Blog của GS Ngô Bảo Châu:
Trang Riêng Tư
"Hòa thượng”…Thích học toán!
Cũng như nhiều người trẻ khác trong thời đại Internet, GS Ngô Bảo Châu tự nhận mình “bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog…”, tự nhận mình là… “nhà tu hành”. Với một cách chơi blog khá độc đáo, Ngô Bảo Châu chọn cho mình trang blog với phong cách riêng, với văn phong khá hóm hỉnh và tự đặt cho mình một cái tên khá “độc”: Hòa thượng Thích Học Toán. Lang thang vào “sân chùa” của “hòa thượng Thích Học Toán”, chúng tôi đã tìm ra được khá nhiều điều thú vị về nhà khoa học tài năng…
Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh AP
“Nghiện blog”!
Khác với số đông hay dùng face book hoặc yahoo plus để lập blog, Ngô Bảo Châu lại chọn Word press - một phần mềm mở và miễn phí để làm blog cá nhân, trang web cá nhân nổi tiếng. Nó tuy không màu mè như các kiểu blog khác nhưng nhìn chung “đơn giản mà hiệu quả”.
Trên blog Ngô Bảo Châu cũng không sử dụng những bức ảnh của mình như cách chọn “avatar” của giới trẻ mà anh sử dụng “độc chiêu”, thay bằng bức tranh theo trường phái lập thể của họa sĩ Trần Trọng Vũ, với hình một cái đầu trọc được cắm chi chít…đinh, kèm lời giải thích ở bên “yellow memory”.
Phần tự bạch nói về mình và “tôn chỉ, mục đích” của blog khá gọn mà hóm hỉnh.
“Hòa thượng Thích Học Toán đi tu ở trên núi, ít quan tâm đến ái ố hỉ nộ của nhân gian. Gần đây, không may hắn lại bị cuốn vào vòng quay của nhân loại đặc biệt là các nỗi buồn vui liên quan đến khai thác kim loại mầu ở Tây Nguyên. Thay cho kinh kệ, hắn chúi mũi vào đọc đủ thứ chuyện liên quan đến cái mảnh đất chôn chau cắt rốn mà đáng ra với tư cách là một nhà tu hành chuyên nghiệp, hắn đã tưởng cắt được tiền duyên. Đáng buồn hơn nữa, hắn lại còn bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog theo gương đồng chí. Đây là lý do Hòa thượng quyết định khởi động. Nhưng Blog này chỉ nói đến kinh kệ toán học : từ lý thuyết số, đại số, hình học, giải tích đến tổ hợp và có thể lan man sang vật lý…Xin mời anh em bốn phương đến đây nói chuyện toán học với Hòa thượng Thích Học Toán. Tên tục của Thích Học Toán là Ngô Bảo Châu….”.
Blog Thích Học Toán ra đời đến nay đã được hơn một năm và lượng truy cập cũng khá “hot”, hiện đạt gần 500.000 hit. Với hơn 20 chuyên mục và hàng trăm bài viết, có thể nói Ngô Bảo Châu đúng là một người “nghiện blog” như anh thừa nhận. Mỗi bài viết của anh đều có nhiều phản hồi của bạn đọc và anh khá chu đáo, thường xuyên có những câu trả lời bạn bè. Lúc bận hoặc sắp đi vào vùng “không có wifi”, anh cũng thông báo ngay.
Khiêm tốn…trên mức cần thiết
Trước ngày nhận giải thưởng Fields, mặc dù anh là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất nhưng Ngô Bảo Châu luôn rất khiêm tốn. Trong một lần trả lời báo chí, anh nói “thú thực là tôi hơi lo”. Còn trên blog, anh lại đưa ra lời khuyên cho các nhà báo, nghe nhẹ nhàng nhưng khá sâu xa:
“Có đây đó thông tin, chắc như đinh đóng cột, là bạn Châu được giải thưởng nọ kia. Bần đạo xin nhắc nhở các bạn nhà báo cần luôn luôn tỉnh táo. Trước buổi khai mạc hội nghị toán học thế giới, mọi tin tức chỉ mang tính chất phỏng đoán. Ngay anh bạch tuộc lần này cũng còn im như thóc. Sự manh động của một số bạn nhà báo có thể làm mất mặt quốc gia, và các bạn đó có thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình”.
“Lôgô” blog Ngô Bảo Châu – hình ảnh “độc” từ bức tranh “yellow memory” của họa sĩ Trần Trọng Vũ. Ảnh: Blog của Giáo sư Ngô Bảo Châu
Qua blog có thể thấy tuy là một người rất “siêu”, nhưng anh luôn khiêm tốn. Đúng như một người bạn của anh kể với báo chí, Châu không thích mọi người gọi mình bằng những từ to tát như “thiên tài”, “nhà toán học” hay “công trình bom tấn”. Anh chỉ đơn giản coi mình là người “thích học toán”, say mê nghiên cứu toán học mà thôi. Trong nhiều phản hồi trả lời bạn bè trên blog, nhiều khi anh rất thẳng thắn “vấn đề này tôi chưa từng nghe”, “tôi không biết”…
Luận bàn về học toán – dạy toán
Một câu chuyện thú vị, ngay sau khi blog Thích Học Toán ra đời, có một phụ huynh với nick name “Ghét học toán” đã đăng đàn với những ý kiến phản biện cho rằng các môn lượng giác; hình học không gian, tóan cao cấp trong chương trình học (phổ thông) hiện nay là thừa, cần cắt bỏ. Thích Học Toán trả lời:
“Theo ý kiến tôi, nhà trường không có nghĩa vụ phải chiều theo đòi hỏi của xã hội. Việc học tập không nhất thiết phải luôn là chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi hơi nghi ngờ cái khẩu hiệu Học là chơi, chơi là học. Nhiều khi, người lớn coi thường trẻ nhỏ, cho rằng trẻ nhỏ chỉ thích chơi, mà quên khuyến khích cái ý chí hướng lên cái cao cái đẹp luôn có một cách tự nhiên ở trẻ nhỏ. Đứng từ quan điểm xã hội, giữ một trường học nghiêm khắc cũng còn đóng vai trò công bằng xã hội. Trẻ con nhà nghèo có nhiều cơ hội vươn lên để học giỏi hơn trẻ con nhà giàu được chiều chuộng, ham chơi.
Cách đây hai mươi năm, trong thành phần gia đình các học sinh đỗ vào trường Sư phạm Paris có mặt tất cả các thành phần của xã hội. Bây giờ thì ngược lại. Còn nếu chị định rà soát lại chương trình học tập để xem cái gì cần, cái gì không cần thì tôi e rằng cũng chủ quan lắm. Những kiến thức cơ bản về hình học không gian, về lượng giác còn cần cho cuộc sống hàng ngày hơn là chị nghĩ. Nhưng tôi đồng ý với chị về việc cần phải xem xét lại cách dạy học như hành tội trẻ con ngày nay. Thầy cô giáo có xu hướng ra bài tập khó, mẹo mực để đánh đố học sinh, hoặc bắt các em học gạo quá nhiều”.
Châu cũng rất quan tâm tới những chương trình thiết thực như lớp học toán cho sinh viên nhân mùa hè:
“Trường hè với cái tên gợi cảm “Toán học cho sinh viên” được tổ chức tại Hà Nội năm nay là năm thứ ba. Trường hè được quĩ Nafosted tài trợ. Phải nói là để nhận được sự tài trợ quí báu này, chúng ta đã phải đi qua một chặng đường gian truân. Theo định nghĩa của Bộ tài chính, những hoạt động ngoại khóa như thế này không có liên quan gì đến nghiên cứu khoa học. Hiềm một nỗi, nếu không tổ chức những hoạt động như thế này thì mấy năm nữa, lấy ai mà nghiên cứu khoa học? …Một con người nữa cũng cần được biểu dương là anh Trung Hà. Trường hè đầu tiên, cách đây hai năm, được anh Trung Hà tài trợ trong khi chờ đợi giải quyết khúc mắc của Bộ tài chính. Vào dịp đó, tôi có dịp thảo luận riêng với anh Trung Hà về cái định lý nổi tiếng của anh:” Làm toán là tự sướng “. Tất nhiên giữa hai chúng tôi còn có rất nhiều bất đồng về cái mệnh đề này. Tuy nhiên, có một định lý liên quan mà cả hai đều đồng ý : “Tự sướng không có gì là xấu”. (Trung Hà là một doanh nhân giỏi đã từng theo đuổi và…bỏ Toán học, từng phản biện về vai trò của toán học, ít khả năng ứng dụng thiết thực cho đời sống – PV).
“Săm soi” Tiếng Việt, báo chí và yêu…thơ
Không phải là một kẻ mọt sách và chỉ viết đến Toán học, qua blog, Ngô Bảo Châu thể hiện sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, dù anh tự nhận mình là kẻ cũng hay viết sai…chính tả (trong blog của anh cho thấy điều này).Trong một bài viết có tên: “Ôi, tiếng Việt!”, anh viết:
“Các bạn nhà báo yêu quí của chúng ta vốn thường xuyên xử tệ với tiếng Việt. Có yêu quí đến mấy thì bần đạo vẫn cho rằng các bạn rất đáng trách, nhất là khi phải xem những trang như trang vietnamnet hôm nay. Tại sao “Cảnh sát diễu phố trên nắp ca po lại bị bóp cổ” ? Hay là vì “Nửa đêm, xác chết loạn đường phố” sau khi “Maradona đổ bộ xuống Nam Phi”. “Bộ xây dựng ra đòn chống sốt đất” vì không biết “Thực hư chuyện tiền tỉ nối long mạch”. Còn trong cái tít “Dùng đũa đe dọa nạn nhân đòi hiếp dâm”, bần đạo thành thực không biết là phải đặt dấu phẩy ở đâu. Ai ơi giúp tôi với. Giúp cho cả “Bộ râu của thủy thủ Canada có nguy cơ bị đe dọa” trên báo Lao Động!
Cũng qua blog của Châu, mới thấy rằng nhiều nhà báo, tờ báo thời gian qua đưa tin về anh còn có những thông tin vội vàng, thiếu chuẩn xác. Cách “phản hồi” của anh tuy tế nhị, nhẹ nhàng nhưng quả thực rất đáng suy nghĩ:
“Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn”. (…)Ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC (Ngô Bảo Châu), sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học”.
Trong blog của Châu, còn có hẳn một mục thơ. Rất thú vị vì đó là những câu thơ rất…toán học:
“Lô-gic bần đạo không rành
Cháo chay qui nạp lại thành cháo khê
Xơi vào lại hóa cháo mê
Qui đi nạp lại biết về lối nao ?”,
Ngày xưa có một ông tây
Cắn một miếng bánh viết vài ngàn trang
Loay hoay đi tìm thời gian
Tìm ra con rắn trên giàn su su…”;
“Cất nỗi buồn vào tài khoản tiết kiệm
Để ngày mới là niềm vui tươi rói
Còn cho ta rảnh chân thanh thản
Rảo bước với thời gian …”.
Nguyễn Văn Minh
Bài liên quan:
1. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu: Từ đỉnh cao đến đỉnh cao nhất
2. Chủ tịch nước chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu
3. Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields
4. Giáo sư Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên nhận giải ''Nobel toán học''
5. Chờ đợi xướng tên Giáo sư Ngô Bảo Châu
6. Vinh danh công trình toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu
.
Trang Riêng Tư
Ba con gái của GS Ngô Bảo Châu: Từ trái sang: Ngô Thanh Nguyên (10 tuổi), Ngô Hiền An (7 tuổi) và Ngô Thanh Hiên (15 tuổi). (Ảnh: Blog thichhoctoan)
"Hòa thượng”…Thích học toán!
Cũng như nhiều người trẻ khác trong thời đại Internet, GS Ngô Bảo Châu tự nhận mình “bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog…”, tự nhận mình là… “nhà tu hành”. Với một cách chơi blog khá độc đáo, Ngô Bảo Châu chọn cho mình trang blog với phong cách riêng, với văn phong khá hóm hỉnh và tự đặt cho mình một cái tên khá “độc”: Hòa thượng Thích Học Toán. Lang thang vào “sân chùa” của “hòa thượng Thích Học Toán”, chúng tôi đã tìm ra được khá nhiều điều thú vị về nhà khoa học tài năng…
Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh AP
“Nghiện blog”!
Khác với số đông hay dùng face book hoặc yahoo plus để lập blog, Ngô Bảo Châu lại chọn Word press - một phần mềm mở và miễn phí để làm blog cá nhân, trang web cá nhân nổi tiếng. Nó tuy không màu mè như các kiểu blog khác nhưng nhìn chung “đơn giản mà hiệu quả”.
Trên blog Ngô Bảo Châu cũng không sử dụng những bức ảnh của mình như cách chọn “avatar” của giới trẻ mà anh sử dụng “độc chiêu”, thay bằng bức tranh theo trường phái lập thể của họa sĩ Trần Trọng Vũ, với hình một cái đầu trọc được cắm chi chít…đinh, kèm lời giải thích ở bên “yellow memory”.
Phần tự bạch nói về mình và “tôn chỉ, mục đích” của blog khá gọn mà hóm hỉnh.
“Hòa thượng Thích Học Toán đi tu ở trên núi, ít quan tâm đến ái ố hỉ nộ của nhân gian. Gần đây, không may hắn lại bị cuốn vào vòng quay của nhân loại đặc biệt là các nỗi buồn vui liên quan đến khai thác kim loại mầu ở Tây Nguyên. Thay cho kinh kệ, hắn chúi mũi vào đọc đủ thứ chuyện liên quan đến cái mảnh đất chôn chau cắt rốn mà đáng ra với tư cách là một nhà tu hành chuyên nghiệp, hắn đã tưởng cắt được tiền duyên. Đáng buồn hơn nữa, hắn lại còn bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog theo gương đồng chí. Đây là lý do Hòa thượng quyết định khởi động. Nhưng Blog này chỉ nói đến kinh kệ toán học : từ lý thuyết số, đại số, hình học, giải tích đến tổ hợp và có thể lan man sang vật lý…Xin mời anh em bốn phương đến đây nói chuyện toán học với Hòa thượng Thích Học Toán. Tên tục của Thích Học Toán là Ngô Bảo Châu….”.
Blog Thích Học Toán ra đời đến nay đã được hơn một năm và lượng truy cập cũng khá “hot”, hiện đạt gần 500.000 hit. Với hơn 20 chuyên mục và hàng trăm bài viết, có thể nói Ngô Bảo Châu đúng là một người “nghiện blog” như anh thừa nhận. Mỗi bài viết của anh đều có nhiều phản hồi của bạn đọc và anh khá chu đáo, thường xuyên có những câu trả lời bạn bè. Lúc bận hoặc sắp đi vào vùng “không có wifi”, anh cũng thông báo ngay.
Khiêm tốn…trên mức cần thiết
Trước ngày nhận giải thưởng Fields, mặc dù anh là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất nhưng Ngô Bảo Châu luôn rất khiêm tốn. Trong một lần trả lời báo chí, anh nói “thú thực là tôi hơi lo”. Còn trên blog, anh lại đưa ra lời khuyên cho các nhà báo, nghe nhẹ nhàng nhưng khá sâu xa:
“Có đây đó thông tin, chắc như đinh đóng cột, là bạn Châu được giải thưởng nọ kia. Bần đạo xin nhắc nhở các bạn nhà báo cần luôn luôn tỉnh táo. Trước buổi khai mạc hội nghị toán học thế giới, mọi tin tức chỉ mang tính chất phỏng đoán. Ngay anh bạch tuộc lần này cũng còn im như thóc. Sự manh động của một số bạn nhà báo có thể làm mất mặt quốc gia, và các bạn đó có thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình”.
“Lôgô” blog Ngô Bảo Châu – hình ảnh “độc” từ bức tranh “yellow memory” của họa sĩ Trần Trọng Vũ. Ảnh: Blog của Giáo sư Ngô Bảo Châu
Qua blog có thể thấy tuy là một người rất “siêu”, nhưng anh luôn khiêm tốn. Đúng như một người bạn của anh kể với báo chí, Châu không thích mọi người gọi mình bằng những từ to tát như “thiên tài”, “nhà toán học” hay “công trình bom tấn”. Anh chỉ đơn giản coi mình là người “thích học toán”, say mê nghiên cứu toán học mà thôi. Trong nhiều phản hồi trả lời bạn bè trên blog, nhiều khi anh rất thẳng thắn “vấn đề này tôi chưa từng nghe”, “tôi không biết”…
Luận bàn về học toán – dạy toán
Một câu chuyện thú vị, ngay sau khi blog Thích Học Toán ra đời, có một phụ huynh với nick name “Ghét học toán” đã đăng đàn với những ý kiến phản biện cho rằng các môn lượng giác; hình học không gian, tóan cao cấp trong chương trình học (phổ thông) hiện nay là thừa, cần cắt bỏ. Thích Học Toán trả lời:
“Theo ý kiến tôi, nhà trường không có nghĩa vụ phải chiều theo đòi hỏi của xã hội. Việc học tập không nhất thiết phải luôn là chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi hơi nghi ngờ cái khẩu hiệu Học là chơi, chơi là học. Nhiều khi, người lớn coi thường trẻ nhỏ, cho rằng trẻ nhỏ chỉ thích chơi, mà quên khuyến khích cái ý chí hướng lên cái cao cái đẹp luôn có một cách tự nhiên ở trẻ nhỏ. Đứng từ quan điểm xã hội, giữ một trường học nghiêm khắc cũng còn đóng vai trò công bằng xã hội. Trẻ con nhà nghèo có nhiều cơ hội vươn lên để học giỏi hơn trẻ con nhà giàu được chiều chuộng, ham chơi.
Cách đây hai mươi năm, trong thành phần gia đình các học sinh đỗ vào trường Sư phạm Paris có mặt tất cả các thành phần của xã hội. Bây giờ thì ngược lại. Còn nếu chị định rà soát lại chương trình học tập để xem cái gì cần, cái gì không cần thì tôi e rằng cũng chủ quan lắm. Những kiến thức cơ bản về hình học không gian, về lượng giác còn cần cho cuộc sống hàng ngày hơn là chị nghĩ. Nhưng tôi đồng ý với chị về việc cần phải xem xét lại cách dạy học như hành tội trẻ con ngày nay. Thầy cô giáo có xu hướng ra bài tập khó, mẹo mực để đánh đố học sinh, hoặc bắt các em học gạo quá nhiều”.
Châu cũng rất quan tâm tới những chương trình thiết thực như lớp học toán cho sinh viên nhân mùa hè:
“Trường hè với cái tên gợi cảm “Toán học cho sinh viên” được tổ chức tại Hà Nội năm nay là năm thứ ba. Trường hè được quĩ Nafosted tài trợ. Phải nói là để nhận được sự tài trợ quí báu này, chúng ta đã phải đi qua một chặng đường gian truân. Theo định nghĩa của Bộ tài chính, những hoạt động ngoại khóa như thế này không có liên quan gì đến nghiên cứu khoa học. Hiềm một nỗi, nếu không tổ chức những hoạt động như thế này thì mấy năm nữa, lấy ai mà nghiên cứu khoa học? …Một con người nữa cũng cần được biểu dương là anh Trung Hà. Trường hè đầu tiên, cách đây hai năm, được anh Trung Hà tài trợ trong khi chờ đợi giải quyết khúc mắc của Bộ tài chính. Vào dịp đó, tôi có dịp thảo luận riêng với anh Trung Hà về cái định lý nổi tiếng của anh:” Làm toán là tự sướng “. Tất nhiên giữa hai chúng tôi còn có rất nhiều bất đồng về cái mệnh đề này. Tuy nhiên, có một định lý liên quan mà cả hai đều đồng ý : “Tự sướng không có gì là xấu”. (Trung Hà là một doanh nhân giỏi đã từng theo đuổi và…bỏ Toán học, từng phản biện về vai trò của toán học, ít khả năng ứng dụng thiết thực cho đời sống – PV).
“Săm soi” Tiếng Việt, báo chí và yêu…thơ
Không phải là một kẻ mọt sách và chỉ viết đến Toán học, qua blog, Ngô Bảo Châu thể hiện sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, dù anh tự nhận mình là kẻ cũng hay viết sai…chính tả (trong blog của anh cho thấy điều này).Trong một bài viết có tên: “Ôi, tiếng Việt!”, anh viết:
“Các bạn nhà báo yêu quí của chúng ta vốn thường xuyên xử tệ với tiếng Việt. Có yêu quí đến mấy thì bần đạo vẫn cho rằng các bạn rất đáng trách, nhất là khi phải xem những trang như trang vietnamnet hôm nay. Tại sao “Cảnh sát diễu phố trên nắp ca po lại bị bóp cổ” ? Hay là vì “Nửa đêm, xác chết loạn đường phố” sau khi “Maradona đổ bộ xuống Nam Phi”. “Bộ xây dựng ra đòn chống sốt đất” vì không biết “Thực hư chuyện tiền tỉ nối long mạch”. Còn trong cái tít “Dùng đũa đe dọa nạn nhân đòi hiếp dâm”, bần đạo thành thực không biết là phải đặt dấu phẩy ở đâu. Ai ơi giúp tôi với. Giúp cho cả “Bộ râu của thủy thủ Canada có nguy cơ bị đe dọa” trên báo Lao Động!
Cũng qua blog của Châu, mới thấy rằng nhiều nhà báo, tờ báo thời gian qua đưa tin về anh còn có những thông tin vội vàng, thiếu chuẩn xác. Cách “phản hồi” của anh tuy tế nhị, nhẹ nhàng nhưng quả thực rất đáng suy nghĩ:
“Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn”. (…)Ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC (Ngô Bảo Châu), sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học”.
Trong blog của Châu, còn có hẳn một mục thơ. Rất thú vị vì đó là những câu thơ rất…toán học:
“Lô-gic bần đạo không rành
Cháo chay qui nạp lại thành cháo khê
Xơi vào lại hóa cháo mê
Qui đi nạp lại biết về lối nao ?”,
Ngày xưa có một ông tây
Cắn một miếng bánh viết vài ngàn trang
Loay hoay đi tìm thời gian
Tìm ra con rắn trên giàn su su…”;
“Cất nỗi buồn vào tài khoản tiết kiệm
Để ngày mới là niềm vui tươi rói
Còn cho ta rảnh chân thanh thản
Rảo bước với thời gian …”.
Nguyễn Văn Minh
Bài liên quan:
1. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu: Từ đỉnh cao đến đỉnh cao nhất
2. Chủ tịch nước chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu
3. Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields
4. Giáo sư Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên nhận giải ''Nobel toán học''
5. Chờ đợi xướng tên Giáo sư Ngô Bảo Châu
6. Vinh danh công trình toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu
.
Comment