Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chức nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh.

Đập Tam Hiệp
Chen Lei, một quan chức cấp cao của Công ty đập Tam Hiệp Trung Quốc, cho biết trên tờ China Daily rằng hiện mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập, nhưng vẫn không đủ sức người để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập.
“Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể chặn cổng của đập Tam Hiệp”, ông Chen cho hay, ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử.

Công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử.
Sông Dương Tử là tuyến đường thương mại quan trọng đối với thành phố Trùng Khánh ở thượng nguồn và các khu vực khác tại các tỉnh miền tây Trung Quốc.
Các bức ảnh cho thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “hòa” đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển…

Hàng ngàn tấn rác đang "xâm lấn" hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp trong đợt mưa lũ mới đây. (Ảnh các công nhân đang thu lượm rác gần đập Tam Hiệp)
Theo báo cáo chính thức, kể từ đầu mùa mưa vào tháng 7, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác che phủ. Và những khối rác này có độ dày lên tới 60cm, thậm chí ở một số chỗ người ta có thể đi bộ lên trên được, tờ Hubei Daily cho hay.
“Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại”, ông Chen cho hay. “Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”.

Một công nhân dọn rác bị cuốn trôi xuống sông Dương Tử, đoạn ở tỉnh An Huy.

Rác trên sông Dương Tử dày tới nỗi có thể "dạo bộ" được trên mặt sông.
Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.
Các nhà môi trường cũng cho rằng suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu tệ để dọn từ 150.000-200.000 m3 rác bị cuốn xuống đập.

Đập Tam Hiệp
Chen Lei, một quan chức cấp cao của Công ty đập Tam Hiệp Trung Quốc, cho biết trên tờ China Daily rằng hiện mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập, nhưng vẫn không đủ sức người để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập.
“Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể chặn cổng của đập Tam Hiệp”, ông Chen cho hay, ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử.

Công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử.
Sông Dương Tử là tuyến đường thương mại quan trọng đối với thành phố Trùng Khánh ở thượng nguồn và các khu vực khác tại các tỉnh miền tây Trung Quốc.
Các bức ảnh cho thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “hòa” đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển…

Hàng ngàn tấn rác đang "xâm lấn" hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp trong đợt mưa lũ mới đây. (Ảnh các công nhân đang thu lượm rác gần đập Tam Hiệp)
Theo báo cáo chính thức, kể từ đầu mùa mưa vào tháng 7, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác che phủ. Và những khối rác này có độ dày lên tới 60cm, thậm chí ở một số chỗ người ta có thể đi bộ lên trên được, tờ Hubei Daily cho hay.
“Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại”, ông Chen cho hay. “Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”.

Một công nhân dọn rác bị cuốn trôi xuống sông Dương Tử, đoạn ở tỉnh An Huy.

Rác trên sông Dương Tử dày tới nỗi có thể "dạo bộ" được trên mặt sông.
Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.
Các nhà môi trường cũng cho rằng suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu tệ để dọn từ 150.000-200.000 m3 rác bị cuốn xuống đập.