• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Ôi ! Đà Lạt Ngày Xưa Thân Ái Của tôi nay ...Còn Đâu ?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ôi ! Đà Lạt Ngày Xưa Thân Ái Của tôi nay ...Còn Đâu ?

    Ôi ! Đà Lạt Ngày Xưa Thân Ái Của tôi nay ...Còn Đâu ?



    Bạn, ! Theo báo Sài Gòn, những năm gần đây, du khách đến Đà Lạt và ngay cả người dân địa phương đều có cùng nhận xét rằng thành phố này ngày càng biến dạng. Ngoài nguyên nhân được giải thích là do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, một "hung thủ" khác được đề cập là việc có quá nhiều rừng thông bị đốn hạ. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
    Trên địa bàn thành phố Đà Lạt, chính những rừng thông đã giúp cho thành phố này thêm phần mát mẻ và tạo ra một bản sắc riêng. Do ảnh hưởng độ cao và được rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới với nhiệt độ trung bình 18 độ C - 21 độ C, cao nhất chưa bao giờ quá 30 độ C và thấp nhất không dưới 5 độ C; có hai mùa rõ rệt... Thế nhưng, khí hậu độc đáo của Đà Lạt đang mất dần. Đà Lạt giờ không còn nhiều sương mù lãng đãng hay cảnh người đi đường co ro trong áo ấm...
    Những người sống lâu năm ở Đà Lạt than phiền: "Không còn nhận ra Đà Lạt nữa, bởi thời tiết quá khác thường, khi thì nóng cháy da, lúc lại lạnh khủng khiếp". Một chuyên viên Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Lâm Đồng cho rằng sự thu hẹp nhanh hơn rừng nội ô ở Đà Lạt, việc "bê tông hóa thiên nhiên" (xây dựng công trình ồ ạt), cộng với hiện tượng biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến chuyện khí hậu ngày càng tồi tệ ở Đà Lạt. Chưa hết, việc phá rừng, phân lô bán đất, lấp nhanh nhà cửa vào núi đồi, mở đường cao tốc... cũng khiến thời tiết "tráo trở" hơn.
    Nếu như năm 1923, khi đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt mới có 1 ngàn 500 dân thì đến năm 2009, dân số thành phố này đã lên tới trên 256 ngàn người. Cũng trong năm 2009, Ủy ban thành phố Đà Lạt đã triển khai đề án điều chỉnh quy hoạch đô thị với nội dung chính là điều chỉnh hệ thống vành đai, tăng diện tích khu nội ô lên gấp hai lần hiện nay - từ 2 ngàn 730 hécta lên 5 ngàn104 héc ta. Trong đó, hai hướng phát triển khiến nhiều người lo ngại nhất chính là khu vực phía Nam thành phố, lấy hồ Tuyền Lâm làm tâm điểm nối với Quốc lộ 20 về Sài Gòn và khu vực phía Tây Đà Lạt - mở rộng thành phố lên hướng núi Lang Bian với nhiều dự án lớn như khu du lịch tổng hợp DanKia- Đà Lạt, phi trường Cam Ly, khu du lịch Cam Ly-Măng Lin.
    Bạn,
    Cũng theo báo Người Lao Động, các chuyên viên lo ngại vì sự phát triển này sẽ phạm vào những khu rừng còn nguyên vẹn lớn nhất của Đà Lạt. Việc phát triển du lịch quá "nóng" ở khu hồ Tuyền Lâm và cả Đà Lạt nói chung khiến những di tích, thắng cảnh có nguy cơ trở thành phế tích khi không còn bản sắc riêng.
    ( Do Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

    I/ Đà Lạt còn đâu nét thơ mộng hồ Tuyền Lâm?

    Tình hình là tôi đang rất bức xúc cái vụ đô thị hóa của tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà lạt nói riêng. Đà Lạt đối với suy nghĩ của mọi người nó chính là một thiên đường có thật, họ đã ví von Đà lạt là thành phố ngàn hoa, thành phố trong rừng, thành phố mộng mơ... Nhất là khu vực hồ Tuyền Lâm, nơi đây nổi tiếng là một khu du lịch đáng tham quan của mọi người khi lên Đà Lạt, vậy mà lần trở lại gần đây nhất của tôi, tôi thấy thất vọng quá, cái không gian yên tĩnh của tự nhiên, hồ, núi, suối, thác... bị xé nát bởi các biệt thự mọc lên như nấm sau mưa ở những khu vực này.


    .

    Vẻ đẹp mê hồn của hồ Tuyền Lâm xưa.

    Họ những người mang "mác" phát triển du lịch đã ngang nhiên phá nát khu di tích lịch sử này. Ngày 30-8-1998, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 1811/QĐ/BT công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Những tưởng khi được công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia thì khu vực hồ Tuyền Lâm này sẽ được giữ nguyên sơ vẻ đẹp của nó, ai ngờ...

    Chúng ta cũng cần nói thêm về bề dày chiến tích của khu vực hồ này để chứng minh cho những tức giận không chỉ của riêng tui mà của rất nhiều người đã chứng kiến sự tàn phá này là đúng. Theo tài liệu lưu trữ cho thấy thì khu vực hồ này được ông Farraut – một người Pháp người sinh sống ở Đà Lạt lâu năm đã thuê 3000 ha để làm nông trại vào năm 1930.


    .


    và nay nó đã bị phá nát bởi những dự án du lịch.


    Khu vực này còn nổi lên với cái tên chiến khu Suối Tía trong phong trào chống Pháp và chống Mỹ của quân dân ta. Căn cứ này là địa phận rất quan trọng của phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của quân dân thị xã Đà lạt ngày xưa. Nói chung thì khu vực nơi đây đã được công nhận là những chiến tích thời chiến để lại, đáng lẽ phải được bảo tồn nguyên sơ của nó nhằm tạo nên một cảnh quan huyền bí tự nhiên đầy quyến rũ chứ không nên tàn phá nó như hiện nay.

    Nhưng trên thực tế hiện nay thì với cái mác khai thác du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái, những dự án này đang triển khai ồ ạt ở khu vực hồ Tuyền Lâm vô tình đã biến khu vực này thành một đại công trình nham nhở.

    Điển hình như những tuyến đường mới mở từ việc xẻ đồi, bạc núi đang tiến hành bừa bãi, những cây thông với kích cỡ một người ôm đã bị triệt hạ một cách vô tội vạ nằm lên láng khắp nơi hai bên đường.


    .


    Ngã mình hy sinh vì du lịch?



    Đấy là chưa nói đến việc triệt hạ rừng thông lâu đời ở đây để xây lên những ngôi biệt thự tráng lệ, xót xa nhất là khu vực Nam Sơn Resort với diện tích khoảng 15 ha của Công ty TNHH Maico (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồ gốm mỹ nghệ ở Bình Dương). Nghe nói là dự án này sẽ chính thức khởi công vào đầu tháng 11 và được đưa vào sử dụng trong năm 2011. Người dân nơi đây cho biết họ rất bức xúc về việc này, cả một quả đồi toàn là thông có tuồi đời vài chục năm, nay lại phải nhún nhường cho dự án mọc lên. Thật chua xót!

    Liền kề với dự án này, ngay tại bờ hồ là dự án khu Bình An Village Đà Lạt do Công ty Cổ phần Làng Bình An (trụ sở đặt tại Đà Lạt) làm chủ đầu tư với diện tích hơn 7 ha. Dự án của công ty này đã xây dựng hàng loạt biệt thự, nhà nghỉ, khách sạn chiếm lĩnh cả một khoảng trống không gian rộng lớn khu vực quanh hồ. Ngoài ra còn có hàng loạt các dự án khác đang triển khai rầm rộ quanh quả đồi này.

    Chỉ có bấy nhiêu đấy thôi thì với ai đã từng tới nơi đây có thể hình dung ra được khu vực hồ Tuyền Lâm này đang bị bức tử như thế nào rồi. Biết là nhưng khu du lịch mọc lên thì những rừng thông kia sẽ hạ mình xuống để nhường chỗ, biết là khai thác du lịch để phục vụ cho du lịch nhưng sao cảm thấy đau xót quá. Có thể vì lợi nhuận mà họ đã không nhìn thấy được nét đẹp cổ kính, hùng vĩ của hồ Tuyền Lâm này. Thật là tiếc nuối cho một khu du lịch tuyệt đẹp đang dần bị các dự án bức tử. Bức xúc quá!


    II/ Csvn đã san bằng Hồ Xuân Hương, hủy hoại thắng cảnh lịch sữ, tàn phá phong cảnh thiên nhiên thơ mộng của quê hương. Thật không còn gì để nói !!!

    Sau khoảng 1 tháng thi công, con đường tạm băng qua hồ XH ( bên hông Thủy Tạ qua nhà Hướng Đạo) đã hoàn thành và các loại xe đã chính thức lưu thông vào sáng hôm qua, 5-3-2010.


    .

    .

    .

    .

    .

    .

    .


    ngày 5-3

    .


    Từ phía nhà hàng Thanh Thủy nhìn qua.

    .

    Hồ Xuân hương được xem như là cái hồn của Đalat ..hôm nay nó thế này đây ...chẳng biết những công trình thẩm mỹ của cấp lãnh đạo thành phố Đalat ra sao nữa ..thật là đáng buồn cho Đalat nói riêng và nước VN nói chung ...HB
    Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 31-07-2010, 06:36 PM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom