• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thị trấn ma trong ngọn lửa từ địa ngục

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thị trấn ma trong ngọn lửa từ địa ngục

    Centralia sầm uất nay chỉ là một thị trấn câm lặng ma quái khi toàn bộ dân cư đã rời đi sau thảm họa cháy mỏ than kinh hoàng, ngọn lửa bừng bừng trong lòng đất hơn 45 năm qua đã thiêu đốt không khí và sự sống nơi đây.
    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    Biển cấm bị ngã cảnh báo mọi người về nguy hiểm gây chấn thương, thậm chí tử vong khi đi lại trong vùng do khí độc và đất sụt.

    Thị trấn câm lặng

    Nằm ở hạt Columbia, bang Pennsylvania, Mỹ, thị trấn Centralia ra đời vào năm 1866 cùng với ngành công nghiệp khai thác than đá. Thế nhưng cũng chính than đá đã kết liễu số phận phồn thịnh của thị trấn này.
    Thảm họa đã xảy đến. Centralia bị thiêu đốt trong “lửa địa ngục” – chính xác như nghĩa của cụm từ này – một ngọn lửa dữ dằn đến tận bây giờ vẫn đang ngấu nghiến từng vỉa than bên dưới lòng đất!
    Năm 1984, Chính quyền Liên bang đã chi 42 triệu đô giúp người dân Centralia di dời. Nhiều người chấp nhận mọi mức giá chính phủ trả để ra đi. Chỉ một vài gia đình kiên quyết ở lại mảnh đất của mình mặc những cảnh báo từ quan chức Pennsylvania.
    Vào thời điểm 1960, dân số ở Centralia có hơn 2.000 người và khoảng 600 người ở vùng lân cận. Thị trấn nhỏ bé này có ngân hàng riêng, 7 nhà thờ, 5 khách sạn, 27 quán rượu, 2 nhà hát, bưu điện và 14 cửa hàng tạp hóa. Thế nhưng sau thảm họa, số người cư trú tụt giảm thê thảm: 1.000 người năm 1981, 12 người năm 2005… Centralia bị bỏ hoang đầy vẻ ghê rợn với những con đường nứt hoác, những tòa nhà cũ kỹ, hoen ố, những nhà dân mục nát và những nấm mồ rải rác.
    Năm 1986, tác giả Devid Dekok đã từng mô tả về Centralia như sau: “Đó là một thế giới không ai có thể sống nổi, nóng hơn cả sao Thủy, không khí nhiễm độc như sao Thổ. Ở trung tâm ngọn lửa, nhiệt độ dễ dàng vượt mức 1.000 độ F. Những đám mây chết người với CO2 và những khí khác cuộn lên từ những hốc đá”.

    Ngây thơ trước thảm họa

    Thảm họa xảy ra như kịch bản thường thấy trong những bộ phim về thảm họa. Thế nhưng chúng ta thường chỉ giỏi tưởng tượng hơn là đánh giá tình huống một cách đầy đủ. Và thế là thảm họa đã xảy ra thật – với một lý do được xem là kỳ quái nhất có thể nghĩ đến!
    Đến nay người ta vẫn chưa biết chắc bằng cách nào ngọn lửa đã bốc lên và biến Centralia thành một nơi không thể cư ngụ. Có ý kiến khẳng định rằng vào tháng 5/1962, Hội đồng thị trấn Centralia đã thuê năm người của đội chữa cháy tình nguyện đến dọn sạch hố chôn rác của thị trấn. Hố chôn rác này mới được dời đến gần một mỏ than lộ thiên bị bỏ hoang cạnh nghĩa trang Odd Fellows. Thế nhưng cứ theo cách xử lý của những năm trước, những người lính cứu hỏa lại châm lửa để thiêu hủy rác. Kết quả là ngọn lửa cho đến nay vẫn không thể dập tắt!
    Một bằng chứng ủng hộ ý kiến này với sự thật: một trong hai sẽ chở rác đã đổ tro nóng hoặc xỉ than lò đốt than vào hố chôn rác. Theo luật, thị trấn phải chịu trách nhiệm lắp đặt lớp chống lửa tại hố rác nhưng công việc này vẫn chưa hoàn thành. Điều này dẫn đến việc than nóng thâm nhập vào mạch than bên dưới hố chôn rác và ngọn lửa ngầm được nhén lên. Nó lan xuyên qua những hốc đá vào đến mỏ than bên dưới Centralia. Nỗ lực dập tắt ngọn lửa trở nên vô ích và nó vẫn tiếp tục cháy trong suốt thập niên 60 và 70 sau đó. Thế nhưng đến tận lúc này, người dân ở Centralia mới ý thức được thảm họa.

    Thảm họa chưa hồi kết

    Đến cuối những năm 1970, đã có một vài báo cáo về những vấn đề sức khỏe do khí CO và CO2 tỏa ra từ vụ cháy ngầm. Năm 1979, một người chủ trạm xăng và thị trưởng John Coddington nhúng một cây gậy vào bể ngầm để đo mức nhiên liệu. Khi phát hiện cây gậy nóng, ông đã đo nhiệt độ và giật mình phát hiện nhiệt độ bể xăng lên đến gần 80 độ C. Sự chú ý của khắp bang về ngọn lửa bắt đầu gia tăng và đến năm 1981 trở thành làn sóng bàng hoàng khi cậu bé 12 tuổi Todd Domboski suýt mất mạng vì mặt đất nứt thành một hố đất sụt sâu 46m ngay dưới chân cậu, những cột hơi nước phun lên chứa mức CO gây chết người. May thay, người anh họ Eric Wolfgang đã nhanh tay đẩy Todd ra khỏi miệng “hố tử thần”.
    ]"]TANGAN JUDI | Situs Slot Online Terbaik Yang Asia Miliki
    Cháy mỏ than là thảm họa thường trực ở những vùng có tài nguyên này.

    “Lửa địa ngục” tỏa đi bốn mặt bên dưới những tầng đất của khu vực rộng 1,6 km2, dấu hiệu duy nhất của nó là những luồng hơi nước, một vài biển báo cảnh báo lửa ngầm, đất sụt và khí CO. Trong suốt 47 năm qua, ngọn lửa ngầm vẫn cháy và sẽ tiếp tục cháy cho đến 250 năm hoặc 1.000 năm sau…
    Câu chuyện về Centralia có thể kì lạ và gây kích thích với bạn nhưng nó không phải là duy nhất. Thật không may những vụ cháy mỏ than xuyên thập kỉ phố biển ở nhiều nơi. Thực tế, ước tính cho thấy chỉ riêng những vụ cháy mỏ than không thể khống chế ở Trung Quốc (khoảng 20 triệu tấn/năm) chiếm đến 2-3% toàn bộ khí thải carbon của nền công nghiệp thế giới. Theo tờ Tribune, những vụ cháy mỏ than không mong muốn đó hoành hoành hay cháy âm ỉ ở Mỹ, Nam Phi, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ. Khi bạn đang đọc bài viết này, những ngọn lửa vẫn đang đốt cháy một khối lượng than khổng lồ ở vùng nông thôn Trung Quốc, chúng bùng cháy dữ dội ở một quận Ấn Độ. Ở Mỹ, chúng cháy ở Pennsylvania, Kentucky, Colorado và Wyoming.
    Những vụ cháy mỏ than ngầm gần như không thể kiếm soát và vì những vật liệu khác cũng cháy cùng với than, một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển. Hỏa hoạn mỏ than vì vậy được xem là một thảm họa toàn cầu. Tình trạng xấu nhất thế giới chính là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, nhưng hiển nhiên ở bất cứ nơi nào có mỏ than thì ở đó cũng có nguy cơ gặp thảm họa tương tự – ở nước ta cũng không thể không đề phòng. Tuy nhiên khoa học công nghệ chưa đủ khả năng để dập tắt những “ngọn lửa địa ngục” này, chúng ta chỉ biết hi vọng để có thể sớm can thiệp trước khi những vụ cháy mỏ than gây ô nhiễm trầm trọng và đe dọa cuộc sống con người.

    (Sưu tầm)
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom