• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Blog của GS Ngô Bảo Châu: "Hòa thượng”…Thích học toán!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Blog của GS Ngô Bảo Châu: "Hòa thượng”…Thích học toán!

    Blog của GS Ngô Bảo Châu:

    Trang Riêng Tư




    Ba con gái của GS Ngô Bảo Châu: Từ trái sang: Ngô Thanh Nguyên (10 tuổi), Ngô Hiền An (7 tuổi) và Ngô Thanh Hiên (15 tuổi). (Ảnh: Blog thichhoctoan)


    "Hòa thượng”…Thích học toán!

    Cũng như nhiều người trẻ khác trong thời đại Internet, GS Ngô Bảo Châu tự nhận mình “bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog…”, tự nhận mình là… “nhà tu hành”. Với một cách chơi blog khá độc đáo, Ngô Bảo Châu chọn cho mình trang blog với phong cách riêng, với văn phong khá hóm hỉnh và tự đặt cho mình một cái tên khá “độc”: Hòa thượng Thích Học Toán. Lang thang vào “sân chùa” của “hòa thượng Thích Học Toán”, chúng tôi đã tìm ra được khá nhiều điều thú vị về nhà khoa học tài năng…


    Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh AP



    “Nghiện blog”!

    Khác với số đông hay dùng face book hoặc yahoo plus để lập blog, Ngô Bảo Châu lại chọn Word press - một phần mềm mở và miễn phí để làm blog cá nhân, trang web cá nhân nổi tiếng. Nó tuy không màu mè như các kiểu blog khác nhưng nhìn chung “đơn giản mà hiệu quả”.

    Trên blog Ngô Bảo Châu cũng không sử dụng những bức ảnh của mình như cách chọn “avatar” của giới trẻ mà anh sử dụng “độc chiêu”, thay bằng bức tranh theo trường phái lập thể của họa sĩ Trần Trọng Vũ, với hình một cái đầu trọc được cắm chi chít…đinh, kèm lời giải thích ở bên “yellow memory”.

    Phần tự bạch nói về mình và “tôn chỉ, mục đích” của blog khá gọn mà hóm hỉnh.

    Hòa thượng Thích Học Toán đi tu ở trên núi, ít quan tâm đến ái ố hỉ nộ của nhân gian. Gần đây, không may hắn lại bị cuốn vào vòng quay của nhân loại đặc biệt là các nỗi buồn vui liên quan đến khai thác kim loại mầu ở Tây Nguyên. Thay cho kinh kệ, hắn chúi mũi vào đọc đủ thứ chuyện liên quan đến cái mảnh đất chôn chau cắt rốn mà đáng ra với tư cách là một nhà tu hành chuyên nghiệp, hắn đã tưởng cắt được tiền duyên. Đáng buồn hơn nữa, hắn lại còn bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog theo gương đồng chí. Đây là lý do Hòa thượng quyết định khởi động. Nhưng Blog này chỉ nói đến kinh kệ toán học : từ lý thuyết số, đại số, hình học, giải tích đến tổ hợp và có thể lan man sang vật lý…Xin mời anh em bốn phương đến đây nói chuyện toán học với Hòa thượng Thích Học Toán. Tên tục của Thích Học Toán là Ngô Bảo Châu….”.

    Blog Thích Học Toán ra đời đến nay đã được hơn một năm và lượng truy cập cũng khá “hot”, hiện đạt gần 500.000 hit. Với hơn 20 chuyên mục và hàng trăm bài viết, có thể nói Ngô Bảo Châu đúng là một người “nghiện blog” như anh thừa nhận. Mỗi bài viết của anh đều có nhiều phản hồi của bạn đọc và anh khá chu đáo, thường xuyên có những câu trả lời bạn bè. Lúc bận hoặc sắp đi vào vùng “không có wifi”, anh cũng thông báo ngay.


    Khiêm tốn…trên mức cần thiết

    Trước ngày nhận giải thưởng Fields, mặc dù anh là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất nhưng Ngô Bảo Châu luôn rất khiêm tốn. Trong một lần trả lời báo chí, anh nói “thú thực là tôi hơi lo”. Còn trên blog, anh lại đưa ra lời khuyên cho các nhà báo, nghe nhẹ nhàng nhưng khá sâu xa:

    Có đây đó thông tin, chắc như đinh đóng cột, là bạn Châu được giải thưởng nọ kia. Bần đạo xin nhắc nhở các bạn nhà báo cần luôn luôn tỉnh táo. Trước buổi khai mạc hội nghị toán học thế giới, mọi tin tức chỉ mang tính chất phỏng đoán. Ngay anh bạch tuộc lần này cũng còn im như thóc. Sự manh động của một số bạn nhà báo có thể làm mất mặt quốc gia, và các bạn đó có thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình”.




    “Lôgô” blog Ngô Bảo Châu – hình ảnh “độc” từ bức tranh “yellow memory” của họa sĩ Trần Trọng Vũ. Ảnh: Blog của Giáo sư Ngô Bảo Châu



    Qua blog có thể thấy tuy là một người rất “siêu”, nhưng anh luôn khiêm tốn. Đúng như một người bạn của anh kể với báo chí, Châu không thích mọi người gọi mình bằng những từ to tát như “thiên tài”, “nhà toán học” hay “công trình bom tấn”. Anh chỉ đơn giản coi mình là người “thích học toán”, say mê nghiên cứu toán học mà thôi. Trong nhiều phản hồi trả lời bạn bè trên blog, nhiều khi anh rất thẳng thắn “vấn đề này tôi chưa từng nghe”, “tôi không biết”…


    Luận bàn về học toán – dạy toán

    Một câu chuyện thú vị, ngay sau khi blog Thích Học Toán ra đời, có một phụ huynh với nick name “Ghét học toán” đã đăng đàn với những ý kiến phản biện cho rằng các môn lượng giác; hình học không gian, tóan cao cấp trong chương trình học (phổ thông) hiện nay là thừa, cần cắt bỏ. Thích Học Toán trả lời:

    Theo ý kiến tôi, nhà trường không có nghĩa vụ phải chiều theo đòi hỏi của xã hội. Việc học tập không nhất thiết phải luôn là chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi hơi nghi ngờ cái khẩu hiệu Học là chơi, chơi là học. Nhiều khi, người lớn coi thường trẻ nhỏ, cho rằng trẻ nhỏ chỉ thích chơi, mà quên khuyến khích cái ý chí hướng lên cái cao cái đẹp luôn có một cách tự nhiên ở trẻ nhỏ. Đứng từ quan điểm xã hội, giữ một trường học nghiêm khắc cũng còn đóng vai trò công bằng xã hội. Trẻ con nhà nghèo có nhiều cơ hội vươn lên để học giỏi hơn trẻ con nhà giàu được chiều chuộng, ham chơi.
    Cách đây hai mươi năm, trong thành phần gia đình các học sinh đỗ vào trường Sư phạm Paris có mặt tất cả các thành phần của xã hội. Bây giờ thì ngược lại. Còn nếu chị định rà soát lại chương trình học tập để xem cái gì cần, cái gì không cần thì tôi e rằng cũng chủ quan lắm. Những kiến thức cơ bản về hình học không gian, về lượng giác còn cần cho cuộc sống hàng ngày hơn là chị nghĩ. Nhưng tôi đồng ý với chị về việc cần phải xem xét lại cách dạy học như hành tội trẻ con ngày nay. Thầy cô giáo có xu hướng ra bài tập khó, mẹo mực để đánh đố học sinh, hoặc bắt các em học gạo quá nhiều”.

    Châu cũng rất quan tâm tới những chương trình thiết thực như lớp học toán cho sinh viên nhân mùa hè:

    Trường hè với cái tên gợi cảm “Toán học cho sinh viên” được tổ chức tại Hà Nội năm nay là năm thứ ba. Trường hè được quĩ Nafosted tài trợ. Phải nói là để nhận được sự tài trợ quí báu này, chúng ta đã phải đi qua một chặng đường gian truân. Theo định nghĩa của Bộ tài chính, những hoạt động ngoại khóa như thế này không có liên quan gì đến nghiên cứu khoa học. Hiềm một nỗi, nếu không tổ chức những hoạt động như thế này thì mấy năm nữa, lấy ai mà nghiên cứu khoa học? …Một con người nữa cũng cần được biểu dương là anh Trung Hà. Trường hè đầu tiên, cách đây hai năm, được anh Trung Hà tài trợ trong khi chờ đợi giải quyết khúc mắc của Bộ tài chính. Vào dịp đó, tôi có dịp thảo luận riêng với anh Trung Hà về cái định lý nổi tiếng của anh:” Làm toán là tự sướng “. Tất nhiên giữa hai chúng tôi còn có rất nhiều bất đồng về cái mệnh đề này. Tuy nhiên, có một định lý liên quan mà cả hai đều đồng ý : “Tự sướng không có gì là xấu”. (Trung Hà là một doanh nhân giỏi đã từng theo đuổi và…bỏ Toán học, từng phản biện về vai trò của toán học, ít khả năng ứng dụng thiết thực cho đời sống – PV).


    “Săm soi” Tiếng Việt, báo chí và yêu…thơ

    Không phải là một kẻ mọt sách và chỉ viết đến Toán học, qua blog, Ngô Bảo Châu thể hiện sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, dù anh tự nhận mình là kẻ cũng hay viết sai…chính tả (trong blog của anh cho thấy điều này).Trong một bài viết có tên: “Ôi, tiếng Việt!”, anh viết:

    Các bạn nhà báo yêu quí của chúng ta vốn thường xuyên xử tệ với tiếng Việt. Có yêu quí đến mấy thì bần đạo vẫn cho rằng các bạn rất đáng trách, nhất là khi phải xem những trang như trang vietnamnet hôm nay. Tại sao “Cảnh sát diễu phố trên nắp ca po lại bị bóp cổ” ? Hay là vì “Nửa đêm, xác chết loạn đường phố” sau khi “Maradona đổ bộ xuống Nam Phi”. “Bộ xây dựng ra đòn chống sốt đất” vì không biết “Thực hư chuyện tiền tỉ nối long mạch”. Còn trong cái tít “Dùng đũa đe dọa nạn nhân đòi hiếp dâm”, bần đạo thành thực không biết là phải đặt dấu phẩy ở đâu. Ai ơi giúp tôi với. Giúp cho cả “Bộ râu của thủy thủ Canada có nguy cơ bị đe dọa” trên báo Lao Động!

    Cũng qua blog của Châu, mới thấy rằng nhiều nhà báo, tờ báo thời gian qua đưa tin về anh còn có những thông tin vội vàng, thiếu chuẩn xác. Cách “phản hồi” của anh tuy tế nhị, nhẹ nhàng nhưng quả thực rất đáng suy nghĩ:

    Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn”. (…)Ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC (Ngô Bảo Châu), sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học”.

    Trong blog của Châu, còn có hẳn một mục thơ. Rất thú vị vì đó là những câu thơ rất…toán học:

    Lô-gic bần đạo không rành
    Cháo chay qui nạp lại thành cháo khê
    Xơi vào lại hóa cháo mê
    Qui đi nạp lại biết về lối nao ?”,

    Ngày xưa có một ông tây
    Cắn một miếng bánh viết vài ngàn trang
    Loay hoay đi tìm thời gian
    Tìm ra con rắn trên giàn su su…”;

    “Cất nỗi buồn vào tài khoản tiết kiệm
    Để ngày mới là niềm vui tươi rói
    Còn cho ta rảnh chân thanh thản
    Rảo bước với thời gian …”.

    Nguyễn Văn Minh


    Bài liên quan:

    1. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu: Từ đỉnh cao đến đỉnh cao nhất

    2. Chủ tịch nước chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu

    3. Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields

    4. Giáo sư Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên nhận giải ''Nobel toán học''

    5. Chờ đợi xướng tên Giáo sư Ngô Bảo Châu

    6. Vinh danh công trình toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-08-2010, 09:02 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #16

    Cứ như Từ Thứ quy Tào là ok
    Từ Thứ (徐庶), tự là Nguyên Trực (元直) là một quân sư của Lưu Bị và sau đó theo Tào Tháo ở thời Tam Quốc. Thoạt đầu Từ Thứ đi theo phò tá Lưu Bị, nhưng Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, buộc ông phải qua đầu quân cho Tào Tháo. Mẹ Từ Thứ khi thấy con trai đến thì rất tức giận, chửi mắng ông rồi tự vẫn.
    Từ Thứ là người đã khuyên Lưu Bị mời Gia Cát Lượng về làm quân sư. Trong thời gian làm quan cho Tào Ngụy, Từ Thứ chỉ quan tâm đến việc quan văn, chứ không đóng góp gì đáng kể cho Tào Tháo về mặt quân sự.
    Trong Tam Quốc Chí có kể chuyện Từ Thứ khi ở Xích Bích biết được Bàng Thống bày kế liên hoàn để lừa Tào Tháo, nhưng ông không nói mà lại giả vờ xin Tào Tháo cho về lại phương Bắc để giữ hậu phương. Nhờ đó ông thoát khỏi trận chiến Xích Bích, nơi mà quân Tào đại bại.
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 29-08-2010, 06:08 PM.

    Comment

    • #17

      Lạ nhẩy ! lạ nhẩy !

      Sao ko có ai muốn chia vui với trí tuệ VN - một trong những đại diện là Ngô Bảo Châu - mà các vị cứ lái tầu chạy vượt ray !

      Đầu tháng 9 này , NBC đã có chọn lựa khác , VN có làm rùm , đón rước NBC như " QUỐC KHÁCH " ( 15 năm nay có ai biết đến NBC ? ) vì những lợi nhuận sẽ thu về từ NBC là chuyện ko ai lạ gì và chính NBC chẳng buồn nghĩ đến...

      Có nặng lòng với dân ta thì " về đây nghe em "...

      CO dành nơi đây cho các vị đấy !!!


      ***

      GS Ngô Bảo Châu chưa thể về nước trong 5 năm tới

      GS Ngô Bảo Châu: Nhà khoa học có 2 nhiệm vụ, chủ yếu một là làm khoa học, hai là người nước nào đóng góp cho nền khoa học nước đó. Trong quan điểm của tôi, nhiệm vụ của toán học thế giới, của nhân loại là nhiệm vụ quan trọng.

      Vì vậy, trong 5 năm tới, tôi không thể về Việt Nam sống và làm việc toàn bộ thời gian được. Nhưng tôi có thể sẽ về thường xuyên hơn, thời gian dài hơn, tham gia tổ chức viện toán học cao cấp. Tôi hy vọng, viện này sẽ tổ chức được những nhóm nghiên cứu.

      Tương lai của khoa học cơ bản phụ thuộc vào việc hiện tại có thể tổ chức được những nhóm làm việc trẻ hăng say khoa học, tiếp cận với những luồng nghiên cứu mới trong khoa học hay không.

      Có thể trong vài nhóm, chỉ có một nhóm tiếp tục. Chứ nếu không, hiện tại, vẫn có những đề tài nghiên cứu của các bậc tiền bối đã làm, vẫn tiếp tục cho làm lại, không thể nào đi ra khỏi luống cày trước đây. Không đi ra khỏi luống cày, không thể đi lên được. Cần tạo ra những nhóm làm việc trẻ có sức đột phá. Giáo sư làm việc với sinh viên, nhà khoa học lớn tuổi làm với người trẻ tuổi. Theo tôi hiểu, trong nước vẫn thiếu những nhóm làm việc có sức sống như vậy.




      .
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 28-08-2010, 11:42 PM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #18

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
        Lạ nhẩy ! lạ nhẩy !

        Sao ko có ai muốn chia vui với trí tuệ VN - một trong những đại diện là Ngô Bảo Châu - mà các vị cứ lái tầu chạy vượt ray !

        Đầu tháng 9 này , NBC đã có chọn lựa khác , VN có làm rùm , đón rước NBC như " QUỐC KHÁCH " ( 15 năm nay có ai biết đến NBC ? ) vì những lợi nhuận sẽ thu về từ NBC là chuyện ko ai lạ gì và chính NBC chẳng buồn nghĩ đến...

        Có nặng lòng với dân ta thì " về đây nghe em "...

        CO dành nơi đây cho các vị đấy !!!
        Nói như hề Bảo Quốc "Chịu chơi, chơi tới cùng, một đi không trở lại". Nếu đã từng sống qua sau 1975 thì hầu như ai cũng...khôn ra í mà. Có thể GS Ngô Bảo Châu cũng khôn hơn mọi người nghĩ. Thà làm quỷ xứ...người, còn hơn làm Vương nước Nam...Hihihihi...Đó là lý do ông ta từ chối biệt thự ở Tuần Châu.

        Comment

        • #19

          Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?

          Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?


          Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu.


          LTS: Sau những ngày cả xã hội vui mừng đón nhận thông tin GS Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, mới đây Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây.

          Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ "tự do"

          Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.

          Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của "nền toán học Việt Nam", "trí tuệ Việt Nam".

          Nhưng rồi đây có bao nhiêu "trí tuệ Việt Nam", "trí tuệ của nền toán học Việt Nam" có thể hiểu đầy đủ về "Bổ đề cơ bản" để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?

          Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái "niềm tự hào" kiểu phong trào kia hay sao? "Của báu" mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại "mượn" để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?

          Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là "thiểu thắng đa" của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công "tu luyện" của "hoà thượng" Thích Toán Học (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về "công án" Langlands.

          Có lẽ lời phát biểu gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu và được không ít báo trích lại đó là: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".


          Gác chuyện "bám lề" sang một bên, nói chuyện tự do thôi. GS Ngô Bảo Châu đã nhận thức về hai chữ "tự do" ở đỉnh cao của vinh quang cá nhân. Thiết nghĩ, đó mới là niềm tự hào của người Việt Nam về Ngô Bảo Châu, và với câu nói này "hoà thượng" Thích Toán Học mới là người ngộ đạo (đạo toán học). Vậy giải thưởng kia còn danh nghĩa gì nữa trước hai chữ "tự do"?
          Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do". Tại sao mỗi người phải biến mình thành một cá nhân "ăn khớp" với xã hội, ăn khớp với những lề thói mà đôi khi chúng chỉ là một mớ bảo thủ hỗn độn được một ít trí khôn ranh mãnh và một vài dữ liệu không đầy đủ của tri thức nhào nặn ra?

          Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?

          Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do.

          Sự "tự sướng" khôi hài

          Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?

          Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của "đạo tiểu nhân" mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.

          Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều". Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính "tham sinh uý tử", không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.

          Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai". Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên "tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được 'nhập dữ liệu' như thế".

          Đó là sự "tự sướng" khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. "Hoà thượng" Thích Toán Học sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.

          Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm "toàn mỹ" của chính nó, có nghĩa rằng "giải thưởng" ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào..

          .

          Sự tự do lớn nhất của một dân tộc không phải chỉ biết chấp nhận vinh quang là của chung, còn nhục nhã thì thuộc về chúng nó. Trí tuệ, nhục nhã, sai lầm, khuyết điểm đều phải là của chung, không nhìn vào sự thực ấy, cá nhân không thể khai phóng, không thể tự cởi trói để hướng đến tự do.

          Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được "Langlands"? Chuyện gì sẽ diễn ra cho "nền toán học Việt Nam"? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.

          Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.

          Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #20

            Đám đông và nhà khoa học

            Đám đông và nhà khoa học


            Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Nhưng Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?


            1. Sáng tạo thì luôn đòi hỏi sự cô đơn và tránh xa mọi tạp niệm của đời sống. Giữ lòng thanh tĩnh trong hân hoan là điều kiện phải có cho mọi sáng tạo tinh thần. Nhà khoa học phải đạt đến trạng thái này để bùng nổ hay kết tinh lại năng lực trí tuệ ngoại hạng của mình.

            Trạng thái solitude đó (tạm dịch: hoan tịnh) đòi hỏi rất nhiều điều kiện, từ mức độ cá nhân cho đến xã hội, mới có thể đưa đến một sự tĩnh tại, solitude tuyệt đối, nền tảng cho mọi sự thăng hoa và bùng nổ của trí tuệ.

            Hiểu theo nghĩa đó, các trường đại học danh tiếng Âu Mỹ, cùng với vị trí địa lý nơi nó tọa lạc, quả là môi trường tuyệt hảo cho mọi sáng tạo. Nơi đó, thư viện là thánh đường, thời khắc nghiên cứu thì đầy ắp niềm vui trí tuệ, lề thói xã hội thì trật tự thong dong... Rất ít bụi trần ai chen được vào sân trường đại học của họ.

            Cái môi trường giáo dục và xã hội tuyệt đối cần thiết cho thái độ solitude, nền tảng của sáng tạo ấy, chúng ta chưa có được!
            2. Trong những ngày này, rất nhiều người Việt Nam như phát sốt lên vì giải thưởng toán học Fields. Cũng như họ, tôi hoàn toàn mù tịt về Bổ đề cơ bản cho chương trình Langlands mà Ngô Bảo Châu đã chứng minh. Lại càng không thể hình dung được thành tựu toán học này sẽ tăng được bao nhiêu phần trăm trong GDP cả nước (?). Chắc là không, nhưng chúng ta vẫn hoan hỉ, tin tức vẫn tràn ngập trên báo chí theo cách người ta ăn mừng một bàn thắng bóng đá (vốn chỉ là một trò chơi), hay một cuộc đăng quang của một cô hoa hậu chân dài nào đó.

            Chúng ta ăn mừng một giải thưởng toán học cao cấp, vốn là lĩnh vực am hiểu của một thiểu số rất nhỏ. Chúng ta đòi xuống đường vì Ngô Bảo Châu đã thắng trong một cuộc tranh tài mà 99% người Việt Nam không hề hiểu lấy một phân. Chúng ta vui mừng với tâm thế thèm khát sự vượt trội, với ám ảnh bệnh thành tích từ thuở sưu tập phiếu bé ngoan mỗi tuần. Tôi chắc chúng ta sẽ không hoan hỉ đến thế, nếu không có giải thưởng kia. Chúng ta cần một sự hơn thua, để tự tin xác tín Ngô Bảo Châu là người lỗi lạc. Phải chăng, chúng ta đang mừng chiến thắng với một tâm lý đầy mặc cảm, thua chị kém em đã bị dồn nén quá lâu?

            3. Có lẽ, với tâm thế mặc cảm mang lớp áo dân tộc tính đó, báo chí, dân chúng, quan chức... đã quên sự mực thước trong việc tôn vinh nhà khoa học trẻ kia. Sung sướng vì Ngô Bảo Châu là người Việt đã hẳn, nhưng không thể nhận vơ để "lên mặt" về những hoa trái tri thức mà bạn ấy gặt hái được từ nước ngoài. Chúng ta nghiễm nhiên coi thành quả này là của nền giáo dục Việt Nam, vốn có sinh mà không dưỡng. Và từ đó, phóng chiếu rất nhiều can dự, cãi vã vào lộ trình khoa học của nhà toán học trẻ tuổi: chức vụ, huân chương, tặng nhà, bỏ bạc tỉ xây Viện Toán cao cấp... Thậm chí lôi cả đời tư lên mặt báo: nhà toán học "si tình" thì đã sao?

            4. Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Bạn giáo sư kia ắt sẽ rất hạnh phúc trong những ngày này. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chỉ trong một ngày, coi như đã báo đáp xong.

            Nhưng phải cảnh giác với cái giá của sự nổi tiếng (theo kiểu Việt Nam), đang bị khoanh vùng và mang màu sắc quốc gia thiển cận. Cái giá đó sẽ rất đắt, nếu những lời tung hô rộn ràng kia đánh mất thái độ trung dung và tâm thế an nhiên của nhà khoa học. Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?

            Chúng ta cũng vậy, đừng để những tình cảm háo thắng náo nhiệt xâm thực vào không gian sáng tạo rất yên tĩnh kia. Vui dăm bữa rồi thôi, hãy để khối óc lỗi lạc kia quay trở lại thánh đường toán học của mình, trong niềm hoan tịnh. Đừng cột vào con người ấy những tước hiệu, gánh nặng vô bổ và cồng kềnh, thừa thãi cho niềm vui toán học, vốn dĩ không dành cho số đông.

            Đó là cách tốt đẹp nhất mà chúng ta biểu lộ niềm tự hào của một dân tộc vừa thông minh xuất chúng, vừa... thanh lịch.
            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #21

              Chuyện Ngô Bảo Châu 15 năm cô đơn với bổ đề cơ bản

              Chuyện Ngô Bảo Châu 15 năm cô đơn với bổ đề cơ bản

              Con đường đến với toán học của Ngô Bảo Châu khá gập ghềnh nhưng nếu ông không chọn toán học thì nó cũng chọn ông. Ngô Bảo Châu tâm sự: “Toán không giống với văn. Nếu như ai cũng có thể nhảy vào bình luận, chê bai văn thì lại rất ít người hiểu toán để đánh giá nên tôi có thể âm thầm làm. Như thế đôi khi đạt hiệu quả hơn. Làm văn và làm nghệ thuật đôi khi cũng dễ chịu áp lực làm sao để tác phẩm của mình được công chúng biết đến, còn người làm toán chịu áp lực với bản thân nhiều hơn”.



              Cho đến nay, thành tựu giải quyết Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu vẫn được cho là công trình vĩ đại đối với một nhà toán học trẻ. Nhưng cái Bổ đề cơ bản của chương trình Langlands ấy cũng nhiều phen làm khổ nhà toán học Việt Nam.



              Ông kể: “Năm 1993, khi làm luận án tiến sĩ, tôi đã bắt đầu nghĩ đến chuyện giải quyết bổ đề, dù luận án đó là viết về một công trình khác”.



              Ngô Bảo Châu từng tâm sự trên blog cá nhân câu chuyện “15 năm cô đơn với bổ đề”. Trước khi ông tiếp xúc với bổ đề, bài toán này đã tồn tại 15 năm mà chưa ai giải quyết được. Chính Ngô Bảo Châu cũng phải mất 15 năm để đi tới đích và chiến thắng trong “cuộc chiến” mà nhiều nhà toán học đã dấn thân nhưng thất bại.



              Năm 2001, Ngô Bảo Châu bắt đầu tới Chicago - Mỹ và hạ quyết tâm giải quyết Bổ đề cơ bản. Khi đó, ông gặp nhiều nhà toán học đã thất bại trước bổ đề và rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. “Tôi có một anh bạn người Mỹ nghiên cứu bổ đề rất lâu nhưng thất bại. Anh ấy nói với tôi về tất cả những khó khăn nếu dấn thân vào lĩnh vực này. Lúc ấy tôi cũng lo nhưng vẫn có niềm tin” - Ngô Bảo Châu kể.



              Trước khi Ngô Bảo Châu khơi lại Bổ đề cơ bản, giới toán học gần như đã bỏ lĩnh vực này và coi như đó sẽ mãi là một bài toán không có lời giải. Ngô Bảo Châu vẫn âm thầm vừa giảng dạy ở Pháp vừa làm Bổ đề cơ bản.



              Có một câu chuyện mà ông vẫn nhớ mãi: “Một lần đi xin việc ở Pháp, tôi nói với những người sẽ tuyển mình rằng tôi đang nghiên cứu bổ đề và họ đã cười phá lên. Có người không hiểu bổ đề là gì, có người hiểu thì nghĩ rằng tôi quá ngạo mạn. Thế là tôi không được nhận việc”.



              Ngô Bảo Châu quan niệm toán học cũng chỉ là một phần của cuộc sống, còn Bổ đề Langlands chỉ là một phần của toán học nên nếu có thất bại thì ông cũng sẽ không quá buồn.



              “Tôi sợ nhất là mình làm nhưng lại cho đáp án sai thôi, còn làm mà không ra là chuyện bình thường”- ông tâm sự. Có lẽ chính vì quan niệm nhẹ nhàng như vậy nên Ngô Bảo Châu đã thực hiện được công trình để đời.



              Bổ đề cơ bản do nhà toán học Langlands người Canada đề xuất. Ông cũng là nhà toán học mà Ngô Bảo Châu ngưỡng mộ nhất. Bố mẹ Langlands là người bình thường, ông cũng không được thụ hưởng một nền giáo dục hàng đầu nhưng đã đề xuất một trong những câu hỏi vĩ đại nhất của toán học hiện đại: Bổ đề cơ bản - tìm câu trả lời cho sự thống nhất giữa hình học và số học.



              GS Ngô Bảo Châu tâm sự: “Bổ đề đã được giải quyết rồi nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi khác nữa. Tôi cũng luôn cố gắng để tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng và chán nản như nhiều nhà toán học sau khi có được những công trình lớn và ngày càng già đi”.
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom