• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Câu chuyện cổ vật

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu chuyện cổ vật

    Câu chuyện cổ vật


    Lê Hải
    BBCVietnamese.com







    Không nhất thiết phải giàu có, cũng không cần phải là nhà nghiên cứu mới có thể làm chủ một mũi tên được cho là từ thời Phùng Nguyên, khoảng 2000 năm trước Công nguyên, theo câu chuyện của một nhà sưu tập đồ cổ trẻ tuổi.
    Sinh năm 1983, Cao Anh Tuấn bắt đầu mê đồ cổ trong thời gian làm sinh viên trường đại học kiến trúc Hà Nội và lúc đó mua chiếc mũi tên này chỉ với giá 300.000 đồng tiền Việt, dành dụm từ những công việc làm thêm ngoài giờ học.
    Đó cũng là mức giá của những món đồ cổ tinh xảo khác, như một chiếc khuyên tai đá ngọc từ 2000 năm trước, được anh buộc dây làm thành mặt dây chuyền đeo trên cổ.
    Nhưng Anh Tuấn thích nhắc nhiều đến chiếc "sáo đá" thuộc văn hóa Sơn Vi cách nay có đến 10.000 năm.
    "Một hiện vật như thế này, có thể cho rằng người từng làm chủ nó là một tù trưởng một bộ lạc Việt cổ. Trên đất nước, giới khảo cổ chỉ biết được đến hai hiện vật như vậy." - Cao Anh Tuấn viết trên trang Facebook.
    Nhưng anh cho biết trước đó từng ngần ngại khi thấy người bán hạ giá xuống còn 500.000 đồng cho món đồ ông từng thích, và một người sưu tầm khác đã không chọn mua từ lô hàng đồ cổ.
    "Chắc nó chỉ là hòn cuội bên bờ sông bờ suối thôi, người cổ nhặt được nó đem về chế tác, mà lý do họ chọn chính là do kích thước cầm rất vừa tay," anh chia sẻ với BBC tiếng Việt.
    "Nếu bịt một đầu và ghé miệng thổi mạnh vào đầu kia sẽ ra tiếng tù và rất hùng vĩ"


    Anh nói trước đó có giả thiết cho rằng viên đá được khoan lỗ để làm vũ khí, buộc ném vào thú săn, nhưng sau khi anh phân tích kỹ hơn về lỗ khoan thì bắt đầu say mê với lịch sử của hiện vật này.
    "Vị trí lỗ khoan xiên theo cạnh mỏng, rất khó làm."
    "Cần hình dung ngày trước không có kim loại để làm việc này, nên họ sẽ lấy đá đục đá, nên chọn một viên đá hình trụ có độ cứng cao hơn, rồi đến giữa thì lại khoan ngược từ đầu kia vào."
    Thế rồi từ đồ đá anh có thêm đồ gốm sứ, đồ đồng, gạch ngói trang trí... mà nhiều món được cấp giấy chứng nhận và xuất hiện trong các cuộc trưng bày di sản văn hóa dân tộc nhân các dịp lễ quan trọng ở Hà Nội.
    Ở khu vực phía Bắc có khá nhiều người ham mê cổ vật, thường sinh hoạt trong nhóm chuyên đề như là Hội cổ vật Thăng Long, Hội cổ vật Unesco, Hội Thiên Trường - Nam Định...
    Cao Anh Tuấn cho biết những người chơi đồ cổ thuộc loại "nghèo" như anh hiện rất nhiều, "nhiều hơn tầng lớp chơi kiểu đại gia thật sự".
    Nhiều người nuôi dưỡng thú đam mê của mình bằng cách "lấy mỡ nó rán nó", tức là bán bớt đồ với giá cao hơn để có tiền mua món khác.
    Chiếc nhẫn tương tự ở Bangkok trị giá 6.000 USD


    Và một trong những cách tìm những món đồ mới và rẻ là đi về các miền quê, mà dân trong nghề hay gọi là "đi xứ/sứ".
    "Tôi đi sứ lên Sơn Tây cùng người bạn vong niên trong thế giới cổ vật, được giới thiệu chiếc nhẫn đầu trâu." - Anh kể trên Facebook.
    "Giá đưa ra không phải là cao, nhưng tôi chỉ là một sinh viên nghèo, vì vậy, với một vẻ mặt thờ ơ, tôi nói đây chỉ là một chi tiết trang trí trên nắp nồi nắp lọ gì đó, bởi vậy giá rất thấp tôi mới mua."
    "Sau năm phút mặc cả, tôi đã được sở hữu báu vật với giá 200.000 đồng, rẻ hơn quá nhiều lần so với giá ban đầu, và gần như là tặng không nếu so với giá trên thị trường cổ vật Thái Lan."
    Cao Anh Tuấn cho biết trước đó anh từng được xem món hàng tương tự tại một cửa hàng chuyên bán đồ cổ Việt Nam ở khu Silom, giá của nó là 6.000 USD.
    Sự cách biệt về giá cả của các đồ vật cũ kỹ chính là ở chỗ người mua có nhìn thấy giá trị của không gian và thời gian, tức là trầm tích văn hóa và lịch sử tích tụ lại trong đó hay không.
    Anh Tuấn cho biết đã tình cờ lạc vào rồi ở lại mãi trong thế giới đam mê này do một chuyến du lịch bụi vào Huế thời sinh viên.
    "Với sự thân tình, món đồ thuộc về tôi với giá thấp hơn giá bán ban đầu"


    Một người bán chạp phô bên bờ sông Hương đã kể cho anh nghe lai lịch chiếc bát thời Lê vớt dưới biển Cù Lao Chàm, rồi hào phóng tặng luôn tất cả các món hàng khách đã chọn, có nhiều món là cổ vật vớt được dưới lòng sông Hương.
    Ra nước ngoài du học, Cao Anh Tuấn mang theo một vật mà anh tin là thuộc văn hóa Đông Sơn để "mỗi khi ngủ có thể ngắm nhìn nó và nhớ về lịch sử đất nước".
    Similar Threads
  • #2

    Bộ vũ khí đồng hiếm có

    Bộ vũ khí đồng hiếm có

    Trong bộ sưu tập đồ đồng cổ còn có chiếc muôi minh văn khắc 6 chữ cổ mà đến nay chưa ai đọc, dịch được.


    Những chiếc dao đồng Đông Sơn quý hiếm. LTS: Đã có những cổ vật ngàn năm lưu dấu lịch sử đất Việt bị đưa ra nước ngoài để đổi lấy những món tiền lớn. Những cổ vật quý còn sót lại bây giờ là bởi những người say mê cổ vật, biết trân trọng, gìn giữ chút văn hóa xưa in dấu trên từng món đồ cổ. Đó là bộ khảm, tráp tải Việt thếp vàng đẹp nhất còn sót lại; là bộ vũ khí đồng Đông Sơn hiếm có; là bộ hoành phi"Lan Quế đằng phương" cổ xưa; là bộ gốm men lục quý hiếm trong đó có chiếc đài sen được cho là của Huyền Trân công chúa…
    Hơn 50 chiếc yểm tâm, hàng chục chiếc dao, lao bằng đồng từ thời kỳ Đông Sơn, những chiếc gương đồng cổ từ thời nhà Hán… là những cổ vật hiếm có hiện đang được tay chơi cổ vật Đặng Tiến Sơn gìn giữ. Trong bộ sưu tập đồ đồng cổ ấy, còn có chiếc muôi minh văn khắc 6 chữ cổ mà cho đến nay chưa ai đọc, dịch được.
    Chiếc lao đồng cổ đẹp nhất
    Những chiếc dao đồng cổ từ thời Đông Sơn còn sót lại đến ngày nay thường có họa tiết hình người hoặc hình chữ T, với những chấm tròn xung quanh. Hàng chục năm mải mê săn tìm cổ vật, anh Sơn đã kiếm được hơn ba chục chiếc dao, lao trong bộ vũ khí bằng đồng cổ.
    Theo đánh giá của nhiều người trong giới chơi cổ vật Hà Nội thì bộ sưu tập vũ khí đồng Đông Sơn này thuộc hàng hiếm có. Trong đó, đắt nhất và quý nhất phải kể đến chiếc lao dài chừng 40cm có họa tiết hình lá đề tinh xảo trên cả hai mặt. Chiếc lao quý này được vớt lên từ dòng sông Thao (Phú Thọ).
    Sở hữu được chiếc lao cổ, với anh Sơn như là một cơ duyên."Mua chiếc lao này năm ngoái, tôi rất may mắn bởi suýt chút nữa thì lao đã di sang Trung Quốc. Ngày đó, một người Trung Quốc đã trả 32 triệu đồng để mua nhưng người chủ cổ vật không bán. Nghe có người quen mách, tôi phi luôn lên Lâm Thao (Phú Thọ) trả 35 triệu đồng, thế là mua được. Đó là một trong những chiếc lao đồng cổ đẹp nhất Việt Nam. Bây giờ, chiếc lao cổ ấy được người ta trả đến 50 triệu đồng nhưng tôi không bán", anh Sơn kể lại.

    Chiếc lao đồng Đông Sơn có giá tới 50 triệu đồng.

    Xếp hàng thứ hai là một con dao đồng có từ thời Đông Sơn, dài khoảng 25cm, có họa tiết là hình người đang sinh hoạt. Chiếc dao này cũng được tìm thấy ở dòng sông Thao.
    Những chiếc dao đồng cổ ấy phần lớn đều là"cổ vật vớt sông" được những người thợ thuyền chuyên đi hút cát trên dòng sông Thao tìm thấy. Cũng vì nằm nhiều nghìn năm dưới đáy sông nên những cổ vật này thường có màu men đồng, đặc trưng riêng mà dân chơi đồ cổ nhìn qua là biết nơi chúng được tìm thấy."Men của đồ đồng cổ phụ thuộc vào thổ nhưỡng nơi nó được chôn, mỗi vùng sẽ có những màu khác nhau. Ví dụ như ở Hà Tây (cũ), cổ vật đồng sẽ có men màu sắt do bị ôxy hóa của nước; cổ vật được chôn ở những vùng núi cao sẽ tạo ra ô xít đồng có màu men xanh và thường bị mục thành bột, cầm trên tay sẽ nhẹ hơn", anh Sơn kể.
    Muôi minh văn và dòng chữ cổ bí hiểm

    Anh Sơn đang chỉ vào chiếc muôi minh văn đặc biệt.

    Trong bộ sưu tập cổ vật đồng của anh Sơn còn có một món đồ bí hiểm mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Đó là chiếc muôi minh văn bằng đồng có hình dáng to, tròn, lòng muôi khá sâu. Điều đặc biệt là trên chiếc muôi đồng có khắc 6 chữ cổ.
    Hiện anh Sơn còn sở hữu hơn 100 chiếc xô đồng Đông Sơn cổ. Chỉ có 30% trong số ấy là còn lành lặn, còn lại đều đã sứt mẻ qua hàng trăm năm nằm dưới lòng đất. Chiếc xô đồng đắt giá nhất cũng được người ta tìm thấy ở xã Châu Can, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và được mua với giá 60 triệu đồng. Những chiếc xô đồng cổ này có họa tiết tinh xảo, những hình khắc cảnh sinh hoạt của người Đông Sơn hoặc những họa tiết O ngã, hàng rào, cọc rào và cả hình người cách điệu đội lông chim.

    Chữ cổ khắc trên muôi đến nay vẫn là điều bí ẩn.

    Cổ vật chim đầu gậy hiếm có cũng được tìm thấy ở Mộ thuyền Châu Can. Đây là một thứ đồ quý hiếm và thiêng liêng, luôn là biểu tượng để dẫn đầu các đoàn quân xưa. Nhưng để có được món cổ vật độc đáo này, không phải là điều đơn giản. Anh Sơn nhớ lại:"Hồi mới đào được, có người ở Thanh Hóa trả 28 triệu đồng nhưng người ta không bán. Sau này, chim đầu gậy được hóa giá cho một thành viên trong đội thợ dò (chuyên săn đào cổ vật). Rồi tôi may mắn mua lại được của người này khi anh ta cần tiền xây nhà".
    Ngày ấy, anh Sơn chỉ phải bỏ 27 triệu đồng để mang được chim đầu gậy về nhà, còn bây giờ giá của nó đã là hơn 50 triệu đồng. Hiếm và quý trong các loại cổ vật bằng đồng còn là chuông ống Đông Sơn."Gần 25 năm theo nghề đồ cổ mà tôi cũng chỉ thấy có 3 bộ đôi chuông ống Đông Sơn. Tôi may mắn có được một bộ", anh Sơn nói.
    Người săn lùng cổ vật
    Chủ nhân của những món cổ vật đồng hiếm có ấy, anh Đặng Tiến Sơn, vốn xuất thân từ nghề in bản đồ. Trong ngôi nhà rộng chừng 28m2 trên đường Âu Cơ ngồn ngộn hàng ngàn loại cổ vật. Từ những món cổ vật nhỏ xíu tới những món có kích thước lớn, giá trị vật chất có món lên đến hàng chục ngàn USD. Đồ cổ được bày la liệt khắp không gian trong căn phòng ăn, phòng ngủ.
    Anh Sơn vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên khiến cuộc đời anh gắn chặt với niềm đam mê cổ vật:"Đó là năm 1985, trong một lần ăn cỗ trên Hoà Bình ở nhà người anh họ, tôi thấy có nhiều đồ đồng, gốm, sành, sứ cũ nát, bị vỡ. Hỏi thì ông anh bảo đó đều là đồ cổ nhưng vì vỡ nát nên không bán được nữa. Trông chúng hay hay, nên tôi xin hẳn một ba lô vác về Hà Nội. Ai ngờ, số đồ tưởng như vứt đi ấy lại được một số họạ sỹ như Đào Hải Phong, Lê Thiết Cương... rất thích thú và hỏi mua. Từ bấy giờ, tôi bắt đầu đi lùng cổ vật ở những vùng sâu, vùng xa. Hết vào Nam ra Bắc, rồi sang tận Trung Quốc, Lào, Campuchia... để tìm những cổ vật. Có khi mỗi chuyến đi kéo dài hàng tháng trời".
    Bây giờ, sau bao năm săn lùng, anh Sơn có trong tay hàng nghìn cổ vật. Trong đó có những bộ đồ cổ có giá trị kinh tế lớn cũng như giá trị lịch sử lâu đời như bộ gương đồng khoảng 300 chiếc có chiều dài lịch sử trải dài suốt từ thời Hán đến thời Nguyễn; bộ xô đồng Đông Sơn khoảng hơn 100 chiếc; bệ đá hình rồng cuốn, cùng nhiều gạch lát từ thời nhà Lý, là một trong những cổ vật quý hiếm của Việt Nam.
    "Có rất nhiều người đã đọc để dịch xem nghĩa của nó là gì nhưng đến nay vẫn chưa ai dịch được. Trong số đó, có cả một tay trùm khảo cổ người Nhật từng đến để tìm hiểu nhưng cũng không hiểu được những dòng chữ cổ viết gì", anh Sơn kể lại. Chiếc muôi minh văn với dòng chữ cổ kỳ lạ này được tìm thấy ở Mộ thuyền Châu Can, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ). Anh Sơn đã mua chiếc muôi này từ năm 2008 với giá 200 USD, nay có người trả tới hơn 1.000 USD. Nhưng không muốn cổ vật nước nhà bị đưa ra nước ngoài nên anh đã từ chối lời đề nghị của những vị khách nước ngoài mà đồng ý nhượng lại chiếc muôi quý cho Bảo tàng Lịch sử với giá 1.000 USD.



    Comment

    • #3

      Bộ bàn ghế cổ thế "độc"

      Bộ bàn ghế cổ thế "độc": Trăm năm vẫn thoảng mùi thơm

      Có một bộ bàn ghế trăm năm tuổi được nghệ nhân xưa chạm khắc theo một thế hết sức lạ. Những đường nét tinh xảo minh chứng cho sự tài hoa của người Việt trong nghệ thuật chạm khắc.


      Bà Phạm Thị Hường đang trò chuyện với phóng viên về "vật báu" của gia đình. Bộ bàn ghế có phép lạ?

      Chúng tôi tìm đến nhà bà Phạm Thị Hường khi trời chiều vừa xế bóng. Đang là mùa thu hoạch nên con đường nhỏ dẫn vào xã Hải Phú (Hải Hậu, Nam Định) ngổn ngang nông sản, đường vốn nhỏ nay lại càng chật hẹp hơn.
      Phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới vào được tận nhà bà Hường - Thực, người được xem là giàu nhất xã Hải Phú bởi đang sở hữu một bộ bàn ghế của vua. Thấy có khách lạ, bà Hường dừng việc lau chùi bàn ghế, gạt vội chiếc khăn bông trắng tinh và chậu nước sạch sang một bên để pha trà mời khách.

      Bà Hường cho biết, bộ bàn ghế này được vợ chồng bà mua lại từ một người quen ở thành phố Nam Định từ năm 1992. Lúc nhìn thấy bộ bàn ghế này, vợ chồng bà đều rất mê bởi nó có kiểu dáng hết sức lạ. Quyết định phải mua cho bằng được bộ bàn ghế này, thế là ông ở lại thuyết phục gia chủ, còn bà về nhà vay mượn tiền.
      "Lúc đó vì quá mê bộ bàn ghế nên vợ chồng tôi không tiếc thứ gì. Quyết phải mua bằng được nên trong nhà có gì bán được, chúng tôi chấp nhận bán hết. Chỉ có đôi bông tai của bà ngoại tặng tôi thời con gái là không bán mà thôi. Lúc mua được bộ bàn ghế về nhà rồi, ai biết chuyện cũng bảo vợ chồng tôi hâm", bà Hường nói.
      Lúc đó, bộ bàn ghế được ông bà mua với giá 25 cây vàng. Để có được số tiền này, bà Hường đã phải bán đi một mảnh đất hương hỏa do bà nội chồng để lại cùng một số nữ trang cha mẹ cho làm của hồi môn khi đi lấy chồng.

      Theo bà Hường, bộ bàn ghế này được người chủ trước mua của cháu đích tôn một viên quan dưới triều nhà Nguyễn ở thành phố Huế. Ông nội của người này từng là một viên quan lớn dưới triều vua Khải Định. Tương truyền, đây chính là bộ bàn ghế do đích thân vua Khải Định vời các thợ mộc và thợ khảm giỏi nhất kinh thành Huế đến bàn bạc và lắp ghép, chạm khắc để làm tặng cho một vị quan hai Pháp. Một tốp thợ mộc ra tận rừng Pù Mát (Nghệ An) để tìm bằng được những cây gỗ trắc có tuổi đời trên trăm năm tuổi về làm bộ bàn ghế này. Có lẽ vì thế, dù đã tồn tại trăm năm nhưng nước gỗ vẫn bóng loáng, mùi thơm thoang thoảng.

      Bà Hường cho biết thêm, điều đặc biệt mà bà cảm nhận khi ngồi trên bộ bàn ghế này đó là, mùa hè thì rất mát và mùa đông lại rất ấm áp. Bà cũng thừa nhận, kể từ khi mua bộ bàn ghế này, gia đình bà làm ăn gặp thuận lợi hơn nên nhiều người đồn bộ bàn ghế này có phép lạ (?). "Có một thời người ta cứ thi nhau đến ngắm, rồi sờ mó để xem bộ bàn ghế này có phép lạ thật hay không. Nhiều người tận Hà Nội, Pháp tìm về ngỏ ý mua lại nhưng chúng tôi không bán. Tiền bạc cần lắm nhưng giá trị tinh thần còn cần hơn", bà Hường chia sẻ.

      Gần 20 năm nay, bộ bàn ghế được gia đình bà Hường đặt trang trọng ngay phòng khách để tiếp khách quý. Hàng ngày, bà và con gái vẫn thay nhau lau chùi nên bộ bàn ghế lúc nào cũng trông như mới.

      Thế lạ

      "Quan sát kỹ thấy bộ bàn ghế được đục đẽo, chạm khắc khá tinh xảo và mềm mại. Điều đó thể hiện rõ người thợ làm nên bộ bàn ghế này tài ba và có gu thẩm mỹ cao. Tôi chưa thấy "rồng cuộn lá lúa" bao giờ. Nhưng nếu đúng như lời kể của bà Hường là bộ bàn ghế này được vua nhà Nguyễn tạc để tặng cho quan hai Pháp thì ý nghĩa của nó đã được thể hiện khá rõ. Rồng và lá lúa mạch quyện hòa với nhau như một ngụ ý mong tình hòa hảo, gắn bó bền chặt giữa hai bên. Tuy nhiên, người thợ tạc đã vô cùng khéo léo khi thể hiện ngụ ý này để người tinh tế lắm mới nhận ra điều đó". - Họa sỹ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng.
      Bộ bàn ghế gồm 1 ghế dài, 1 bàn hình chữ nhật cách điệu và 2 ghế lẻ. Chiếc bàn có chiều dài 0,98m, ngang 0,58m. Đặc biệt, chiếc bàn này cao tới 0,75m. Nếu ngồi trên ghế, mặt bàn ngang gần ngực của một cậu bé 12 tuổi, điều này rất khác so với những chiếc bàn thông thường. Mặt bàn được khảm hình một con rồng rất to và dài, đang hút cá từ dưới mặt biển lên không trung. Đầu rồng chạm hình chữ Vương, theo lối chân phương dưới dạng Hán tự cổ.
      Ghế dài nhất có chiều dài gần 1,2m, ngang 0,42m. Phần lưng tựa, điểm cao nhất là 0,56m. 2 chiếc ghế đơn, mỗi chiếc có mặt hình bán nguyệt rộng 0,48m, cao 0,47m. Cả 3 chiếc ghế đều có tay cầm hai bên, giữa mỗi tay cầm có gối nắm hình quả dừa cách điệu, rất độc đáo và lạ lẫm.

      Theo bà Hường, nhiều người trong Hội Cổ vật Thiên Trường (Nam Định) từng đến đây quan sát bộ bàn ghế và nhận định: Hình ảnh rồng hút cá trên mặt bàn được các thợ chạm ngày xưa khảm theo tích rồng phun nước hoặc hút nước. Đường khảm hết sức tinh xảo, mềm mại. Trai dùng để khảm là loại già nên cho đến bây giờ vẫn giữ được màu trắng sáng lấp lánh đặc trưng. Đặc biệt hình rồng trên mặt bàn là loại rồng chân dài, có móng vuốt sắc nhọn, chân đạp trên những áng mây trắng xóa. Hình rồng này khá gần gũi với hình rồng thêu trên long bào của các bậc vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa. Tất cả tích này được gói gọn trong một đường viền hình bầu dục, đầu rồng nằm ngay trung tâm của mặt bàn.

      4 góc mặt bàn được điểm xuyết hoa mai, cúc, sen, tùng, tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Chân bàn và chân ghế đều được tạc dạng móng nghê (nghê - loài vật thường chầu trước cổng các đình chùa ở Việt Nam - PV) rất sống động và chắc chắn.

      Phần lưng tựa của ghế dài có hai lá lúa cách điệu thành hình trái tim. Trên mỗi trái tim cũng có 2 con rồng nhỏ được khảm trai như mặt bàn. 2 trái tim được nối liền với nhau bởi các đường xoắn hình lá lúa mạch hay còn gọi là đục vặn quả đỗ theo thế cánh cung. Riêng phần lưng tựa của ghế đơn lại mang hình quả táo cách điệu, sinh động như một bức phù điêu cổ. Nhìn kỹ, người xem có thể dễ dàng nhận ra sự pha trộn khéo léo nghệ thuật phương Đông và phương Tây, cổ xưa và hiện đại qua bộ bàn ghế này.

      Bà Hường cho biết, bộ bàn ghế này càng để lâu và càng có nhiều người ngồi thì độ bóng, màu đen của nó càng đậm hơn. "Nhiều người khi nhìn qua không tin đó là màu đen nguyên sơ của nó, cứ nhất mực bảo chúng tôi sơn dầu lại nhưng khi được tự tay thử đi thử lại thì họ phải gật đầu công nhận", bà Hường nói.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom