• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bộ ảnh “Mùi và Pha” của Justin Maxon

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ ảnh “Mùi và Pha” của Justin Maxon

    Bộ ảnh “Mùi và Phả” của Justin Maxon

    Đây chính là bộ ảnh gây được tiếng vang lớn của tác giả Justin Maxon, đoạt giải nhất ảnh báo chí TG 2008 ở hạng mục Daily Life.

    Trích dẫn câu chuyện của Justin Maxon:

    “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con. Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này."

    Quotation
    Phim-Tiếng Việt
    Click vào đây để xem phim

    Tiếng Anh
    Click vào đây để xem phim





    Chị Lý Thị Mùi - không phải Lê Thị Mỹ, 42 tuổi, bồng đứa con trai đang cười như nắc nẻ của mình đi lên từ một bến sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa và tắm gội thỏa thích. Thằng bé con chị, Trần Văn Phả, năm nay 5 tuổi. Hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà khó khăn đến thế nào đối với thằng bé. Chị thổ lộ rằng chị muốn chơi đùa với nó bất cứ khi nào có thể.




    Từ 5 năm nay, hai mẹ con đã cùng sống cuộc sống nay đây mai đó. Cha của đứa bé đã từ bỏ họ. Anh ta nghiện heroin và đã chết 3 năm trước vì AIDS. Chị Mùi hiện cũng nhiễm HIV và thường bị mất ổn định về thần kinh. Dù hàng ngày phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như bị công an truy bắt, và có cực kì ít phương tiện/ tiền bạc để sống, hai mẹ con chị vẫn mang trong mình khát vọng sống lớn lao và lòng tin không lay chuyển vào tương lai tốt đẹp.






    Justin Maxon - người chụp những bức ảnh này, kể lại câu chuyện: Vào một buổi chiều tôi gặp chị Mùi và đứa con trai của chị đi qua cầu Long Biên, Hà Nội. Tôi thấy hai mẹ con từ khá xa. Chị Mùi chỉ cầm một túi đồ, mặc độc một chiếc quần đùi, còn đứa con thì chạy chân trần bên cạnh mẹ. Cả ngày hôm đó tôi đi theo hai mẹ con ra tận chỗ họ tắm ở bãi sông Hồng, và chứng kiến tình cảm mẹ con họ với nhau.






    Tối hôm đó, tôi đã trở thành một người khác. Tôi không có thêm tiền bạc hay của cải, nhưng tôi thấy mình đã cảm nhận cuộc sống sâu xa hơn khi bên cạnh hai mẹ con chị.






    Tối hai mẹ con về ngủ ở dưới chân cầu Long Biên. Khi thằng bé đã ngủ, chị Mùi còn thức đến 12h để dọn dẹp đống báo mà hai mẹ con dùng làm mâm ăn tối.

    Chị Mùi nói tắm rửa cho thằng Phả là cách chị giúp nó sống dễ chịu hơn. Cả ngày ngoài đường với mẹ, Phả thích và được mẹ cho tắm mỗi ngày



    Đã đến giờ phải về rồi, Phả! - Không, con muốn tắm nữa!




    Khi chị gọi con lên bờ, thằng Phả khóc vì không được nghịch nước nữa. Nó biết đâu sông Hồng giờ cũng đã ô nhiễm khá nặng.




    Thằng bé vất vả chạy theo mẹ. Đã đến giờ về.







    Hai mẹ con vất vả nhưng vẫn toát ra niềm hy vọng và lòng yêu đời lạc quan vô cùng tận.




    Chị Mùi nói chị rất hạnh phúc cùng đứa con. Dù cho hai mẹ con phải sống không nhà và đi xin ăn qua ngày, nhưng mẹ con có nhau








    Mỗi ngày chị đi xin hoa quả các bà bán hàng ở chợ Long Biên cho, và tối chị về vứt những quả thối đi, để ăn những gì còn ăn được













    Tôi đã đi theo hai mẹ con chị Mùi suốt 2 tuần để cảm nhận tình mẹ con, cách sống giản đơn của hai người, và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.




    Hy vọng tôi đã phản ánh trung thực những gì tôi thấy và cảm nhận được trong suốt thời gian 2 tuần tôi ở bên họ.


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 18-08-2010, 11:02 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Max “điên” và dự án ảnh về người điên

    Max “điên” và dự án ảnh về người điên

    Hạnh phúc của bốn bàn tay trắng



    Justin Maxon

    TT - Có hai bóng hình nhỏ, một mẹ, một con, sống trên cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối Hà Nội với quận Long Biên. Họ tha thẩn ăn uống, ngủ, chơi trên cầu và trên bãi đất giữa sông. Chẳng ai thèm chú ý tới họ, đơn giản vì người ta cho rằng đó là hai mẹ con người điên. Vậy mà có một người chụp ảnh trẻ tuổi đến từ bên kia Trái đất đã thay đổi quan điểm sống từ câu chuyện của hai mẹ con.

    Những tấm ảnh đẹp về cuộc sống tràn đầy tình mẫu tử ấy đang ở trên trang web có tên Hiệp hội Báo chí thế giới (World Press Association), một địa chỉ Internet có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới.

    Cuộc sống là thế

    Hãy xem qua những tấm ảnh của hai mẹ con nhà nọ. Tác giả những tấm ảnh là Justin Maxon, sinh viên nhiếp ảnh báo chí Trường đại học San Francisco. Người phụ nữ được chụp ảnh tên Lê Thị Mùi, sinh năm 1965, con trai chị 5 tuổi, tên là Phả.

    Dưới đây là một đoạn trong câu chuyện của chị Mùi mà Justin thu âm được, phóng viên đã chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị: “đến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện...”.

    "Cháu bây giờ nhé, từ lúc mụ dạy đã cười rất sảng khoái ở giấc mơ đấy, giấc ngủ ý. Tôi để ý như thế. Và trong cái tình cảm mẹ con nà có một núc ôm con mà cảm thấy thương con đến lồng làn, có một núc như thế đấy. Phả nà nhất. Từ bé đến giờ chưa bao giờ xa. Có một nần cai sữa để gửi ở nhà dì thôi, mà suốt đêm cháu cứ ra sân ngồi. Đêm tối như thế cháu không sợ, cháu cứ một mực đòi dì nà đi tìm mẹ" (chị Mùi kể - ghi lại từ băng thu âm của Justin Maxon)





    Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên.

    Hãy nghe câu chuyện của họ:

    “Hàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũng phải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ”.

    Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi



    Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax (tức Max “điên”).

    Anh đi lang thang khắp Hà Nội để tìm kiếm đề tài chụp ảnh, rồi bất chợt nhìn thấy mẹ con chị Mùi.
    Max, 24 tuổi, kể: “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con.

    Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.




    Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại “hình ảnh xấu của VN”, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự.

    Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.

    Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max “điên” vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: “Tôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp”.


    Justin Maxon bắt đầu làm quen với nghề báo từ năm 14 tuổi. Nhưng anh chỉ thật sự bắt đầu với ảnh báo chí hơn một năm qua và đã kịp thực hiện tổng cộng sáu dự án nhiếp ảnh hướng tới những số phận hẩm hiu, bé nhỏ của xã hội. Max theo đuổi nghề báo với lý tưởng nghề nghiệp, cho rằng công việc anh đang làm sẽ góp phần đem lại những đổi thay tích cực, hoặc chí ít cũng giúp được một ai đó.

    Anh nói: “Tất cả đề tài của tôi đều có tâm hồn và trái tim tôi trong đó. Những chủ thể mà tôi chụp là một phần của cá nhân tôi. Trong hầu hết các dự án, tôi gắng bỏ ra càng nhiều thời gian càng tốt, từ vài tuần cho tới nửa năm. Đó là một việc cần thiết để có được sự thật về chủ thể qua cái nhìn trung thực và khách quan nhất”.

    UYÊN LY.

    Hạnh phúc của bốn bàn tay trắng
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 18-08-2010, 10:59 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Đến tận bây giờ cũng còn có những mảnh đời đáng thương như thế ở VN sao? Mình đọc báo thấy nói toàn là thuê con nít ẵm đi ăn xin giả bộ cho nên khi về VN mỗi lần nhìn thấy mấy bà ẵm con nít nhỏ đi xin là mình không thích. Nếu vậy là mình đã nghĩ sai rồi sao?

      Comment

      Working...
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom