• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Dinh Dưỡng với Tuổi Mẫu Giáo

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Dinh Dưỡng với Tuổi Mẫu Giáo

    Dinh Dưỡng với Tuổi Mẫu Giáo
    BS. Nguyễn Ý Ðức
    Link/monkeybabygoestoschool.jpg" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Ðây là thời gian từ 1 tới 5 tuổi. Một tuổi, con đã chập chững biết đi, biết nói, biết lục lạo tìm hiểu xó này góc kia. Nhà bếp với nhiều ngăn tủ là nơi bé thích sục sạo, thám hiểm. Bao nhiêu là nồi niêu, xoong chảo, hộp thực phẩm, chén bát để cho bé lấy ra, bày la liệt trên sàn nhà. Rồi luẩn quẩn hết phòng ngủ, đến phòng khách, cầm vật này, ném vật kia. Bé trèo cầu thang, lúc 3 tuổi.
    Vào tuổi này, con không tăng trưởng nhiều như trước đây và nhu cầu năng lượng cũng thay đổi.

    Bé sẽ không ăn nhiều lần mà sẽ ăn như bố mẹ, ba bữa một ngày kèm theo vài lần ăn một chút giữa các ăn bữa chính (snack). Snack rất tốt cho bé, nhưng đừng quá nhiều kẻo bé bỏ bữa ăn chính.

    Bé cần được ăn nhiều loại thực phẩm để có tất cả các chất dinh đưỡng cần thiết. Nhưng bữa ăn không nên quá cứng nhắc, bữa nào cũng giống như nhau. Bé có thể ăn nhiều rau trong vài ngày rồi chuyển sang thịt cá vài ngày liền.

    Thực phẩm căn bản
    Sau đây là một số thực phẩm căn bản cho bé:

    1. Thịt, trứng
    Ðây là nguồn chất đạm rất quan hệ để bé tăng trưởng. Mỗi ngày cần từ ba serving trở lên. Trước hai tuổi cũng không nên giới hạn chất béo vì các chất này rất cần cho trẻ lớn lên. Sau đó thì ăn chất béo vừa phải. Nên giới hạn trứng ba, bốn lần một tuần là đủ.

    2. Sữa
    Mỗi ngày cần 4 serving, thay đổi với sữa, pho mát, sữa chua. Ðây là nguồn calcium rất phong phú để xương và răng chắc mạnh. Với trẻ một tuổi, mỗi serving là 1/2 cup; trên tuổi này là 3/4 cup. Trẻ trên hai tuổi, cho uống sữa có 2% chất béo.

    3. Rau, trái cây
    Nhiều em không thích ăn rau trái cây. Nhưng đây là nguồn cung cấp chất xơ, các sinh tố C, A. Mỗi ngày nên cho ăn bốn serving rau trái.

    4. Carbohydrates như cơm, bánh mì, hạt ngũ cốc cereals, mỳ
    Mỗi ngày từ 4 serving. Với một tuổi thì một nửa lát bánh, 15 gr cereals, 60 gr mỳ hoặc cơm. Với 5 tuổi, serving là một lát rưỡi bánh mì, 28 gr cereals, 140 gr cơm, mỳ.

    Một câu hỏi mà các bậc làm cha mẹ thường thắc mắc là ảnh hưởng của chất ngọt trên hành vi của con.

    Nhiều người vẫn tin rằng đường làm trẻ quá năng động (hyperactive). Nhưng kết quả các nghiên cứu khoa học đều không chứng minh được tác dụng này.

    Thực ra đường lại tăng sự sản xuất serotonin, một chất có tác dụng xoa dịu. Nói vậy không có nghĩa là có thể cho trẻ con ăn đường tự do, vì đường chỉ cho calories, không có chất dinh dưỡng. Trẻ con ăn nhiều đường thường có nguy cơ mập phì và sâu răng.

    Mập phì ở trẻ em

    Một vấn đề cần lưu tâm là trẻ em mập phì ngày một gia tăng. Lý do là trẻ em tiêu thụ quá nhiều năng lượng hơn là tiêu dùng.

    Con người có thể mập vì di truyền, nhưng trong đa số các trường hợp, nguy cơ chính vẫn là ăn quá nhu cầu và không vận động cơ thể.

    Ngày nay trẻ em có nhiều giải trí, từ coi TV tới trò chơi điện tử. Chúng có thể ngồi hàng mấy giờ liền. Rồi khi ngồi coi TV, chúng lại có khuynh hướng ăn lặt vặt nhiều hơn. Nào kem, nào bánh kẹo, hoặc thức ăn nhiều chất béo khác. Sau đây là một số gợi ý để tránh vấn đề này:

    *Không nên ép buộc trẻ ăn nhiều quá. Khi bé ăn đủ thì bé quay đầu đi hoặc mím chặt môi khi ta đưa thìa thức ăn vào miệng;
    * không nên bắt bé vét hết thức ăn, kẻo phí của trời;
    *Không nên cho nhiều gia vị vào thức ăn của bé như đường, chất béo;
    *Không nên vì thương yêu con mà cho chúng ăn thả giàn, tùy ý thích;
    *Không dùng thức ăn như để phạt, không cho ăn hoặc để khen thưởng, cho thứ này thứ kia;
    *Cho con ăn thực phẩm trong năm nhóm chính, với đủ chất dinh dưỡng; giới hạn chất béo động;
    *Giảm mỡ béo trong thịt; ăn nhiều rau trái cây tươi
    *Khuyến khích con chạy nhẩy, nô đùa; giới hạn coi TV, chơi trên máy vi tính.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom