tình cảm như "Ðường Xưa Lối Cũ ", "Tà Áo Cưới", "Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi". Hoàng Thi Thơ còn soạn một số nhạc cảnh như "Xe Phở Việt Nam", "Lão Hành Khất Mù Ðộc Ðáo", hay những trường ca như "Trường Ca Một Ngày Trọng Ðại", "Trường Ca Màu Hồng Sử Xanh", cũng như viết nhạc cho một số vũ điệu dân tộc ít người như múa xòe , múa sập, múa kơ ho, và những kịch hát như "Ả Ðào Say", "Cô Gái Ðiên". Lam Phương là nhạc sĩ miền Nam đã sáng tác mấy trăm nhạc phẩm và một số đã đi sâu vào lòng dân miền Nam vì giai điệu phản ảnh dân nhạc. Có thể kể như "Khúc Ca Ngày Mùa", "Chuyến Ðò Vĩ Tuyến", "Chiều Hành Quân", "Kiếp Nghèo", "Ðoàn Người Lữ Thứ" "Tình Anh Lính Chiến", "Nhạc Rừng Khuya", "Trăng Thanh Bình", "Ngày Tạm Biệt", vv... Trần Văn Trạch, một thiên tài của Việt Nam, giữ một ngôi vị độc tôn về nhạc hài hước trong lịch sử tân nhạc Việt Nam và đã đóng góp một số nhạc phẩm như "Tai Nạn TêLêPhôn", "Cái Ðồng Hồ", "Chiếc Xe Lửa Mùng Năm". Bài "Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia" của Trần Văn Trạch đã được sáng tác vào năm 1955 và đã nổi tiếng khắp miền Nam Việt Nam trong vòng 20 năm (tới năm 1975), một bài hát mà hầu như mọi người Việt Nam miền Nam đều đã được nghe vì là bài hát được trình bày mỗi tuần trước khi xổ số tại Saigon. Nhạc châm biếm xã hội đã được thể hiện qua ban tam ca AVT với những bản nhạc chịu nhiều ảnh hưởng của Chèo như "Trấn Thủ Lưu Ðồn", "Bán Nước", "Ba Bà Ði Bán Lợn Xề", vv....
....
MVX sưu tầm
Sến là gì? Tại sao? Như thế nào?
Sến" không có nghĩa là xấu
Nhạc "sến" có hồn thơ trong nhạc
(cùng một bài nhạc, có người hát hay, người hát không hay nhưng cảm thụ nghệ thuật là tùy theo khuynh hướng thẩm mỹ của mỗi người, đó là quyền tự do cá nhân, không ai có quyền phê bình. Cũng như ai cũng có quyền sáng tác nhạc dưới mọi thể loại, miễn là không phạm pháp, không đạo nhạc là đáng trân trọng rồi.
Nếu ai không thích loại nhạc tình ủy mị thì phải tôn trọng quyền thích của người khác, miễn là người đó không hát hay mở nhạc quá ồn ào làm phiền lòng người khác là được rồi...)
Có lẻ MVX xóa bỏ Avatar này quá!Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 10-06-2010, 07:25 PM.
Comment
Senior Member
Bác Mayvienxu có nghĩ khi gọi nhạc " sến " là HB và CO đang nghĩ về điều gì đó thân thương mà người ta hay mắng yêu như " sao cải lương quá dzậy ! " ko...
**********************
MỘT GÌƠ VỚI VUA NHẠC SẾN
- Sến là gì? Tại sao? Như thế nào là sến...?
Có lẽ trong đời bạn đã hơn một lần "bị" người khác bình phẩm: Sao mà "sến" quá đi! Khi bạn chỉ vừa mới hát một câu, thốt dăm ba tiếng hoặc ngay cả bộ đồ bạn đang mặc, bức tranh bạn vẽ, món quà bạn chọn... cũng có thể bị coi là "sến". "Sến" quả là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu cắc cớ hỏi lại: "Sến" là gì ? thì e rằng người vừa bình phẩm cũng... ngắc ngứ vì không thể giải thích một cách thỏa đáng. Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin lạm bàn về "nhạc sến" - một thực thể luôn hiện hữu trong dòng chảy âm nhạc mấy chục năm qua...
Sến là gì?
Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...). Vậy thì "sến" là gì?
Theo ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ". "Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến.
Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như: "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm..." (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến!
Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là "nhạc sến"!
Hãy tạm bằng lòng "nhạc sến" là như vậy, nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Thầm kín (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...
"Tạm bằng lòng" như đã nói ở trên nhưng cũng còn có khá nhiều người "không bằng lòng chút nào" - họ là những người làm ra bài hát (nhạc sĩ) và những người hát (không cứ gì phải là ca sĩ). Nhạc sĩ sừng sộ: "Nhạc của tui được rộng rãi quần chúng hát. Lên non, xuống biển, len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẹp, sức "công phá" như... sóng thần! Thử hỏi "nhạc hàn lâm" đã có sức hấp dẫn như thế chưa? Mục đích của âm nhạc là tạo được sự đồng cảm ở mọi tâm hồn, nhạc của tui đã đạt được điều đó và còn... hơn thế nữa!
Thế thì sao lại gọi là "nhạc sến" ?". Người hát thì cải chính: "Sến thế nào được. Đó là loại nhạc dễ nghe, dễ hát và nhất là hợp với tâm trạng (tùy thời điểm) của tôi. Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...".
Xem ra, cuộc tranh luận về "nhạc sến" chưa chắc đã dừng lại ở đây !
**************
MỘT GÌƠ VỚI VUA NHẠC SẾN
Nhạc sĩ Vinh Sử: "Sến" là do những người bày đặt... "chảnh"
* Anh có... tự hào khi được "phong" là "Vua nhạc sến" không? Và theo anh "nhạc sến" là gì?
- Thú thật, cho đến bây giờ tôi cũng không biết ai đã "phong... vua" cho tôi, và "phong" từ bao giờ. Tự hào à? Biết nói thế nào nhỉ, nhưng rõ ràng chữ "vua" là... hơi bị hiếm! Đã là vua là... trên tất cả (cười). Còn về từ "sến", tôi không thể phân tích. Với tôi, không hề có "nhạc sến" mà chỉ có nhạc hay và nhạc dở mà thôi (đương nhiên nhạc hay mới có giá trị). Nếu từ "nhạc sến" là dùng để chỉ dòng nhạc dành cho giới bình dân thì tôi chịu lắm và tôi rất tự hào khi được rộng rãi quần chúng hát nhạc của mình.
* Nhưng nhạc của anh cũng phải "có cái gì đó" người ta mới "chỉ mặt, đặt tên" rằng... "sến" chứ ?
- Trước 1975, giới làm nhạc rất dễ kiếm tiền. Tiền tác quyền một bản nhạc có khi mua được chiếc xe hơi, nhạc sĩ lại được "đặt hàng" tới tấp, do vậy mới nảy sinh ra loại "nhạc thị trường". Giai đoạn này tôi cũng có sáng tác các ca khúc như: Nhẫn cỏ cho em, Yêu người chung vách, Trả nhẫn kim cương... Có thể từ loại nhạc này mà người ta gọi là "nhạc sến" cũng nên. Sau 1975, "e" nhạc của tôi có tính chất dân gian, mang âm hưởng cổ nhạc (3 Nam, 6 Bắc), chẳng hạn các nhạc phẩm: Tình ngoại, Bằng lòng đi em, Để tóc nàng ngủ yên, Qua ngõ nhà em, Làm dâu xứ lạ, Nhành cây trứng cá... Cái đẹp của quê hương mình sao mình lại không ngợi ca, tôn vinh mà lại dè bỉu là... "sến" ! Tôi nghĩ trừ những người bày đặt "chảnh", còn thì bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều yêu mến dòng nhạc trữ tình quê hương.
* Và anh vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác nhạc bình dân đại chúng ?
- Tại sao không? Đó là "e" nhạc sở trường của tôi và tôi vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác đó cho đến bây giờ. Công chúng bình dân đón nhận nhạc của tôi một cách nhiệt tình thì tôi cũng phải có nhiệm vụ viết nhạc phục vụ giới bình dân. Tôi đã từng nói: "Bao giờ nước mình giàu, không còn người đạp xích lô, thợ hồ, ô sin... lúc đó tôi sẽ viết... nhạc sang" (cười). Mà nhạc của tôi cũng "phát triển" ra tận Hà Nội lận đó. Vừa rồi tôi ra ngoài đó, được anh em tiếp đón nhiệt tình lắm. À, còn chuyện này nữa, ca khúc Phượng Sài Gòn của tôi được Đài Truyền hình TP.HCM trả tác quyền đến... 9 triệu! Vậy thì hà cớ gì lại phải "chuyển tông" trong sáng tác.
*Anh thấy người yêu nhạc nói nhạc anh " Sến", và thích nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao... Anh có buồn về nhạc của anh không?
-( Cười thoải mái...) nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao... có thính giả riêng của các anh ấy! Nhạc tôi có thính giả riêng của tôi. Tôi rất tự hào về dòng nhạc của tôi sáng tác.
* Vì sao?
-Anh không thấy sao? cứ thử ra tiệm bán đĩa đi anh sẽ thấy nhạc tôi , nói riêng và nhạc được mệnh danh là nhạc " sến' nói chung người mua nhiều hơn. Hoặc anh vào nhà của người miền Nam, miền Bắc , miền Trung đều có CD của tôi. Như vậy là hạnh phúc lắm rồi. Viết nhạc là gì? Là món ăn tinh thần .Có người ăn thì mình cứ viết ( cười...)
* Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện lý thú này.
NGUYÊN HƯƠNG
( Thực hiện)
Bằng lòng đi Em - Vinh Sử
Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-06-2010, 07:45 PM.----------------------------
Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
Comment
[QUOTE=Mayvienxu;37991]
Lâu lắm rồi MVX nghe danh từ "sến", nhưng có gì mà phải "mắc cở" hả HB?'(đó là nhạc bình dân đại chúng )
Chỉ có bọn đạo nhạc mới mắc cở khi ăn cắp nhạc người khác cho là của minh (td: Tình thôi xót xa)
Các ca sĩ VN bây giờ cũng hay "hát nhép", còn nhạc sĩ thì lấy nhạc Tàu rồi sáng tác lời Việt, ghi danh tên mình vào mà không cần đính chánh là nhạc đó của ai.
Đúng là "vô liêm sĩ"
Comment
[QUOTE=CONHAKO;37993]Bác Mayvienxu có nghĩ khi gọi nhạc " sến " là HB và CO đang nghĩ về điều gì đó thân thương mà người ta hay mắng yêu như " sao cải lương quá dzậy ! " ko...
**********************
CO ơi! Chữ gì sao khó đọc vậy?
MVX hỏng hiểu gì hết
Nếu như có ai bảo MVX hay hát nhạc "sến", MVX khóai lắm chứ bộ
Đây là những bài hát một thời kỷ niệm xưa của MVX:
-Con đường mang tên em
-Hát cho người tình phụ
-Tình như mây khói
-Lỡ cuộc tình sầu
-Thương hận
-Mai lỡ mình xa nhau
-Xót xa
-Lời đắng cho cuộc tình
-Cho người tình lỡ
-Chuyện chúng mình
-Đoạn buồn cho tôi
....Nhiều lắm
Comment
TIỄN ĐƯA
Nhạc :Cao Thái Sơn
Ca sỹ : Quang Linh
Khi em về chừng như sang đông
Trời tháng năm mà nghe lành lạnh
Khi em về ngồi nghe biển hát
Chiều qua nhanh như em xa anh
Mai em về mình không đưa nhau
Lời cám ơn giữ lại cho người
Một nụ cười thôi cũng đủ
Mai em về ta không đưa nhau
Làm người ở lại có bao giờ vui
Khi tình nhân không còn đứng chung đôi
Làm người ở lại bao giờ cũng buồn
Như nụ quỳnh hương chẳng còn ngát hương
Em đi rồi còn chi em ơi
Bao yêu thương cũng theo người rồi
Em xa rồi trời buồn không nắng
Mưa sẽ buồn ai vuốt tóc em
Em đi rồi tình ta tan mau
Và tháng năm phai tàn úa màu
Em xa rồi nụ cười đã tắt
Người ở lại có bao giờ vui
[flash=Link]quality=high width=440 height=80 parameter=parameter_value[/flash]
Comment
TÌNH ĐỜI
Nhạc:Minh Kỳ - Vũ Chương
Ca sỹ: Thiên Kim & Lâm Nhật Tiến
Khi biết em mang kiếp cầm ca
Đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui
Hỏi rằng anh ơi: Còn yêu em nữa không
Đừng nói nữa em ơi
Xin đừng nói nữa làm gì
Anh nghĩ rằng
Đời người ca sĩ đáng thương và đáng được yêu
Tình yêu, em sợ tình yêu
Vì tình yêu như là hương hoa
Lỡ mai sau em mất người yêu
Em khổ thật nhiều
Ngày mai trên đường phố này
Những đêm khuya có anh đưa về xóm nhỏ
Xa lìa ánh đèn có anh đưa em về bến mơ
Khi trót mang duyên kiếp cầm ca
Em xin bằng lòng nghe tiếng trách chê của đời
Chỉ cần anh thôi, chỉ cần anh thôi
Còn tin anh nữa thôi
Đời vẫn thế em ơi
Xin đừng nói đến tình đời
Em nhớ rằng đời là gian dối
Nhưng đôi ta mãi còn nhau
[flash=Link]quality=high width=440 height=80 parameter=parameter_value[/flash]
Comment
TÌNH YÊU ĐÃ MẤT
Sáng tác: Phạm Mạnh Cương
Ca sỹ :Quang Linh
Ðừng sầu đừng trách nếu ai hững hờ.
Ai đã lạnh lùng ai có giận hờn,
Tình yêu mong manh tựa khói,
Tình yêu rơi như màu lá thu vàng ngập trên lối đị
Một người chợt thấy pháo vui nhuộm đường
Mưa ướt ngoài trời mưa ướt trong lòng.
Còn đâu trăng thanh ngày đó,
Còn đâu đêm thơ mộng ấy,
Bây giờ chỉ có heo maỵ
Nếu biết yêu chỉ là bóng mây,
Nếu biết yêu để rồi đớn đau,
Khép kín tim sầu đầy giá băng.
Tình yêu là thế !
Nguyện cầu thời gian xóa bao ân tình,
Xin chớ giận hờn xin chớ u hoàị
Người đi vui trong ngày cưới,
Thì xin cho tôi lần cuối thấy tình yêu đã lên ngôị
[flash=Link]quality=high width=440 height=80 parameter=parameter_value[/flash]
Comment
TRÁI TIM NGỤC TÙ
Sáng tác : Đức Huy
Ca sỹ :Tuấn Anh
Anh đã gọi em, lời buồn chân mây
Anh đã chờ em, đến khi lá bay
Anh đã nhiều lần, bắt gặp mình trong gương
Chẳng hiểu vì sao, đời mình mãi lao đao
Xuân đến rồi đi, ngày tàn nắng ấm
Em đến rồi đi như con sóng ngân
Anh đã một lần, một lần được biết yêu em
Ðể bây giờ, chỉ biết yêu em một mình
Trái tim ngục tù, trái tim ngục tù
Anh yêu em, anh yêu em cho đến ngàn thu
Trái tim ngục tù, trái tim ngục tù...
Anh yêu em, anh yêu em cho đến ngàn thụ..
Ðến bao giờ, anh tự hỏi đến bao giờ
Ðến bao giờ, anh sẽ quên được em
Anh đã tìm em, từ trong kiếp trước
Anh đã gặp em, về cho xót thương
Cho dẫu ngàn lần, trăm ngàn lần phải khổ đau
Anh xin bằng lòng, cho anh được biết để yêu
Trái tim ngục tù, trái tim ngục tù
Anh yêu em... anh yêu em cho đến ngàn thụ..
Trái tim ngục tù, trái tim ngục tù...
Anh yêu em... yêu em cho đến ngàn thụ...
[flash=Link]quality=high width=440 height=80 parameter=parameter_value[/flash]
Comment
Đời là oan trái biết đi về đâu.
Giàu nghèo mong ươc có ai được lâu
Ta trách thân ta sống trong nghèo nàn
Ta ước mong sao sống trong bạc vàng
Mà đời ta vẫn sống trong sầu đau.
Đời là đen trắng có ai được vui
Bạn bè cuộc sống cứ trong sầu lo
Đứa vui say gấm nhung lụa là
Đứa bơ vơ đói lo hàng ngày
Đời chỉ là mơ trách ai được gì.
Ôi những tháng ngày ta miệt mài
Ta cố vương lên, thoát thân nghèo hèn.
Người đời thường hay nỉa mai
Mà người đời hay trách
Sống không người thân, không bạn bè.
Khi ta giàu sang, lời ngon tiếng ngọt vây quanh.
Khi ta sa cơ, đời ta chẳng ai thèm nhìn.
Ngậm ngùi nhìn đời xót xa.
Mà cuộc đời sống có là bao?
Tranh đua lợi danh,
Ghét nhau hận thù,
Thì cuộc đời sống có gì vui?
Đôi lời xin nhắn đến bạn lòng ơi!
Giàu nghèo mộng ước sẽ đi về đâu?
Ta sống bao lâu cũng trở thành cát bụi!
Phú quý cao sang cũng trả về người!
Đời chỉ là mơ trách ai được gì?Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-11-2010, 12:56 AM.
Comment
Chút Lưu Lại không chịu bất cứ trách nhiệm gì về nội dung bài đăng của tất cả Thành viên.
Nhóm Điều Hợp có toàn quyền chỉnh sửa, xóa bỏ, dời chỗ bài đăng, hay khóa tên Thành viên mà không cần giải thích lý do.
Powered by vBulletin® Version 5.7.5 Copyright ©2000 - 2025, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2025 @ www.chutluulai.net. All rights reserved.All times are GMT-8. This page was generated at 08:31 PM.Working...X
Comment