Coi vậy chứ mà khó! Thường thì người Bắc ít bị sai dấu hỏi ngã, nhưng người Nam và người Trung thường hay dùng sai. Nhiều lúc khi viết ta cũng do dự không biết chữ đó nên dùng dấu hỏi hay dấu ngã. May mắn thay, mình mới tìm ra một bài viết về quy tắc bỏ dấu hỏi hay ngã. Mong rằng sau khi đọc xong bài này chúng ta sẽ làm phong phú thêm kho tiếng Việt vỗn đã có trong dòng máu mình.
Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.
A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...
2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...
B. CHỮ HÁN VIỆT
Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.
Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...
Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:
"Dân Là Vận Mệnh Nước"
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.
C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC
1. Trạng từ (adverb)
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.
2. Tên họ cá nhân và quốc gia
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,...
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.
3. Thừa trừ
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.
Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.
****************
Đa số tiếng Việt mình dùng chữ gốc Hán tự, có lẽ lên đến khoảng 80%, lâu dần thành chữ Việt và mình gọi là: Hán Việt. Giáo sư Nguyễn tài Cẩn có đưa ra một nguyên tắc rất tiện, đó là:
" Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã "
Nghĩa là nếu gặp một chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng một trong những âm chữ ... màu đỏ của câu trên thì cứ hiên ngang bỏ dấu ngã . Chỉ có 1 ngoại lệ : chữ : ngải cứu ( như trong bùa ngải !! ) . Sau đây là một số thí dụ :
- M : Mỹ mãn , mãnh hổ , mẫu số , mãng xà , miễn dịch , mã lực , mãn khoá .. giờ mão , kiểu mẫu ...
- N : truy nã , nỗ lực .... nam nữ , trí não ...
- NH : Nhũng nhiễu , nhã nhặn , nhẫn nại ,nhiễm thể ,nhiễm độc ,nhãn hiệu , thổ nhưỡng ...
- V : vũ lực , vãng lai , vãn cảnh , vĩnh viễn , vĩ tuyến .. hùng vĩ ....
- L : lữ khách , lễ độ , lãnh đạm , lãng mạn ... nguyệt liễm , kết liễu ...
- D : dã man , dũng cảm , dĩ nhiên , diễn viên ... dung dưỡng ...
- NG : ngưỡng mộ , nghĩa cử , ngũ sắc , Nguyễn Du .. ngôn ngữ , tín ngưỡng , vị ngã ....
**
Còn ngoài ra cứ bỏ dấu hỏi chỉ trừ ra một số ít các chữ sau đây là ngoại lệ ( có việc gì mà không có ... exception !! ) :
Kỹ ( kỹ thuật , kỹ nữ )
Bãi ( bãi chức , bãi khoá )
Bĩ ( bĩ cực , vận bĩ )
Hữu ( bằng hữu , hữu ích , hữu khuynh )
Phẫu ( giải phẫu )
Cữu ( linh cữu ) .. chữ này có rất nhiều người dùng sai là : linh cửu !!!
Tiễn ( tiễn biệt , tống tiễn , hoả tiễn )
Tiễu ( tiễu trừ , tiễu phỉ ) .. chữ này cũng hay dùng sai là : tiểu trừ !!!
Trẫm
Trĩ ( ấu trĩ , chim trĩ )
Trữ ( tích trữ )
Huyễn ( huyễn hoặc )
Hỗ ( hỗ trợ )
Hãm ( giam hãm )
Đãng ( phóng đãng , quang đãng )
Quẫn ( khốn quẫn , quẫn bách )
Xã ( xã hội )
Hoãn ( trì hoãn )
Quĩ ( quĩ tích , thủ quĩ )
Suyễn ( bệnh suyền )
Cưỡng ( cưỡng ép )
Tuẫn ( tuẫn nạn )
Đễ ( hiếu đễ )
Sĩ ( kẻ sĩ )
Khoảng .. 24 chữ ... biệt lệ !!

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.
A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...
2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...
B. CHỮ HÁN VIỆT
Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.
Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...
Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:
"Dân Là Vận Mệnh Nước"
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.
C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC
1. Trạng từ (adverb)
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.
2. Tên họ cá nhân và quốc gia
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,...
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.
3. Thừa trừ
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.
Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.
****************
Đa số tiếng Việt mình dùng chữ gốc Hán tự, có lẽ lên đến khoảng 80%, lâu dần thành chữ Việt và mình gọi là: Hán Việt. Giáo sư Nguyễn tài Cẩn có đưa ra một nguyên tắc rất tiện, đó là:
" Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã "
Nghĩa là nếu gặp một chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng một trong những âm chữ ... màu đỏ của câu trên thì cứ hiên ngang bỏ dấu ngã . Chỉ có 1 ngoại lệ : chữ : ngải cứu ( như trong bùa ngải !! ) . Sau đây là một số thí dụ :
- M : Mỹ mãn , mãnh hổ , mẫu số , mãng xà , miễn dịch , mã lực , mãn khoá .. giờ mão , kiểu mẫu ...
- N : truy nã , nỗ lực .... nam nữ , trí não ...
- NH : Nhũng nhiễu , nhã nhặn , nhẫn nại ,nhiễm thể ,nhiễm độc ,nhãn hiệu , thổ nhưỡng ...
- V : vũ lực , vãng lai , vãn cảnh , vĩnh viễn , vĩ tuyến .. hùng vĩ ....
- L : lữ khách , lễ độ , lãnh đạm , lãng mạn ... nguyệt liễm , kết liễu ...
- D : dã man , dũng cảm , dĩ nhiên , diễn viên ... dung dưỡng ...
- NG : ngưỡng mộ , nghĩa cử , ngũ sắc , Nguyễn Du .. ngôn ngữ , tín ngưỡng , vị ngã ....
**
Còn ngoài ra cứ bỏ dấu hỏi chỉ trừ ra một số ít các chữ sau đây là ngoại lệ ( có việc gì mà không có ... exception !! ) :
Kỹ ( kỹ thuật , kỹ nữ )
Bãi ( bãi chức , bãi khoá )
Bĩ ( bĩ cực , vận bĩ )
Hữu ( bằng hữu , hữu ích , hữu khuynh )
Phẫu ( giải phẫu )
Cữu ( linh cữu ) .. chữ này có rất nhiều người dùng sai là : linh cửu !!!
Tiễn ( tiễn biệt , tống tiễn , hoả tiễn )
Tiễu ( tiễu trừ , tiễu phỉ ) .. chữ này cũng hay dùng sai là : tiểu trừ !!!
Trẫm
Trĩ ( ấu trĩ , chim trĩ )
Trữ ( tích trữ )
Huyễn ( huyễn hoặc )
Hỗ ( hỗ trợ )
Hãm ( giam hãm )
Đãng ( phóng đãng , quang đãng )
Quẫn ( khốn quẫn , quẫn bách )
Xã ( xã hội )
Hoãn ( trì hoãn )
Quĩ ( quĩ tích , thủ quĩ )
Suyễn ( bệnh suyền )
Cưỡng ( cưỡng ép )
Tuẫn ( tuẫn nạn )
Đễ ( hiếu đễ )
Sĩ ( kẻ sĩ )
Khoảng .. 24 chữ ... biệt lệ !!
Comment