• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Về Đâu Những Mái Rêu Phong

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Về Đâu Những Mái Rêu Phong

    Về Đâu Những Mái Rêu Phong


    Ngôi nhà 6 thế hệ
    Bạn hãy nện gót trên những phiến đá xanh mòn nhẵn, hãy vịn tay vào vách rêu thẫm mát lạnh, bạn sẽ cảm nhận bâng khuâng về sự lắng đọng của thời gian trong một không gian thôn dã vùng trung du xứ Quảng. Lối ngõ nhiều tầng uốn khúc đưa bạn lên dần, trực chỉ đỉnh đồi cao nhất làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi ấy tọa lạc ngôi nhà cổ có giá trị độc đáo và số phận khá ly kỳ.Chủ nhân của ngôi nhà, cụ Nguyễn Huỳnh Anh, vừa mừng thượng thọ 90. Đôi mắt cụ đã giăng mây, và tai chỉ còn nghe quen tiếng sấm đì đùng. Nhưng chỉ còn những biến cố thăng trầm gắn với số phận kỳ lạ của ngôi nhà là cụ vẫn canh cánh bên lòng. Ngôi nhà không có niên biểu, nên chẳng biết đích xác là dựng vào năm nào - cụ kể bằng giọng Quảng chân chất vùng cao. Dưới mái rêu phong của ngôi cổ kính, dòng họ Nguyễn Đình ở Lộc Yên này truyền tông đến cụ đã là thế hệ thứ 4. Bắt đầu từ đời cụ cố Nguyễn Đình Hoàng, một đại phú gia làng Lộc Yên, thời ấy thuộc tổng Tiên Giang, huyện Tiên Phước.Cái sự giàu của cụ cố Hoàng cũng đáng kể ra để ngẫm: có bạc thước trong tay từ đời trước để lại, song cụ cố Hoàng không mua lấy chút quan tước làm vinh thân phì gia, cũng chẳng ham tậu ruộng cò bay thẳng cánh mà thành địa chủ theo thói thông thường thuở ấy. Chỉ khi năm người con trai thành gia lập thất ra ở riêng thì cụ cố Hoàng mới bỏ tiền ra dựng cho mỗi người một ngôi nhà gỗ thật khang trang để an cư lạc nghiệp. Mấy thế hệ con cháu tiếp theo đều được học đủ chữ nghĩa, nhưng không người nào đi thi để làm quan, mà chỉ bám đất làm ăn. Ngay như cụ Anh, thông thạo cả Hán văn lẫn quốc ngữ, nhưng suốt đời vẫn là một nông dân. Ngôi nhà này truyền đến đời cụ Anh đã ngót nghét 200 năm.Cháu nội cụ Anh, đứa nhỏ nhất cũng đã vào đại học, đã là thế hệ thứ 6 dựa vào gốc cột cái to gần một vòng tay người ôm mà lớn lên trong không khí yên ả u tịch của ngôi nhà cổ này. Những gốc cột cái trong ngôi nhà từng ấy năm cũng chưa một lần rời khỏi phiến đá tảng đặt chân. Cả ngôi nhà gần như vẫn nguyên trạng thuở ban đầu, chỉ có phần mái lợp chuyển từ tranh sang ngói vào năm 1941. Theo cụ Anh kể, nguyên mái nhà gồm hai lớp: lớp mái dưới bằng sườn tre đan đắp đất sét, lên khoảng 2 tấc tay là lớp mái trên, lợp tranh, để chống nắng nóng, nhất là sét đánh, hỏa hoạn, lỡ cháy lớp tranh thì thay, xứ này thiếu thứ gì khác chứ tranh tre thì bạt ngàn xanh tươi. Kiểu mái đôi ấy là đặc trưng của loại nhà Lá Mái.Ngôi nhà gồm ba gian và hai chái đầu hồi, kiến trúc theo một lối riêng hết sức độc đáo, gọi là nhà “tam đoạn”, còn gọi là “kẻ chuyền”: mỗi bộ vì kèo có ba phần kết cấu là kèo lòng nhất, kèo lòng nhì và kèo lòng ba gối đầu nối tiếp từ cột cái (nóc), qua cột quân, rồi xuống cột muống (hiên). Các trính (còn gọi là trến, quá giang) được đẽo khắc uốn lượn, cùng với trỏng quả (con đội) chạm nổi hình con dơi bay xuống, và gia thu (hai cánh trang trí hai bên trỏng quả) của kèo nóc khiến kết cấu gỗ ở chính thất hết sức sinh động, mỹ thuật. Con dơi là biểu tượng của chữ Phúc. Trên hai kèo đầu hồi còn trang trí bức cuốn chạm hình cuốn thư cách điệu, và ở mặt dưới kèo lòng ba chạm các cảnh thú rừng như nai, sóc... rất chi tiết, lộ rõ nét tài hoa của phường thợ chuyên nghiệp xứ Quảng tài hoa.Cụ Anh cho biết, ngôi nhà do phường thợ mộc nổi tiếng Vân Hà ở xã Tam Thành, Tam Kỳ, xuống Nam dựng nên. Mỗi một cây kèo trong ngôi nhà chạm khắc xong tốn chí ít một tháng công phu! Kiểu nhà rường, kết cấu “tam đoạn” và điêu khắc tinh xảo vẫn còn nguyên trạng khiến ngôi nhà cổ này có giá trị kiến trúc vô song. Ngôi nhà cổ đón gió theo “phương vua” – tức quay mặt hướng Nam – trên đỉnh đồi cao nhất làng Lộc Yên một thời nức tiếng đến nổi Tổng thống Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua. Nhưng cụ Anh đã nhất quyết từ chối.Cụ Anh kể: Lần đầu là vào năm 1939, ông Diệm vừa từ quan, về ở với anh ruột là ông Ngô Đình Khôi, đương chức Tổng Đốc xuống Nam. Ông Diệm cưỡi ngựa lên đây, có ông Tri huyện Tiên Phước cùng quan gia theo hầu đông lắm. Sau khi xem xong nhà, ông Diệm cứ nằng nặc đòi mua, ngã giá là một nghìn rưỡi đồng bạc Đông Dương. Thời đó 10 ang lúa (tương đương 45 ký) chỉ có 2 đồng. Cụ Anh không chịu bán. Ông Diệm nổi giận đùng đùng bỏ về.

    “Chỉ ngày sau, tui có trát đòi xuống huyện, ông Tri huyện ra lệnh phải bán nhà cho Cụ Thượng- tức Ngô Đình Diệm, trước đó mang hàm Thượng thư. Tui vẫn nhất mực không nghe. Rứa là cứ năm bữa, nửa tháng, ông huyện lại gửi trát đòi tui xuống, dọa dụ đủ điều. Mấy lần sau đó tui không chịu xuống nữa. Rồi chuyện cũng êm đi, tưởng ông Diệm cũng đã quên, ai ngờ 20 năm sau, ông Diệm lại lần nữa đòi mua...”. Cụ Anh bồi hồi kể tiếp: “Lần thứ hai này phải nhờ có chút may mắn mô đó, hay là nhờ ông bà phù hộ, chứ không thì ngôi nhà khó thoát số phận cột kèo phải rời nhau, bởi lần ấy ông Diệm không đích thân ra mặt về đây, mới ớn. Đó là vào năm 1960.

    Chuyển lại ý muốn của cụ Diệm là một ông thiếu tá đi xe tới cùng lính tráng, súng ống. Ông ra giá, hễ trong vòng vài chục triệu bạc, tui muốn bao nhiêu cũng có, và còn hứa sẽ cắt thêm cho tui một khoảnh đất ở thị xã Tam Kỳ – tỉnh lỵ bấy giờ. Tui không chịu. Ông hạn cho tui suy nghĩ, ý là không muốn bán cũng phải bán, vì ông Diệm muốn mua cho bằng được. Run rủi làm sao, sau đó vùng này thành chiến địa tranh chấp dữ dội giữa hai bên Quốc gia với Cộng sản, nên việc tui không chịu bán nhà cũng được cho qua.” Từ năm 1965, gia đình cụ Anh phải chuyển ra trung tâm huyện ở để tránh tên bay đạn lạc. Làng Lộc Yên ngày nào cũng hứng đại bác bắn phá, nhưng kỳ lạ sao ngôi nhà vẫn chẳng chút hề hấn gì.Cụ Anh bùi ngùi: “Mười năm, từ 1965 cho đến 1975, tui cứ ban ngày vào ở làm vườn, đêm trở ra trung tâm huyện ngủ, nhưng chẳng bao giờ tui nghĩ đến chuyện dời nhà hay bán nhà. Mươi năm lại đây, cả chục lần người ta đến gạ gẫm mua nhà, nhưng tui vẫn trả lời mười lần như chục là không bán. Nếu tui có ý định bán, thì làm chi còn cơ hội đến bây chừ để mấy người gùn ghe.” Cái đầu bạc cụ Anh thoáng hơi đổ xuống mặt bàn gỗ vuông đen bóng cổ xưa, mường tượng như cụ đang lắng nghe tiếng vọng từ đâu đó xa xăm lắm, rồi giọng cụ trầm xuống theo hai câu đối hên bức liễn đặt ở bàn thờ gia tiên: “Bách tải triệu bằng bồi phúc trạch / Nhất sanh trì thủ trọng cương thường. Cụ cố tui lưu lại bức liễn đối ni, bên trong còn ẩn hàm ý muốn lớp con cháu kế thừa phải gìn giữ phúc trạch mà truyền đời. Nhưng tâm nguyện ấy của cụ cố tui đã không được làm toàn vẹn.”

    Có tiếng gió thổi dài bên ngoài gian nhà cổ, rạt rào âm hưởng từ những tán đại thụ hàng trăm năm tuổi trên đỉnh vườn đồi... “Cả năm ngôi nhà ngày ấy đều được cụ cố tui dựng ở làng Lộc Yên, nhưng đến bây chừ đã thất tán hết... ba cái rưỡi. Nhà cụ nội út bên kia đồi chỉ còn một gian.” Chỉ có mỗi một ngôi nhà của cụ Anh vẫn giữ được nguyên vẹn nền móng và kiến trúc nguyên thủy, dẫu qua biết bao thăng trầm ly loạn chiến tranh, và cả những ham muốn đổi chác ở đời... Một chuyên gia nghiên cứu nhà cổ người Nhật Bản đến chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ này có nói, đại ý, làm nhà không chỉ là kỹ thuật, mà còn là tâm linh, là bản sắc, gỗ cũng là bản sắc văn hóa... Đối với ngôi nhà cổ này, dâu bể thời gian đã lưu dấu trên những phiến đá mòn lối ngõ và lên nước gỗ đến mức như có thể nhìn thấy bóng dáng những con người ở đó một thuở xa xăm.

    Đi chợ nhà cổ Quảng Nam
    Ngôi nhà của cụ Anh còn may mắn, chứ hiện nay theo kết quả khảo sát ở 8 huyện của tỉnh Quảng Nam, có độ 350 nhà cổ ở Quảng Nam bị hư hỏng nặng, hầu hết có niên đại từ thế kỷ 18. Trong đó có ngôi nhà Lá Mái của ông Nguyễn Sắt ở thôn Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, đã có 6 đời ở, được xem là nhà rường lớn nhất còn lại ở Quảng Nam. Nhà dài 16 mét, cao hơn 5 mét, 3 gian chái hồi là chái đôi do thợ Kim Bồng dựng. Ngoài ra còn một số nhà cổ đáng chú ý như nhà ông Lê Văn Quán ở thôn Đại Đồng, Đại Lộc, và một gia đình ở Tam nghĩa, huyện Núi Thành có tới bốn ngôi nhà cổ cùng trong một khuôn viên. Phần lớn các ngôi nhà cổ trên đang trong tình trạng hư hỏng nặng và chủ nhân của nó không có tiền để tu sửa. Tính ra chỉ có 1/1.000 nhà cổ tỉnh Quảng Nam được tài trợ trùng tư.Số còn lại thì được dời ra để mua bán trên Quốc lộ 1 gần thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn. Chợ nhà rường cổ Quảng Nam bày cả ra hai bên đường trên khoảng đất khá rộng. Chợ này hoạt động rầm rộ cách đây khoảng 3 năm. Ban đầu nhỏ lẻ, tự phát, sau phát triển thành Công ty Tư vấn Thiết kế nhà gỗ Quang Vĩnh. Đến đây, nếu sẵn tiền, bạn có thể mua bất cứ giờ nào một ngôi nhà rường cổ có tuổi 100 năm, 3 gian, 2 chái, hoặc 5 gian, 2 chái cùng những cấu trúc đi kèm như nhà cầu nhà lẫm- gian sau cùng dùng để chứa lúa, tràng kỷ, liễn, đối, tủ chè, sập, phản, hạc gỗ, cối xay bột, cối giã gạo bằng đá...Ông chủ của chợ nhà cổ này tên là Lê Văn Tăng, được ca ngợi như một nhà phục chế tận tâm, một doanh nhân năng động trong việc buôn bán nhà cổ. Nhờ nhà cổ mà ông Tăng đã trở thành tỷ phú. Lúc nào ở mặt tiền chợ nhà cổ này cũng có khoảng 7, 8 ngôi nhà cổ được trưng bày ngoài trời sát với lề đường.Hàng chục thợ mộc, thợ sơn đang đục đẽo, sơn phết lại mấy cái tủ thuốc bắc hay mấy gốc cột đã xuống nước. Phía trước chỉ là phần trưng bày cho khách coi chơi, còn đồ thật nằm ở phía sau. Vừa hỏi câu đầu tiên, ông chủ đã cho thợ dẫn vào ngay trung tâm chợ nằm khuất sau mặt đường. Mấy ngôi nhà dựng phía trước mặt tiền chẳng là gì cả so với những gì khách được thấy tại đây.

    Trên một bãi đất hẹp chừng 500 mét la liệt những cây cột, những tấm xuyên, trính, vì kèo cũ kỹ, chạm trổ công phu đang được thợ tu bổ, gia cố lại.

    (Trích Việt Nam)
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    "Chợ" nhà cổ xứ Quảng

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hoangvu View Post
    Về Đâu Những Mái Rêu Phong



    .................................................. ................

    Đi chợ nhà cổ Quảng Nam
    Ngôi nhà của cụ Anh còn may mắn, chứ hiện nay theo kết quả khảo sát ở 8 huyện của tỉnh Quảng Nam, có độ 350 nhà cổ ở Quảng Nam bị hư hỏng nặng, hầu hết có niên đại từ thế kỷ 18. Trong đó có ngôi nhà Lá Mái của ông Nguyễn Sắt ở thôn Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, đã có 6 đời ở, được xem là nhà rường lớn nhất còn lại ở Quảng Nam. Nhà dài 16 mét, cao hơn 5 mét, 3 gian chái hồi là chái đôi do thợ Kim Bồng dựng.

    Ngoài ra còn một số nhà cổ đáng chú ý như nhà ông Lê Văn Quán ở thôn Đại Đồng, Đại Lộc, và một gia đình ở Tam nghĩa, huyện Núi Thành có tới bốn ngôi nhà cổ cùng trong một khuôn viên. Phần lớn các ngôi nhà cổ trên đang trong tình trạng hư hỏng nặng và chủ nhân của nó không có tiền để tu sửa. Tính ra chỉ có 1/1.000 nhà cổ tỉnh Quảng Nam được tài trợ trùng tư.Số còn lại thì được dời ra để mua bán trên Quốc lộ 1 gần thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn.

    Chợ nhà rường cổ Quảng Nam bày cả ra hai bên đường trên khoảng đất khá rộng. Chợ này hoạt động rầm rộ cách đây khoảng 3 năm. Ban đầu nhỏ lẻ, tự phát, sau phát triển thành Công ty Tư vấn Thiết kế nhà gỗ Quang Vĩnh. Đến đây, nếu sẵn tiền, bạn có thể mua bất cứ giờ nào một ngôi nhà rường cổ có tuổi 100 năm, 3 gian, 2 chái, hoặc 5 gian, 2 chái cùng những cấu trúc đi kèm như nhà cầu nhà lẫm- gian sau cùng dùng để chứa lúa, tràng kỷ, liễn, đối, tủ chè, sập, phản, hạc gỗ, cối xay bột, cối giã gạo bằng đá...

    Ông chủ của chợ nhà cổ này tên là Lê Văn Tăng, được ca ngợi như một nhà phục chế tận tâm, một doanh nhân năng động trong việc buôn bán nhà cổ. Nhờ nhà cổ mà ông Tăng đã trở thành tỷ phú. Lúc nào ở mặt tiền chợ nhà cổ này cũng có khoảng 7, 8 ngôi nhà cổ được trưng bày ngoài trời sát với lề đường.Hàng chục thợ mộc, thợ sơn đang đục đẽo, sơn phết lại mấy cái tủ thuốc bắc hay mấy gốc cột đã xuống nước. Phía trước chỉ là phần trưng bày cho khách coi chơi, còn đồ thật nằm ở phía sau. Vừa hỏi câu đầu tiên, ông chủ đã cho thợ dẫn vào ngay trung tâm chợ nằm khuất sau mặt đường. Mấy ngôi nhà dựng phía trước mặt tiền chẳng là gì cả so với những gì khách được thấy tại đây.

    Trên một bãi đất hẹp chừng 500 mét la liệt những cây cột, những tấm xuyên, trính, vì kèo cũ kỹ, chạm trổ công phu đang được thợ tu bổ, gia cố lại.

    (Trích Việt Nam)
    "Chợ" nhà cổ xứ Quảng

    Những ngôi nhà rường trăm tuổi, những cổng ngõ cổ xưa với mái lợp tôn, mái lợp ngói cổ, tất cả được dựng lên san sát trên khu đất rộng bên quốc lộ 1A đoạn ngang xã Điện Minh, bên đường thị trấn Vĩnh Điện, Hội An (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) chính là xưởng trùng tu “chợ” nhà cổ duy nhất có ở xứ Quảng.


    Một góc xưởng trùng tu - “chợ” nhà cổ của ông Lê Văn Tăng. Một ngôi nhà cổ vừa được trùng tu và dựng lên, chờ lợp mái để tiếp tục hoàn chỉnh với rất nhiều việc còn lại

    Tại đây, hàng trăm thợ mộc hì hục làm việc bên những đống gỗ ngút mắt được tháo rời từ hàng chục ngôi nhà cổ. Không ai nghĩ nhà cổ lại có ngày lại ra chợ, những ngôi nhà di sản bị bứng khỏi quê làng, bị biến thành vật cảnh.

    Đưa nhà cổ ra "chợ"
    Hai giờ chiều, những người thợ đang chăm chú làm việc tại xưởng, ông chủ Lê Văn Tăng hối hả đến bảo họ chuẩn bị để hai giờ sau lên xe tăng cường vào Quy Nhơn. “Công việc ở đây lúc nào cũng bận tối mắt. Xưởng ở đây với xưởng của con trai tui bên đường thị trấn Vĩnh Điện, Hội An có đến 300 thợ, số làm tại chỗ, số chia nhau đi các tỉnh, thành phố vẫn không làm hết việc. Trùng tu nhà cổ tốn công sức nhiều lắm...”, ông Tăng nói.

    Ngẫm lại công việc chỉ mới bắt đầu từ mươi năm trước, ông Tăng nói chính ông cũng không ngờ dịch vụ trùng tu - mua bán nhà cổ của mình lại phát triển nhanh đến vậy. Sống nơi xứ sở những làng nghề cổ truyền nổi tiếng của xứ Quảng, ông Tăng luôn trăn trở phải làm sao vực dậy tinh hoa nghề nghiệp của người trước. Thấy những ngôi nhà cổ tàn tạ, có cái bị dỡ bỏ, lăn lóc dưới nắng mưa, lời rao bán chẳng mấy ai đáp lại, ông thử liều mua về dăm ba cái. “Thử sửa chữa, phục dựng những ngôi nhà này, có kinh nghiệm thì mở dịch vụ trùng tu nhà cổ”, nghĩ vậy ông đến làng mộc Kim Bồng kề bên tuyển thợ để vào cuộc. “Trùng tu nhà rường xưa không dễ, tui với thợ cùng kiên trì mò mẫm vừa học vừa làm. Nhưng cuối cùng rồi cũng được việc. Nhìn những ngôi nhà cổ được cứu chữa mình thấy thật sướng bụng”.

    Vài năm sau, trên khoảng đất trước nhà ông ở quốc lộ 1A, những ngôi nhà rường cổ đã trùng tu được dựng lên nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Chưa bảng hiệu, chưa quảng cáo, nhưng chẳng bao lâu những người có nhu cầu tu sửa, mua-bán nhà cổ xứ Quảng đã tìm đến với ông Tăng, rồi thêm khách hàng các nơi khác...


    Một số chi tiết chạm khắc đẹp láy mẫu từ những ngôi nhà cổ mua về được thêm vào cho ngôi nhà trùng tu. “Tay nghề về nhà cổ của thợ đời nay giỏi lắm cũng chỉ đạt mức 70% so với các phường mộc Kim Bồng, Văn Hà thời trước”, ông Tăng nói.


    Những ngôi nhà cổ đủ hạng loại, đủ kiểu từ mọi vùng miền trong nước được chuyển về đây, rồi dựng lên thành những ngôi nhà cổ tinh tươm đứng kề nhau như một show-room nhà cổ lộ thiên trên khu đất rộng. Vậy là một xưởng trùng tu - “chợ” nhà cổ đầu tiên hình thành ở xứ Quảng. “Tui phải rất vất vả mới đảm đương nổi loại công việc khó ăn này. Cũng may tui có đứa con đầu đủ sức chia sẻ và gánh vác công việc. Mấy năm nay công việc của cha con tui phát triển mạnh ở các thành phố lớn, tận Hà Nội, TP.HCM...”, ông Tăng nói.

    Trăn trở từ "chợ"
    “Hút hàng”, anh Lê Quang Vĩnh - con ông Tăng, nhận định ngắn gọn về nguồn nhà cổ mà cha con anh cần mua vào. Sau dăm sáu năm được thu mua mạnh, lượng nhà cổ bán ra ở xứ Quảng cạn dần, cả ông Tăng và anh Vĩnh phải tìm mua thêm ở các tỉnh khác. “Nhiều ngôi nhà cổ khi được chủ nhà rao bán đã hư hại quá nặng. Nhiều nhà mua chỉ để lấy gỗ, có khi chúng tôi phải mua hai ba nhà dồn vào làm thành một ngôi nhà hoàn chỉnh”, ông Tăng cho biết. Ông Tăng ước tính 10 năm qua đã mua vào trên 1.000 ngôi nhà cổ cốt chỉ để lấy xác, lấy gỗ đập vào việc trùng tu.

    Sau sự “mở màn” của một số người “chơi” mua nhà cổ dựng bên ngôi biệt thự hiện đại, đến lượt các dịch vụ khách sạn, ẩm thực, du lịch cũng đặt mua nhà cổ về dựng ở điểm kinh doanh để tăng độ hấp dẫn cho dịch vụ. Nhu cầu tăng lên, nhà cổ càng được săn lùng, nhất là những ngôi nhà đẹp, ít hư hại. “Để có đủ gỗ trùng tu, ngoài số mua từ xác nhà, mấy năm nay cha con tui phải mua thêm gỗ ở các xưởng...”, ông Tăng cho biết.
    “Chợ” đông, hàng đắt, những ngôi nhà cổ đẹp dần dà cũng trôi về xưởng - “chợ” nhà cổ của mình, trong niềm vui vì công cuộc kinh doanh trôi chảy cả ông Tăng và anh Vĩnh đều tâm sự nhiều lúc bán được một căn nhà họ rất day dứt, vì “nhà cổ được cứu chỉ có giá trị, có ý nghĩa đích thực khi được đứng nguyên chỗ mà nó được làm ra, dựng lên ngày trước”.

    Tui đang trùng tu, thêm vào một số mảng điêu khắc hoành tráng cho ngôi nhà của một khách hàng ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, số tiền đến 500 triệu đồng, có nhà còn cho giá cao hơn nữa. Làm cho họ, nghĩ đến mấy ông bà cụ mòn mỏi trong những ngôi nhà cổ chờ sập mà chạnh lòng, giá như họ có được chừng dăm bảy chục triệu đồng sửa lại ngôi nhà họ hết lòng yêu quý…”, ông Tăng bày tỏ.

    Xót xa nhà cổ
    1. Giữa trưa, trong ngôi nhà nằm cuối xóm ở thôn Lộc Phước (xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), ông Lê Văn Quán không ngả lưng được khi người mẹ tuổi sắp tròn trăm của ông kêu la vì chứng đãng trí. Ông nhìn mẹ rồi nhìn lên ngôi nhà hơn 150 tuổi, phên vách rách lỗ chỗ, mái ngói vá tôn, một số cây gỗ bị hư. “Biết có lo cũng không làm chi được, vậy mà hễ nhìn ngôi nhà là lòng tui cứ quay quắt. Giá như mình có tiền sửa lại thì đây là ngôi nhà rường đẹp không dễ có. Cả xã nay chỉ còn một...”, ông Quán nói, chỉ tay vào những họa tiết chạm trỗ rất tinh xảo.


    Tuy không lớn bằng một số nhà rường cổ ở Đại Lộc, nhưng ngôi nhà ông Quán cũng rộng đến trên 130m2 với giàn cột 64 cây


    Ngôi nhà ngày một xuống cấp, ông Quán chỉ có thể vá víu, chống đỡ qua ngày. “Dựa vào cây lúa để nuôi bảy tám miệng ăn ở đất này không phải dễ, trùng tu ngôi nhà này ít nhất cũng trăm triệu đồng. Tui vừa mới viết di ngôn dặn mấy đứa con phải ráng giữ nhà, chờ khi có điều kiện trùng tu...”, ông Quán nói, lục hòm lấy ra tờ chúc thư đầy nỗi niềm ở tuổi 72.

    2. Bên cảnh tươi vui của làng Trung Phú (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, Quảng Nam), nhìn từ xa ngôi nhà của bà Võ Thị Khiết như trưng ra nét đẹp cổ xưa bên những nhà cửa tân thời trong làng. Nhưng lại gần nhìn tường vôi bị rạn nứt, mái ngói nát dột lỗ chỗ mới biết ngôi nhà tàn tạ.


    Mẹ con bà cụ Võ Thị Khiết bên ngôi nhà vang tiếng một thời nhưng xuống cấp hàng chục năm nay


    91 tuổi, điếc, lãng trí, bà Khiết sống dựa người con gái góa 66 tuổi cũng bị nặng tai. Từ lâu mẹ con bà Khiết phải làm ngôi nhà nhỏ kề bên để ở, ngôi nhà rường dột nát chỉ còn dùng làm nơi thờ tự ông bà. Ông Trần Huỳnh Mính, người trong dòng tộc, cho biết những người thừa kế ngôi nhà đã vào TP.HCM sinh sống từ lâu, để ngôi nhà cho mẹ con bà Khiết coi ngó từ hơn ba chục năm nay. “Xót lắm. Đây là ngôi nhà rường từng vang bóng một thời, nhóm thợ phường mộc Kim Bồng phải làm hai năm mới xong. Vậy mà anh em trong đó làm ăn khó khăn hoài, hẹn trùng tu mãi vẫn chưa được, giờ nó bị hư hại nặng quá...”, ông Mính nói như than.

    3. Đi trên đường làng thân thuộc, người dân làng Mỹ An (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn cứ nghe là lạ khi ngang đoạn nhà ông Nguyễn Sắc thấy mất đi ngôi nhà xưa với mái ngói âm dương to lớn, uy nghi. Ông Nguyễn Hữu Tuân, con trai ông Sắc, nói cứ vài chiều ông lại đạp xe vào đây nhìn vườn cũ mà tưởng tượng lại mái nhà đã đứng ở mảnh đất này hơn trăm rưỡi năm cho đến ngày bị bán đi.

    Nhà bị hư hại nặng, nếu trùng tu phải mất 150 triệu đồng. Tính tới tính lui rồi cũng phải bán lấy 90 triệu đồng, thêm vào 11 triệu đồng mới xây được ngôi từ đường trên nền cũ để hương khói ông bà. “Tính ra ngôi nhà cổ tiếng tăm xưa nay chỉ đổi được cái nhà xây cấp 4 đơn sơ vậy đó. Xót bụng lắm!”, ông Tuân than thở.


    Căn nhà mua của gia đình ông Nguyễn Sắc sau khi được trùng tu - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ


    Ngôi nhà ấy được ông Lê Văn Tăng mua và trùng tu, dài 16,43m, rộng 12,29m, cao 5,1m. Một khách Thái Lan trả giá 2 triệu USD nhưng ông Tăng nhất quyết không bán. “Cứ nghĩ giá 2 triệu USD là lớn nhưng không dễ tìm ra ngôi nhà cổ đẹp thế này, của quý là vô giá”, ông Tăng nói.

    4. Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, phó trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Bảo tồn di sản di tích Quảng Nam, cho biết qua đợt điều tra được Viện Nghiên cứu kiến trúc trung ương cùng Tổ chức JICA của Nhật giúp tổ chức, Quảng Nam mới biết ở địa phương mình còn được chừng 350 ngôi nhà cổ, nhưng đến nay “giỏi lắm cũng chỉ còn khoảng nửa”. Ông Hỷ cho rằng một trong những giải pháp chính giúp bảo tồn nhà cổ hiệu quả là hỗ trợ kinh phí cho chủ nhà trùng tu, sửa chữa. Nhưng do chưa có cơ chế quản lý, bảo tồn cho nhà cổ tư nhân, tỉnh, huyện khó có kinh phí giúp làm việc này được.
    Bà Huỳnh Thị Ngọc Thuyên - chuyên viên bảo tồn bảo tàng thuộc Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao huyện Đại Lộc (Quảng Nam) - nói trong day dứt: “Trong số bảy ngôi nhà đoàn khảo sát lưu ý nên động viên chủ nhân cố giữ lại vì có giá trị cao thì người ta đã bán hết sáu, chỉ còn lại một thôi”.



    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom