• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Fields Medal Toán học được trao cho GS Ngô Bảo Châu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Fields Medal Toán học được trao cho GS Ngô Bảo Châu

    Fields Medal Toán học được trao cho GS Ngô Bảo Châu

    VIETNAMNET.VN - Tuần Việt Nam" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Hội Liên Hiệp Toán Học Quốc Tế (International Mathematical Union – IMU), hôm 19 tháng Tám, công bố danh sách các nhà toán học được trao những giải thưởng cao quý nhất của Liên Hiệp cho năm 2010, là các giải Fields Medal, Rolf Nevanlinna Prize, Gauss Prize, và Chern Medal Award.

    Trong số các giải thưởng này, Fields Medal được xem là vinh dự cao nhất, và giải thưởng năm nay được trao cho 4 nhà toán học, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu, của Việt Nam. Ba người cùngđược chọn trao Fields Medal 2010 gồm Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnv (Nga), và Cédric Villani (Pháp).

    Fields Medal được trao mỗi bốn năm một lần, nhân đại hội Toán học quốc tế, và theo IMU, là để “công nhận thành tựu toán học vượt bậc cho các công trình hiện tại cũng như triển vọng cho các thành tựu tương lai.” Đại Hội Toán Học năm nay được tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ, từ ngày 19 đến 27 tháng Tám, 2010.

    Giáo sư Ngô Bảo Châu là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, trong đó nổi bật nhất là công trình chứng minh bổ đề cơ bản, từng được tạp chí Time, Hoa Kỳ, xếp vào danh sách 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của thế giới năm 2009.

    Giáo Sư Ngô Bảo Châu và bài chứng minh bổ đề cơ bản cho cấu trúc đại số Lie đứng hàng thứ 7 trong danh sách này. Bài chứng minh dài 191 trang được Giáo Sư Châu công bố năm 2008, nhưng được cho là phát minh của năm 2009 vì các nhà toán học khác kiểm soát lại và công nhận trong năm 2009.

    Báo Time viết về khám phá của Giáo Sư Ngô Bảo Châu trong bài viết với tựa đề “The Fundamental Lemma, Solved” - “Bổ đề căn bản, đã chứng minh,” như sau:

    “Năm 1979, nhà toán học song tịch Canada-Mỹ Robert Langlands phát triển một lý thuyết rộng lớn để nối liên hai ngành toán học là lý thuyết số và lý thuyết nhóm. Trong một loạt những giả thiết và sáng kiến chói lọi, lý thuyết này bắt được những sự đối xứng trong các phương trình liên quan đến số nguyên.”

    Lý thuyết này mang tên “chương trình Langlands.” Nếu chương trình này được hoàn thiện, hai ngành lý thuyết số và lý thuyết nhóm sẽ trở thành một, và khi giải được bài toán của ngành này thì giải được luôn một bài tương đương của ngành kia. Chương trình Langlands trở thành một thứ bảng chỉ đường để thống nhất toán học.

    Ông Langlands và mọi người đều hiểu rằng chương trình Langlands chỉ là sườn bài, còn cần chứng minh. Nhưng ông cho rằng một bước mà cần chứng minh, được mang tên 'bổ đề cơ bản' (fundamental lemma), có thể chứng minh được sớm. Tuy nhiên, báo Time viết, “việc chứng minh trường hợp tổng quát hóa ra khó hơn so với Langlands dự tính - khó tới mức phải mất 30 năm mới thực hiện được.”

    Vào năm 2003, Giáo Sư Ngô Bảo Châu cùng với người từng là giáo sư hướng dẫn của ông chứng minh được một phần của bổ đề cơ bản. Giáo Sư Châu và Giáo Sư Gerard Laumon chứng minh được bổ đề cơ bản cho unitaries group, tiếng Việt gọi là “nhóm unita.”

    Với công trình này, năm 2004 hai Giáo Sư Châu và Laumon được trao giải thưởng Clay Research, một trong những giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho ngành toán. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu trở thành người trẻ tuổi nhất được phong danh hiệu “giáo sư” tại Việt Nam.

    Vào Tháng Giêng, năm 2008, Giáo Sư Châu công bố phần chứng minh toàn bộ bổ đề cơ bản. Ông công bố bài viết bằng tiếng Pháp dài 191 trang dưới dạng bản thảo (prepublication) trên mạng arXiv.

    Bản thảo được chỉnh sửa hai lần vào Tháng Hai và Tháng Năm, năm 2008. Bản cuối cùng dài 197 trang. Các nhà toán học thế giới mất tới năm 2009 mới hoàn thành việc kiểm lại bài viết.

    Công trình này chính là công trình được tạp chí Time xếp vào hàng Top 10 khám phá khoa học trong năm 2009.

    Giáo Sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Cha ông là Giáo Sư Ngô Huy Cẩn, làm việc tại Viện Cơ Học, và mẹ ông là Giáo Sư Trần Lưu Vân Hiền, làm việc tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương.

    Năm 1988, đang học lớp 11, ông được tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi đi thi Toán quốc tế tại Canberra, Úc, và đoạt huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42. Năm sau, lớp 12, ông lại trúng tuyển vào đội học sinh giỏi đi thi Toán quốc tế, năm đó tổ chức tại Braunschweig (Brunswick), Ðức, và lại một lần nữa đoạt huy chương vàng.

    Về nước, ông được học bổng du học Hungary, nhưng cùng năm đó cuộc Cách mạng Nhung diễn ra, và nhà nước Hungary rút lại học bổng cho học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, ông được nhận học bổng du học tại Pháp.
    Năm 25 tuổi, giáo sư Châu tốt nghiệp tiến sĩ tại Ecole Normale Supérieure. Năm 31 tuổi, ông đậu bằng habilitation (tương đương Tiến Sĩ Khoa Học).
    Ðầu năm 2004, ông bắt đầu dạy tại Ðại Học Paris-Sud XI.

    Sau một thời gian là thành viên “Institute for Advanced Studies” tại Đại Học Princeton, Hoa Kỳ, ngày 25 Tháng Giêng, 2010, GS Châu nhận lời mời về làm giáo sư tại Đại Học Chicago. Ông sẽ chính thức về làm việc tại phân khoa toán của trường kể từ ngày 1 Tháng Chín này.

    Những nhà toán học được trao các giải Rolf Nevanlinna Prize, Gauss Prize, và Chern Medal Award năm nay gồm:

    Rolf Nevanlinna Prize: được trao cho Daniel Spielman (Hoa Kỳ)
    Gauss Prize: được trao cho Yves Meyer (Pháp)
    Chern Medal Award: được trao cho Louis Nirenberg (Hoa Kỳ, sinh tại Canada).
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    GS Ngô Bảo Châu đoạt "Nobel Toán học" Fields

    Lúc 12h55' ngày hôm nay (19.8), GS trẻ nhất Việt Nam Ngô Bảo Châu đã chính thức nhận được giải thưởng Fields tại Đại hội Liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) diễn ra ở Ấn Độ.




    Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patin trao giải thưởng Fields cho GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Tuổi trẻ.

    Lễ trao giải thưởng cho GS Ngô Bảo Châu đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad, thành phố Hyderabad, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Đích thân Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao giải thưởng cho giáo sư Ngô Bảo Châu.

    Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.


    GS Ngô Bảo Châu ngồi ở hàng ghế đầu trong Trung tâm hội nghị HICC. (GS Châu là người ngồi thứ hai từ trái sang)



    GS Ngô Huy Cẩn và PGS Trần Lưu Vân Hiền cùng đại gia đình có mặt tại "khu vực dành cho gia đình người chiến thắng".




    Con gái GS Ngô Bảo Châu diện áo dài tới đại hội. Ảnh: VNN


    Con đường khoa học của Bảo Châu
    Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.



    Tên của Ngô Bảo Châu trên trang nhất của website của đại hội toán học thế giới 2010. Ảnh: icm2010.org.in.


    Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.



    Ngô Bảo Châu cùng mẹ và các con gái. Ảnh do gia đình cung cấp.


    Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Năm 2004, anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

    Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.


    Mặt trước của huân chương Fields có hình của nhà toán học Archimedes.

    48 nhà toán học từng đoạt giải Fields


    Giải thưởng Fields do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Sau đây là danh sách 48 nhà toán học từng đoạt giải Fields:



    2006: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ),


    2006: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp)

    2002: Laurent Lafforgue (Pháp), Vladimir Voevodsky (Nga/Mỹ)


    1998: Richard Ewen Borcherds (Anh), William Timothy Gowers (Anh), Maxim Kontsevich (Nga), Curtis T. McMullen (Mỹ)

    1994: Efim Isakovich Zelmanov (Nga), Pierre-Louis Lions (Pháp), Jean Bourgain (Bỉ), Jean-Christophe Yoccoz (Pháp)

    1990: Vladimir Drinfeld (Liên Xô), Vaughan Frederick Randal Jones (New Zealand), Shigefumi Mori (Nhật Bản), Edward Witten (Mỹ)

    1986: Simon Donaldson (Anh), Gerd Faltings (Tây Đức), Michael Freedman (Mỹ)

    1982: Alain Connes (Pháp), William Thurston (Mỹ), Shing Tung Yau (Trung Quốc/Mỹ)

    1978: Pierre Deligne (Bỉ), Charles Fefferman (Mỹ), Grigory Margulis (Liên Xô), Daniel Quillen (Mỹ)

    1974: Enrico Bombieri (Ý), David Mumford (Mỹ)

    1970: Alan Baker (Anh), Heisuke Hironaka (Nhật), Sergei Petrovich Novikov (Liên Xô), John Griggs Thompson (Anh)

    1966: Michael Atiyah (Anh), Paul Joseph Cohen (Mỹ), Alexander Grothendieck (Pháp), Stephen Smale (Mỹ)

    1962: Lars Hörmander (Thụy Điển), John Milnor (Mỹ)

    1958: Klaus Roth (Anh), Rene Thom (Pháp)

    1954: Kunihiko Kodaira (Nhật Bản), Jean-Pierre Serre (Pháp)

    1950: Laurent Schwartz (Pháp), Atle Selberg (Na Uy)

    1936: Lars Ahlfors (Phần Lan), Jesse Douglas (Mỹ)

    Nguồn: wikipedia
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 19-08-2010, 08:39 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom