• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Blog của GS Ngô Bảo Châu: "Hòa thượng”…Thích học toán!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Blog của GS Ngô Bảo Châu: "Hòa thượng”…Thích học toán!

    Blog của GS Ngô Bảo Châu:

    Trang Riêng Tư




    Ba con gái của GS Ngô Bảo Châu: Từ trái sang: Ngô Thanh Nguyên (10 tuổi), Ngô Hiền An (7 tuổi) và Ngô Thanh Hiên (15 tuổi). (Ảnh: Blog thichhoctoan)


    "Hòa thượng”…Thích học toán!

    Cũng như nhiều người trẻ khác trong thời đại Internet, GS Ngô Bảo Châu tự nhận mình “bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog…”, tự nhận mình là… “nhà tu hành”. Với một cách chơi blog khá độc đáo, Ngô Bảo Châu chọn cho mình trang blog với phong cách riêng, với văn phong khá hóm hỉnh và tự đặt cho mình một cái tên khá “độc”: Hòa thượng Thích Học Toán. Lang thang vào “sân chùa” của “hòa thượng Thích Học Toán”, chúng tôi đã tìm ra được khá nhiều điều thú vị về nhà khoa học tài năng…


    Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh AP



    “Nghiện blog”!

    Khác với số đông hay dùng face book hoặc yahoo plus để lập blog, Ngô Bảo Châu lại chọn Word press - một phần mềm mở và miễn phí để làm blog cá nhân, trang web cá nhân nổi tiếng. Nó tuy không màu mè như các kiểu blog khác nhưng nhìn chung “đơn giản mà hiệu quả”.

    Trên blog Ngô Bảo Châu cũng không sử dụng những bức ảnh của mình như cách chọn “avatar” của giới trẻ mà anh sử dụng “độc chiêu”, thay bằng bức tranh theo trường phái lập thể của họa sĩ Trần Trọng Vũ, với hình một cái đầu trọc được cắm chi chít…đinh, kèm lời giải thích ở bên “yellow memory”.

    Phần tự bạch nói về mình và “tôn chỉ, mục đích” của blog khá gọn mà hóm hỉnh.

    Hòa thượng Thích Học Toán đi tu ở trên núi, ít quan tâm đến ái ố hỉ nộ của nhân gian. Gần đây, không may hắn lại bị cuốn vào vòng quay của nhân loại đặc biệt là các nỗi buồn vui liên quan đến khai thác kim loại mầu ở Tây Nguyên. Thay cho kinh kệ, hắn chúi mũi vào đọc đủ thứ chuyện liên quan đến cái mảnh đất chôn chau cắt rốn mà đáng ra với tư cách là một nhà tu hành chuyên nghiệp, hắn đã tưởng cắt được tiền duyên. Đáng buồn hơn nữa, hắn lại còn bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog theo gương đồng chí. Đây là lý do Hòa thượng quyết định khởi động. Nhưng Blog này chỉ nói đến kinh kệ toán học : từ lý thuyết số, đại số, hình học, giải tích đến tổ hợp và có thể lan man sang vật lý…Xin mời anh em bốn phương đến đây nói chuyện toán học với Hòa thượng Thích Học Toán. Tên tục của Thích Học Toán là Ngô Bảo Châu….”.

    Blog Thích Học Toán ra đời đến nay đã được hơn một năm và lượng truy cập cũng khá “hot”, hiện đạt gần 500.000 hit. Với hơn 20 chuyên mục và hàng trăm bài viết, có thể nói Ngô Bảo Châu đúng là một người “nghiện blog” như anh thừa nhận. Mỗi bài viết của anh đều có nhiều phản hồi của bạn đọc và anh khá chu đáo, thường xuyên có những câu trả lời bạn bè. Lúc bận hoặc sắp đi vào vùng “không có wifi”, anh cũng thông báo ngay.


    Khiêm tốn…trên mức cần thiết

    Trước ngày nhận giải thưởng Fields, mặc dù anh là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất nhưng Ngô Bảo Châu luôn rất khiêm tốn. Trong một lần trả lời báo chí, anh nói “thú thực là tôi hơi lo”. Còn trên blog, anh lại đưa ra lời khuyên cho các nhà báo, nghe nhẹ nhàng nhưng khá sâu xa:

    Có đây đó thông tin, chắc như đinh đóng cột, là bạn Châu được giải thưởng nọ kia. Bần đạo xin nhắc nhở các bạn nhà báo cần luôn luôn tỉnh táo. Trước buổi khai mạc hội nghị toán học thế giới, mọi tin tức chỉ mang tính chất phỏng đoán. Ngay anh bạch tuộc lần này cũng còn im như thóc. Sự manh động của một số bạn nhà báo có thể làm mất mặt quốc gia, và các bạn đó có thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình”.




    “Lôgô” blog Ngô Bảo Châu – hình ảnh “độc” từ bức tranh “yellow memory” của họa sĩ Trần Trọng Vũ. Ảnh: Blog của Giáo sư Ngô Bảo Châu



    Qua blog có thể thấy tuy là một người rất “siêu”, nhưng anh luôn khiêm tốn. Đúng như một người bạn của anh kể với báo chí, Châu không thích mọi người gọi mình bằng những từ to tát như “thiên tài”, “nhà toán học” hay “công trình bom tấn”. Anh chỉ đơn giản coi mình là người “thích học toán”, say mê nghiên cứu toán học mà thôi. Trong nhiều phản hồi trả lời bạn bè trên blog, nhiều khi anh rất thẳng thắn “vấn đề này tôi chưa từng nghe”, “tôi không biết”…


    Luận bàn về học toán – dạy toán

    Một câu chuyện thú vị, ngay sau khi blog Thích Học Toán ra đời, có một phụ huynh với nick name “Ghét học toán” đã đăng đàn với những ý kiến phản biện cho rằng các môn lượng giác; hình học không gian, tóan cao cấp trong chương trình học (phổ thông) hiện nay là thừa, cần cắt bỏ. Thích Học Toán trả lời:

    Theo ý kiến tôi, nhà trường không có nghĩa vụ phải chiều theo đòi hỏi của xã hội. Việc học tập không nhất thiết phải luôn là chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi hơi nghi ngờ cái khẩu hiệu Học là chơi, chơi là học. Nhiều khi, người lớn coi thường trẻ nhỏ, cho rằng trẻ nhỏ chỉ thích chơi, mà quên khuyến khích cái ý chí hướng lên cái cao cái đẹp luôn có một cách tự nhiên ở trẻ nhỏ. Đứng từ quan điểm xã hội, giữ một trường học nghiêm khắc cũng còn đóng vai trò công bằng xã hội. Trẻ con nhà nghèo có nhiều cơ hội vươn lên để học giỏi hơn trẻ con nhà giàu được chiều chuộng, ham chơi.
    Cách đây hai mươi năm, trong thành phần gia đình các học sinh đỗ vào trường Sư phạm Paris có mặt tất cả các thành phần của xã hội. Bây giờ thì ngược lại. Còn nếu chị định rà soát lại chương trình học tập để xem cái gì cần, cái gì không cần thì tôi e rằng cũng chủ quan lắm. Những kiến thức cơ bản về hình học không gian, về lượng giác còn cần cho cuộc sống hàng ngày hơn là chị nghĩ. Nhưng tôi đồng ý với chị về việc cần phải xem xét lại cách dạy học như hành tội trẻ con ngày nay. Thầy cô giáo có xu hướng ra bài tập khó, mẹo mực để đánh đố học sinh, hoặc bắt các em học gạo quá nhiều”.

    Châu cũng rất quan tâm tới những chương trình thiết thực như lớp học toán cho sinh viên nhân mùa hè:

    Trường hè với cái tên gợi cảm “Toán học cho sinh viên” được tổ chức tại Hà Nội năm nay là năm thứ ba. Trường hè được quĩ Nafosted tài trợ. Phải nói là để nhận được sự tài trợ quí báu này, chúng ta đã phải đi qua một chặng đường gian truân. Theo định nghĩa của Bộ tài chính, những hoạt động ngoại khóa như thế này không có liên quan gì đến nghiên cứu khoa học. Hiềm một nỗi, nếu không tổ chức những hoạt động như thế này thì mấy năm nữa, lấy ai mà nghiên cứu khoa học? …Một con người nữa cũng cần được biểu dương là anh Trung Hà. Trường hè đầu tiên, cách đây hai năm, được anh Trung Hà tài trợ trong khi chờ đợi giải quyết khúc mắc của Bộ tài chính. Vào dịp đó, tôi có dịp thảo luận riêng với anh Trung Hà về cái định lý nổi tiếng của anh:” Làm toán là tự sướng “. Tất nhiên giữa hai chúng tôi còn có rất nhiều bất đồng về cái mệnh đề này. Tuy nhiên, có một định lý liên quan mà cả hai đều đồng ý : “Tự sướng không có gì là xấu”. (Trung Hà là một doanh nhân giỏi đã từng theo đuổi và…bỏ Toán học, từng phản biện về vai trò của toán học, ít khả năng ứng dụng thiết thực cho đời sống – PV).


    “Săm soi” Tiếng Việt, báo chí và yêu…thơ

    Không phải là một kẻ mọt sách và chỉ viết đến Toán học, qua blog, Ngô Bảo Châu thể hiện sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, dù anh tự nhận mình là kẻ cũng hay viết sai…chính tả (trong blog của anh cho thấy điều này).Trong một bài viết có tên: “Ôi, tiếng Việt!”, anh viết:

    Các bạn nhà báo yêu quí của chúng ta vốn thường xuyên xử tệ với tiếng Việt. Có yêu quí đến mấy thì bần đạo vẫn cho rằng các bạn rất đáng trách, nhất là khi phải xem những trang như trang vietnamnet hôm nay. Tại sao “Cảnh sát diễu phố trên nắp ca po lại bị bóp cổ” ? Hay là vì “Nửa đêm, xác chết loạn đường phố” sau khi “Maradona đổ bộ xuống Nam Phi”. “Bộ xây dựng ra đòn chống sốt đất” vì không biết “Thực hư chuyện tiền tỉ nối long mạch”. Còn trong cái tít “Dùng đũa đe dọa nạn nhân đòi hiếp dâm”, bần đạo thành thực không biết là phải đặt dấu phẩy ở đâu. Ai ơi giúp tôi với. Giúp cho cả “Bộ râu của thủy thủ Canada có nguy cơ bị đe dọa” trên báo Lao Động!

    Cũng qua blog của Châu, mới thấy rằng nhiều nhà báo, tờ báo thời gian qua đưa tin về anh còn có những thông tin vội vàng, thiếu chuẩn xác. Cách “phản hồi” của anh tuy tế nhị, nhẹ nhàng nhưng quả thực rất đáng suy nghĩ:

    Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn”. (…)Ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC (Ngô Bảo Châu), sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học”.

    Trong blog của Châu, còn có hẳn một mục thơ. Rất thú vị vì đó là những câu thơ rất…toán học:

    Lô-gic bần đạo không rành
    Cháo chay qui nạp lại thành cháo khê
    Xơi vào lại hóa cháo mê
    Qui đi nạp lại biết về lối nao ?”,

    Ngày xưa có một ông tây
    Cắn một miếng bánh viết vài ngàn trang
    Loay hoay đi tìm thời gian
    Tìm ra con rắn trên giàn su su…”;

    “Cất nỗi buồn vào tài khoản tiết kiệm
    Để ngày mới là niềm vui tươi rói
    Còn cho ta rảnh chân thanh thản
    Rảo bước với thời gian …”.

    Nguyễn Văn Minh


    Bài liên quan:

    1. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu: Từ đỉnh cao đến đỉnh cao nhất

    2. Chủ tịch nước chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu

    3. Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields

    4. Giáo sư Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên nhận giải ''Nobel toán học''

    5. Chờ đợi xướng tên Giáo sư Ngô Bảo Châu

    6. Vinh danh công trình toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-08-2010, 09:02 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Ngô Bảo Châu: 'Bám theo lề là việc của con cừu'



    Giáo sư Ngô Bảo Châu từng gửi thư tới Quốc hội Việt Nam để phản đối dự án bauxite
    Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu đã viết Bấm những dòng đầu tiên trên blog cá nhân kể từ sau khi nhận được giải Fields ghi công những nhà toán học xuất sắc dưới tuổi 40.
    Trong phần cuối của blog, vị giáo sư trẻ tuổi đã bày tỏ quan điểm về quyền tự do bày tỏ chính kiến.
    Ông viết:
    ''Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải.
    ''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
    Tuyên bố của Giáo sư Châu được đưa ra trong bối cảnh thông tin đang được phân luồng theo lề trái, lề phải với lề trái đại diện cho những thông tin từ người dân và lề phải là báo chí đi theo sự chỉ đạo về tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Trang tin VietnamNet của Bộ Thông tin và Truyền thông trích đăng phần lớn blog của Ngô Bảo Châu nhưng cũng lược bỏ bình luận về quyền bày tỏ ý kiến cá nhân mà không sợ bị trừng phạt.
    Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư.

    Sống có ý nghĩa

    Trong phần đầu của blog, Giáo sư Châu viết:
    ''Từ khi được thông báo về giải thưởng Fields, tức là cách đây vài tháng cho đến ngày hôm qua, là một khoảng thời gian đây lo âu đối với tôi.
    Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.
    Giáo sư Ngô Bảo Châu

    ''Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước.
    ''Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của mình sẽ bị người khác xâm phạm...
    ''Từ ngày hôm qua, nỗi lo lớn đã trở thành niềm vui lớn. Nó là sự tự hào đã được nhân lên trong trái tim của triệu con người.
    ''Tôi chỉ mong ước một cách chân thành là nó sẽ ở lại trong trái tim bạn như một niềm tin nho nhỏ, được giữ gìn cẩn thận.
    ''Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.''
    Trên blog Giáo sư Châu cũng nói ông có quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010 để ''tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại'' và để toán học Pháp ''được vinh danh một cách xứng đáng'' nêu ông được giải Fields.
    Giáo sư Châu sẽ tới làm việc chính thức ở Đại học Chicago, Hoa Kỳ từ ngày 1/9.

    Comment

    • #3

      Duyên số với giải Fields - Kỳ 4:

      Ngô Bảo Châu và duyên kỳ ngộ với Pháp

      Kỳ 1:Những người bạn lớn của toán học VN
      >> Kỳ 2: Ngô Bảo Châu sản phẩm đặc biệt của A0
      >> Kỳ 3: Đôi cánh gia đình


      ................................
      ...................................


      .... Cũng rất tự nhiên, học sinh như Ngô Bảo Châu sẽ được chọn đi học ở nước ngoài. Mà học toán lúc bấy giờ tốt nhất là đi Liên Xô. Nhưng không may Liên Xô lúc ấy đang tan rã nên Ngô Bảo Châu chuẩn bị ngoại ngữ để đi học ở Hungary, một nước cũng có nền toán học mạnh, đã đào tạo cho Việt Nam khá nhiều tài năng.

      Chủ tịch IMU nhiệm kỳ 2007-2010 là Laszlo Lovasz (Hungary), người từng đoạt 4 HCV Olympic. Nhưng hình như lúc này GS Ngô Huy Cẩn - bố Châu - vẫn chưa yên tâm.

      ”Quới nhân” Paul Germain

      Lúc ấy, ông Paul Germain, tổng thư ký vĩnh viễn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp, sang thăm Việt Nam theo lời mời của GS Đặng Hữu, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước. Vào ngày nghỉ, GS Nguyễn Văn Điệp, phó viện trưởng Viện Cơ học, mời vị khách quý người Pháp đi thăm Hạ Long theo sự ủy thác của GS viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, viện trưởng Viện Cơ học. GS Ngô Huy Cẩn đi cùng. Và Châu cũng có mặt, theo cái lý trước lúc đi du học cứ con đâu là bố đấy.

      Trong câu chuyện trên xe, tình cờ GS Germain hỏi thăm rất kỹ về chú bé duy nhất có mặt. Rất nhanh, ông đưa ra một đề nghị: ”Xin các bạn chờ cho một chút, tôi sẽ cố thu xếp một học bổng của Pháp cho cháu”. Chỉ hai tuần sau tin vui đến từ Paris: Châu được nhận học bổng sang học toán ở Pháp. Còn gì cho bằng, cái nôi toán học vĩ đại ở nước Pháp. Cả hai người bạn lớn của toán học Việt Nam là L.Schwartz và A. Grothendieck đều là những người Pháp từng đoạt giải Fields.

      Sang Pháp học toán, đó có lẽ là điều kỳ diệu nhất. Chúng ta muốn sang Pháp học và các bạn Pháp cũng muốn đón nhiều tài năng về Pháp để đào tạo. Bởi vì chính những tài năng trẻ tuổi đó sau này biết đâu lại vinh danh cho nước Pháp. Có thể nói đây là một bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của GS Ngô Bảo Châu.

      Còn một câu chuyện nhỏ nữa về việc Châu đi học ở Pháp. Tất nhiên học sinh nào cũng phải trải qua kỳ thi ngoại ngữ. Bà Trần Lưu Vân Hiền kể lại:”Ông ngoại dạy cháu học có hai tháng. Sau các thầy bên đài phát thanh giúp thêm. Nhưng thời gian ngắn quá. Đến khi đi thi, bài đầu là đọc - hiểu Châu bảo chỉ biết khoảng hơn 10 từ.

      Châu nói với giám thị: Em biết ít từ quá, nhưng em hiểu câu chuyện này, đó là câu chuyện Người đi xuyên tường và em đã đọc bản dịch tiếng Việt. Giám thị khuyên: Vậy thì em cố viết lại, được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Đến bài thi nói cũng tàm tạm, khá hơn”. Nghe mà thấy hồi hộp: “Rồi sự việc kết thúc thế nào hả chị?”. Bà Hiền kết thúc nhẹ nhàng bằng một giọng rất Hà Nội: ”Bên Pháp họ cho đỗ. Họ bảo với những học sinh thông minh như thế này, chỉ sang bên ấy vài tháng là giỏi tiếng Pháp. Ngôn ngữ quyết không thể là rào cản cho những tài năng”. Người Pháp có cách chọn học sinh của riêng họ, và họ nhìn khá xa.

      Bây giờ là lúc Châu bước vào một chặng đường hoàn toàn mới.


      Vợ chồng giáo sư G. Laumon tại tiệc chiêu đãi tối 19-8 do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức mừng sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields



      ”Người khổng lồ” Gerard Laumon
      Giáo sư G. Laumon là một nhà toán học đặc biệt. Ông thuộc dòng toán học Pháp nổi tiếng, có nguồn gốc từ L.Schwartz, A. Grothendieck và là thầy dạy trực tiếp của hai học trò đoạt giải Fields: L.Lafforgue (2002) và Ngô Bảo Châu (2010). Tên tuổi GS Laumon mãi mãi gắn bó với những thành tựu toán học đặc sắc nhất của GS Ngô Bảo Châu.

      GS Laumon kể: “Tôi nhớ mãi buổi trình bày rực rỡ bản luận văn thạc sĩ của Ngô Bảo Châu năm 1993. Vào thời gian này tôi thật sự không có một đề tài luận văn tốt và tôi hết sức lưỡng lự khi nhận một nghiên cứu sinh mới làm luận án tiến sĩ. Nhưng ông Michel Broue, người chịu trách nhiệm về toán ở Trường Ecole Nornale Supérieure, có ấn tượng rất tốt về Ngô Bảo Châu và ra sức thuyết phục tôi nhận anh làm nghiên cứu sinh tiến sĩ...”.Về sau, giữa gia đình GS Laumon và gia đình GS Ngô Bảo Châu đã nảy sinh mối quan hệ hết sức thân tình.

      GS Ngô Việt Trung và GS Lê Tuấn Hoa có cùng quan điểm: ”Quan trọng hơn cả là Ngô Bảo Châu đã theo học GS G.Laumon, một giáo sư còn trẻ nhưng đầy ý tưởng táo bạo nhằm giải quyết những vấn đề khó nhất của toán học. Có thể nói Ngô Bảo Châu đã đứng trên vai của một người khổng lồ để đạt được những đỉnh cao mới”. Người làm toán bao giờ cũng cần những đề hay, với người giỏi bài hay là bài khó nhất.

      Thông thường, đi làm luận án tiến sĩ ở nước ngoài chúng ta hay đi vào những con đường an toàn đã định sẵn, nhờ vào những thầy giáo đã nhiều thành công và làm việc theo một nhánh trong những hướng của thầy. Ngô Bảo Châu làm khác hẳn.

      Thầy Laumon đã chỉ ra một hướng, còn tự anh phải vạch ra một con đường, để rồi chính anh lại chỉ ra một hướng mới, có khi còn bao la, rộng lớn hơn nữa. Chính vì chọn một chiến lược như thế mà cả hai thầy trò Laumon - Ngô Bảo Châu đã có những lúc rất khó khăn. Nhưng rồi sau này nhìn lại, năm tháng khó khăn ấy chính là dịp tích lũy kiến thức, trui rèn ý chí để đi tới giải Fields.

      GS Ngô Việt Trung tâm sự: ”Có thể một số tài năng sau này thực tế hơn, chọn những con đường dễ đi hơn” và điều đó sẽ cản trở những thành tựu lớn. Nếu hài lòng với “tốt” thì không thể trở nên “vĩ đại”.
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-08-2010, 06:47 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Suy gẫm:
        *Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.
        *Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
        (Giáo sư Ngô Bảo Châu)
        Tiếng nói của TS NBC từ nay sẽ được nhiều người nghe. Tuy trẻ nhưng những lời tuyên bố của TS NBC cho đến bây giờ đã hình như chứng tỏ TS NBC là một người có tâm huyết và yêu thương Việt Nam.
        -Thành tựu của GS NBC rất đáng trân trọng. Tuy nhiên câu hỏi to tướng đặt ra chẳng mấy người chịu trả lời là Toán Cơ Bản có giúp cho kinh tế VN phát triển không.

        Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
        Thơm cho ai nữa hỡi Hoa nhài.

        Comment

        • #5

          .

          Nỗi buồn từ “sự kiện Ngô Bảo Châu”


          17:19:02 22/08/2010






          Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Vậy những trí tuệ ấy ở đâu trên đất nước và trong những lĩnh vực khác?

          “Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân... Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi. Đừng vì một niềm vui bột phát mà làm mất đi những gì quí nhất” GS Ngô Bảo Châu đã viết như vậy sau khi nhận giải thưởng Fields. Có lẽ đó không chỉ là nỗi buồn riêng của anh.

          Như thường lệ, giới truyền thông lại làm dấy lên một làn sóng thông tin về GS Ngô Bảo Châu, nhân vật được coi là hấp dẫn độc giả nhất trong thời gian vừa qua. Tất cả những thông tin về anh được thu gom một cách triệt để nhất, cho dù đó là chuyện công việc, chuyện cá nhân hay một câu chuyện vu vơ bất kỳ có thể thu hút sự chú ý của công chúng. Về mặt nghề nghiệp, quá trình này cũng không khác gì việc tạo ra hình ảnh một kẻ giết người máu lạnh mang tên Nguyễn Đức Nghĩa. Trong khi đó, điều làm nên sự ưu tú của GS Ngô Bảo Châu, Bổ đề cơ bản Langlands thì lại vượt xa khả năng trí tuệ của các nhà báo và công chúng. Người hiếm hoi đặt câu hỏi về ý nghĩa của công trình này thì lại là một người nước ngoài, Joe với một bài báo trên Dantri.com.vn.

          Tuy nhiên, cả xã hội đã bị cuốn vào làn sóng truyền thông đó. Chắc chắn trên đất nước Việt Nam, không nhiều người biết đến Bổ đề Langlands cũng như có khả năng hiểu và đánh giá đúng ý nghĩa của công trình này. Cái duy nhất chúng ta có thể đánh giá được, đó sự danh giá của giải thưởng Fields.



          GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh một Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Nhưng...


          Việc GS Ngô Bảo Châu giải quyết được Bổ đề Langlands đã xảy ra từ trước nhưng việc này chỉ trở thành làn sóng với truyền thông Việt Nam khi anh đạt được một cột mốc về danh vọng. Như thế, về cơ bản, công chúng đã bị cuốn hút bởi sự hào nhoáng của vinh quang thay vì chân giá trị của trí tuệ. Và thay vì chỉ ra sự vượt trội của GS Ngô Bảo Châu trên con đường khoa học, người ta tìm kiếm những chi tiết trong các sự kiện và đời sống cá nhân, những chi tiết mà người nào cũng có.

          Sự tự hào tràn lan trên các mặt báo, trong những phát biểu mang tính cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta có quyền đó không? Để giải quyết câu hỏi này, trước hết phải rõ ràng với chính mình con đường nào đã tạo nên sự ưu tú của Ngô Bảo Châu.
          Ví như chúng ta có một mảnh đất quanh năm chỉ xây được những khối nhà 2,3 tầng. Khi mảnh đất đó vào tay người khác, họ xây lên những lâu đài tráng lệ. Liệu chúng ta có nên tự hào về lâu đài đó không? Đã có rất nhiều những tài năng toán học xuất hiện trên đất nước nhưng chỉ có một mình GS Ngô Bảo Châu đạt tới tầm cao của nhân loại. Những cái tên lừng lẫy một thời như Lê Bá Khánh Trình… giờ đã về đâu trong cuộc sống?

          Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Vậy những trí tuệ ấy ở đâu trên đất nước và trong những lĩnh vực khác? Nền văn học với quá nhiều chất liệu không có lấy một tác phẩm đáng kể. Nền giáo dục thì đã thử nghiệm hàng chục năm trên các thế hệ học sinh rốt cuộc vẫn chưa định dạng được con đường cho mình. Nền nông nghiệp thì lạc hậu tới mức không có vắc xin phòng chống nổi một đợt dịch bệnh tai xanh ở lợn để dịch cứ lan tràn từ địa phương này qua địa phương khác rồi trở thành đại dịch.

          Với thế giới, GS Ngô Bảo Châu đã mang lại một tri thức mới mẻ. Tuy nhiên, với dân tộc, anh chỉ gợi lại những nỗi buồn xưa cũ. Chúng ta đã từng có những con người vĩ đại. Triết gia Trần Đức Thảo, một trong những triết gia vĩ đại của thế kỷ với “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”, “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, “Nguồn gốc ngôn ngữ” và “Ý thức triết học đã đi đến đâu”. "… một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại" - (Lời giáo sư Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông). Sách triết của Trần Đức Thảo đã xuất bản khắp châu Âu. Viện Hàn lâm Đức đã muốn mời ông sang để trao đổi về vấn đề con người, về Heghen…

          Giáo sư vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu, người được thế giới đánh giá là một trong những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại trong lĩnh vực đã luôn hướng về quê hương. Ông đã từng xin tài trợ để xây dựng một cung thiên văn tại thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên theo lời ông, dự án đó đã không trở thành hiện thực do các thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội…

          Trên thế giới còn rất nhiều những nhà khoa học Việt Nam như thế. Dù họ không đạt tới đỉnh cao như GS Ngô Bảo Châu nhưng đều là những người có tài năng xuất chúng. Những con người mang dòng máu Việt Nam nhưng trí tuệ đã được vun đắp bởi các dân tộc khác trên thế giới và những trí tuệ đó cũng đang cống hiến cho những dân tộc khác trên thế giới. Đó là một nỗi đau chứ không thể là một niềm tự hào.
          Khi GS Ngô Bảo Châu nổi lên như một hiện tượng, Viện Toán học đã công bố một mức đãi ngộ vượt khung nếu anh về làm việc. Đó là thu nhập khoảng 5 triệu một tháng. Đó không chỉ là cái nghèo về vật chất. Đó còn là cái nghèo trong khả năng đánh giá một tài năng trong bối cảnh thế giới phẳng. Không bàn về những đại học đang mời GS Ngô Bảo Châu, chỉ một doanh nghiệp trong nước cũng sẵn lòng tặng anh một biệt thự. Có thể trong đó có mục đích PR hay những mục đích khác nhưng nó cũng thể hiện việc doanh nghiệp có khả năng đánh giá rất đúng tầm vóc của một con người. Ở mặt này, doanh nghiệp đang “giàu” hơn nhà nước rất nhiều.

          Trong một lần nói chuyện, PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường Viện Công nghệ Sinh học nói một công trình khoa học thực hiện trong 2 năm thì đến gần 1 năm là lo chuyện giấy tờ hóa đơn sổ sách. Mà đó đâu phải là những việc của những nhà khoa học.

          Trong nước không thiếu những người tài nhưng thực sự họ đang mơ ước có được một cơ chế làm việc khoa học cho những nhà khoa học. Từ cơ chế đó, họ mới có thể tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi năng suất, mới có thể tạo vắc xin phòng dịch, tạo thuốc chữa bệnh… Những điều đó không quá phức tạp như việc chứng minh Bổ đề Langlands. Nó không tạo ra niềm hân hoan nào quá lớn nhưng lại mang lại sự ổn định và no ấm cho cuộc sống hàng triệu người nông dân trên đất nước.

          Trở lại với nỗi buồn của GS Ngô Bảo Châu. Niềm vui bột phát rồi sẽ qua đi rất nhanh. Quan trọng nhất là trả lời cho câu hỏi điều gì quý giá nhất? Chúng ta đang gìn giữ và tạo điều kiện như thế nào cho những điều quý giá nhất ấy để vượt lên những hào nhoáng vinh quang tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống từng con người?




          Thanh Tùng



          [url="http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/8/135767.cand"][SIZE=2]Link
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            Có ai biết Pháp văn dịch dùm cho cả nhà biết với ! Merci...


            ***


            Médaille Fields: 2 Français lauréats

            AFP
            19/08/2010 | Mise à jour : 09:46 Réactions (175)
            La médaille Fields, considérée comme le "Nobel des mathématiques", a été décernée aujourd'hui à deux Français Cédric Villani et Ngo Bao Chau, d'origine vietnamienne, ainsi qu'à l'Israélien Elon Lindenstrauss et au Russo-suédois Stanislav Smirnov, selon les organisateurs.

            Les prix ont été remis aux lauréats par le président indien Pratibha Patil à l'ouverture du Congrès international des mathématiciens (CIM) 2010 qui doit réunir plus de 3.000 mathématiciens du monde entier à partir d'aujourd'hui et jusqu'au 27 août à Hyderabad, dans le sud de l'Inde.

            L'Union Mathématique Internationale (IMU) décerne la médaille Fields, une distinction très prisée, tous les quatre ans depuis 1936, à plusieurs mathématiciens ayant moins de 40 ans au début de l'année concernée, à l'occasion du CIM.

            Cédric Villani, 36 ans, directeur de l'Institut Henri Poincaré (IHP) à Paris depuis juillet 2009 et professeur à l'Ecole normale supérieure de Lyon, est récompensé pour des travaux portant notamment sur "l'amortissement de Landau" et l'équation de Boltzmann, physicien et mathématicien autrichien de la fin du 19e siècle.

            M. Villani, qui considère sa récompense comme "un encouragement à poursuivre", à "continuer d'explorer" différentes voies des mathématiques, a cherché à comprendre plus finement le comportement de gaz ou de plasmas. "Il s'agit d'être mieux armés pour, par exemple, programmer des simulations sur ordinateur de ces équations".

            Ngo Bao Chau, 38 ans, né en 1972 à Hanoi et naturalisé français en 2010, qui enseigne à l'université de Paris-Sud, a reçu la médaille Fields pour sa démonstration, en 2008, du "Lemme fondamental", une conjecture formulée en 1987.

            Récemment vérifiée par les experts du domaine, cette démonstration de plus de 150 pages a été citée en décembre dernier dans le magazine Times "comme l'une des dix plus belles découvertes scientifiques de l'année", rappelle l'université de Paris-Sud dans un communiqué.

            Ce palmarès 2010 porte à 11 le nombre de lauréats français sur les 52 médailles Fields décernées depuis 1936, ce qui "conforte le deuxième rang mondial de la recherche mathématique française", se sont félicités plusieurs organismes de recherche français (CNRS, ENS, UPMC).

            Médaille Fields: 2 Français lauréats

            .
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              .

              THƠ TẶNG GS NGÔ BẢO CHÂU,
              VIẾT TỪ… 27 NĂM TRƯỚC


              Cũng như nhiều người Việt Nam khác, mấy hôm nay tôi thực sự xúc động vì cái tin Giáo sư Ngô Bảo Châu, một người Việt Nam trẻ tuổi đã đạt đến đỉnh cao nhất của nền Toán học thế giới, với công trình nghiên cứu thiên tài được công nhận và vinh danh bằng Giải thưởng Fields – “Giải Nobel của Toán học”. Tôi chợt nhớ lại một ký ức vui vui: Số là, vào mùa Thu năm 1983, nghĩa là cách nay đã 27 năm, tôi ngồi viết bản trường ca “Điệp khúc vô danh”, một tác phẩm mà thông qua nó, tôi khao khát muốn nhìn lại tất cả chiều dài tồn tại của lịch sử dân tộc Việt Nam, từ quá khứ xa, quá khứ gần, cho đến những ngày đang sống…, những phẩm chất cao thượng đáng tự hào bên những khiếm khuyết không sao giấu giếm, những cần cù, dũng cảm và tài hoa vô song bên những non kém, sai lầm đã buộc phải trả giá…, và sau tất cả những dòng viết như rút ruột mà không rõ là hay hay dở ấy về những gì đã qua, tôi chợt bồi hồi nghĩ tới tương lai – vâng, vào cái năm 1983 đầy khó khăn, u ám của cái đêm trước ngày Đổi Mới ấy, tôi đã mơ tưởng những gì về Tương Lai của Dân Tộc và Đất Nước? Ai, ai sẽ là hình mẫu của con người Việt Nam trong những ngày sẽ tới? Và, cái hình ảnh lý tưởng chói lòa của những con người của Tương Lai mà tôi chọn dùng để khép lại bản trường ca và cũng là mở ra một chân trời mới ngày ấy đã khiến cho chính tôi đến giờ này cũng còn kinh ngạc: Đó là hình ảnh của một nhà Toán học! Ôi, có phải đơn giản chỉ vì ở trong đáy sâu bản chất, Thơ và Toán đã gặp nhau ở một điểm là đều mang đầy phẩm chất lãng mạn? Tôi không biết nữa. Nhưng, sẽ không có gì là khiên cưỡng nếu tôi mạn phép được coi những câu thơ giản dị đến như chưa kịp gọt rũa ấy là món quà nhỏ bé mà tôi đã dành sẵn từ 27 năm trước để gửi tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu và tất cả những nhà khoa học tài ba, dũng cảm và lãng mạn của dân tộc Việt Nam hôm nay.

              … Dự định điên rồ nào đã đến cùng tôi
              Khi kết thúc trường ca này bằng những vần thơ gửi một nhà toán học
              Lại một mối tình mà tôi đã mất
              Đang dục tôi ngồi viết những dòng này

              Anh – nhân vật anh hùng của thời đại hôm nay
              Người mà tôi cả đời ao ước
              Tôi dơ tay mà không sao với được
              Cái tình yêu tinh khiết tựa trẻ thơ
              Cái tình yêu mê mẩn đến dại khờ
              Yêu hết trời xanh, chim bay cùng hoa nở
              Nhưng yêu nhất là những chùm con số
              Anh dùng gang tay để đo đạc bầu trời
              Công việc với anh thay thế mọi trò chơi
              Anh không có trò giải trí nào ngoài công việc
              Rất thông minh nhưng thường hay mất cắp
              Trừ một thứ mà anh quý nhất : thời gian
              Trận đánh diễn ra trên những mặt bàn
              Trận đánh này anh một mình đơn độc
              Qua một đêm có thể thành bạc tóc
              Tư lệnh là anh
              Chiến sĩ cũng là anh
              Anh dấn mình giữa trang giấy vô danh
              Những cái vạch dọc ngang đầy ma lực
              Câu giải đáp trốn trên đầu ngọn bút
              Trang giấy dơ lưng chịu gánh nặng một đời
              Con số khô khan
              Con số không lời
              Mảnh thiên thể vô hồn trong vũ trụ
              Trang giấy mênh mông
              Trái đất thì bé nhỏ
              Chưa ra ngoài một con tính vi phân
              Trái đất tròn tựa một trái cam
              Bụ bẫm ngon lành như ăn được
              Những con số không làm nên vật chất
              Nhưng làm cho vật chất hóa giàu thêm
              Có phải rằng vì thế đêm đêm
              Anh vật lộn với những hàng con số
              Cái vạch bút chì mảnh mai bé nhỏ
              Xuyên qua đêm như tia nắng mặt trời

              Đã trở thành lý tưởng của thơ tôi
              Những con người với niềm mê say tìm kiếm
              Vì hạnh phúc chính là bài toán lớn
              Trái cam treo bí ẩn trước con người
              Mà tất cả chúng ta đang phấn đấu suốt đời
              Để tìm ra đáp số.

              A.N.
              (Trích trường ca “Điệp khúc vô danh”, 1983)
              Tác giả gửi viet-studies ngày 21-8-10

              .
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                .

                Mừng vì đất nước có một ví dụ từ “không” sang “có”


                QĐND - Chủ Nhật, 22/08/2010, 20:29 (GMT+7 )

                QĐND Online – Công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands của GS Ngô Bảo Châu đã đưa trí tuệ con người lên một tầm cao mới. Không chỉ chứng minh một Bổ đề cơ bản đã tồn tại 30 năm qua mà còn minh chứng cho sức mạnh trí tuệ con người là không có giới hạn.

                Hàng triệu người dân Việt Nam hồi hộp và vui mừng khi những đóng góp của GS Ngô Bảo Châu được thế giới ghi nhận bằng huy chương Fields danh giá. Vinh quang của GS Ngô Bảo Châu không chỉ mở ra con đường mới cho nền khoa học Việt Nam nói riêng mà khiến nhiều người tâm huyết đặt câu hỏi liệu nền giáo dục Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào để giấc mơ của những thanh niên tài năng thành hiện thực và có thể cống hiến cho đất nước?

                Nhân tài – sản phẩm từ đời sống, không phải từ nhà trường




                Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học Giáo dục Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

                Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học Giáo dục Hồ Ngọc Đại - người thầy mà GS Ngô Bảo Châu cho rằng có tầm ảnh hưởng với anh - đã khẳng định như vậy khi được hỏi về cậu học trò thủa thiếu thời và giờ đây đã là người nổi tiếng toàn thế giới, được nhân loại ghi danh.

                Ông cho rằng: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực là cái có thể làm được, còn "bồi dưỡng" nhân tài là một điều không có tính thực tiễn bởi nhân tài là sản phẩm của cá nhân người có tài. Chỉ có thể sử dụng và tận dụng sức mạnh của nhân tài. Khi trao cho họ môi trường để họ có thể phát huy chính sức mạnh vốn có của bản thân, đó mới chính là bồi dưỡng.

                Nhân tài là nhân tố cá nhân, tự nó quyết định và tất nhiên, khi có những điều kiện hỗ trợ thuận lợi thì dễ dàng phát triển hơn nhưng không vì thế mà không thể phát triển. Chúng ta cần hiểu đúng quan niệm này và có tư tưởng coi trọng cá nhân người có tài.

                Dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến cứu nước với những vũ khí được coi là thô sơ nhưng chúng ta có một đội quân thiên tài, dù đội quân ấy không học qua một trường võ bị danh tiếng nào. Những người chiến sĩ luôn có trách nhiệm với đất nước và ý thức được trách nhiệm đó. Họ nhận thấy rằng chỉ có họ mới có thể chiến đấu vì dân tộc mình. GS Ngô Bảo Châu cũng vậy, tài năng của anh là sản phẩm của đời sống chứ không phải từ nhà trường. Nhà trường chỉ là điều kiện, là cơ hội. Có nhà trường nhưng chưa chắc đã có nhân tài. Những động lực cá nhân, trách nhiệm cá nhân sẽ khiến cho người tài có ý thức trách nhiệm với đất nước và họ hiểu được điều này. GS Ngô Bảo Châu là người thực tài!

                Thời toán học hoàng kim của Việt Nam có thể sẽ quay trở lại

                "Sự kiện" Ngô Bảo Châu không chỉ làm những trái tim tự hào đập dồn mà còn khiến nhiều người cảm thấy ngậm ngùi vì những tài năng Việt thành danh khi đã ở xứ người. Tại sao tư chất thông minh, giàu nghị lực và đầy lòng khát khao của thanh niên Việt, tài nguyên vô giá của quốc gia lại để cho nước ngoài khai phá, trong khi nền khoa học Việt Nam vẫn cứ luẩn quẩn, chưa thể đưa khoa học nước nhà chiếm lĩnh những đỉnh cao (?).
                Hiện tượng "tị nạn giáo dục" là nỗi đau của đất nước và nó diễn ra từ nhiều năm nay, đó cũng là điều không tránh khỏi vì chỉ có người tài mới tôn trọng người tài, thầy Hồ Ngọc Đại thẳng thắn nói.

                Thầy cho biết thêm: "Tôi thấy vui và không ngạc nhiên lắm khi anh Ngô Bảo Châu giành được giải thưởng Fields. Tôi cảm thấy đó là một niềm an ủi. Vì sức lao động của mình dù sao cũng có một trường hợp thật như thế, không phải là chuyện viển vông, mất không trong đất trời này. Chính Ngô Bảo Châu là người có quyền tự hào, đó là trí tuệ, tài năng của anh và không gì có thể huyễn hoặc được anh".

                Trí tuệ trong một môi trường khác sẽ tạo điều kiện và kích thích cho họ nghĩ tới điều khác, vì vậy nhiều người chọn giải pháp như ra nước ngoài. Không ít người làm việc trong nước với một mức lương cao nhưng rồi họ vẫn ra đi vì người tài chỉ có sống và làm việc tốt, phát huy hiệu quả trong một môi trường hiểu và tôn trọng tài năng của họ.

                Theo thầy Hồ Ngọc Đại, trong cuộc đời có người may mắn học trường này, thầy kia nhưng chỉ có người tài mới tận dụng được cơ hội, còn những người khác thì sẽ bỏ qua. Ngô Bảo Châu có sự say mê, hào hứng, rút cuộc không phải vì bản thân mà là có trách nhiệm, bổn phận với đất nước. Tất nhiên, thanh niên Việt Nam hoàn toàn có thể có cơ hội phát triển trong nước. Nếu là người có thực tài sẽ là người yêu nước, yêu đồng bào và bản thân họ sẽ không chịu lùi bước trước những hoàn cảnh, sẽ tìm cách để vượt qua

                Nhiều người hi vọng sự kiện Ngô Bảo Châu sẽ thổi một luồng sinh khí mới cho nền khoa học nước nhà, sẽ dẫn dắt các nhà khoa học trên thế giới đến với Việt Nam. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận, để làm được việc ấy, bản thân nền khoa học Việt Nam phải có một nội lực, có những cá nhân thiết tha với sự nghiệp, coi đó là điều đương nhiên trong cuộc sống của mình mà không phải là một sự hi sinh.

                Thầy Hồ Ngọc Đại cho rằng, 50 năm nữa, một Ngô Bảo Châu khác không dễ gì có được. Nhưng thầy tin vào một tương lai mà thế hệ thanh niên với niềm say mê, ý thức trách nhiệm và đặc biệt "hiện tượng" GS Ngô Bảo Châu là một ví dụ từ "không" sang "có", sẽ đưa Việt Nam trở lại thời kỳ hoàng kim của toán học.

                Nền giáo dục tôn trọng trẻ em là nền giáo dục văn minh

                GS Ngô Bảo Châu đứng trên đỉnh cao của trí tuệ, chúng ta không thể ảo tưởng sẽ tiếp tục có thêm những đỉnh cao như thế nếu bây giờ không có sự thay đổi nào trong cách giáo dục. Việc phát hiện những mầm non tài năng, chọn lọc chăm sóc và tôn trọng những mầm non ấy là một việc có ý nghĩa quyết định.

                Thầy Đại nhấn mạnh quan điểm giáo dục của mình: "Trẻ con luôn luôn đúng, có sai là thầy sai. Chúng ta cần tôn trọng và hiểu tại sao chúng làm vậy, không nên dùng áp lực bên ngoài để gò chúng. Trẻ con là thực thể phát triển rất tự nhiên, tiếp thu những thứ từ bên ngoài vào một cách chọn lọc. Phải hiểu tại sao nó làm như thế. Nếu điều đó là sai thì người thầy có trách nhiệm chỉ bảo để tự nó nhận ra chứ không nên gò ép! Tôn trọng cá nhân là khẩu hiệu của chúng tôi, không có một cá nhân nào có quyền làm gương cho người khác, mỗi cá nhân trở thành chính mình, nhìn người khác để tự điều chỉnh. Mỗi cá nhân được tôn trọng thì sẽ có ý thức tôn trọng người khác và khi đã tôn trọng người khác thì mọi vấn đề đều có thể được giải quyết".

                Con người có khả năng tự điều chỉnh rất lớn. Những năm đầu đời là vô cùng quan trọng để phát triển nhân cách đứa trẻ, như mũi tên bắn khỏi cung, mũi tên đó bay như thế nào chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc thoát khỏi dây cung, cũng như trẻ em thoát khỏi vòng tay cha mẹ.

                Đã đến lúc đưa ra cách làm cụ thể, chứ không thể đưa ra những khẩu hiệu chung chung, những ý tưởng mơ hồ. Hãy để trẻ em tự mình làm ra sản phẩm giáo dục của chính mình chứ không phải nghe lời giảng để ghi nhớ.
                Hãy dạy trẻ con về lòng yêu nước, trách nhiệm và sự chia sẻ với đất nước từ những việc làm nhỏ nhất như: làm việc gì phải xong việc ấy, quét nhà phải ra quét nhà, lau bảng phải ra lau bảng…và cho chúng lòng tự tin. Bản chất cơ bản là say mê và tự tin, đó là sức mạnh lớn nhất. Giáo dục là việc hết sức tỉ mỉ, không thể chỉ nêu khẩu hiệu.

                Ngô Bảo Châu lẽ ra không phải là người duy nhất và số một nếu việc tôn trọng cá nhân và trí tuệ của họ được xã hội ủng hộ. Không nên nhận hết đó là thành công của nền giáo dục Việt Nam; cần cảm ơn những người biết tạo điều kiện cho Ngô Bảo Châu có thêm điều kiện để phát triển.
                Thầy Hồ Ngọc Đại tin rằng sẽ có nhiều thanh niên Việt Nam nuôi một giấc mơ là Ngô Bảo Châu thứ hai, thứ ba… và GS Ngô Bảo Châu sẽ còn tiến xa hơn nữa trên đỉnh cao trí tuệ.


                Link
                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-08-2010, 08:09 PM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #9

                  .

                  Ý nghĩa công trình toán học của GS Ngô Bảo Châu

                  SGTT.VN - Việc giáo sư Ngô Bảo Châu được trao tặng Huy chương Fields là niềm vinh dự và tự hào lớn đối với đất nước Việt Nam. Sự kiện này đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai tại châu Á, sau Nhật Bản, có công dân được nhận giải thưởng toán học cao quý này.



                  Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (trái) trao Giải thưởng Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: TTXVN

                  Giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Fields là nhờ những thành tựu nghiên cứu toán học xuất sắc, tiêu biểu là công trình chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands.
                  Cụ thể, GS Ngô Bảo Châu, nhận giải Fields năm 2010 nhờ “chứng minh của ông về Bổ đề Cơ bản trong lý thuyết các dạng tự đồng cấu khi đưa vào những phương pháp hình học đại số mới”

                  Trong những năm 1960 và 1970, Robert Langlands đã phát biểu những cơ sở khác nhau thống nhất những nguyên lý và phỏng đoán (conjectures) liên quan đến các dạng tự đồng cấu trong các nhóm khác nhau, các biểu diễn Galois và các hàm L. Điều đó dẫn tới những vấn đề mà ngày hôm nay chúng ta gọi chung là Chương trình Langlands.



                  Giáo sư Ngô Bảo Châu với huy chương Fields cho công trình chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands. Ảnh: TTXVN

                  Công cụ chủ yếu trong việc chứng minh một số trường hợp của những phỏng đoán này là công thức vết và trong khi áp dụng công cụ đó nhằm đáp ứng những mục đích kể trên, xuất hiện khó khăn trung tâm ngăn cản các nhà toán học: chứng minh sự đồng nhất (identities) tự nhiên trong giải tích điều hòa (harmonic – đồng điều?) với các nhóm địa phương (local) cũng như các nhóm liên quan tới các đối tượng của hình học số (arithmetic geometric). Vấn đề này được biết đến với tên gọi Bổ đề Cơ bản.

                  Sau nhiều tiến bộ với một loạt nghiên cứu vào năm 2004, Laumon và Ngô Bảo Châu đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho một lớp nhóm riêng, và bây giờ GS Châu chứng minh được Bổ đề một cách tổng quát.
                  Chứng minh kiệt xuất của Ngô Bảo Châu cho những dự báo rất quan trọng và đã tồn tại rất lâu dài này dựa một phần trong việc đưa những kỹ thuật và đối tượng (objects) hình học mới vào giải tích sophisticated. Thành tựu của ông, nằm trên giao điểm của hình học đại số, lý thuyết nhóm và các dạng tự đồng cấu, dẫn tới nhiều tiến bộ có tính đột phá trong chương trình Langlands cũng như trong các lĩnh vực liên quan tới chương trình này.

                  Nói một cách đơn giản, chương trình Langlands là một công trình có vai trò mắt xích quan trọng trong toán học, nhưng nó không thể sử dụng được giống như một chiếc xe hơi mà không có bánh xe vậy. Emil Artin - nhà toán học người Áo cuối thế kỷ 19 tìm 30 năm không ra. Taniyama - người Nhật Bản, năm 1955 tìm ra một phần nhưng không chứng minh được. Robert Langlands - nhà toán học người Mỹ gốc Canada chưa chứng minh được, nhưng đã tìm ra được nhiều bằng chứng có sức thuyết phục để làm cơ sở cho trực giác của mình. Nhiều nhà toán học nổi tiếng thế giới khác cũng vào cuộc nhưng đều thất bại.

                  Thomas Hales, GS Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ), học trò của GS Langlands, giải được nhiều bài toán khó không tưởng, nhưng cũng đành lùi bước. Ông cho rằng: “Khi tôi còn trẻ, tôi đã dành phần lớn thời gian để đưa ra lời giải cho vấn đề này. Tôi cũng đã trao đổi thảo luận với nhiều GS và cũng tiếp tục nghiên cứu công trình sau đó, nhưng tôi hầu như không thể tìm ra hướng giải quyết. Và tôi cũng biết rằng, rất nhiều GS giỏi từ các trường ĐH lớn như Princeton, Harvard… cũng đều chưa tìm ra được. Thậm chí tôi nhận ra rằng, những nhà toán học có khả năng nhất thế giới cũng đều bó tay”.

                  Bổ đề cơ bản chính là bánh xe để giúp cho chiếc xe hơi Langlans lăn bánh. Nhưng nó khó đến mức nhiều nhà toán học dù chưa chứng minh được cũng tạm công nhận trước để làm những nghiên cứu cao hơn trên nền tảng của Bổ đề.



                  Giáo sư Ngô Bảo Châu (thứ hai từ trái) cùng các thành viên khác đoạt giải thưởng Fields 2010. Ảnh: TTXVN

                  GS Ngô Bảo Châu của Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu đã cùng người thầy của mình - GS Laumon chứng minh được phần quan trọng trong chương trình Langlands. Với kết quả này, Laumon và Ngô Bảo Châu đã được trao giải thưởng Clay - giải thưởng uy tín của Toán học vào năm 2004.

                  Năm 2008, Ngô Bảo Châu đã chứng minh được toàn bộ Bổ đề cơ bản. Kết quả chỉ được khẳng định sau khi 3 nhà toán học hàng đầu thế giới mất hơn 1 năm để kiểm tra và công nhận. Ngô Bảo Châu đã kết thúc lịch sử 30 năm của Bổ đề cơ bản, đưa chương trình Langlands bước sang trang mới.
                  Năm 2009, thành công này của Ngô Bảo Châu được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 công trình khoa học tiêu biểu của năm.

                  Năm 2010, giải thưởng Fields - Giải thưởng danh giá nhất của Toán học thế giới đã tìm được chủ nhân xứng đáng: Ngô Bảo Châu.
                  T.H

                  Link
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post
                    Suy gẫm:
                    *Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.
                    *Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
                    (Giáo sư Ngô Bảo Châu)
                    Tiếng nói của TS NBC từ nay sẽ được nhiều người nghe. Tuy trẻ nhưng những lời tuyên bố của TS NBC cho đến bây giờ đã hình như chứng tỏ TS NBC là một người có tâm huyết và yêu thương Việt Nam.
                    -Thành tựu của GS NBC rất đáng trân trọng. Tuy nhiên câu hỏi to tướng đặt ra chẳng mấy người chịu trả lời là Toán Cơ Bản có giúp cho kinh tế VN phát triển không.

                    Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
                    Thơm cho ai nữa hỡi Hoa nhài.

                    CO có bấy nhiêu bài cho hôm nay. hvpavchstđọc xong cho biết , mai CO gửi tiếp , hôm nào có sách về Ngô Bảo Châu , CO gửi cho hvpavchst một bản...
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      Trung xì tô xin phép xóa
                      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 25-08-2010, 01:31 AM.

                      Comment

                      • #12

                        Công trình khiến Ngô Bảo Châu chạm tay vào 'Nobel Toán học'



                        GS Ngô Bảo Châu.


                        Cứ bốn năm một lần, Giải thưởng Fields - giải thưởng được xem như giải Nobel trong lĩnh vực toán học, dành cho những nhà toán học không quá 40 tuổi vào năm trao giải - được trao tại các kì Đại hội Toán học thế giới.
                        Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung, nếu GS Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) vinh danh nhận giải thưởng này thì Việt Nam không chỉ nằm trong Top 10-15 Olympic Toán phổ thông quốc tế mà còn nằm trong Top 11-12 nước của thế giới được nhận Giải thưởng Fields.

                        Trao đổi với phóng viên, trước khi lên đường sang Ấn Độ dự Đại hội Toán học, GS Ngô Bảo Châu khiêm tốn cho biết: “Các đại hội Toán học thế giới từ trước đến nay, đa số nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời báo cáo toàn thể ở Đại hội đều được trao Giải thưởng Fields tại Đại hội đó. Lần này chỉ có hai nhà khoa học, tôi và một người Brazil, dưới 40 tuổi được báo cáo tại phiên toàn thể.
                        Tôi có báo cáo tổng thể tại đại hội tổng hợp từ hơn 10 báo cáo. Ngoài ra, đại hội còn các báo cáo chuyên ngành. Mỗi ngành có 5 - 7 báo cáo. Đây là những báo cáo rất tốt đánh dấu sự phát triển của mỗi ngành như hình học, đại số... Mỗi người được mời báo cáo tại đại hội, họ rất hãnh diện và làm báo cáo rất tốt, thường các báo cáo từ 10 - 20 trang và nói rất sát chất lượng của từng ngành toán học trong thời gian vừa qua. Qua báo cáo này mọi người nắm rất rõ về sự phát triển toán học.

                        Nói về công trình “Bổ đề cơ bản”, GS. Ngô Bảo Châu cho biết: “Thực sự nhiều người nghiên cứu toán học vẫn không hiểu nổi tác dụng của “Bổ đề cơ bản”. Vì bản thân “ Bổ đề cơ bản” tương đối kỹ thuật nằm trong chương trình Langland cơ bản toán học của thế kỷ 20. Chương trình vĩ đại, có mục tiêu rõ ràng nhưng khó đến. Hầu hết những phần của chương trình Langland, có rất nhiều công trình phụ thuộc vào “Bổ đề cơ bản” nên “Bổ đề cơ bản” ngày càng quan trọng nếu không có nó thì nhiều công trình khác sụp đổ. Có cái hay khi tôi chứng minh “Bổ đề cơ bản”, tôi dùng nhiều bài báo có liên quan đến phần lý thuyết nên một số nhà vật lý rất quan tâm đến Bổ đề này”.
                        Nếu GS Ngô Bảo Châu được tôn vinh, không có gì là bất ngờ!

                        GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam vui mừng cho biết: “Giới toán học thế giới ít ai có thể ngờ rằng, “Bổ đề cơ bản” lại được chứng minh một cách chóng vánh như vậy. Đó là một kỳ tích, thành tích vĩ đại của nền Toán học. Bổ đề này không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển Toán học mà còn liên quan đến những ngành khác, đặc biệt là Vật lý lý thuyết”

                        Theo GS. Lê Tuấn Hoa, để thấy tầm quan trọng của Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands, ta chỉ cần nhớ lại sự kiện Andrew Wiles đã chứng minh được Định lí lớn Fermat cách đây 15 năm - một định lí nổi tiếng mà sau hơn 300 năm nghiên cứu của nhiều thế hệ toán học lừng danh trên thế giới mới được giải quyết. Theo một nghĩa nào đó, thành công của Wiles dựa trên việc chứng minh được một trường hợp riêng của Bổ đề cơ bản. Nhờ đó Andrew Wiles đã được trao một Đĩa bạc đặc biệt tại Đại hội Toán học thế giới năm 1998, được xem như Giải thưởng Fields (Giải thưởng Fields chỉ trao cho nhà toán học không quá 40 tuổi, mà khi đó Wiles đã 45 tuổi, nên Liên đoàn toán học trao Đĩa bạc đặc biệt để tránh vi phạm luật).
                        Dưới tên là “Bổ đề cơ bản”, nhưng đây là một Giả thuyết tức là một dự đoán - do Robert Langlands đưa ra vào những năm 60, và sau đó được diễn đạt dưới dạng tổng quát trong một công trình chung của Robert Langlands và Diana Shelstad vào những năm 70. Do vai trò đặc biệt quan trọng của Bổ đề cơ bản, rất nhiều nhà toán học tài ba đã tập trung sức lực tấn công nó và đã chứng minh được một số trường hợp riêng.

                        Trường hợp riêng quan trọng nhất lại cũng chính do Bảo Châu cùng thầy hướng dẫn luận án Tiến sĩ của mình là GS. Gerard Laumon chứng minh vào năm 2004. “Chỉ với” kết quả riêng đó, năm 2004 hai nhà toán học này đã được trao một trong những giải thưởng danh giá trong Toán học: Giải thưởng Clay.

                        Tuy nhiên, để chứng minh trọn vẹn Bổ đề cơ bản thì nhiều người nghĩ rằng phải cần một thời gian dài nữa. Nhưng với Ngô Bảo Châu thì không! Sau công trình đạt Giải thưởng Clay, anh đã mạnh dạn theo đuổi con đường của mình và đã tìm ra chìa khóa để giải nó.

                        Năm 22 tuổi, khi đó đang du học bên Pháp tại trường đại học danh giá nhất nước Pháp, Ngô Bảo Châu đã “bập” ngay vào đề tài nghiên cứu khó nhất. Đó là là một phần của Chương trình Langlands. Như vậy, mặc dù còn rất trẻ (năm nay GS Ngô Bảo Châu 38 tuổi), nhưng anh đã có 15 năm nghiên cứu vấn đề này. Bằng tài năng xuất chúng của mình, trong thời gian học tập, nghiên cứu, và làm việc cật lực, Ngô Bảo Châu đã đưa ra nhiều ý tưởng mới độc đáo. Anh liên tục làm cho thế giới Toán học ngạc nhiên.

                        Đỉnh điểm là đầu năm 2008, GS. Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie. Lúc đầu công trình “chỉ khoảng” 150 trang. Sau khi lược bỏ bớt những điều không phục vụ trực tiếp cho chứng minh Bổ đề cơ bản và diễn giải chi tiết hơn, công trình dài thành 188 trang! Dù ý tưởng chứng minh rất rành rọt, các nhà Toán học đầu đàn phải mất hơn 1 năm để kiểm chứng các chi tiết của nó!

                        Việc được tạp chí Time đưa vào bình chọn là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm 2009 thì quả là ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi vì rất ít khi một công trình Toán học được Time để ý đến! Lần gần đây nhất Time để ý đến Toán học chính là xếp công trình của nhà Toán học Nga Perelman - người được Giải thưởng Fields năm 2006 là thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ năm 2006.

                        GS Lê Tuấn Hoa cho hay: "Nếu Ngô Bảo Châu được nhận Giải thưởng Fields thì không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn trong khu vực và thế giới. Ngay từ năm 2008, trong làng Toán nhiều người đã tin Ngô Bảo Châu sẽ đoạt giải thưởng Fields khi anh kết thúc công trình nghiên cứu của mình. Năm ngoái khi tôi đi Hong Kong, các giáo sư ở đó cũng dự đoán Ngô Bảo Châu là ứng cử viên nặng ký của giải thưởng Fields".

                        .................................................. ........

                        Error 404 Not Found
                        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 25-08-2010, 01:50 AM.
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        • #13

                          Cho tui xin lỗi vì đã lỡ lầm post , vậy kính xin xoá dùm,trân trọng cám ơn
                          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 26-08-2010, 01:04 AM.

                          Comment

                          • #14

                            Đảng biết trọng nhân tài? Hay chỉ giành vinh dự?

                            Đảng biết trọng nhân tài? Hay chỉ giành vinh dự?

                            Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi



                            Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến tổng thống John F. Kennedy tại White House. Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.
                            Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.
                            Hồi tưởng giây phút được bắt tay tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, tổng thống Bill Cinton nói: “Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi. Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ.” (It had a very profound impact on me… I thinh that it was something that I carry with me always, and I was very fortunate that someone took the photo of it and gave it to me so I was able to remember it.)

                            Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.

                            Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi



                            Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi, mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig. Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã phải đến báo cáo thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với tư thái như thế này:

                            Ông Đỗ Mười (trình độ học vấn như thế nào thì ai cũng biết cả rồi!) ngồi chễm chệ trên ghế dựa, mắt không nhìn cậu bé Ngô Bảo Châu. Trong khi đó, cậu bé thần đồng toán học đứng khép nép rụt rè báo cáo về những điều mà ông Đỗ Mười không bao giờ hiểu nổi.

                            Trong tuần qua, tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình, báo Vietnamnet ghi:
                            Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.

                            Báo Tuổi Trẻ ghi:
                            Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.

                            Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định, ghi:
                            Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng.

                            Tôi muốn hỏi: Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải báo cáo thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)?

                            Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả. Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng.

                            Bình thường, học sinh Việt Nam sống đói rách, học hành nhếch nhác trong một hệ thống giáo dục tệ hại ra sao, thì ai cũng biết, nhưng Đảng mặc kệ. Đợi đến khi có một ai đạt thành tích gì to lớn, thì Đảng vội vàng vơ lấy, theo kiểu “nhờ ơn Đảng mà mày mới được thế này!”
                            Trò này cứ tái diễn mãi. Ai cũng biết cả rồi.
                            (Lương Thị Nữ Nhi )


                            T_Q
















                            Comment

                            • #15

                              3 Nhà Toán Học: Từ Ngô Bảo Châu đếnPhạm Minh Hoàng và Lê Bá Khánh Trình

                              3 Nhà Toán Học: Từ Ngô Bảo Châu đếnPhạm Minh Hoàng và Lê Bá Khánh Trình


                              Thư Cho Con
                              Ngày 25 tháng 8 năm 2010


                              Tin từ phóng viên Anh Vũ của dài RFI cho biết: "Hôm 19/8 vừa qua, tại Ðại hội Toán học Quốc tế (ICM) tại Hyderabad (Ấn Ðộ), giáo sư Ngô Bảo Châu, một trong bốn nhà toán học xuất sắc nhất thế giới đã được vinh dự nhận huy chương Fields, giải thưởng cao quý được (VC) đánh giá như là giải Nobel trong lĩnh vực toán. Ngay sau đó, vinh dự nhận giải thưởng Fields không còn là của riêng Ngô Bảo Châu, nhà toán học mang hai quốc tịch Việt-Pháp. Từ nước Pháp, nơi anh đã có gần 20 năm học tập nghiên cứu để đạt tới đỉnh cao toán học như giờ đây, Tổng thống và Thủ tướng Pháp đã lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu. Còn ở quê nhà Việt Nam thì giải thưởng Fieds của Ngô Bảo Châu được đón nhận như một sự kiện lịch sử. Trong suốt cả tuần nay, cái tên Ngô Bảo Châu xuất hiện trên khắp các mặt báo chí truyền thông trong nước với đầy ắp cảm xúc vinh dự, tự hào... Sắp tới, vào ngày 29 tháng 8, dự kiến bộ Giáo dục Việt nam sẽ tổ chức một lễ đón long trọng Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hà Nội cùng với việc công bố quyết định khen thưởng danh hiệu cao quý của Nhà nước Việt Nam cho nhà toán học vừa được thế giới vinh danh". [Xem hình nhà toán học Ngô Bảo Châu (phải) nhận giải Fields 2010 từ tay tổng thống Ấn Ðộ Pratibha Patil ngày 19/8/2010 - Reuters].
                              Chuyện "Tổng thống và Thủ tướng Pháp lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu" được coi như chuyện thường... vì Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Pháp, ông là người Pháp gốc Việt; nhưng báo chí "lề phải" của CSVN làm "ầm ĩ" chuyện này có vẻ khác thường của những kẻ "ăn theo", những kẻ thích "ăn mày tiếng tăm", cho dầu ông vẫn còn mang quốc tịch Việt. Nhiều kẻ trong bọn chúng cứ tưởng tài năng của Ngô Bảo Châu là do Ðảng và Nhà nước đào tạo từ nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, mà quên rằng ông được đào tạo từ nước ngoài, hay đúng hơn từ Pháp. Chuyện đáng nói hơn nữa ở đây là có 3 điều "lạ" được phơi bày trên "lề phải" Xã hội Chủ nghĩa. Ðó là:

                              * Chỉ có báo chí của CSVN mới cho rằng đây là giải thưởng thường được ví như "Nobel Toán học"; và dẫn dắt dư luận ít hiểu biết nghĩ rằng duy nhứt chỉ có người Việt Nam được lãnh giải "Nobel Toán học trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt"; trong khi có ba người khác cũng nhận được giải Fields kỳ này là Elon Lindenstrauss, người Israel; Cedric Villani, người Pháp; và Stanislav Smirov, một người Nga ở Thuỵ Sĩ.
                              * Thông Tấn Xã VC và nhiều báo "lề phải" cũng phịa thêm rằng: "Chiều qua Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới... Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu... Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới".
                              * Báo Công An Nhân Dân còn bịa thêm lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, cho rằng: "Khi trở thành một nhà toán học, tôi thấy mình càng phải có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước. Theo tôi, Chính phủ nên lập một Ban cố vấn có chiến lược thu hút người tài để nhiều nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có thêm nhiều cơ hội đóng góp cho đất nước" [người trích in đậm và gạch dưới].


                              Ngoài ra, cũng được biết thêm là "Tháng 12 năm 2009, tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học này của ông trong số 10 khám phá khoa học nổi bật nhất thế giới trong năm 2009"; và tin từ AFP cũng ghi nhận "Ngô Bảo Châu đậu tiến sĩ tại Ðại học Paris-Nam (Université Paris-Sud) năm 1997. Sau đó, trở thành giáo sư của đại học này vào năm 2005. Ðầu năm nay, ông nhập tịch Pháp và nhận lời làm giáo sư của Ðại học Chicago ở Mỹ".
                              Có lẽ chuyện Ngô Bảo Châu bị báo chí "lề phải" của Việt cộng làm "ầm ĩ" quá và ông cũng bị làm "ồn" quá nên qua VnExpress ông phải lên tiếng "tâm sự":

                              * Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn.
                              * Ông Ðào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC, sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học.
                              * Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng.
                              * Có một vài bác quen biết, bình thường thì rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc mãi về chuyện cái bút cũ hay cái bút mới. Xin thưa với các bác, cá nhân tôi quí cái bút cũ hơn cái bút mới.
                              * Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do. [người trích in đậm và gạch dưới].

                              Có điều đáng lưu ý là hơn một năm trước, trong lá thư viết ngày 27 tháng 5 năm 2009, từ School of Mathematics, Institute for Advanced Study, Einstein Drive, Princeton NJ 08540 U.S.A., gửi các Ðại biểu Quốc hội khoá 12 của Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã lên tiếng đòi hỏi sự quan tâm đúng đắn về vấn đề quặng Bauxite ở Tây Nguyên do Trung Quốc khai thác. Ông cho rằng:
                              "Sự thỏa thuận khai thác quặng Bauxite giữa hai nước Việt Trung được trao đổi giữa Hồ Cẩm Ðào và Nông Ðức Mạnh là một sự chênh lệch về lợi ích mà thiệt thòi lớn nghiêng về phía Việt Nam. Xa hơn nữa đó là sự vơ vét tài nguyên và cả vấn đề xâm thực văn hóa của Trung Quốc đang có dấu hiệu đè nặng lên bản sắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa... Ông kêu gọi Quốc hội Việt Nam hãy thu thập lắng nghe các ý kiến phản biện của các khoa học gia và trình bày rõ ràng những vấn đề trách nhiệm Quốc hội đối với các cử tri..."
                              Vậy mà Ðảng, Nhà nước và Quốc hội đâu có nghe và chuyện "ầm ĩ" về giải "Nobel Toán học" trên "lề phải" cũng "lờ" luôn.

                              II. Mặt khác, chuyện Ngô Bảo Châu được báo chí "lề phải" của Việt cộng làm ầm ĩ cũng khiến dư luận nghĩ ngay tới một chuyện khác, chỉ xảy ra trước đó mấy ngày, đang làm "ầm ĩ" dư luận quốc tế không kém. Ðó là Giáo sư Toán học Phạm Minh Hoàng [Xem hình Giáo sư Hoàng và con gái] vừa bị công an VC bắt giữ, theo tin được phóng viên Khoa Diễm của Ðài RFA loan đi ngày 15/8/2010



                              "Tin từ Việt Nam cho biết cách đây 2 ngày ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Ðại học Bách khoa TP.HCM vừa bị công an bắt giữ để điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của ông khi còn ở nước ngoài. Giảng viên Phạm Minh Hoàng cũng bị công an điều tra về việc tổ chức các lớp học miễn phí về kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời gian gần đây. Ông Phạm Minh Hoàng từng du học bên Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về Việt Nam dạy học, với ước mơ góp phần đào tạo một thế hệ ý thức được bổn phận và trách nhiệm, để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt. Gần đây, ông được nhiều người biết đến sau khi ký tên và kêu gọi bạn bè cùng ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Nhà nước ngưng cho phép Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, và tham gia buổi tọa đàm về Biển Ðông và Hải Ðảo Việt Nam tổ chức ở Sài Gòn hồi cuối tháng Chín năm ngoái" [người trích in đậm và gạch dưới

                              Nội vụ được Bà Lê Thị Kiều Oanh [Xem hình Bà Oanh và con gái], vợ của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nói với đài RFA:

                              "...Vào ngày 11 tây tháng 8 thì có những người công an tới mời tôi và chồng tôi đi lên làm việc. Chồng tôi thì làm việc một nơi, còn tôi thì được làm việc một nơi khác... Sau mấy ngày họ cứ mời lên mời xuống chúng tôi để hỏi cung, mà thực sự là họ chưa đưa ra được bằng chứng gì để mà buộc tội chúng tôi hết, mà tôi không biết tại sao. Tới tối ngày 13 thì họ tới đọc lệnh khám xét nhà tôi và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi đi... Tới ngày 14 thì tôi được mời vào lúc 8 giờ rưỡi..., tôi chờ tới hơn 9 giờ thì mới bắt đầu cuộc điều tra, và kéo dài cho tới chiều... cơ quan điều tra bắt tôi ký giấy là không được phép nói cái nội dung điều tra với bất cứ một ai".

                              Cũng tin từ RFA, ngày 21/8/2010, phóng viên Quỳnh Như cho biết:
                              "Sau khi Giáo sư Phạm Minh Hoàng của Ðại học Bách khoa bị công an bắt giữ, ngày 17/08 bà Phạm Thị Uyên, một người Pháp gốc Việt, chị ông Hoàng, về TP.HCM thăm cha mẹ già gần 90 tuổi cũng bị công an giữ lại tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội... Về đến Paris, bà Uyên cho biết trong suốt một thời gian tôi bị thẩm vấn từ 10 giờ tối cho đến 2 giờ rưỡi sáng thì người ta nói là bây giờ thì tôi được lệnh tha... Cái làm cho tôi rất khổ sở là sự khủng bố về tinh thần của tôi. Tại vì mỗi một lần như vậy không phải chỉ có hai người hay là ba người mà hết người này vô tới người kia ra và đặt những câu hỏi với tôi, nó làm cho tôi rất là sợ hãi. Và cho tới bây giờ tôi vẫn còn chưa lấy lại được sự bình thường... Ban đêm tôi vẫn không ngủ được. Tôi mở mắt ra tôi vẫn còn cảm tưởng như là tôi vẫn còn đang sống ở Việt Nam. Tôi có cảm tưởng như tôi đang còn bị những người khác hạch hỏi tôi những câu hỏi mà tôi vẫn còn sợ hãi. Trông cái lối làm việc của người ta tôi rất còn sợ."

                              III. Ðến chuyện thứ ba không được bất cứ ai làm "ầm ĩ", chỉ có nữ Luật sư Tạ Phong Tần đưa bài cũ, đã đăng trên blog CL&ST ngày 04/12/2007, kể chuyện Giáo sư Toán Lê Bá Khánh Trình



                              "...Người được mệnh danh là ‘thần đồng toán học’, ‘cậu bé vàng của toán học VN’, anh là người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy...


                              Sau khi đoạt giải ở London năm 1979, Lê Bá Khánh Trình được sang Nga du học chuyên Toán 10 năm. Ðể rồi 17 năm sau, thần tượng ấy xuất hiện bằng xương bằng thịt dưới hình hài một người đàn ông gày gò, thiếu sức sống, với ‘cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu... ’ ’, ‘co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, trừ việc đi giảng dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov’. Và hiện nay, ‘là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là Trưởng khoa Toán của Ðại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Lý giải nguyên nhân vì sao chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, Lê Bá Khánh Trình nói: ‘Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp’. Than ôi! 10 năm nghiên cứu, 17 năm giảng dạy nhưng không có cơ hội được nghiên cứu khoa học thì tất cả mớ lý thuyết ấy, cho dù rất cao siêu, cho dù có bộ óc của một ‘thần đồng’ thì cũng chẳng được tích sự gì. Làm khoa học, giảng dạy khoa học nhưng không có cơ hội nghiên cứu khoa học thì lỗi do ai??? Qua câu trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, người đọc ai cũng hiểu rằng ngọn lửa đam mê toán học trong anh đã tắt từ lâu. ‘Chắc là còn’, ngay chính anh còn không biết mình có còn đam mê hay không nữa, và giờ thì anh đã già mất rồi, cơ hội cũng qua rồi, ‘không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa’. Lê Bá Khánh Trình thờ ơ đến mức độ không quan tâm đến mục đích người ta gặp anh phỏng vấn để làm gì nữa, ‘hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn’. Chỉ còn đọng lại một chút Khánh Trình ngày xưa là tính cách trí thức châu Âu có lẽ đã thấm vào anh khi du học ở trời Tây: đúng giờ, lịch sự, giản dị và tiết kiệm qua nhận xét của phóng viên ‘vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về!’. Vì sao Lê Bá Khánh Trình lại trở nên như thế??? Cứ ngỡ tài năng theo thời gian sẽ thăng hoa, ai ngờ lại là một kết cục buồn cho một kiếp người.

                              "Nhất thất túc thành thiên cổ hận
                              Tái hồi đầu thị bách niên thân".
                              (Tạ Phong Tần)

                              Xin đừng để câu nói "biếm" thành sự thật: "Ðất lành chim đậu, đất không lành đất... nhậu chim luôn" mà hãy xem kinh nghiệm của 3 nhà toán học nêu trên là 3 bài học cần suy nghiệm:

                              * Kinh nghiệm Lê Bá Khánh Trình cho thấy ngày nào còn Xã hội Chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam, ngày đó thiên tài chẳng những không được thăng hoa mà còn bị vùi dập cho đến tàn lụi;
                              * Kinh nghiệm của Phạm Minh Hoàng cho thấy ngày nào còn độc đảng độc tài cai trị đất nước Việt Nam thì ngày đó thiện chí và lòng yêu nước chẳng những không được trọng dụng, mà cửa nhà tù lúc nào cũng rộng mở cho những đứa con yêu của Tổ Quốc vào nghiền ngẫm "độc tố đỏ trong chén mật ngọt Xã hội Chủ nghĩa";
                              * Chuyện "ăn mày tiếng tăm" Ngô Bảo Châu của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, của báo chí lề phải..., sẽ kéo dài bao lâu... khi người trí thức Việt Nam trong lòng Xã hội Chủ nghĩa ý thức được giá trị câu nói "bám theo lề là việc của con cừu" của nhà toán học Ngô Bảo Châu, để thôi làm con cừu bám theo "lề phải" cho được vinh thân phì gia, hay ít ra cũng được "yên thân" giữa chốn bùn dơ; để làm người mạnh bước trên đường đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, đấu tranh xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh Dân chủ Pháp trị.

                              Hẹn con thư sau,

                              (Giáo Già)
                              Đã chỉnh sửa bởi ThienQuang; 28-08-2010, 02:44 PM.


                              T_Q
















                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom