• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thức ăn tốt cho sức khoẻ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thức ăn tốt cho sức khoẻ

    8 Món ăn bổ dưỡng sức khỏe

    --Sau nghiên cứu, điều tra cụ thể, các nhà dưỡng sinh và các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện thấy những người sống trường thọ thường có 8 sở thích sau đây.
    1. Cháo


    Nhìn từ thói quen ăn uống, trong những người sống trường thọ thì không có một ai là không thích ăn cháo. Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Qu ế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.
    Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
    Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, tha nh lọc phổi, mát đường ruột.
    Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cướng sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”.

    2. Các món kê



    Người già thích nhất ăn kê và xem kê là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh là “món đầu đàn của ngũ cốc”. Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.
    Y học Trung Quốc cho rằng, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khoẻ gân cốt, cơ bắp.
    Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Tha nh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Có thể nói, người già trường thọ thích ăn kê là rất đúng và có cơ sở.

    3. Bắp


    Ngô còn có tên gọi khác là Ngọc trân châu, là “thực phẩm vàng” được toàn thế giới công nhận và cũng là món ăn chính mà người trường thọ không thể “rời xa”.
    Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy người Pueblo bản địa không ai bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Nghiên cứu thì được biết là do người dân vùng này thường xuyên ăn ngô.
    Các nhà khoa học cho biết: trong ngô hàm chứa đại lượng lecithin, acid linoleic, vitamin E vì vậy không dễ gây ra cao huyết áp và xơ cứng động mạch..

    4. Khoai lang



    Ăn khoai lang là một trong những sở thích lớn của người già trường thọ.
    Một trong những người trường thọ tâm sự: “Khoai lang là một báu vật, bữa ăn nào cũng phải có nó”.
    Theo nghiên cứu, khoai lang có 5 tác dụng lớn: thứ nhất dinh dưỡng phong phú, điều hoà bổ máu; thứ ha i là nhuận tràng thông khí, có lợi cho đại tiện; thứ ba là ích khí, tăng cường hệ thống miễn dịch; thứ tư là khoai lang hàm chứa chất chống ung thư, có thể phòng chống ung thư; thứ năm là phòng chống lão hoá, ngăn chặn xơ cứng động mạch.
    Khoai lang hàm chứa đại lượng chất keo protit vì vậy có thể ngăn ngừa các bệnh gan và thận, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ các gốc tự do, tránh bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra.
    Trong khoai lang lại còn chứa khá nhiều canxi, magie, vì vậy có thể phòng ngừa chứng xương cốt rời rạc. Từ đó có thể thấy, khoai lang là một báu vật không thể thiếu của người trường thọ.
    5. Đậu phụ


    Người già thường thích ăn đậu phụ, họ cho rằng: “Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ đảm bảo bình an”.
    Thành phần chủ yếu của đậu phụ là protein và isoflavone. Đậu phụ có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể.
    Thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khoẻ và phát triển trí lực. Người già thường xuyên ăn đậu phụ có tác dụng rất tốt để trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc.
    6. Cải thảo


    Cải thảo là một trong những loại rau củ người già thích ăn nhất. Cải thảo có mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng hài hoà, là loại rau tốt nhất trong mùa đông.
    Đại sư Tề Bạch Thạch Trung Quốc đã để lại một bức tranh cải thảo rất có ý nghĩa, bức tranh độc luận cải thảo là “vua của các loại rau” và ca ngợi “ trăm loại rau không bằng cải thảo”.
    Thường xuyên ăn cải thảo cơ lợi cho việc đánh đuổi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Cải thảo hàm chứa chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, carotine, ngoài ra còn hàm chứa một loại chất có thể phân giải nitrosamine - một chất gây ra ung thư.
    Nhìn từ công dụng dược lý, cải thảo có 7 công dụng lớn: đó là dưỡng dạ dày, nhuận tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm mỡ, t ha nh nhiệt và chống ung thư.
    7. Củ cải

    Người già trường thọ mùa đông không rời xa củ cải. Họ nói: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, 1 năm 4 mùa đảm bảo an kha ng”.
    Củ cải hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hoá.
    Củ cải đích thực là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của người già. Y học Trung Quốc cho rằng, củ cải có thể “hoá giải” và tiêu hoá thực phẩm tích trữ trong dạ dày, trị mất tiếng do ho, đờm gây ra; trị ho ra máu, chảy máu mũi; giải khát, trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu....
    Nếu ăn sống có thể giải khát, t ha nh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hoá; Luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khoẻ tỳ.
    “Củ cải và trà” tức là ăn củ cải, sau đó uống trà, có thể tiêu trừ khô nhiệt, bài trừ khí nóng độc tích tụ trong cơ thể, có tác dụng rất tốt để khôi phục t ha nh khí và tinh thần.
    Củ cải nấu với thịt sẽ là ngon nhất nhưng không được ăn cùng với nhân sâm và cam quýt.
    8. Cà rốt
    Cà rốt hàm chứa nhiều vitamin A, có chứa phong phú chất carotine. Nghiên cứu chỉ rõ, cà rốt có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, trúng gió, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
    Chất carotine ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotine sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.
    Chất carotine chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ vì vậy, những người già “trường thọ” có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotine có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotine có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotine đạt đến 95%.
    Cà rốt còn có tác dụng tăng cường trí nhớ. Trước khi đọc sách hay học bài nếu ăn một đĩa cà rốt xào, rất có lợi cho việc tăng cường và củng cố trí nhớ
    Similar Threads
  • #2

    Tăng rau củ, giảm tinh bột, hạn chế thịt để khỏe mạnh

    Một chế độ ăn uống ít đường-bột (cacbon-hydrate) với các chất béo và protein từ rau củ sẽ tốt hơn thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ chỉ rõ.


    So sánh 2 chế độ ăn trong hơn 2 thập kỷ, các nhà nghiên cứu nhận thấy chế độ ăn có tỉ lệ chất đường-bột thấp, chủ yếu là rau củ thì sẽ giảm được tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư, cũng như các bệnh khác.


    TS Frank B. Hu, tác giả của nghiên cứu trên số ra ngày 7/9 trên tạp chí Annals of Internal Medicine, cho biết: “Chúng tôi nhìn vào hai phiên bản của chế độ ăn uống ít tinh bột - đường và thấy rằng tác động của hai chế độ khác nhau đáng kể”.


    “Những người theo chế độ ăn uống ít tinh bột-đường thấp với các thực phẩm có nguồn gốc động vật có nguy cơ tử vong nói chung và tử vong do ung thư nói riêng tăng lên”, GS Dinh dưỡng Hu, trường Y tế công cộng Harvard (Boston, Mỹ), cho biết.


    Cụ thể, những người áp dụng chế độ ăn uống tinh bột - đường thấp với thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ tăng 23% nguy cơ tử vong, tăng 14% nguy cơ tử vong do bệnh tim và 28% nguy cơ tử vong vì ung thư.


    Còn chế độ ăn chất đường-bột thấp với chất béo và protein có nguồn gốc từ thực vật thì tỉ lệ tử vong thấp hơn 20% và giảm 23% nguy cơ tử vong vì bệnh tim.


    Giám đốc Chương trình Sức khỏe cho cuộc sống Karen Congro, BV TT Brooklyn (New York) nhấn mạnh: “Tỉ lệ này rất quan trọng. Nó nói lên rằng thịt đỏ cần được loại khỏi chế độ ăn”.


    Ông Karen cũng khẳng định: “Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên phân tích sự ảnh hưởng của các loại chế độ ăn uống ít tinh bột-đường đối với sức khỏe lâu dài”.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Ăn uống có lợi cho sức khỏe


      Trà đen hoặc trà xanh. Không chỉ tăng cường năng lượng cho cơ thể, trà còn chứa nhiều chất chống ô-xy hóa tốt cho tim, đặc biệt là động mạch. Ngoài ra, các dưỡng chất trong trà còn có thể ngăn ngừa bệnh ung thư.

      Trái cây tươi. Hầu hết trái cây tươi chứa hơn 80% thành phần là nước nên dùng trái cây tươi rất có lợi cho cơ thể, tuy chứa ít calorie nhưng giúp bạn mau no. Trái cây sấy khô cũng có ưu điểm về sự tiện lợi và hạn sử dụng nên bạn có thể mua dự phòng.

      Bông cải xanh. Mỗi 100g bông cải xanh chứa 2,6g chất xơ - là thành phần hết sức quan trọng đối với sức khỏe.

      Rau trộn. Cơ thể hưởng lợi nhiều hơn khi được cung cấp món gỏi gồm nhiều loại rau tươi xanh với nhiều chất xơ và ít calorie. Ngoài ra, các loại rau sống còn chứa chất chống ô-xy hóa, giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh.

      Nước sốt cà chua. Cà chua giàu chất chống ô-xy hóa lycopene, vốn đã được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và nhiều loại ung thư khác. Nhưng chỉ khi được nấu chín thì lycopene mới được phóng thích khỏi thành tế bào cà chua và cơ thể bạn mới có thể hấp thu được. Ngoài ra, lycopene vốn là chất có thể hòa tan trong chất béo, nghĩa là cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu và sử dụng chất này nếu nó được kết hợp với một ít chất béo, chẳng hạn dầu ô-liu có trong hầu hết các loại nước sốt cà chua.

      Táo. Nghiên cứu của Đại học Nottingham (Anh) cho thấy ăn nhiều hơn 5 quả táo mỗi tuần giúp cải thiện chức năng phổi, bớt thở khò khè và giảm các triệu chứng giống như suyễn. Nên ăn táo tươi, hoặc cắt nhỏ làm nguyên liệu bổ sung cho món rau trộn.

      Tỏi tươi. Các nhà khoa học lưu ý hoạt chất allicin trong tỏi dễ bị phân hủy khi được phơi khô, điều đó cho thấy dùng tỏi tươi là tốt nhất.

      Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày, nên ăn từng chút suốt ngày thay vì “tấn” một bữa hoành tráng. Việc dàn trải lượng calorie dung nạp cho cơ thể có tác dụng bình ổn mức đường và insulin trong máu, giải tỏa căng thẳng, hạn chế sự nhàm chán và tránh được cảm giác nặng bụng sau khi ăn. Chưa hết, với cách ăn này, cơ thể sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng đói cồn cào.

      Quyên Quân (Tổng hợp)
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Ăn chay có thể chống ung thư

        Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ăn chay có thể giúp chống căn bệnh ung thư nhờ có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của khối u ung thư.

        Theo báo The Age (Úc), những ai ăn ít thịt và nhiều rau củ, nguy cơ mắc bệnh ung thư giảm khoảng 50% so với những người ăn thịt chủ yếu. Rau củ, hoa quả là những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa và những chất này có thể bảo vệ DNA khỏi những tổn hại vốn có thể chuyển hóa thành những khối u ung thư. Những loại hoa quả có thể giúp chống ung thư có thể kể đến là táo, cam, cà chua, bí ngô...

        N.Linh
        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        • #5

          Công dụng chữa bệnh của thực phẩm





          Bắp cải - Ảnh: Shutterstock
          Cải thảo Là loại rau có vị ngọt, tính bình; chất xơ trong cải thảo không chỉ kích thích nhu động ruột giúp thông tiện, lợi tiểu mà còn giúp cơ thể đào thải hoặc phân giải nhanh chóng những chất gây ung thư. Ngoài ra, cải thảo còn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư; có tác dụng giải nhiệt, tốt cho đường ruột, dạ dày.

          Cà rốt
          Không chỉ giàu dưỡng chất, cà rốt còn là một dược liệu có giá trị. Cà rốt giàu caroten, có khả năng chuyển hóa thành vitamin A; giàu chất xơ hữu ích cho cơ thể. Cà rốt tươi còn giúp chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú.
          Bắp cải
          Là vị thuốc hòa huyết, thanh nhiệt, mát dạ dày, giải độc. Dùng từ 4 -5 bữa bắp cải mỗi tuần bạn giảm được 74% nguy cơ bệnh ung thư vú. Tỷ lệ ung thư dạ dày, thanh quản, phổi, thực quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, hậu môn cũng giảm đáng kể nếu thường xuyên dùng loại rau này. Ăn bắp cải một tuần/lần thì giảm được 70% nguy cơ bị ung thư ruột.
          Chuối
          Chống táo bón, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chuối tiêu chín chứa chất có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen. Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao, trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư càng cao. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp trí não hoạt động nhạy bén và linh hoạt, giúp chống táo bón, tốt cho dạ dày, giúp bình ổn huyết áp, giảm stress…
          Cà chua
          Trong cà chua có lycopene, một hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư. Chất này cũng được tìm thấy trong các loại quả ruột màu hồng như dưa hấu và nho hồng.
          Tỏi
          Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin, giúp chống lại các vi-rút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Tỏi giúp phòng chống ung thư nhờ chất allyl sulphur (nhưng nếu nấu tỏi ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng này). Khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả hơn.
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #6

            Ngày Tết: Ăn sao cho ngon và khỏe?






            (Theo Báo Phụ Nữ Thành Phố) Ngày Tết cổ truyền bao giờ cũng có nhiều món để lựa chọn, nhưng phổ biến vẫn là những món được làm từ thịt. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người mà chọn cách ăn cho phù hợp. Người có bệnh lý mãn tính chỉ nên chọn cá với ít trứng, có thể ăn thịt nạc, không ăn mỡ...

            Bánh tét. Ảnh: Internet
            Ăn bánh tét, bánh chưng nên kèm theo rau sống
            Ngày Tết không thể nào thiếu bánh chưng, bánh tét. Thành phần của hai loại bánh này giống nhau, gồm có nếp, thịt mỡ và đậu xanh. Món ăn này rất giàu năng lượng, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt) và thực vật (đậu xanh). Chỉ với một góc bánh chưng hoặc khoanh bánh tét kèm thêm một ít dưa món là có thể lót dạ nhanh gọn và ngon lành. Tuy nhiên, cần lưu ý bánh chưng, bánh tét cung cấp nhiều chất bột đường từ nếp sẽ chuyển hóa thành đường khi vào cơ thể. Do vậy, người đái tháo đường chỉ nên ăn vừa phải và nên kèm nhiều rau để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Thịt mỡ trong bánh chưng, bánh tét còn chứa nhiều chất béo no nên người có các bệnh mãn tính nên tránh.
            Ăn nhiều măng để hạn chế hấp thu mỡ
            Món canh cũng không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết. Các món canh thường được chọn trong những ngày này thường là canh khổ qua hầm hoặc canh măng hầm giò heo. Món khổ qua hầm thì ít béo và giàu đạm, nhưng canh hầm giò heo thì rất nhiều chất béo no. Do vậy, người có bệnh mãn tính nên hạn chế ăn mỡ của giò heo và nên ăn nhiều măng để nhận được nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thu mỡ.
            Nấu thịt kho trứng nên kèm cá lóc
            Thịt kho trứng là món “tủ” của nhiều gia đình cho những ngày không đi chợ vào dịp Tết. Món này hấp dẫn nhờ sự hòa quyện vị ngọt tinh khiết của nước dừa kết hợp với vị mặn đậm đà của nước mắm ngon cùng vị béo ngọt của thịt mỡ và trứng. Đây là món ăn ngon và rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, do thịt mỡ chứa nhiều chất béo no, cung cấp nhiều năng lượng, kết hợp với trứng có hàm lượng cholesterol cao nên sẽ bất lợi cho người cao tuổi, người thừa cân béo phì, người có bệnh tim mạch và cholesterol trong máu cao. Do đó, cần “biến tấu” món này thành thịt, cá kho trứng, nghĩa là không chỉ có thịt với trứng mà thêm vào đó vài lát cá lóc tươi ngon. Như vậy, tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người mà chọn cách ăn cho phù hợp: trẻ em ăn cả thịt, cá và trứng tùy thích; người có bệnh lý mãn tính chỉ nên chọn cá với ít trứng, có thể ăn thịt nạc, không ăn mỡ. Món giàu đạm này nên ăn kèm dưa giá, dưa hành vừa ngon miệng, vừa giúp tiêu hóa tốt.
            Ăn thơm sau bữa ăn giúp tiêu hóa tốt
            Ăn thơm sau bữa chính sẽ giúp tiêu hóa rất tốt bữa ăn giàu đạm. Bưởi, dưa hấu, thanh long, táo, quít là những trái cây chưng Tết rất đẹp, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
            Tóm lại, các món ăn ngày Tết rất nhiều đạm nên cần điều chỉnh bữa ăn để có thêm rau tươi, trái cây các loại nhằm cung cấp vitamin và chất xơ giúp hạn chế hấp thu chất béo. Món ăn ngon, nhiều rau, ít chất béo mà không cần chế biến nhiều, rất phù hợp trong những bữa tiệc đầu năm của gia đình là bánh tráng cuốn với cá (hấp hoặc nướng). Lẩu thập cẩm với đủ loại rau củ, rau tươi trộn dầu giấm cũng là những món ăn cung cấp nhiều chất xơ và vitamin.
            TS-BS Trần Thị Minh Hạnh (Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7

              Thực phẩm ngừa 8 bệnh ung thư thường gặp
              Một chế độ dinh dưỡng đa dạng sẽ giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Nhưng với những người có nguy cơ mắc 1 loại ung thư nào đó thì ăn nhiều 1 trong các loại thực phẩm sau sẽ giúp giảm phần nào nguy cơ mắc bệnh.
              1. Rau chân vịt


              Trong rau chân vịt có nhiều chất chống ô-xy hoá, giúp hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương dẫn đến ung thư do các phân tử gốc tự do gây ra. Mỗi ngày ăn 1 bát rau chân vịt có thể làm giảm một nửa tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi.

              Cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có tác dụng phòng chống căn bệnh này.

              2. Rong biển


              Rong biển không chỉ có hàm lượng vitamin E và chất xơ phong phú mà còn rất giàu iốt.

              Theo các nhà khoa học, việc thiếu iốt là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Phụ nữ Nhật bản có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp nhiều khả năng do thường xuyên ăn các loại thực phẩm thuộc họ tảo biển. Vì thế ăn rong biển thường xuyên sẽ có tác dụng ngăn ngữa căn bệnh này.

              Các thực phẩm như khoai lang, cà chua, các loại đậu…cũng có công dụng phòng ngừa căn bệnh trên.

              3. Cần tây




              Cần tây có hàm lượng chất xơ phong phú, sau khi vào ruột, giúp đẩy nhanh tốc độ bài thải các chất cặn bã, rút ngắn thời gian “lưu trú” của các độc tố của thực phẩm trong dạ dày, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

              Ngoài ra, thường xuyên ăn tỏi cũng giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.

              Khoai lang, bắp cải cũng có tác dụng ngừa ung thư ruột.

              4. Hoa lơ


              Thường xuyên ăn các thực phẩm cùng họ hoa lơ, súp lơ xanh… giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tuỵ. Một nghiên cứu cho thấy chất axit folic có trong các loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng này.

              Đồng thời, nếu ăn cà rốt kết hợp mù tạt sẽ hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày và ruột, hỗ trợ tiêu hoá. Gần đây, nghiên cứu đã chứng minh cà rốt cũng có tác dụng phòng ung thư tuyến tuỵ.

              5. Măng tây


              Măng tây có hàm lượng vitamin, rutin…phong phú, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư da, ung thư bàng quang…

              6. Đậu tương




              Các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu có thể bổ sung hoóc-môn estrogen thực vật, có tác dụng chống oxy hoá, có khả năng khống chế sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung, làm giảm mức độ phân tách của các tế bào ung thư. Đồng thời cũng có công hiệu ngăn ngừa di căn do ung thư phổi.

              Ngoài ra, cà chua, mơ chua cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

              7. Tỏi


              Những người thuờng xuyên ăn tỏi sống ít bị ung thư dạ dày. Vì tỏi giúp làm giảm rõ rệt hàm lượng muối axit Amyl Nitrite, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư dạ dày.

              Những người hay ăn hành tây cũng giảm 25% nguy cơ mắc bệnh này so với những người ít ăn hoặc không ăn thực phẩm này.

              Ngoài ra, ăn ít các thực phẩm ướp muối, cá nướng…cũng là cách tốt để ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày.

              8. Nấm ăn


              Các loại nấm ăn như nấm hương… đựợc mệnh danh là loại thực phẩm chống ung thư hàng đầu. Do có hàm lượng chất chống ung thư phong phú, các loại nấm có thể thúc đẩy việc hình thành việc hình thành các kháng thể, khống chế các tế bào ung thư phát triển. Các loại nấm này có thể đề kháng lại các chứng ung thư ruột, ung thư tuyến hạch…, đặc biệt rất có ích cho người bị ung thư gan.
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom